1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam

101 613 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

NGUYỄN QUANG DUY Đề tài: “Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam”... Theo đó,

Trang 1

Ngành Ngoại Thương

NHÓM 7 – LỚP VB16NT001

1 LÊ THỊ HOÀI AN

2 ĐÀO NGUYỄN TUẤN ANH

3 NGUYỄN QUANG DUY

Đề tài: “Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền

vững trong kinh doanh, thực trạng và giải pháp đối với các doanh nghiệp

Việt Nam”

Trang 2

Trang 3

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

BÀI DỊCH CHAPTER 10 “PART 5 KEY STRATEGIC - MANAGEMENT TOPICS” 2 1.1.LÀMTHẾNÀOĐỂPHÁTTRIỂNMẠNHMẼTRONGNỀNKINHTẾYẾUKÉM? (DOINGGREATINAWEAKECONOMY.HOW?) 3

1.1.1 Walt Disney 3

1.1.2 Đạo đức kinh doanh (Business Ethics) 5

1.1.2.1 Quy tắc đạo đức kinh doanh (Code of Business Ethics) 6

1.1.2.2 Văn hóa đạo đức (An Ethics Culture) 7

1.1.2.3 Hối lộ (Bribes) 9

1.1.2.4 Chuyện tình tại nơi làm việc (Love Affairs at Work) 9

1.1.3 Trách nhiệm xã hội (Social Responsibility) 10

1.1.3.1 Chính sách xã hội (Social Policy) 11

1.1.3.2 Chính sách xã hội về việc nghỉ hưu (Social Policies on Retirement) 12

1.1.4 Phát triển môi trường bền vững (Environmental Sustainability) 13

1.1.4.1 Báo cáo phát triển bền vững (What is a Sustainability Report?) 14

1.1.4.2 Thiếu sự thay đổi những tiêu chuẩn (Lack of Standards Changing) 16

1.1.4.3 Những quy tắc Obama (Obama Regulations) 16

1.1.4.4 Quản lý vấn đề môi trường ở công ty (Managing Environmental Affairs in the Firm) 17

1.1.4.5 Sinh viên có nên được đào tạo về môi trường (Should Students Receive Environmental Training) 18

1.1.4.6 Lý do tại sao các công ty nên hành động vì hành tinh xanh (Reasons Why Firms Should “Be Green”) 19

1.1.4.7 Chủ động thực hiện, không đối phó (Be Proactive, Not Reactive) 19

1.1.4.8 Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000/14001 (ISO 14000/14001 Certification) 20 1.1.4.9 Mạng lưới ô tô điện đang xuất hiện (Electric Car Networks Are Coming) 21

1.1.4.10 Hội Nghị Copenhagen tháng 3 năm 2009 (The March 2009 Copenhagen Meeting) 22

1.1.5 BẢNG 10-1: Chim biết hót và rạn san hô cần được giúp đỡ (Songbirds and Coral

Trang 4

1.1.6 Kết luận (Conclusion) 24

1.1.7 Những thuật ngữ và khái niệm chính (Key Terms and Concepts) 25

1.1.8 Những vấn đề cần được xem xét và thảo luận (Issues for Review and Discussion) 25

1.1.9 Ghi chú (Notes) 26

1.1.10 Đọc thêm (Current Readings) 27

1.2.CAMKẾTHỌCCÁCBÀITẬP(ASSURANCEOFLEARNINGEXERCISE) 29

1.2.1 Cam kết học bài tập 10A (Assurance of Learning Exercise 10A) 29

1.2.1.1 Mục đích của bài tập (Purpose) 29

1.2.1.2 Hướng dẫn (Instructions) 29

1.2.2 Cam kết học bài tập 10B (Assurance of Learning Exercise 10B) 29

1.2.2.1 Mục đích của bài tập (Purpose) 29

1.2.2.2 Hướng dẫn (Instructions) 30

1.2.3 Cam kết học bài tập 10C (Assurance of Learning Exercise 10C) 30

1.2.3.1 Mục đích của bài tập (Purpose) 31

1.2.3.2 Hướng dẫn (Instructions) 31

CHƯƠNG 2 32

BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KINH DOANH 32

2.1.ĐẠOĐỨCTỐTLÀCÔNGVIỆCCẦNTHIẾTTRONGVIỆCQUẢNTRỊCHIẾN LƯỢC 32

2.1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh 32

2.1.2 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh 34

2.1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 37

2.1.4 Vấn đề đạo đức kinh doanh trên thế giới hiện nay 38

2.2.CÁCDOANHNGHIỆPPHẢIĐẢMBẢOCHẮCCHẮNRẰNGGIÁTRỊCỐTLÕI TRONGĐẠOĐỨCKINHDOANHKHÔNGBỊBỎQUAVÀNÓSẼLÀYẾUTỐDẪN ĐẾNVIỆCĐƯARACÁCQUYẾTĐỊNHKINHDOANH 40

2.2.1 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 40

2.2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quyết định kinh doanh 43

2.2.3 Giá trị cốt lõi trong đạo đức kinh doanh không bị bỏ qua 45

Trang 5

VIỆCTHÚCĐẨYDOANHNGHIỆPPHÁTTRIỂN? 48

2.3.1 “Hệ thống cung cấp thông tin nội bộ” là gì? 48

2.3.2 Tầm quan trọng của “Hệ thống cung cấp thông tin nội bộ” 49

2.3.2.1 Hệ thống trao đổi thông tin cá nhân 49

2.3.2.2 Hệ thống thông báo chung 50

2.3.3 Một số vụ việc được tiết lộ từ cung cấp thông tin nội bộ 50

2.4.THẢOLUẬNVỀBẢNCHẤTVÀVAITRÒCỦABÁOCÁOPHÁTTRIỂNBỀN VỮNGĐỐIVỚIDOANHNGHIỆP 52

2.4.1 Phát triển bền vững của doanh nghiệp là gì? 52

2.4.2 Tạo sao doanh nghiệp phải lập báo cáo phát triển bền vững? 53

2.4.3 Những bước cơ bản cần tiến hành trong quy trình báo cáo 54

2.4.4 Báo cáo bền vững đề cập những khía cạnh của hoạt động kinh doanh 54

2.4.5 Tình hình thực hiện báo cáo phát triển bền vững trên thế giới 55

2.5.THẢOLUẬNCHITIẾTNHỮNGPHƯƠNGPHÁPMÀCÁCDOANHNGHIỆPCÓ THỂQUẢNLÝTỐTMÔITRƯỜNGTỰNHIÊN 56

2.5.1 Tầm quan trọng của vấn đề quản lý môi trường 56

2.5.2 Những phương pháp để thực hiện nhiệm vụ là kinh tế xanh 57

2.5.3 Câu chuyện thành công của các nước phát triển đi đầu trong phát triển nền kinh tế xanh 61

2.5.3.1 Năng lượng tái tạo ở Trung Quốc 61

2.5.3.2 Thuế tái tạo ở Kenya 61

2.5.3.3 Nông nghiệp hữu cơ ở Uganda 62

2.5.3.4 Dịch vụ sinh thái ở Ecuador 62

2.6.THẢOLUẬNVỀISO14000VÀ14001 63

2.6.1 Lịch sử hình thành ISO 14000 và 14001 63

2.6.2 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và 14001 64

2.6.2.1 ISO 14000 và 14001 64

2.6.2.2 Đối tượng áp dụng 65

2.6.2.3 Lợi ích 65

2.6.2.4 Các bước triển khai 65

Trang 6

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI – PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 69

3.1.VẤNĐỀĐẠOĐỨCKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆPVIỆTNAMHIỆNNAY 69

3.1.1 Thực trạng 69

3.1.3 Đề xuất các giải pháp 74

3.2.TRÁCHNHIỆMXÃHỘICỦADOANHNGHIỆPVIỆTNAM 77

3.2.1 Thực trạng 77

3.2.2 Xây dựng trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp Việt Nam 79

3.3.PHÁTTRIỂNBỀNVỮNGTẠIVIỆTNAM 80

3.3.1 Thực trạng 80

3.3.2 Giải pháp phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam 82

3.4.QUẢNLÝMÔITRƯỜNGTỰNHIÊNTẠIVIỆTNAM 83

3.4.1 Các chính sách về môi trường 84

3.4.2 Thực trạng môi trường tại Việt Nam 85

3.4.2.1 Các mặt tiêu cực 85

3.4.2.2 Các mặt tích cực và thành tựu đạt được 87

3.4.3 Nguyên nhân và kiến nghị bảo vệ môi trường tại Việt Nam 89

3.4.3.1 Nguyên nhân 89

3.4.3.2 Đề xuất kiến nghị 89

3.5.HỆTHỐNGTIÊUCHUẨNISOTẠIVIỆTNAM 90

3.5.1 Việt Nam và các tiêu chuẩn ISO 91

3.5.2 Một số hướng dẫn thực thi 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 7

MỞ ĐẦU

Đa ̣o đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mo ̣i khía ca ̣nh hoa ̣t động kinh doanh của doanh nghiệp từ tổ chức quản lý hoa ̣t động kinh doanh , các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái , phong cách của người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp Tìm hiểu và ho ̣c tập

đa ̣o đức và văn hoá doanh nghiệp là một biện pháp để nâng cao nhậ n thức về vai trò của đa ̣o đức và văn hoá trong hoa ̣t động kinh doanh , tạo dựng những kỹ năng cần thiết để vận dụng các nhân tố đạo đức và văn hoá vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngày nay, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là một môn học đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều chương trình đào tạo về quản trị kinh doanh Đã có rất nhiều tác giả biên soạn sách về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Một trong những cuốn sách mà nhóm chúng tôi chọn làm đề tài thảo luận là cuốn “STRATEGIC MANAGEMENT” của Fred R David Trong khuôn khổ bài thảo luận dưới đây, chúng tôi chỉ trình bày những hiểu biết của nhóm về nội dung tại Chương 10 của cuốn sách này Theo đó, chúng tôi mạn phép được bố cục lại nội dung theo cách hiểu của nhóm, và trình bày những tìm hiểu của các thành viên về các vấn đề đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trên thế giới cũng như tại Việt Nam Từ đó nhận xét về thực trạng và đề xuất những biện pháp, kiến nghị tích cực đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Bài thảo luận của nhóm được chia làm 3 chương:

