Giới thiệu chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. (Trang 33)

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1970, theo quyết định số 98/TTD của thủ tướng chính phủ, trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Việt Bắc, khi đó có tên là trường Đại học Kỹ thuật Miền núi. Theo quyết định số 56/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 25 tháng 2 năm 1971, trường đã đổi tên là trường Đại học Nông Lâm Miền núi. Ngày 31 tháng 3 năm 1972, Phủ thủ tướng đã có văn bản số 750 VP/15 về việc đổi tên Trường Đại học Nông Lâm Miền núi thành Trường Đại Học Nông Nghiệp III. Từ ngày 04 tháng 4

năm 1994 Đại học Thái Nguyên được thành lập theo nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Nông Nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Hiện tại nhà trường có khoảng 455 cán bộ giảng dạy và nhân viên trong đó cán bộ giảng dạy khoảng 300 người, trong đó có 01 giáo sư tiến sĩ, 17 phó giáo sư tiến sĩ, 52 tiến sĩ, 150 thạc sĩ…

Với 2 ngành học ban đàu là trồng trọt và chăn nuôi – thú y, đến nay nhà trường đã có 9 khoa đào tạo, đó là các khoa: Khoa Cơ bản, khoa Nông Học, khoa Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, khoa Chăn nuôi thú y, khoa Lâm nghiệp, khoa Sư Phạm kỹ thuật, khoa Khuyến Nông và Phát triển nông thôn, Khoa Tài nguyên và Môi trường mới được tách ra làm 2 khoa là khoa Quản lý Tài Nguyên và khoa Môi Trường vào cuối năm 2013, khoa sau đại học với 21 ngành học, trong đó 05 ngành đào tạo bậc Thạc sĩ (Nông học, Lâm Nghiệp, Chăn nuôi –thú y, Thú y, Quản lý đất đai) và 06 ngành đào tạo tiến sĩ (Chăn nuôi động vật nông nghiệp, Trồng trọt, Lâm sinh, Vi sinh vật thú y, Thức ăn và dinh dưỡng, Ký sinh trùng thú y). Ngoài các khoa trên, nhà trường còn có Trung tâm liên kết đào tạo và tư vấn du học quốc tế, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm tin học ứng dụng, Trung tâm thực hành thực nghiệm, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi, Trung tâm tài nguyên và môi trường miền núi, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp miền núi phía bắc… Về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà trương có khuôn viên rộng 120 ha, có cảnh quan tươi đẹp với 60 phòng.

Trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhà trường luôn chú trọng đến hiệu quả nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Từ năm 2000 đến nay, trường đã chủ trì và triển khai thành công 5 đề tài cấp nhà nước, 187 đề tài cấp bộ và 400 đề tài cấp trường, 50 dự án hợp tác với các tổ chức chính phủ

và phi chính phủ nước ngoài, 120 dự án chuyển giao khoa học công nghệ trong nước. Trường có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc, các Bộ chuyên ngành liên quan đến đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nông lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn… Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhà trường đã rất thành công trong việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học có trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới như các trường ở Đức, Canada, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Úc, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin…v.v. Nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ và sinh viên của trường tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới để nâng cao trình độ, trao đổi tài liệu và phương pháp giảng dạy, tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, nhà trường luôn coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cả về số lượng và chất lượng, quy hoạch lâu dài và cân đối hợp lý cơ cấu cán bộ giữa hai khối giảng dạy và phục vụ giảng dạy.

Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nền nông nghiệp nước nhà, Trường đã xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện với định hướng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đổi mới cơ bản nội dung và phương pháp giảng dạy, phát triển đội ngũ cán bộ đảm bảo số lượng, chất lượng và cân đối giữa các ngành nghề để thực hiện thành công các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ khoa học mũi nhọn như: Công nghệ sinh học, Công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản, Công nghệ môi trường, bảo tồn tài nguyên…v.v.

