Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. (Trang 25)

Sau đây là các biện pháp bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm

* Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng: - Khâu sản xuất ban đầu

+ Đảm bảo an toàn trong chăn nuôi: Địa điểm an toàn.

Thiết kế chuồng trại, kho, thiêt bị chăn nuôi phù hợp. Con giống và quản lý giống.

Thực hiện tốt vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh giết mổ. Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh. Quản lý đàn gia cầm gia súc.

Quản lý dịch bệnh và phòng trừ bệnh. Quản lý và sử dụng thuốc thú ý hợp lý. Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Quản lý côn trùng, gặm nhấm và động vật khác/ + Đảm bảo nuôi trồng an toàn

Quản lý đất trồng. Quản lý nước tưới. Quản lý phân bón. Phòng trừ sâu bệnh.

Thực hiện đúng quy trình của ngành nông nghiệp.

- Giai đoạn thu hoạch

Đảm bảo quy trình thu gom, bảo quản, vận chuyển. Đảm bảo quá trình sơ chế an toàn.

- Giai đoạn chế biến

Áp dụng quy phạm và tiêu chuẩn trong chế biến: GMP, GHP, HACCP. Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến.

Áp dụng quy trình công nghệ chế biến an toàn.

- Giai đoạn lưu thông, phân phối

Mọi sản phẩm thực phẩm khi đưa vào lưu thông phải được công bố tiêu chuẩn hoặc chứng nhận an toàn.

Sản phẩm phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định.

Thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản ( nhiệt độ, phương tiện, thời gian) không để hư hỏng và tái nhiễm.

Thực hiện đầy đủ chế độ vận chuyển (phương tiện, thời gian, chế độ bảo quản khi vận chuyển).

Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở phân phối và tiêu dùng (siêu thị, chợ, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các kho hàng).

- Giai đoạn tiêu dùng

Đảm bảo đủ diều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà ăn, bếp ăn tập thể, các cửa hàng ăn, quán ăn uống đường phố, bếp ăn gia đình.

Phải đảm bảo sản phẩm thực phẩm còn hạn sử dụng, không hư hỏng, biến chất, không ô nhiễm, đủ chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mỗi người tiêu dùng phải là “người tiêu dùng thông thái”. Biết cách chọn mua thực phẩm an toàn.

Biết cách chế biến thực phẩm an toàn. Biết cách sử dụng thực phẩm an toàn.

Là một “tuyên truyền viên” và “thanh tra viên” về vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “từđồng ruộng tới bàn ăn”

Quan tâm và giám sát thật sát xao đối với các quy trình sản xuất của con người sản xuất và tiêu dùng.

* Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông về Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nâng cao nhận thức và thực hành của chính quyền các cấp, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

- Giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc hậu, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn.

* Kiện toàn hệ thống quản lý và kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương

- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phạm pháp luật; khắc phục ngay tình trạng buông lỏng quản lý, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong đơn vị mình.

- Tăng đầu tư ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ bản về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cơ sở.

- Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kêt quả thực hiện Chỉ thị về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

* 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về vệ sinh an toàn thực phẩm.

1. Chọn thực phẩm tươi, an toàn.

Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch và nước muối.

Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.

Thực phẩm đông lạnh nên để tan đá rồi sau đó làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn.

Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 100 o

C.

3. Ăn ngay sau khi nấu.

Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu chín xong, vì thức ăn càng để lâu càng tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn rất nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.

Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60 oC hoặc lạnh dưới 10 oC. Thức ăn cho trẻ em không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ.

Các loại thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng đồng hồ nhất thiết cần phải được đun kỹ lại.

6. Tránh ô nhiễm thức ăn chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn.

Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc giãn tiếp với bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để là việc khác.

Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.

Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ nề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thường xuyên giặt sạch trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.

Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách tốt nhất để bảo vệ thức ăn. Khăn đã dùng để che đậy thức ăn chín cần phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.

Nước sạch là nước không màu, không mùi, không có vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước khi làm đá uống. Đặc biệt cần cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên K42, K43, K44, K45

- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2. Địa điểm và thời gian điều tra

- Địa điểm: Tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian: Từ ngày 06/01/2014 đến ngày 30/04/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng việc cung ứng thực phẩm trên địa bàn trường Đại học Nông Lâm.

- Hiện trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên.

- Đánh giá nhận thức của sinh viên với vấn đề an toàn vệ sinh trong thực phẩm.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.4. Phương pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu: Đọc và tìm tài liệu, sách, giáo trình nhằm thu thập những thông tin, khai thác các tài liệu có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua:

+ Sách báo, giáo trình chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Các khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập của sinh viên các khóa trước (K39, K40, K41)

+ Báo điện tử http://tuaf.edu.vn và một số trang web khác.

- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng: Sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn nhanh, chọn ngẫu nhiên 200 sinh viên ở các lớp, các khoa để phát phiếu điều tra. Đối tượng được chọn là những sinh viên có tính chất đại diện cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trong đó có các khoa: Khoa Quản lý Tài nguyên, Khoa Môi trường, Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Công Nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông học, Kinh tế và Phát triển Nông thôn và khoa Sư Phạm kỹ thuật. Thông qua đó, đối tượng được hỏi sẽ điền vào phiếu điều tra, nguồn thông tin ở đây là sự tổng hợp các câu trả lời có trong phiếu điều tra, thể hiện quan điểm nhận thức, thái độ và đánh giá của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mềm tin học Excel.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)