Chương 1: Bài dịch chương 10 “PART 5 KEY STRATEGIC - MANAGEMENT

TOPICS”

Chương 2: Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

trong kinh doanh Chương 3: Đạo đức kinh doanh – Trách nhiệm xã hội – Phát triển bền vững của

các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Dịch thảo Chương 10 của cuốn sách là m ột công việc hết sức khó khăn , đòi hỏi sự nỗ lực cao Các thành viên của nhóm đã giành nhiều thời gian và công sức với cố gắng cao nhất

để hoàn thành Tuy nhiên , do tìm hiểu lần đầu , do sự ha ̣n chế về thời gian và trình đ ộ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm rất mong sự ch ỉ giáo, đóng góp, xây dựng của các bạn sinh viên và giáo viên hư ớng dẫn để tiếp tu ̣c bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong học tập cũng như trong công việc thực tiễn

Trang 8

CHƯƠNG 1 BÀI DỊCH CHAPTER 10 “PART 5 KEY STRATEGIC -

MANAGEMENT TOPICS”

Chương 10: Đạo đức kinh doanh/ Trách nhiệm xã hội/ Phát triển môi trường bền vững

Fred R David

Francis Marion University – Florence, South Carolina

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG (CHAPTER OBJECTIVES)

Sau khi nghiên cứu xong chương này, bạn có thể giải quyết những vấn đề sau:

1 Giải thích tại sao trong quản trị chiến lược, chỉ có đạo đức tốt mới kinh doanh tốt

2 Giải thích tại sao các doanh nghiệp phải đảm bảo chắc chắn rằng giá trị cốt lõi trong đạo đức kinh doanh không bị bỏ qua và nó sẽ là yếu tố dẫn đến việc đưa ra các quyết định kinh doanh

3 Giải thích tại sao "Hệ thống cung cấp thông tin nội bộ" quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

4 Thảo luận về bản chất và vai trò của những báo cáo phát triển bền vững đối với doanh nghiệp

5 Thảo luận chi tiết những phương pháp mà các doanh nghiệp có thể quản lý tốt môi trường tự nhiên

6 Thảo luận về ISO 14000 và 140001

Bảo đảm học các bài tập (Assurance of Learning Exercise)

Bảo đảm học bài tập 10A

“Trích những câu nói nổi tiếng” “Notable Quotes”

“Nếu kinh doanh không dựa trên nền tảng

đạo đức sẽ không mang lại lợi ích gì cho xã

hội cả, và sẽ nhanh chóng bị lãng quên”

–C Max Killan

“Chỉ có đạo đức tốt mới kinh doanh tốt”

“Hãy đối xử với người khác tốt như cách bạn muốn họ đối xử với bạn”

“Hãy vui vẻ khi bạn làm những việc để gìn

Trang 9

giữ, bảo tồn và cải thiện môi trường tự nhiên”

1.1 Làm thế nào để phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế yếu kém? (Doing Great in a Weak Economy How?)

1.1.1 Walt Disney

Trong khi hầu hết những doanh nghiệp đang vật lộn với những khó khăn trong năm

2008, Walt Disney lại tăng doanh thu từ 30 tỷ USD năm 2007 lên 37 tỷ USD năm 2008 với lợi nhuận ròng là 4,4 tỷ USD Năm 2009 tạp chí Fortune đã xếp Walt Disney đứng thứ hạng

13 trong danh sách “Công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới” xét về khía cạnh quản trị và cách hoạt động

Đến năm 2012 Walt Disnay sẽ cắt giảm một nửa lượng khí thải carbon từ nhiên liệu

và cuối cùng sẽ không còn thải lượng khí gây ra hiệu ứng nhà kính tại văn phòng và khu phức hợp bán lẻ, công viên giải trí và các công ty vận hành tàu biển Mục tiêu dài hạn của Disney

là cắt giảm hoàn toàn lượng chất thải (tổng cộng gần 300,000 tấn năm 2006 bắt nguồn từ việc xây dựng) đến các bãi rác thông qua việc chuyển chúng đến trung tâm tái chế, ủ phân và mua lại những nguyên liệu được tái chế Beth Stevens, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề môi trường, cho biết Disney đã “không xác định một khoảng thời gian cụ thể” đối với việc cắt giảm hoàn toàn khí thải và có thể phải dựa một phần vào công nghệ vẫn còn đang được phát triển để đạt được mục tiêu đó Steven nói: "Chúng tôi đặt những mục tiêu đó là bởi vì chúng

là điều đáng mơ ước Chúng tôi nghĩ rằng việc truyền đi một thông điệp chứa đựng cam kết

sẽ rất quan trọng” Kế hoạch bảo vệ môi trường được đưa ra năm 2009 trong phần “trách nhiệm của công ty” trong báo cáo của Walt Disney

Theo đó, “Kết luận từ việc nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy để ngăn chặn biến đổi khí hậu tăng nhanh thì phải nhanh chóng giảm thải khí nhà kính” Để đương đầu thành công với những thách thức đó cần có những thay đổi cơ bản trong cách thức xã hội và doanh nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, và Disney cũng không được ngoại lệ Disney làm việc với tổ chức Bảo tồn Quốc tế về mục tiêu cắt giảm khí thải, và công ty lên kế hoạch nhờ một bên thứ ba giám sát tiến trình thực hiện của mình thông qua kiểm toán hàng năm Đến năm 2013, Disney có kế hoạch giảm điện năng tiêu thụ 10 phần trăm so với năm 2006

Tập đoàn truyền thông đứng thứ 2 trên thế giới (sau Time Warner) có tài sản khổng lồ

là các bộ phim, âm nhạc, xuất bản, truyền hình, và công viên giải trí Cổ phần trong lĩnh vực truyền hình của Walt Disney bao gồm mạng lưới truyền hình ABC và 10 đài truyền hình, cũng như mạng lưới cáp bao gồm ABC Family, A&E Television Networks (sở hữu 37 phần

Trang 10

trăm), và ESPN (80 phần trăm) Walt Disney Studios sản xuất phim thông qua những cái tên gọi riêng như Walt Disney Pictures, Touchstone, Pixar, và Miramax

Walt Disney Parks and Resorts là một trong những công ty khai thác mảng công viên giải trí hàng đầu thế giới, với Walt Disney World và Disneyland vô cùng nổi tiếng Vào tháng

5 năm 2009, Disney đã xây dựng mối quan hệ đối tác với Hulu.com để phát trực tuyến chương trình truyền hình toàn tập của ABC cũng như các dòng tít cho truyền hình và thư viện phim của Disney Trong tháng Bảy, Disney công bố sẽ tài trợ chính phủ Hồng Kông một nửa

số tiền $452,000,000 để mở rộng công viên Disneyland ở Hồng Kông

Nguồn: Geoff Colvin, “Các công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới” Fortune (16 tháng

ba năm 2009): 76-86; http://www.reuters.com/article/marketsNews/idAFN0939621220090310? rpc = 44

Mặc dù ba phần của chương này (Đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, và Phát triển bền vững) khác biệt nhau, nhưng những chủ đề này lại khá liên quan Ví dụ, nhiều người cho rằng cho một công ty vô trách nhiệm với xã hội là một công ty phi đạo đức Trách nhiệm

xã hội đề cập đến hành động của một tổ chức thực hiện nhiều hơn những gì được yêu cầu về mặt pháp lý để bảo vệ hoặc nâng cao sức khỏe của sinh vật sống

Sự phát triển bền vững đề cập đến mức độ mà một tổ chức hoạt động và hành động bảo vệ, cải thiện và bảo tồn chứ không phải là thiệt hại hoặc phá hủy tự nhiên môi trường Ví

dụ, gây ô nhiễm môi trường là vô đạo đức, vô trách nhiệm, và trong nhiều trường hợp còn là bất hợp pháp Do đó, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, và phát triển bền vững là các vấn đề có quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong mô hình quản trị chiến lược toàn diện, như minh họa trong hình 10.1 trên trang 312

Một công ty mẫu tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất và hoạt động hiệu quả hơn hẳn trong nền kinh tế yếu kém gần đây là Walt Disney Tháng 3 năm 2009 Disney công bố một báo cáo chi tiết về trách nhiệm xã hội/ đạo đức kinh doanh/ phát triển bền vững của công

ty Báo cáo này có thể được tìm thấy trực tuyến tại http://disney.go.com/crreport/home.html

Trong báo cáo này, Giám đốc điều hành của Disney nói:

Đội ngũ thực hiện Trách nhiệm Doanh nghiệp của chúng tôi đã phát triển một chiến lược gắn kết cho công ty với ý nghĩ đó, kết hợp việc tiếp cận với cộng đồng hiện tại với các chương trình về an toàn, dinh dưỡng, bảo vệ môi trường và lao động, đồng thời làm việc với các thành viên cấp cao trong ban điều hành của Disney, ABC và ESPN để phối hợp và làm tăng cường nỗ lực của toàn công ty của chúng tôi Họ đã thực hiện theo phương pháp của chúng tôi trên 5 đối tượng chính - Trẻ em & Gia đình, Nội dung và Sản phẩm, Môi trường,

Trang 11

nhiều hơn vào việc kinh doanh DNA của Disney, đảm bảo nó tiếp tục là được xem xét trong các quyết định lớn và nhỏ của công ty.1

1.1.2 Đạo đức kinh doanh (Business Ethics)

Đạo đức tốt mới kinh doanh tốt Đạo đức xấu có thể dẫn đến việc đi sai hướng, ngay

cả khi doanh nghiệp có những chiến lược tốt nhất Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong quản lý chiến lược Đạo đức kinh doanh có thể được định nghĩa như là những quy tắc dẫn lối cho các tổ chức trong việc quyết định hành vi và hành động Đạo đức kinh doanh tốt là điều kiện tiên quyết cho quản lý chiến lược tốt; kinh doanh chỉ tốt khi có đạo đức tốt