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một tập thể đoàn kết nhất trí, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiện vụ của đảng và Nhà nước giao cho. Đảng bộ nhà trường nhiều năm liền được tỉnh ủy Thái Nguyên công nhận là tập thể trong sạch, vững mạnh và xuất sắc. Nhà trường nhận

được nhiều phần thưởng cao quý của nhà nước trao tặng: Huân chương lao động hạng ba, hạng hai và hạng nhất vào các năm 1990, 1995 và 2000. Từ những ngày thành tựu và truyền thống tốt đẹp của nhà trường, năm 2005 nhà trường đã được nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng ba. Đây là vinh dự to lớn và niềm tự hào của các thế hệ thầy và trò Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Giáo viên, cán bộ công nhân viên và sinh viên của nhà trường đang nỗ lực phấn đấu xây dựng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thành trường tiên tiến xuất sắc, là một trong những cơ sở đào tạo Đại học và sao đại học hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4.1.2. Đội ngũ cán b

Đến năm 2012, tổng số cán bộ viên chức của nhà trường là 504 người, trong đó:

- Cán bộ làm công tác giảng dạy là 332 người

+ Cán bộ giảng dạy có trình độ cao (Giáo sư, Phó giáo sư và tiến sỹ) là 102 người chiếm 30,72% .

+ 01 Nhà giáo nhân dân. + 10 Nhà giáo ưu tú. + 01 Anh hùng lao động

+ Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học đạt hơn 85%.

- Đến năm 2014 – 2015 nhà trường phấn đấu đạt 100% cán bộ giảng dạy có trình độ từ thạc sỹ trở lên.

4.1.3. Phân khu chc năng

* Tổ chức và cơ quan quản lý

Hiện nay nhà trường có 9 đơn vị đào tạo, các chung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chuyên đề, các phòng chức năng và một số đơn vị trực thuộc khác…

* Các đơn vịđào tạo:

+ Khoa Nông học

+ Khoa Chăn nuôi thú y

+ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

+ Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm + Khoa Tài nguyên

+ Khoa Môi trường + Khoa Lâm nghiệp + Khoa Sư phạm kỹ thuật + Khoa Sau đại học

* Các phòng chức năng:

+ Phòng Tổng hợp

+ Phòng Đào tạo – KH & Quan hệ quốc tế

+ Phòng Công tác chính trị và Học sinh sinh viên

* Các đơn vị trực thuộc:

+ Trung tâm nghiên cứu & Phát triển lâm nghiệp miền núi + Trung tâm Tài nguyên Môi trường miền núi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trung tâm máy tính và thiết bị nghe nhìn + Trung tâm ngoại ngữ chuyên ngành + Trung tâm thực hành thực nghệm + Phòng thí nghiệm trung tâm

4.1.4. Cơ s vt cht

Tổng số diện tích của nhà trường là 97,5 ha. Đến nay nhà trường đã xây dựng được 73 phòng học, diện tích là 9940 m2 trong đó:

+ 06 phòng máy tính, diện tích là 306 m2

+ 02 phòng học ngoại ngữ, diện tích là 150 m2

+ 02 xưởng thực hành với nhiều máy móc thiết bị , diện tích là 483 m2

- Ký túc xã có 238 phòng, diện tích là 15420 m2

- Diện tích hội trường A 1125 m2

- Diện tích nhà thi đấu 3700 m2

- Diện tích sân vận động là 2000 m2

- Diện tích thư viện 750 m2

4.2. Hiện trạng việc cung ứng thực phẩm trên địa bàn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Nông Lâm Thái Nguyên

