Hiện trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông

Một phần của tài liệu Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. (Trang 43)

thức ăn giải trí khác với số lượng không giới hạn.

4.3. Hiện trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Lâm Thái Nguyên

Con người sinh ra cần có cơm ăn, nước uống và một số chất khác thông qua đường tiêu hóa để có năng lượng cần thiết cho hoạt động sống và lao động sản xuất. Tuy nhiên sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh như: thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật lạm dụng phụ gia thực phẩm, thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, thực phẩm có chữa sẵn chất độc… là nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm hiện nay.

Bảng 4.4 Nguyên liệu đựng thực phẩm và thức ăn nhanh (n=200)

Hạng mục Số lượng Tỷ lệ (%)

Các loại hộp xốp 70 35

Các loại bát, đĩa nhựa 36 18

Các loại bát, đĩa bằng sành sứ 15 7,5

Túi nilong… 60 30

Các loại rổ rá… 19 9,5

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Bảng 4.4 cho ta thấy được một số các loại đồ dùng để đựng thực phẩm và thức ăn. Các loại đồ dùng này bao gồm: Các loại hộp xốp, các loại bát, đĩa nhựa, các loại bát, đĩa bằng sành sứ, túi nilong, các loại rổ, rá… Với các loại đồ đựng thức ăn như trên thì ở các quán bán cơm cho sinh viên sử dụng rất nhiều túi nilong và hộp xốp để đựng thức ăn để mang về tại phòng ăn, còn một số loại bát nhựa, đĩa nhựa thường được sử dụng để đựng thức ăn khi đã được chế biến xong và đem bầy bán. Các loại bát đĩa bằng sành sứ cũng được sử dụng phổ biến nhưng số lượng ít hơn rất nhiều so với bát đĩa bằng nhựa. Theo điều tra thu được kết quả như sau: Sử dụng các loại hộp xốp chiếm tỷ lệ 35%, sử dụng các loại bát đĩa nhựa chiếm tỷ lệ 18%, sử dụng các loại bát đĩa bằng sành sứ chiếm tỷ lệ 7,5%, túi nilong chiếm 30%, các loại rổ rá chiếm 9,5%. Như vậy qua số liệu thu được ta thấy được rằng các loại hộp xốp và túi

nilong được sử dụng nhiều nhất. Việc sử dụng như thế ngày càng gia tăng khi các quán cơm mọc lên và nguy cơ gây nên các bệnh dẫn đến ung thư vì sử dụng các loại túi nilong và hộp xốp…ngày càng nhiều. Ngoài ra các loại túi nilong và hộp xốp là các chất nhựa tổng hợp rất khó phân hủy trong tự nhiên nên rất gây ô nhiễm môi trường nếu như ý thức sử dụng của sinh viên không tốt, vứt túi nilong và hộp xốp bừa bãi ngay sau khi sử dụng xong. Trong khi đó, các loại bát đĩa bằng sành sứ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì được sử dụng với số lượng khá khiêm tốn. Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sử dụng các loại đồ dùng bằng sành sứ cần được chú trọng thêm.

Bảng 4.5 Tình hình sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (n=200)

Hạng mục Số lượng Tỷ lệ (%)

Sử dụng thức ăn đường phố, hàng rong 52 26

Sử dụng thức ăn ở căngtin khu KTX A,B,K 70 35

Tự nấu ăn 78 39

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Bảng 4.5 cho ta thấy được tình hình sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đối với sinh viên có rất nhiều cách sử dụng thực phẩm nhưng chủ yếu vẫn là, sử dụng thức ăn đường phố, hàng rong, sử dụng thức ăn ở căngtin khu KTX A,B,K và tự nấu ăn tại phòng của sinh viên. Trong tổng số phiếu điều tra thì có 26% sinh viên sử dụng thức ăn đường phố, hàng rong, đây là điều khá phổ biến trong việc sử dụng thức ăn của sinh viên ngay sau khi tan học, hoặc do thời gian quá bận rộn cho công việc cũng như học tập họ thường đến những nơi đông đúc để vui chơi và mua sắm, tới quán nước để nghỉ ngơi và nói chuyện với bạn bè, các loại thức ăn