Một trào lưu nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đang lan rộng tại Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới Các chiến lược gia như các CEO và chủ doanh nghiệp là các cá nhân chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo rằng các nguyên tắc đạo đức cao được ủng hộ và thực hiện trong một tổ chức Tất cả các quyết định đối với việc xây dựng, thực hiện

và đánh giá chiến lược đều dựa vào nền tảng đạo đức

Hàng ngày, báo chí và các tạp chí kinh doanh đưa tin các vụ vi phạm pháp luật và đạo đức của các tổ chức công và tư nhân Thực hiện hành vi phi đạo đức sẽ phải trả giá rất đắt Ví

dụ, một số vụ kiện các công ty có hành vi gian lận trong luật pháp đã làm tốn kém những khoảng ngân sách khổng lồ là Enron (7,16 tỷ USD), WorldCom (6,16 tỷ USD), Cendant (3,53

tỷ USD), Tyco (2,98 tỷ USD), AOL Time Warner (2,5 tỷ USD), Nortel Networks (2,47 tỷ USD), và Royal Ahold (1,09 tỷ USD) Gần đây, một công ty có tên là Coast IRB LLC ở Colorado buộc phải đóng cửa sau khi Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) bí mật thâm nhập vào công ty này để thanh tra và phát hiện công ty này đã thực hiện một nghiên cứu

y khoa giả mạo Coast là một trong số nhiều công ty bị những công ty dược phẩm mua chuộc

để giám sát những cuộc thử nghiệm y khoa và đảm bảo rằng bệnh nhân được an toàn

Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

Trang 12

Nguồn: Fred R David, “Phương pháp các công ty xác định sứ mạng của mình”, Lên

kế hoạch dài hạn 22, số 3 (tháng 6 năm 1988): 40

Những hành động kinh doanh khác được coi là phi đạo đức bao gồm quảng cáo hoặc ghi nhãn gây hiểu lầm, gây nguy hại cho môi trường, sản phẩm hoặc dịch vụ không an toàn, những chi phí không cần thiết, giao dịch nội gián, bán phá giá các sản phẩm bị cấm hoặc thiếu sót trong các thị trường nước ngoài, không tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và người n tộc thiểu số, bán giá quá cao, di chuyển công ăn việc làm ở nước ngoài, và quấy rối tình dục

1.1.2.1 Quy tắc đạo đức kinh doanh (Code of Business Ethics)

Một làn sóng mới làm dậy lên các vấn đề đạo đức liên quan đến an toàn sản phẩm, sức khỏe người lao động, quấy rối tình dục, AIDS tại nơi làm việc, hút thuốc, mưa axit, chính sách nâng đỡ các thành phần thiểu số hay sắc tộc bị thiệt thòi, xử lý chất thải, các hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, hành động che giấu các hành vi vi phạm luật, chiến thuật tiếp quản, xung đột lợi ích, quyền riêng tư của nhân viên, quà tặng không phù hợp, và bảo vệ an toàn cho các hồ sơ của công ty Điều này khẳng định khi xây dựng chiến lược rằng, các chiến lược gia cần coi trọng các quy tắc đạo đức kinh doanh Những hành động phi đạo đức khác đang lan với tốc độ chóng mặt trong mọi khu vực thương mại trực tuyến bao gồm gian lận trên internet, xâm nhập vào các máy tính công ty, phát tán virus, và đánh cắp nhận dạng

United Technologies có một quy tắc đạo đức dài 21 trang và cả Phó chủ tịch phụ trách đạo đức kinh doanh Baxter Travenol Laboratories, IBM, Caterpillar Tractor, Chemical Bank, ExxonMobil, Dow Corning, và Celanese là các công ty có đạo đức kinh doanh chính thức

Quy tắc đạo đức trong kinh doanh là tài liệu đưa ra hướng dẫn về các hành vi bao gồm các

hoạt động thường nhật và ra quyết định trong một tổ chức

Tuy nhiên, chỉ có quy tắc đạo đức thì không đủ để đảm bảo sẽ phát sinh hành vi thể hiện đạo đức kinh doanh Một quy tắc đạo đức có thể được xem như là một mánh lới để có được quan hệ công chúng tốt, làm những việc hết sức bình thường, hoặc việc làm nhằm “làm đẹp” báo cáo tài chính doanh nghiệp

Để đảm bảo rằng các quy tắc được đọc, hiểu, tin tưởng và ghi nhớ, doanh nghiệp cần

có các cuộc hội thảo về đạo đức định kỳ nhằm giúp mọi người có thể cảm nhận được những tình huống nơi công sở mà trong đó các vấn đề đạo đức có thể phát sinh.2

Nếu các nhân viên được xem các ví dụ của sự trừng phạt vì vi phạm các quy tắc cũng như phần thưởng cho việc thực hiện tốt các quy tắc này, điều này sẽ củng cố tầm quan trọng quy tắc đạo đức của công

Trang 13

ty Trang web www.ethicsweb.ca/codes cung cấp hướng dẫn về cách viết một quy tắc đạo đức hiệu quả

1.1.2.2 Văn hóa đạo đức (An Ethics Culture)

“Văn hóa” đạo đức cần phải ăn sâu vào tổ chức! Để giúp tạo ra một nền văn hóa đạo đức, Citicorp phát triển một trò chơi quy mô lớn về đạo đức kinh doanh Trò chơi này được gọi là “The Word Ethic” và được thực hiện bởi hàng ngàn nhân viên trên toàn thế giới Người chơi được hỏi những câu hỏi về đạo đức kinh doanh, chẳng hạn như làm thế nào để bạn đối phó với khách hàng cung cấp cho bạn vé bóng đá để đổi lấy một IRA mới? Diana Robertson tại trường Wharton Business tin rằng trò chơi này có hiệu quả bởi vì nó có tính tương tác cao Nhiều tổ chức đã xây dựng phác thảo bằng tay những quy tắc ứng xử, những yêu cầu về đạo đức và cho ví dụ về các tình huống thường xảy ra trong doanh nghiệp của họ

Công ty Harris và các công ty khác cảnh báo các nhà quản lý và nhân viên rằng nếu

họ không báo cáo các sự việc vi phạm đạo đức của người khác thì họ có thể bị sa thải Securities and Exchange Commission (SEC) vừa tăng cường các chính sách cung cấp thông tin nội bộ về vi phạm đạo đức, tổ chức này chỉ thị bất cứ ai nhìn thấy hoạt động phi đạo đức thì phải báo cáo những hành vi này Hệ thống cung cấp thông tin nội bộ là chính sách yêu cầu nhân viên báo cáo bất kỳ hành vi vi phạm đạo đức mà họ phát hiện ra hoặc nhìn thấy trong công ty

Vào năm 2009 một vụ kiện chống lại Amgen Inc từ nguồn cung cấp thông tin nội bộ, cáo buộc công ty công nghệ sinh học này tiếp thị bất hợp pháp các loại thuốc Enbrel và Aranesp Một số bị cáo khác trong phiên tòa gồm công ty dược Wyeth có cùng thị trường với Enbrel, cùng với nhà phân phối lẻ dược phẩm AmerisourceBergen Corp, nhà cung cấp thông tin sức khỏe trực tuyến WebMD Health Corp, và những công ty khác Luật pháp Liên bang về cung cấp thông tin nội bộ bảo vệ danh tính của nguyên đơn Trong ngành công nghiệp dược phẩm, vụ kiện như vậy thường được trình lên bởi những nhân viên cũ trong công ty

Lý do lương của các nhà hoạch định chiến lược thường cao là vì họ phải chấp nhận rủi

ro đạo đức của công ty Các nhà chiến lược chịu trách nhiệm phát triển, phổ biến, và đưa vào thực hiện những quy tắc đạo đức kinh doanh cho tổ chức của họ Mặc dù trách nhiệm chính trong việc đảm bảo hành vi đạo đức thuộc vào các nhà chiến lược của một công ty, nhưng tất

cả các các nhà quản lý vẫn phải chịu trách nhiệm lãnh đạo theo các nguyên tắc đạo đức qua việc làm gương mẫu Người quản lý giữ vị trí cho phép họ gây ảnh hưởng và đào tạo được nhiều người Điều này buộc họ phải chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các quyết định đạo đức

Trang 14

Gellerman và Drucker, lần lượt, đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho các nhà quản lý:

Tất cả quản lý mạo hiểm rất nhiều vì đó là những gì công ty họ yêu cầu từ họ Nhưng những người giám sát, những người thúc giục bạn làm nhiều hơn hoặc tốt hơn/ nhanh hơn/ ít tốn kém hơn, chỉ ra bạn làm đúng hay sai Họ sẽ đổ lỗi cho bạn khi bạn làm sai các hướng dẫn hoặc khi bạn phớt lờ lời cảnh báo của họ Các nhà quản lý thông minh đã biết rằng câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi “Quá xa là bao xa?” là đừng tìm kiếm câu trả lời.3

Một người bình thường có thể hiểu biết ít, làm việc kém, không biết nhìn nhận và thiếu khả năng, nhưng người đó sẽ không gây nhiều thiệt hại như một người quản lý Nhưng nếu người đó thiếu khí chất và tính liêm chính, thì bất kể người đó có hiểu biết, xuất sắc, thành công như thế nào đi chăng nữa, thì người đó chẳng có ích gì Người đó phá hủy con người, tài nguyên có giá trị nhất của doanh nghiệp Người đó phá hủy tinh thần Và họ phá hủy hiệu suất công việc Điều này đặc biệt đúng với những người thuộc cấp lãnh đão của một doanh nghiệp Vì linh hồn của một tổ chức được tạo ra từ cấp lãnh đạo Nếu một tổ chức tốt

về tinh thần, đó là vì tinh thần của người đứng đầu cũng tuyệt vời Nếu tinh thần của tổ chức

đó sa sút thì cũng là do người đứng đầu của nó Như tục ngữ có câu, “cây chết từ ngọn” Không ai có thể trở thành một chiến lược gia trừ khi người đó sẵn sàng cống hiến để phục vụ như nhân viên cấp dưới.4