Từ xa xưa, khi con người có mặt trên trái đất này thì cần rất nhiều nhu cầu như: ăn uống để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, sử dụng các loại trang phục tùy thuộc theo từng thời kỳ, từng giai đoạn, an cư lạc nghiệp và sinh hoạt cá nhân cùng với rất nhiều nhu cầu khác… Trong đó, nhu cầu về ăn uống không chỉ ở những thời kỳ trước mà đến nay vẫn được chú trọng. Bởi đây là một trong những yếu tố quyết định đảm bảo sức khỏe và nòi giống cho con người. Ngày nay, khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa để giao lưu, hội nhập với các nước khác, thu hút nhiều nhà đầu tư vào nước ta đã làm cho bộ mặt của đất nước ngày càng được thay đổi với những tiến bộ trong ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Cuộc sống của con người cũng được nâng lên và cải thiện từng ngày, nhu cầu được sử dụng các loại sản phẩm sạch và có chất lượng là rất cao. Ở một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã có những khu sản xuất các loại sản phẩm từ trồng trọt tới chăn nuôi đạt tiêu chuẩn để đưa vào bán ở các khu trung tâm mua sắm khiến cho người tiêu dùng yên tâm về chất lượng của sản phẩm và sử dụng an toàn.

Tại Thái Nguyên cũng đã triển khai những mô hình sản xuất rau sạch tại xã Đồng Bẩm và xã Ngọc Lâm của huyện Đồng Hỷ thành phố Thái Nguyên đã mang lại rất nhiều đổi mới cho bà con nông dân ở đây và cũng làm

cho người tiêu dùng an tâm về các loại rau được bán trên thị trường. Có một số chợ là điểm bán các loại mặt hàng phục vụ về thực phẩm, cung cấp cấp rau xanh, hoa quả, các loại thịt tươi sống của động vật như: chợ Túc Duyên, chợ Thái, chợ Đồng Quang, chợ Sinh viên (chợ ở khu phía nam của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên), chợ Nông Lâm (chợ cách cổng trương Đại học Nông Lâm Thái Nguyên khoảng 200m)… thu hút rất nhiều người tiêu dùng không chỉ là người dân xung quanh địa bàn thành phố Thái Nguyên mà còn thu hút một lượng sinh viên rất lớn của các trường đại học – cao đẳng lân cận. Trong đề tài này thì sẽ tìm hiểu về các địa điểm cung ứng thực phẩm cho lượng sinh viên chủ yếu là sinh vên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bảng 4.1 Các chợ cung ứng thực phẩm Các điểm mua bán thức ăn Số lượng

Chợ Túc Duyên 01 điểm

Chợ Đồng Quang 01 điểm

Chợ Sinh viên (chợ sư phạm) 01 điểm Chợ Nông Lâm (chợ cổng trường) 01 điểm

Các chợ khác Số lượng không giới hạn

(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả)

Nhận xét:

Qua bảng 4.1 ta thấy được các điểm tập cung ứng thực phẩm trên địa bàn Thái Nguyên. Các điểm chợ cung ứng để mua bán thực phẩm cho người tiêu dùng và sinh viên của các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn Thái Nguyên bao gồm chợ Túc Duyên, chợ Đồng Quang, Chợ Sinh viên (chợ sư phạm), Chợ Nông Lâm (chợ cổng trường) và các chợ khác trên địa bàn. Đối với các chợ trên thì chợ Túc Duyên là chợ mà được coi là điểm đầu mối để cung cấp cho các chợ lớn nhỏ trong địa bàn Thái Nguyên. Chợ Đồng Quang là chợ được bán ở trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, chợ này chủ yếu là