đường phố thường dùng như là: xúc xích, nem rán, kem, các hàng chè thập cẩm... Sinh viên sử dụng thức ăn ở căngtin 35% chiếm tỷ lệ khá cao, ta có thể dễ dàng nhận ra được lý do vì sao lại như vậy: Do lượng sinh viên ở trong khu ký túc (ký túc xã A, B, K) tại mỗi khu ký túc xã đều có các quán cơm phục vụ cho nhu cầu của sinh viên, tại khu ký tục K có nhà ăn sinh viên có sức chứa lên tới 500 sinh viên cho một lượt ăn hàng ngày, nên ban quản lý ký túc thường khuyến khích sinh viên ăn ở tại nhà ăn sinh viên để giữ gìn vệ sinh chung cho khu ký túc mới, nên việc nấu ăn tại phòng là rất ít có những trường hợp như vậy. Với sinh viên tự nấu ăn 78/200 trong tổng số phiếu điều tra chiểm tỷ lệ 39%. Đây phần đa là các sinh viên trọ ở ngoài. Lý do để lượng sinh viên này tự mình nấu ăn là do cơm tại các quán cơm không hợp khẩu vị và giá thành cao cho mỗi bữa cơm với lại tự mình nấu ăn nên sẽ rất thoải mãi và bảo đảm hơn.

Bảng 4.6 Mức độ sử dụng thực phẩm và đồăn nhanh của sinh viên trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (n=200)

Hạng mục Số lượng Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 67 33,5

Thỉnh thoảng 70 35

Rất ít khi 47 23,5

Không bao giờ 16 8

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Sinh viên sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là rất lớn. Qua bảng 4.8 ta thấy được hơn 90% sinh viên đều sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh nhưng với mức độ và số lượng sinh viên sử dụng lại hoàn toàn khác nhau. Thường xuyên với 67/200 phiếu điều tra và chiếm tỷ lệ 33,5% đây là một con số khá lớn. Số lượng sinh viên

thỉnh thoảng sử dụng đồ ăn nhanh với 70/200 trong tổng số phiếu điều tra chiếm tỷ lệ 35%. Rất ít khi sử dụng đồ ăn nhanh chiếm tỷ lệ 23,5%. Và số lượng sinh viên không bao giờ sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh chiếm tỷ lệ 8%. Như vậy ta thấy được rằng phần lớn sinh viên đều sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh, do sở thích và do điều kiện kinh tế của mỗi người mà tự cho mình sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh với mức độ vừa phải, và ta thấy được rất ít sinh viên chưa từng sử dụng đồ ăn nhanh hay là ăn cơm tại căngtin lần nào dù chỉ là một lần.

Bảng 4.7 Nguyên nhân sinh viên không sử dụng thức ăn chế biến sẵn (n=16)

Hạng mục Số lượng Tỷ lệ (%)

Không hợp khẩu vị 4 25

Không đảm bảo an toàn 5 31,25

Giá thành đắt 4 25

Ý kiến khác 3 18,75

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Với những sinh viên ít hoặc không hay sử dụng cơm ở căngtin hay cơm tại các quán cơm cho bữa ăn hàng ngày thì họ thường tự chế biến thức ăn riêng cho mình theo sở thích và theo nhu cầu của riêng bản thân họ. Một số nguyên nhân mà sinh viên không ăn cơm tại căngtin cũng như tại các quán cơm là không hợp khẩu vị, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành đắt. Hiện nay để có được một bữa cơm ngon và đầy đủ chất thì giá cũng phải lên tới 25000 đồng – 30000 đồng. Đối với nhiều sinh viên không ăn cơm tại căngtin và các quán cơm thì cho rằng “cũng với số tiền 25000 đồng – 30000 đồng có thể nấu được một bữa cơm ngon và phù hợp với

khẩu vị của mình, vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn tự nấu sẽ cảm thấy ngon và yên tâm hơn”.

Qua phần tìm hiểu về thực trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ta thấy muôn hình muôn vẻ trong cách sử dụng thực phẩm. Mỗi người có một cách sử dụng thực phẩm riêng cho bản thân để đảm bảo sức khỏe và duy trì được thể lực để phục vụ cho học tập, nhưng phổ biến nhất vẫn là tự chế biến thức ăn và sử dụng cơm tại các quán cơm sinh viên và ở căngtin của các khu ký túc xá. Do đó vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại những điểm trên cần được chú ý và kiểm tra sát xao hơn để mang lại cho người sử dụng những thức ăn và đồ uống ở đây được yên tâm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)