Không có xã hội nào ở bất cứ đâu trên thế giới có thể cạnh tranh lâu dài hoặc thành công, trong khi xã hội đó lại có người ăn cắp hoặc không tin tưởng nhau, thông tin đưa ra lại đòi hỏi phải có xác nhận công chứng, tất cả các bất đồng kết thúc trong sự tranh chấp, hoặc Chính phủ phải đưa ra các quy định cho các doanh nghiệp để giữ cho họ trung thực Phi đạo đức là một công thức chung cho chứng nhức đầu, không hiệu quả và lãng phí Lịch sử đã chứng minh rằng con người càng tin tưởng vào đạo đức của một tổ chức hay xã hội nhiều, thì nền kinh tế của nó càng vững mạnh Các mối quan hệ kinh doanh được xây dựng chủ yếu trên

sự tin tưởng và uy tín lẫn nhau Quyết định ngắn hạn dựa trên sự tham lam và đạo đức có vấn

đề sẽ hạn chế mức độ tự trọng cần thiết để đạt được sự tin tưởng của người khác Ngày càng

có nhiều công ty tin rằng đào tạo đạo đức và văn hóa đạo đức tạo ra lợi thế chiến lược

Chương trình đào tạo đạo đức nên bao gồm các thông điệp từ các giám đốc điều hành hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp nhấn mạnh việc thực hiện đạo đức kinh doanh, sự phát triển và thảo luận về quy tắc đạo đức, quy trình cho việc thảo luận và báo cáo hành vi phi đạo đức Các công ty có ra quyết định vừa mang tính đạo đức và tính chiến lược bằng cách kết hợp cân nhắc đạo đức vào việc lập kế hoạch dài hạn, bằng cách tích hợp ra quyết định đạo đức vào quá trình đánh giá thực hiện công việc, bằng cách khuyến khích cung cấp thông tin

Trang 15

nội bộ hoặc báo cáo các hành vi phi đạo đức, và bằng việc giám sát các phòng ban và hoạt động doanh nghiệp liên quan đến vấn đề đạo đức

1.1.2.3 Hối lộ (Bribes)

Từ điển Luật của Black định nghĩa hối lộ là việc trao tặng, cho, nhận, hoặc nài xin bất

kỳ người/ tổ chức có khả năng ảnh hưởng đến hành động của viên chức hoặc người khác trong việc bãi bỏ trách nhiệm công cộng hoặc mang tính pháp luật Một hành động hối lộ là một món quà được tặng nhằm ảnh hưởng đến hành vi của người nhận Quà tặng có thể là tiền bạc, đồ vật, tài sản, sự đề bạt, đặc quyền, thù lao, đồ có giá trị, quyền lợi, hay chỉ là một lời hứa hoặc cam kết để tạo ra hoặc gây ảnh hưởng đến hành động, bỏ phiếu, hoặc ảnh hưởng của một người có quyền hành chính thức Hối lộ là một hành vi vi phạm tội ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ.5

Siemens AG, công ty kỹ thuật lớn của Đức, gần đây đã bị phạt $800,000,000 vì thường xuyên đưa hối lộ cho các công ty khác nhau trên thế giới để giành các hợp đồng ở nước ngoài Bộ Tư pháp Mỹ và SEC đã khởi kiện Siemens theo Điều Luật của Mỹ về Tham nhũng nước ngoài Tiền phạt Siemens lớn gấp 20 lần các mức phạm hối lộ trước đó SEC cho rằng Siemens thực hiện ít nhất 4,283 vụ thanh toán hối lộ, tổng cộng $1,4 tỷ từ năm 2001 đến năm 2007 Những khoản hối lộ trên đã được trả cho các quan chức chính phủ trên 10 quốc gia Hối lộ được xem là bất hợp pháp và phi đạo đức ở Hoa Kỳ, nhưng ở một số nước khác, đưa hối lộ và đút lót lại được chấp nhận Tiền típ thậm chí còn được coi là hối lộ ở một số nước Các sáng kiến quan trọng chống hối lộ và tống tiền được ủng hộ bởi nhiều tổ chức, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Liên minh Châu Âu, Hội đồng Châu Âu,

Tổ chức các nước Châu Mỹ, Hội đồng Kinh tế khu vực Thái Bình Dương, Liên minh toàn cầu Châu Phi, và Liên Hợp Quốc

Vào giữa năm 2009 Bộ Tư pháp Mỹ tăng cường truy tố các hành vi bị cáo buộc là hối

lộ nước ngoài Ngày nay các doanh nghiệp phải thận trọng hơn Trong nhiều năm qua, việc thiết đãi đối tác kinh doanh bữa ăn tối xa hoa và tặng cho họ những món quà từ kỳ nghỉ đắt tiền và thậm chí tiền mặt có thể là điều bình thường ở nhiều nước, chẳng hạn như Hàn Quốc

và Trung Quốc, nhưng bây giờ đã có pháp luật về hối lộ được thi hành ngày càng gắt gao Kellogg Brown và Root (KBR) và Halliburton gần đây đã trả $579,000,000 vì hối lộ các quan chức ở Nigeria

1.1.2.4 Chuyện tình tại nơi làm việc (Love Affairs at Work)

Một bài báo gần đây trên Wall Street Journal đã đề cập lại tiêu chuẩn của Mỹ hiện nay liên quan đến chuyện tính của sếp và nhân viên nơi công sở.6

Chỉ có 5 phần trăm trong số tất

Trang 16

cả các công ty mẫu trong cuộc khảo sát không đặt ra giới hạn về mối quan hệ tình cảm; 80 phần trăm các công ty có chính sách ngăn cấm mối quan hệ giữa người giám sát và cấp dưới

Chỉ có 4 phần trăm các công ty nghiêm cấm mối quan hệ như vậy, nhưng 39 phần trăm các công ty có chính sách yêu cầu các cá nhân thông báo cho người giám sát của họ khi

họ bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn với một đồng nghiệp Chỉ có 24 phần trăm các công ty yêu cầu hai người có tình cảm phải ở phòng ban khác nhau

Tại châu Âu, các mối quan hệ yêu đương tại nơi làm việc phần lớn được xem như là vấn đề riêng tư và hầu hết các công ty không có chính sách nào liên quan đến vấn đề này Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng áp dụng pháp Luật quấy rối tình dục kiểu Mỹ Quân đội Mỹ cấm nghiêm ngặt các sỹ quan hẹn hò hoặc có mối quan hệ tình dục với lính tình nguyện Tại Ngân hàng Thế giới, nếu người giám sát và nhân viên có quan hệ, việc đó được coi là “một mâu thuẫn lợi ích phải được giải quyết để tránh thiên vị” Mới đây Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz đã buộc phải từ chức do mối quan hệ của ông với một nhân viên ngân hàng

Vào giữa năm 2009 Liên Hiệp Quốc (LHQ) phải chống chọi với những khiếu nại về quấy rối tình dục trong tổ chức của mình khi nhiều nhân viên nữ nói rằng hệ thống hiện tại của tổ chức để xử lý khiếu nại là tùy ý, không công bằng, và mang tính quan liêu Những vụ

án quấy rối tình dục tại Liên Hợp Quốc có thể mất nhiều năm để xét xử, và nguyên cáo không

có quyền truy cập vào báo cáo điều tra Liên Hợp Quốc có kế hoạch “sớm” thay đổi hệ thống

tư pháp nội bộ để xử lý khiếu nại về quấy rối; Liên hợp quốc mong muốn bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới

1.1.3 Trách nhiệm xã hội (Social Responsibility)

Một số chiến lược gia đồng ý với Ralph Nader rằng các tổ chức có nghĩa vụ xã hội to lớn Ví dụ, Nader chỉ ra rằng Exxon/Mobil có nhiều tài sản hơn hầu hết các nước, do đó công

ty này có nghĩa vụ giúp đỡ xã hội chữa nhiều căn bệnh của mình Tuy nhiên, những người khác, đồng ý với các nhà kinh tế Milton Friedman, khi ông khẳng định rằng các tổ chức không có nghĩa vụ phải làm bất cứ nhiều hơn cho xã hội hơn là những việc về mặt pháp lý yêu cầu Friedman có thể cho rằng một công ty không có trách nhiệm phải mang tiền đi làm

từ thiện

Bạn có đồng ý với Nader hoặc Friedman? Chắc chắn tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng trách nhiệm xã hội ban đầu của bất kỳ doanh nghiệp là phải tạo ra đủ lợi nhuận để trang trải các chi phí trong tương lai bởi vì nếu doanh nghiệp không làm được, thì nó sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ xã hội khác Thật vậy, các công ty không thể đáp ứng nhu cầu xã hội

Trang 17

Các chiến lược gia nên kiểm tra vấn đề xã hội liên quan đến chi phí và lợi nhuận tiềm năng cho các công ty, và tập trung vào các vấn đề xã hội có thể có lợi cho công ty nhất Ví dụ, nếu một công ty vì không sa thải nhân viên để bảo vệ đời sống của họ, và quyết định này có thể buộc công ty phải thanh lý, thì công ty có nên thực hiện không?