được bán cho sinh viên của trường Y và một số trường lân cận đó. Chợ sinh viên (chợ sư phạm) thuộc phía cửa nam của trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, nơi đây cũng là một chợ thu hút được rất nhiều người tiêu dùng tới để mua sắm với nhiều mặt hàng phong phú từ quần áo tới đồ dùng phục vụ cho đời sống và thực phẩm thì vẫn là nơi được coi là rẻ và nhiều để người tiêu dùng cũng như sinh viên tùy thích lựa chọn. Chợ Nông Lâm là chợ cách cổng trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên khoảng 200m, chợ nơi đây chủ yếu bán cho người tiêu dùng xung quanh địa bàn trường Đại học Nông Lâm và đại đa số sinh viên của trường Nông Lâm. Chợ Nông Lâm bán các loại mặt hàng như: rau xanh, hoa quả, thịt các loại động vật… Đặc biệt, cổng trường còn có điểm bán các loại rau sạch, hoa quả sạch và trứng sạch… Theo tiêu chuẩn VIETGAP do các thầy cô giáo và sinh viên của khoa Nông Học trồng, chăm sóc, thu hoạch được rất nhiều người tiêu dùng và sinh viên ủng hộ bởi an toàn. Đối với một số các chợ nhỏ lẻ khác thì được để cung ứng cho người tiêu dùng và sinh viên ở xa các điểm trung tâm mua bán thực phẩm.

Qua việc tìm hiểu các điểm cung ứng thực phẩm trên ta thấy được rằng: Các điểm bán thực phẩm rất nhiều, số lượng thì không thể giới hạn ở một con số nào chính xác mà là rất nhiều. Các địa điểm này các loại mặt hàng rất phong phú và đa dạng giúp cho người tiêu dùng và sinh viên tùy thích lựa chọn. Sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thường mua thực phẩm ở chợ Sinh viên và chợ Nông Lâm là chủ yếu.

Thức ăn được chế biến sẵn cũng là một trong những điểm rất phát triển ở các trường chuyên nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại cổng trường và trong khu ký túc xã A, khu ký túc xã B, khu ký túc xã K đều có các quán cơm sinh viên để phục vụ những bữa ăn hàng ngày. Khu ký túc xã A và khu ký túc xã B có 6 quán bán cơm cho sinh viên với mức giá cũng vừa phải, khu ký túc xã K có một nhà

dịch vụ với sức chứa lên tới 500 sinh viên. Ngoài các khu ký túc xã thì bên ngoài cổng trường cung có một vài quán cơm nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu ăn uống của sinh viên trọ ngoài… Tại các điểm bán này đều có tất cả các loại thực phẩm mà sinh viên cần thiết sử dụng hàng ngày.

Bảng 4.2. Các điểm mua bán thực phẩm đã được chế biến trong khu vực trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Các điểm mua bán thức ăn Số lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm bán đồ ăn sáng 15

Quán cơm sinh viên 10

Căngtin của khu ký túc xã (A,B,K) 07

Hàng rong Số lượng không giới hạn

Các điểm mua bán khác Số lượng không giới hạn

(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả)

Bảng 4.2 ta thấy được các điểm mua bán thực phẩm đã được chế biến sẵn tại địa bàn của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, số lượng các điểm mua bán này là rất lớn. Nhu cầu tối thiểu của con người là một ngày cần được cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn vào để các bộ phận làm nhiệm vụ đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.Với đại đa số sin viên có 3 bữa ăn chính và 1 – 2 bữa ăn phụ trong ngày. Bên cạnh đó thì vẫn có một số lượng sinh viên có bữa ăn phụ nhiều hơn như thế hoặc thậm chí còn ít hơn đó là do điều kiện hoàn cảnh gia đình chi phối. Đối với các bữa chính là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối thì các quán bán cơm cho sinh viên thường hoạt động vào bữa trưa và bữa tối. Tan học về muộn thì các cửa hàng này là điểm đến và là sự lựa chọn đông đảo nhất của sinh viên. Với 10 điểm bán cơm sinh viên trải rộng khắp từ trong các khu ký túc xã tới khu vực cổng trường đủ để phục vụ cho các bữa ăn của các bạn sinh viên, có nhiều món ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn và giá cả cũng phù hợp. Có những quán cơm đã được kiểm tra chất lượng an

toàn thực phẩm đạt kết quả tốt với đội ngũ đầu bếp tận tâm và làm việc có nguyên tắc, tuân thủ theo pháp luật không sử dụng các loại thức ăn không

Một phần của tài liệu Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. (Trang 33)