1.1.3.1 Chính sách xã hội (Social Policy)

“Chính sách xã hội” bao trùm triết lý quản lý và cách suy nghĩ ở cấp độ cao nhất của công ty, đó là lý do tại sao chủ đề đó được đề cập trong cuốn sách này Chính sách xã hội liên quan đến những trách nhiệm của công ty đối với nhân viên, người tiêu dùng, các nhà môi trường, dân tộc thiểu số, cộng đồng, các cổ đông, và các nhóm khác Sau nhiều thập kỷ tranh luận, nhiều công ty vẫn đấu tranh để xác định các chính sách xã hội phù hợp

Tác động của xã hội đối với việc kinh doanh và ngược lại đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn Chính sách xã hội của doanh nghiệp cần được thiết kế và ăn khớp trong quá trình xây dựng chiến lược, thiết lập và quản lý trong quá trình thực hiện chiến lược, và tái khẳng định hoặc thay đổi trong đánh giá chiến lược.7

Trong năm 2009, các công ty được ngưỡng mộ nhất về trách nhiệm xã hội theo tạp chí Fortune gồm:

1 Circuit City Stores

2 Family Dollar Stores

3 Dillard‟s

4 Sears Holdings

Trang 18

6 Hon Hai Precision Industry

1.1.3.2 Chính sách xã hội về việc nghỉ hưu (Social Policies on Retirement)

Một số quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động nghiêm trọng do dân số ở độ tuổi quá tuổi lao động Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20 phần trăm ở Nhật Bản, Ý, và Đức - và sẽ đạt 20 phần trăm vào năm 2018 tại Pháp Vào năm 2036, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên sẽ đạt 20 phần trăm ở Hoa Kỳ và Trung Quốc Không giống như Hoa Kỳ, Nhật Bản không muốn dựa vào số lượng lớn người nhập cư để gia tăng lực lượng lao động Thay vì vậy, Nhật Bản đưa ra những đãi ngộ cho người cao tuổi để

họ có thể làm việc cho đến lứa tuổi 65-75 Các nước Tây Âu đang làm điều ngược lại, các nước này đưa ra những ưu đãi cho người cao tuổi trong nước nghỉ hưu ở độ tuổi 55 đến 60

Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết ở Nhật Bản có 71 phần trăm nam giới vẫn làm việc trong

độ tuổi 60 đến 64, ở Mỹ có 57 phần trăm và Pháp chỉ có 17 phần trăm

Sachiko Ichioka, một người đàn ông 67 tuổi điển hình ở Nhật Bản, nói: “Tôi muốn làm việc miễn là tôi còn khỏe mạnh Có thêm tiền có nghĩa là tôi có thể đi du lịch, và tôi không phải là gánh nặng cho các con tôi.” Chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe tốt hơn đã tăng tuổi thọ của Nhật Bản hiện nay lên 82 tuổi, mức cao nhất trên thế giới Ở Nhật Bản phụ

nữ có trung bình 1,28 con trong khi đó ở phụ nữ Mỹ có 2,04 con Giữ người cao tuổi tiếp tục làm việc, cùng với xu hướng quay lại thời kỳ cũ giữ phụ nữ ở nhà là hai biện pháp quan trọng của Nhật Bản trong việc duy trì lực lượng lao động trong các nhà máy và doanh nghiệp

Trang 19

Phương pháp này giải quyết các vấn đề liên quan đến một xã hội đang lão hóa, và nó cần được xem xét bởi nhiều quốc gia trên thế giới

Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện một sự thay đổi trong độ tuổi 60 đến 65 khi một người có thể bắt đầu nhận được lương hưu trí, và tiền đóng góp của nhân viên Nhật Bản đang tăng lên trong khi tiền thưởng lại giảm đi Không giống như Hoa Kỳ, Nhật Bản không có luật chống phân biệt đối xử dựa trên độ tuổi

Rất khó để hạ thấp số nợ quốc gia khổng lồ của Nhật Bản, 175 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với 65 phần trăm đối với Hoa Kỳ, vì tỷ lệ dân số giảm sút dẫn đến việc Nhật Bản có số lượng công nhân nộp thuế ít hơn Tăng năng suất lao động tại Nhật Bản không thể bù đắp sự sụt giảm trong số lượng người lao động, do đó dẫn đến một sự suy giảm trong sản xuất kinh tế Giống như nhiều quốc gia, Nhật Bản không xem người nhập cư là một cách tốt để giải quyết vấn đề này Lực lượng lao động đang ngày càng thu hẹp của Nhật Bản đã trở thành một mối quan tâm lớn đến nỗi chính phủ gần đây chỉ cho phép một số lượng không xác định các y tá và điều dưỡng Indonesia và Philippines làm việc tại Nhật Bản trong hai năm Số lượng người Nhật trong độ tuổi lao động - những người ở độ tuổi từ 15 và 64 - được dự báo sẽ giảm xuống mức 70 triệu vào năm 2030, từ 82 triệu người năm 2009

Sử dụng lao động nước ngoài được gọi là Gaikokujin roudousha bằng tiếng Nhật Gần đây nhiều người Philippines đã được thuê để làm việc trong ngành nông nghiệp và các nhà máy trên khắp Nhật Bản Tỷ lệ lao động nước ngoài so với tổng dân số ở Hoa Kỳ là 20 phần trăm, gần 10 phần trăm ở Đức, 5 phần trăm ở Anh, và ít hơn 1 phần trăm ở Nhật Bản Nhưng bây giờ hầu hết người Nhật chấp nhận rằng tỷ lệ này phải tăng lên, và có lẽ cần tăng nhanh chóng, cho nền kinh tế quốc gia của họ phát triển thịnh vượng.10

1.1.4 Phát triển môi trường bền vững (Environmental Sustainability)

Các chiến lược của cả doanh nghiêp và các quốc gia đang ngày càng xem xét kỹ lưỡng và đánh giá từ góc độ môi trường tự nhiên Ngày nay các công ty như Wal-Mart không chỉ theo dõi giá các đại lý đề ra cho các sản phẩm, mà còn theo dõi việc làm thế nào những sản phẩm được sản xuất trong điều kiện thân thiện với môi trường Số lượng các trường kinh doanh ngày càng tăng đào tạo các khóa học riêng biệt và thậm chí chỉ tập trung vào đào tạo quản lý môi trường

Các doanh nghiệp không được khai thác và tàn phá môi trường tự nhiên Mark Starik tại Đại học George Washington nói: “Ngăn chặn việc phá hủy và hủy diệt sinh thái trên toàn thế giới là một vấn đề chiến lược cần nhiều sự chú ý ngay lập tức từ phía tất cả các doanh nghiệp và nhà quản lý

Trang 20

Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), từ môi trường được định nghĩa là “tất cả

những gì bao xung quanh, mà trong đó một tổ chức hoạt động, bao gồm không khí, nước, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, động vật, con người, và mối tương quan của họ” Chương này mô tả có bao nhiêu công ty đang đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách trở thành người bạn tốt của môi trường tự nhiên

Nhân viên, người tiêu dùng, chính phủ và xã hội thấy không hài lòng về các công ty gây tổn hại đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên Ngược lại, ngày nay người ta đặc biệt đánh giá cao các công ty tiến hành các hoạt động để tu bổ, bảo tồn môi trường tự nhiên Mối quan tâm của người tiêu dùng ngày càng lớn đối với các doanh nghiệp bảo tồn cân bằng sinh thái

tự nhiên và tạo nên một môi trường lành mạnh, sạch sẽ

Không doanh nghiệp nào muốn bị mang tiếng là tổ chức gây ô nhiễm Một hồ sơ lưu lại thông tin như vậy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp trên thị trường, gây nguy hiểm đến vị thế của họ trong cộng đồng, khiến doanh nghiệp sẽ bị thanh tra bởi các nhà quản

lý, nhà đầu tư, và người bảo vệ môi trường Các chính phủ ngày càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải cư xử có trách nhiệm và yêu cầu các doanh nghiệp công khai báo cáo chất gây ô nhiễm và các chất thải mà cơ sở của họ tạo ra

Về mặt điện năng từ năng lượng gió được tạo ra bởi các bang khác nhau tại Hoa Kỳ, gần đây Iowa với 2.791 MW đã vượt qua California với 2.517 MW, nhưng 7.118 MW của Texas đã vượt trội hơn tất cả các tiểu bang khác Minnesota cũng có tiến bộ đáng kể trong thế

hệ năng lượng gió New Jersey gần đây trang bị 200.000 cột điện với các tấm năng lượng mặt trời, điều này làm cho bang này trở thành nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn thứ hai tại Mỹ sau California New Jersey cũng bổ sung thêm các tấm năng lượng mặt trời lên mái nhà của công ty Chương trình năng lượng mặt trời trị giá $514,000,000 của tiểu bang này sẽ làm tăng gấp đôi năng lượng mặt trời của nó lên 160 MW vào năm 2013 Mục tiêu của nhà nước là có được 3 phần trăm điện năng từ mặt trời và 12 phần trăm từ gió ngoài khơi vào năm 2020

1.1.4.1 Báo cáo phát triển bền vững (What is a Sustainability Report?)

Hiện nay, Wal-Mart Stores là một trong số nhiều công ty hàng năm công khai báo cáo

về tính bền vững với nội dung tiết lộ các hoạt động của công ty ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên Tài liệu này cung cấp cho các cổ đông thông tin từ Wal-Mart về nhân công lao động, nguồn cung ứng sản phẩm, việc sử dụng hiệu quả năng lượng, tác động của môt trường và đạo đức kinh doanh Sẽ rất tuyệt vời nếu một doanh nghiệp công khai báo cáo phát triển bền vững hàng năm với công chúng Với 60.000 nhà cung cấp và hơn 350 tỷ USD trong doanh thu hàng năm, Wal-Mart làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ cũng cung cấp

Trang 21

Wal-Mart theo dõi không chỉ giá cả mà các nhà cung cấp áp lên các sản phẩm, mà còn

cả trách nhiệm xã hội và các công tác bảo vệ môi trường của các nhà cung cấp Nhiều công ty sử dụng báo cáo phát triển bền vững của Wal-Mart làm chuẩn mực, hướng dẫn, và mô hình chuẩn để thực hiện theo trong quá trình chuẩn bị báo cáo của riêng mình

Sáng Kiến Báo Cáo Toàn Cầu gần đây đã đưa ra một tập hợp các hướng dẫn báo cáo chi tiết xác định rõ những thông tin nào nên được đưa vào các báo cáo phát triển bền vững Công ty tư vấn ủy quyền Institutional Shareholder Services báo cáo rằng số lượng của các nhóm cổ đông ngày càng tăng đang hối thúc các công ty cung cấp thông tin bền vững hàng năm

Wal-Mart đang khuyến khích và hi vọng có khoảng 1,5 triệu lao động người Mỹ có thể tiếp nhận kế hoạch Phát triển cá nhân bền vững, bao gồm các biện pháp như tổ chức các nhóm hỗ trợ thực hiện giảm cân, bỏ thuốc, đạp xe đi làm, hoặc khởi động chương trình tái chế Việc giữ gìn sức khỏe của người lao động cũng là một phần của phát triển bền vững

Wal-Mart đang lắp đặt pin mặt trời tại các cửa hàng của mình ở California và Hawaii, cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho một số cửa hàng Nếu việc thử nghiệm này diễn

ra tốt đẹp, Wal-Mart sẽ sử dụng pin mặt trời cho hệ thống cửa hàng trên toàn quốc Chuỗi cửa hàng của tập đoàn Kohl cũng đang hướng đến sử dụng năng lượng mặt trời, 64 trong tổng 80 cửa hàng tại California chuyển sang dùng năng lượng mặt trời Việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại một số tiểu bang đang được chính phủ trợ cấp một số tiền lớn

Home Depot, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới sau Wal-Mart mới đây đã cung cấp hơn gấp đôi số lượng sản phẩm thân thiện với môi trường như thuốc chống sâu bọ hoàn toàn

tự nhiên Bằng cách sử dụng những nhãn mác đặc biệt tương tự như nhãn mác màu xanh của Timberland, Home Depot đã tạo điều kiện dễ dàng cho người tiêu dùng tìm thấy những sản phẩm hữu cơ của nó Target, một nhà bán lẻ khổng lồ khác hiện tại cung cấp hơn 500 loại thực phẩm hữu cơ được chứng nhận và sở hữu 18 tòa nhà tại California hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời Nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Nam Mỹ là nhà máy ở Nevada cung cấp năng lượng cho trụ sở lực lượng không quân bên ngoài Las Vegas 11

Các nhà quản lý và nhân viên công ty cần phải cẩn thận để không phải làm người chịu trận cho những hoạt động sai trái ảnh hưởng tới môi trường Hành động gây tổn hại đến môi trường tự nhiên có thể được xem là trái với đạo lý, bất hợp pháp và hao tiền tốn của

Ngày nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự về vấn đề ô nhiễm môi trường, vì vậy họ đổ lỗi cho các nhà quản lý và nhân viên hòng tìm kiếm sự khoan hồng của Pháp luật Việc nhân viên bị sa thải hoặc giáng chức đang trở nên phổ biến trong

Trang 22

Các nhà quản lý bị sa thải tại tổ chức Quốc tế Darling và tập đoàn Năng Lượng Niagara Mohawk do phải chịu trách nhiệm gián tiếp cho việc làm ô nhiễm môi trường nước của công ty họ Các nhà quản lý và nhân viên ngày nay cần cẩn thận không được phớt lờ, giấu diếm hoặc xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường, hoặc họ có thể tự chịu trách nhiệm pháp lý

1.1.4.2 Thiếu sự thay đổi những tiêu chuẩn (Lack of Standards Changing)

Cách đây một vài năm, các công ty đã phải từ bỏ việc đặt thuật ngữ “xanh” trên các

sản phẩm của họ và các nhãn hiệu sử dụng các từ như hữu cơ, xanh, an toàn, thân thiện trái đất, không độc hại, và/hoặc tự nhiên bởi vì không có một định nghĩa hợp pháp nào hay được

chấp nhận một cách phổ biến nào Tuy nhiên, hiên nay những thuật ngữ đó mang nhiều ý nghĩa rộng, chi tiết hơn và mang lại nhiều kỳ vọng hơn Những tiêu chuẩn giống nhau vạch rõ những hoạt động có trách nhiệm của công ty đối với môi trường đang được kết hợp chặt chẽ vào bối cảnh pháp lý

Ngày càng trở nên khó hơn cho các công ty để khẳng định thuật ngữ “xanh” khi những việc làm của họ không thiết thực, không sâu sắc hoặc thậm chí không có thật Việc thiếu những tiêu chuẩn trước đây đã làm cho người tiêu dùng hoài nghi về tuyên bố bảo vệ môi trường, nhưng những tuyên bố đó ngày càng trở nên thách thức hơn trong các phiên tòa Joel Makower nói “Một trong những lý do chính để thật sự trở thành công ty thân thiện môi trường chính là nhân viên công ty các bạn Họ là nhóm người đầu tiên cần sự bảo đảm hơn bất cứ cam kết nào” 12

Trên khắp thế giới, những người đứng đầu về chính trị và đứng đầu các tập đoàn bây giờ đều nhận ra rằng chủ đề “kinh doanh xanh” sẽ không còn xa mà thực tế nó đang được tiếp cận một cách nhanh chóng Để hoạt động một cách chiến lược, các công ty hơn lúc nào hết cần phải thể hiện cho khách hàng của mình và các bên hữu quan rằng, những nổ lực xanh của

họ là thiết thực và làm cho công ty của họ tách biệt với các đối thủ Các doanh nghiệp phải đưa ra các dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho các tuyên bố mà họ đã đưa ra và phải nhất quán với các tiêu chuẩn phát triển bền vững

1.1.4.3 Những quy tắc Obama (Obama Regulations)

Chính quyền Obama đang áp đặt những quy định nghiêm khắc yêu cầu các công ty phải bảo tồn nguồn năng lượng Những tòa nhà của chính quyền liên bang đang được đổi mới với việc cải thiện nguồn năng lượng với hiệu quả cao Các công ty thay thế nguồn năng lượng đang rất bận rộn với những khách hàng mới vì liên bang hỗ trợ việc bổ sung cơ sở hạ tầng cho nguồn năng lượng thay thế

Trang 23

Các nhà đầu tư mạo hiểm và những người cho vay đang đầu tư cho việc khởi động kinh doanh “công nghệ sạch” mới, bao gồm các công ty sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học, và cách nhiệt Những công ty đó đang đẩy mạnh chiến dịch marketing, mở rộng diện tích, và tuyển dụng thêm nhiều nhân viên hơn Tổng vốn đầu tư các công ty công nghệ sạch lên tới 8,4 triệu đô la, tăng đến gần 40% kể từ năm 2007

Một số lượng lớn các công ty khác nhau đang tham gia việc phát triển kinh doanh năng lượng sạch như Tập đoàn Verdiem đóng tại Seattle Công ty đó bán phần mềm cung cấp kiểm soát tập trung việc tiêu thụ năng lượng, như điều khiển từ xa việc tắt nguồn máy tính khi làm việc qua đêm.13 General Electric đặt kế hoạch đạt được 20 tỷ đô la vào năm 2011 từ việc bán hàng công nghệ thân thiện môi trường, bao gồm nhà máy năng lượng than, đầu máy hơi nước chạy bằng dầu diesel và điện, silicon nông nghiệp giúp giảm bớt lượng nước và thuốc trừ sâu phun trên đồng ruộng Sản phẩm xanh đã làm GE tăng gấp đôi doanh thu GE đặt mục tiêu tăng trưởng hiệu quả nguồn năng lượng của mình lên 30% từ năm 2005 đến 2012

Mới đây, cơ quan bảo vệ môi trường báo cáo rằng, người dân và các tổ chức của Mỹ hàng năm tiêu dùng hơn 200 tỷ đô la cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường Những vấn đề liên quan môi trường ảnh hưởng tới tất cả các mặt của hoạt động trong một doanh nghiệp, bao gồm những rủi ro nơi làm việc, giảm chất thải, sử dụng năng lượng, nguồn nhiên liệu thay thế, tính toán chi phí môi trường, và các hoạt động tái chế

1.1.4.4 Quản lý vấn đề môi trường ở công ty (Managing Environmental Affairs in the Firm)

Những thách thức về sinh thái mà tất cả các tổ chức đang đối mặt yêu cầu các nhà quản lý đưa ra các chiến lược để bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm Các vấn đề đặc biệt về môi trường tự nhiên bao gồm thủng tầng ozone, sự nóng lên toàn cầu, sự hủy hoại rừng nhiệt đới, sự phá hủy môi trường sống của động vật, bảo vệ các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng, phát triển các sản phẩm và món hàng dễ bị phân hủy sinh học, việc quản lý chất thải, làm sạch không khí, làm sạch nguồn nước, sự xói mòn, sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, và kiểm soát sự ô nhiễm Các công ty đang gia tăng việc phát triển dòng sản phẩm xanh dễ bị phân hủy sinh học và/hoặc được làm từ sản phẩm tái chế Sản phẩm xanh được bán chạy Để giải quyết vấn đề “sức khỏe của hành tinh” cần có những hiểu biết về sự kết nối giữa thương mại quốc tế, sự cạnh tranh, và nguồn tài nguyên toàn cầu Giải quyết vấn đề môi trường không còn đơn giản là một nhiệm vụ chuyên môn của các chuyên gia trong một công ty, mà cần được chú trọng hơn vào việc xây dựng nhận thức về môi trường cho tất cả nhân viên và quản lý của công ty

Trang 24

Nhiều công ty đang chuyển vấn đề môi trường từ cá nhân của từng nhân viên của tổ chức sang phương diện một chuỗi, từ đó làm cho từng nhóm báo cáo trực tiếp lên Gíam Đốc Điều Hành Các công ty kiểm soát vấn đề môi trường sẽ đẩy mạnh mối quan hệ với người tiêu dùng, nhà cung cấp, các nhà hoạt động công nghiệp khác, về căn bản phát triển quan điểm của họ về sự thành công

Chiến lược phát triển môi trường bao gồm việc phát triển hoặc đạt được việc kinh doanh xanh, làm phong phú hoặc thay thế những hoạt đông kinh doanh tác hại đến môi trường, nỗ lực để trở thành nhà sản xuất với chi phí thấp thông qua việc giảm thiểu chất thải

và bảo tồn nguồn năng lượng, theo đuổi một chiến lược phân biệt thông qua những nét đặc trưng riêng biệt của sản phẩm xanh

Thêm vào đó, các công ty có thể cử 1 người đại diện cho vấn đề môi trường vào ban giám đốc, chỉ đạo kiểm tra sổ sách liên quan đến môi trường, triển khai khen thưởng cho kết quả hoạt động môi trường tốt, khả quan; gắn kết các vấn đề môi trường và chương trình môi trường, kết hợp chặt chẽ các giá trị môi trường vào sứ mệnh của mình, thiết lập các mục tiêu theo định hướng môi trường, đạt được những kỹ năng về môi trường, và cung cấp các chương trình đào tạo cho nhân viên và ban quản lý công ty

1.1.4.5 Sinh viên có nên được đào tạo về môi trường (Should Students Receive Environmental Training)

Theo tạp chí Wall Street, các công ty đang tích cực xem xét việc đào tạo về môi trường cho nhân viên Một nghiên cứu gần đây báo cáo rằng 77% các nhà tuyển dụng cho rằng “việc tuyển dụng những sinh viên có kiến thức về trách nhiệm môi trường và xã hội là điều rất quan trọng” Theo giám đốc công ty Ford Motor “Chúng tôi muốn sinh viên giúp đỡ chúng tôi tìm ra các giải pháp cho những thách thức của xã hội và chúng tôi thấy thật khó để tuyển những sinh viên có những kỹ năng như vậy”

Viện Aspen cho rằng hầu hết các trường đào tạo kinh doanh hiện tại không tổ chức đào tạo về môi trường như vậy, nên kết hợp chương trình đào tạo về môi trường vào chương trình giảng dạy chính của họ, chứ không chỉ những khóa học tự chọn đặc biệt Viện báo cáo rằng trong số các trường đại học khác thì trường Đại học Texas, trường Đại Học miền Bắc Carolina, và Đại Học Michigan có lợi thế vượt trội trong việc cung cấp những thông tin bao quát về môi trường tương ứng với trình độ cử nhân quản trị kinh doanh Các công ty thường

ưu tiên tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp từ những trường đó

Những phát hiện từ các nghiên cứu chỉ ra rằng những trường học đào tạo về kinh doanh đang giáo dục về vấn đề môi trường cho sinh viên chưa tốt nghiệp một cách không hiệu quả

Trang 25

Những sinh viên ngành kinh doanh với kiến thức môi trường hạn chế có thể quyết định thiếu sáng suốt; do đó các trường kinh doanh nên chú trọng vấn đề môi trường hơn vào chương trình giảng dạy Nếu không thực hiện được như vậy, sinh viên tốt nghiệp có thể có những quyết định không đúng đắn liên quan đến môi trường tự nhiên Những sinh viên đó có thể có ít thu hút hơn đối với người chủ của mình nếu họ không được cung cấp những kiến thức tương ứng về lĩnh vực môi trường tự nhiên

1.1.4.6 Lý do tại sao các công ty nên hành động vì hành tinh xanh (Reasons Why Firms Should “Be Green”)

Gìn giữ môi trường nên là một chiến lược lâu dài trong việc kinh doanh vì những lý

do sau:

1 Người tiêu dùng đòi hỏi cao các sản phẩm an toàn và bao bì thân thiện về môi trường

2 Theo ý kiến của công chúng, các công ty nên chỉ đạo công việc kinh doanh theo những phương pháp có thể bảo tồn môi trường tự nhiên thật tốt,

3 Nhóm những người ủng hộ môi trường bây giờ đã có hơn 20 triệu người Mỹ là thành viên

4 Những quy định về môi trường của các tiểu bang và liên bang đang được thay đổi nhanh chóng và ngày càng phức tạp hơn

5 Ngày càng có nhiều người cho vay chất vấn về trách nhiệm pháp lý môi trường đối với những doanh nghiệp đang tìm kiếm các khoản vay

6 Nhiều người tiêu dùng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các nhà đầu tư tránh xa việc hợp tác kinh doanh với những công ty không có trách nhiệm đối với môi trường

7 Các vụ kiện pháp lý, các khoản phạt đối với những doanh nghiệp có vấn đề về môi trường ngày càng gia tăng

1.1.4.7 Chủ động thực hiện, không đối phó (Be Proactive, Not Reactive)

Ngày càng có nhiều công ty chủ động thực hiện bảo vệ môi trường, thực hiện nhiều hoạt động để xây dựng và triển khai các chiến lược bảo vệ môi trường Một số công ty chỉ thực hiện một cách đối phó chỉ khi nào có sự tác động của luật pháp hoặc sức ép từ người tiêu dùng dẫn tơi chi phí vệ sinh môi trường cao, trách nhiệm hình sự, giảm thị phần, giảm lòng trung thành của khách hàng, và chi phí y tế cao hơn Ngược lại, chính sách chủ động xem những áp lực về môi trường như là những cơ hội và bao gồm những hoạt động như phát triển sản phẩm xanh và bao bì thân thiện môi trường, bảo tồn nguồn năng lượng, giảm chất thải, tái chế, tạo nên văn hóa doanh nghiệp luôn quan tâm đến môi trường

Trang 26

Công nghệ mới chạy bằng dầu diesel đã giảm tới 98% lượng khí thải từ tất cả những

xe tải lớn mới, tiết kiệm được trung bình 12,000 đô la mỗi xe tải Rich Moskowitz, người quản lý công việc pháp lý tại Hiệp Hội Xe Tải Mỹ phát biểu “Làm sạch không khí là điều không hề dễ”

1.1.4.8 Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000/14001 (ISO 14000/14001 Certification)

Đóng tại Geneva, Thụy Sĩ, Tổ Chức Quốc Tế về Tiêu Chuẩn Hóa (ISO) là một mạng lưới những viện tiêu chuẩn quốc gia của 147 nước, mỗi thành viên thuộc một nước ISO là tổ chức phát triển tiêu chuẩn phát triển bền vững lớn nhất thế giới Được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, tiêu chuẩn ISO là tổ chức tự do bởi vì nó không có cơ quan pháp lý nào bắt họ thực thi Bản thân ISO không được quy định hay lập pháp

Các cơ quan chính quyền ở nhiều nước khác nhau như cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) của Mỹ đã chấp nhận tiêu chuẩn ISO như là một phần trong khuôn khổ quy định của

họ, và các tiêu chuẩn đó là điều cơ bản của pháp chế công ty Sự chấp nhận đó là quyết định tối cao bởi cơ quan quản lý, chính phủ và/hoặc các công ty có liên quan

ISO 14000 bao gồm một loạt các tiêu chuẩn tự do về lĩnh vực môi trường Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 liên quan đến phạm vi một công ty giảm thiểu những tác động nguy hại đến môi trường do các hoạt động của mình gây ra, không ngừng chỉ đạo và phát triển các hoạt động bảo vệ môi trường Nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là tiêu chuẩn trong các lĩnh vực như kiểm toán môi trường, đánh giá thành tích bảo vệ môi trường, cấp nhãn hiệu môi trường, và đánh giá chu trình sống

ISO 14001 là một bộ các tiêu chuẩn được chấp thuận bởi hàng ngàn công ty trên toàn thế giới xác nhận với các khách hàng của họ là họ đang hoạt động kinh doanh theo phương thức thân thiện môi trường Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp tiêu chuẩn chuyên môn chung tuân thủ theo những quy định của môi trường, đây là điều ngày càng nhiều công ty đang cần đến, không chỉ cho chính bản thân họ mà cần từ các nhà cung cấp, nhà phân phối Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu cộng đồng hoặc tổ chức cần đưa ra và triển khai một loạt các thông lệ, thủ tục mà khi thực hiện cùng nhau sẽ tạo nên một hệ thống quản lý môi trường (EMS)

ISO 14001 không phải là một tiêu chuẩn chuyên môn và do đó nó không thay thế cho những yêu cầu chuyên môn thể hiện trong các quy chế, quy định Nó cũng không phải là tiêu chuẩn quy định thành tích của các tổ chức Không được chứng nhận ISO 14001 sẽ là một bất lợi cho các thị trấn, thành phố và các công ty vì con người ngày nay rất mong đợi các tổ chức

có thể giảm thiểu, thậm chí tốt hơn là loại trừ những tác hại đến môi trường mà họ gây ra.16

Trang 27

Một hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm những yêu cầu chủ yếu như sau:

 Đưa ra những cam kết ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiếp tục phát triển toàn diện thành tích bảo vệ môi trường, và phù hợp với tất những yêu cầu về quy chế, quy định

có thể áp dụng

 Nhận biết tất cả các khía cạnh của các hoạt động, sản phẩm, và dịch vụ của công ty

mà có tác động quan trọng đến môi trường, bao gồm những khía cạnh không được quy định

 Đặt mục tiêu thành tích và những mục tiêu cho hệ thống quản lý liên kết với ba chính sách: (1) ngăn chặn ô nhiễm môi trường, (2) phát triển không ngừng, (3) và tuân thủ

 Đạt được mục tiêu về môi trường bao gồm đào tạo nhân viên, thiết lập những hướng dẫn về công việc, thực hành, và thiết lập số liệu thực tế, nhờ đó các mục tiêu sẽ được

đo lường

 Kiểm soát hoạt động kiểm toán cho hệ thống quản lý môi trường

ở Indiana, là những công ty phù hợp với nguồn đầu tư

Công ty Better Place đang xây dựng một mạng lưới 250,000 trạm sạc cho xe điện tại San Francisco/ khu vực vịnh Oakland Mỗi trạm có kích cỡ bằng một chỗ đậu xe Công ty đã xây những mạng lưới như vậy ở Đan Mạch, Israel và Úc Các công chức thành phố tại khu vực Vịnh hi vọng khu vực của họ sẽ đứng đầu toàn nước Mỹ về lĩnh vực ô tô điện trong tương lai gần Các trạm sạc như vậy rất cần thiết bởi vì hầu như tất cả ô tô điện cần phải được sạc sau khi chạy khoảng 40 dặm Better Place cũng đang xây dựng khoảng 200 trạm sạc tại Khu vực Vịnh, nơi mà bình điện ô tô điện bị ngắt hẳn trong vòng 15 phút, vì vậy điều cần thiết là không đợi để sạc điện Cho chù giá xăng ở mức thấp, việc chuyển sang dùng ô tô điện tại Mỹ và các nước khác là điều rất được mong đợi trong vòng 10 năm tới, để có thể tối thiểu

sự ông nhiễm môi trường và tận dụng những ưu đãi của nhà nước và những ủy thác cuối cùng

Trang 28

General Motors (GM) và Chrysler đang đổ tiền vào phát triển các loại xe chạy bằng điện GM hi vọng có thể giới thiệu chiếu Chevy Volt tại Mỹ vào cuối năm 2010 Công ty Nissan Motor và Toyota Motor cũng đang phát triển ô tô điện Công ty sản xuất ô tô BYD của Trung Quốc mới đây đã tiết lộ ra cho thị trường đại chúng về chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của Trung Quốc Chiếc F3DM của công ty có thể sạc điện từ một nguồn điện thông thường nếu nó hết điện BYD dự định bán chiếc xe này tại Mỹ vào năm 2010 BYD đã bán khoảng 10.000 chiếc F3DM trong năm 2009 với giá 150,000 nhân dân tệ, tầm khoảng 220,000 đô la cho mỗi chiếc Trụ sở chính của BYD tại Thâm Quyến

Hawaii đang thiết lập một mạng lưới ô tô điện cho quần đảo và tin rằng tới năm 2012 Hawaii sẽ thoát khỏi tình trạng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào dầu cho những nhu cầu về năng lượng Công ty Better Place đang xây dựng thêm từ 7,000 đến 10,000 điểm sạc điện trên toàn quần đảo để hỗ trợ việc nạp điện cho ô tô Theo viện năng lượng sạch Hawaii, tiểu bang

dự định sẽ cắt sự phụ thuộc vào dầu xuống còn 30% vào năm 2030 Người dân Hawaii trả giá điện rất cao vì giá dầu đắt đỏ được đốt để tạo ra năng lượng Ô tô điện chạy khoảng tầm 40 dặm cho mỗi lần sạc, điều này phù hợp ở Hawaii.17

Vào năm 2009, tập đoàn AT&T đã cam kết sử dụng 565 triệu đô la trong suốt 10 năm

để thay thế 7,100 xe khách bởi 8,000 xe tải chạy bằng điện và khí tự nhiên để thực hiện các hoạt động lắp đặt và sữa chữa Công ty trả cho các loại xe này trung bình cao hơn 29% so với các mẫu xe chạy bằng năng lượng dầu, nhưng chi phí này sẽ được bù lại bởi giá nhiên liệu thấp hơn, ít khí thải hơn, và làm tăng hình ảnh tốt của công ty trong mắt công chúng Chiến lược của AT&T sẽ giảm được 211,000 tấn khí thải cacbon đioxit trong vòng 10 năm AT&T đang hợp tác với các nhà cung cấp khí tự nhiên để xây dựng thêm 40 trạm nhiên liệu trên khắp vùng hoạt động của nó Chỉ có khoảng 11,000 xe chạy bằng khí tự nhiên tại Mỹ so với

số lượng 10 triệu xe như vậy trên toàn thế giới

1.1.4.10 Hội Nghị Copenhagen tháng 3 năm 2009 (The March 2009 Copenhagen Meeting)

Hơn 2000 nhà khoa học có mặt tại Copenhagen vào tháng 3 năm 2009 và cảnh báo với thế giới rằng sự nóng lên toàn cầu ngày càng tồi tệ hơn mọi người nghĩ Họ khuyến khích mạnh mẽ các công ty và chính phủ kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp về kinh tế, công nghệ sẵn có để cắt giảm lượng khí thải từ hiệu ứng nhà kính Các nhà khoa học cảnh báo rằng, tới cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ tăng 20 inches (50,8cm) và có thể lên tới 39 inches (99,06 cm) nếu các doanh nghiệp và chính phủ không thực thi các biện pháp để cắt giảm lượng khí thải nhà kính một cách triệt để

Trang 29

Công ước Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012, do đó Hội Nghị Copenhagen tháng 3 năm 2009 này được trông chờ có thể thay thế cho công ước Những khu vực ven biển trên toàn thế giới sẽ bị nhấn chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này nếu như không kiên quyết thực hiện những biện pháp cắt giảm khí thải nhà kính từ các doanh nghiệp, xe hơi, xe tải, nhà máy điện và các loại máy bay trên toàn thế giới

Bảng 10-1 tiết lộ những tác động xấu từ các chính sách môi trường lên hai trong nhiều

hệ sinh thái tự nhiên

1.1.5 BẢNG 10-1: Chim biết hót và rạn san hô cần được giúp đỡ (Songbirds and Coral Reefs Need Help)

1.1.5.1 Chim biết hót (Songbirds)

Hãy là một quản lý môi trường tự nhiên tốt để bảo vệ những con chim biết hót của chúng ta Chim xanh là một trong số 76 loài chim biết hót tại Mỹ giảm số lượng đáng kể trong hai thập kỷ qua Không phải tất cả loài chim đều được gọi là chim biết hót, và tại sao chim hót là điều chưa được giải thích rõ Một vài nhà khoa học cho rằng chúng hót khi gọi bạn đời hoặc để cảnh báo nguy hiểm, nhưng hiện nay nhiều nhà khoa học cho rằng chúng hót hoàn toàn là do vui

Chim biết hót bao gồm chim bạc má, chim vàng anh, chim nhạn, chim nhại, chim chích, chim sẻ, chim hét Jeff Well, giám đốc National Audubon Society cho rằng, những con chim này đang gửi thông điệp cho chúng ta là môi trường của chúng ta đang có vấn đề, đang mất cân bằng” Những con chim biết hót có thể đang nói với chúng ta rằng không khí và nước quá ô nhiễm, hoặc chúng ta đang hủy hoại môi trường sống của chúng Loài người đang thu thập tranh Picasso và gìn giữ những tòa nhà thuộc về lịch sử Well chất vấn rằng “Chim biết hót là một phần của di sản thiên nhiên, vậy tại sao chúng ta sẵn sàng nhìn chúng bị hủy diệt hơn là để một tác phẩm nghệ thuật bị hủy diệt?”

Bất cứ tín hiệu nào mà chim biết hót gửi cho chúng ta về môi trường tự nhiên của chúng, tín hiệu đó ngày càng được ít lắng nghe Hãy lắng nghe khi bạn đi ra bên ngoài Mỗi một chúng ta, với tư cách cá nhân, doanh nghiệp, tiểu bang hay quốc gia cần làm bất cứ điều

gì có thể để có thể phát triển môi trường tự nhiên cho những loài chim biết hót đó Theo một báo cáo mới đây, 67 trong số 800 loài chim tại Mỹ đang gặp nguy hiểm, và 184 loài khác đang cần được bảo tồn Các loài chim ở Hawaii đang gặp nguy hiểm nhất

1.1.5.2 Rạn san hô (Coral Reefs)

Hãy là một quản lý môi trường tốt để bảo vệ rạn san hô Đại dương chiếm hơn 70%

Trang 30

Những tác động tàn phá từ việc đánh bắt cá lên môi trường sống đại dương cùng với

sự ô nhiễm đại dương gia tăng và sự nóng lên toàn cầu của đại dương đã tàn phá ngư trường, sinh vật biển, và các rạn san hô trên toàn thế giới Hậu quả của việc đánh bắt cá trong suốt thế

kỷ qua đã làm cho nguồn cá cạn kiệt, nguyên nhân sâu xa là do lòng tham của con người Đánh cá bằng lưới phá hủy rạn san hô và điều này được so sánh với việc đánh bắt sóc bằng cách chặt phá rừng; bởi vì đây những tấm lưới tàn phá những khu vực rất lớn của đại dương

Tỷ lệ lớn sinh vật biển bị đánh bắt bằng lưới là những loài còn non, và những loài khác thì bị giết hoặc bị vứt bỏ Sự nóng lên của đại dương do khí thải cacbon đioxin cũng giết chết hàng ngàn mẫu rạn san hô mỗi năm Tổng diện tích môi trường sống thủy sinh tại Mỹ được bảo vệ hoàn toàn chỉ khoảng 50 dặm vuông, so với 93 triệu mẫu nơi trú ẩn của động vật hoang dã và công viên quốc gia trên toàn đất liền nước Mỹ Một đại dương lành mạnh là yếu

tố cần thiết cho tương lai của nền kinh tế xã hội của một quốc gia, và cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới Mọi điều chúng ta làm ở đất liền đều kết thúc ở đại dương, do đó tất cả chúng ta phải trở thành những người phục vụ cho trái đất tốt hơn để có thể duy trì sự sống và chất lượng cuộc sống của loài người.20

1.1.6 Kết luận (Conclusion)

Theo sự phân tích cuối cùng, tiêu chuẩn đạo đức xuất phát từ lịch sử và tài sản kế thừa Tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta nền tảng đạo đức để xây dựng nên Ngay cả huyền thoại huấn luyện viên bóng đá Vince Lombardi cũng biết rằng có một số thứ còn đáng giá hơn sự chiến thắng, và ông ấy đã yêu cầu các cầu thủ của mình phải có ba sự trung thành: đối với Chúa, đối với gia đình, và đối với câu lạc bộ Green Bay Packers theo thứ tự như vậy Nhân viên, khách hàng và các cổ đông ngày càng trở nên ít khoan dung đối với những vi phạm đạo đức kinh doanh trong các công ty, và họ ngày càng đánh giá cao những công ty có đạo đức kinh doanh mẫu mực Thông tin được chia sẽ trên Internet ngày càng tăng tiết lộ cho chúng ta thấy những công ty mẫu mực chống lại những công ty vô trách nhiệm

Người tiêu dùng trên toàn quốc và trên toàn thế giới đánh giá cao những công ty thực hiện những yêu cầu về mặt pháp lý để có trách nhiệm xã hội, nhưng việc gắn bó với tất cả các luật, quy định là mục tiêu đầu tiên của bất cứ doanh nghiệp nào Một trong những cách tốt nhất để có trách nhiệm xã hội là tích cực gìn giữ và bảo tồn môi trường tự nhiên Ví dụ, để làm báo cáo phát triển bền vững hàng năm nhưng một báo cáo như vậy dựa trên những hoạt động cụ thể, nó khác xa với việc đảm bảo với các bên hữu quan rằng công ty xứng đáng với những gì họ hỗ trợ Đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển môi trường bền vững là những yếu tố có liên quan với nhau và là chiến lược chính của tất cả các tổ chức

Trang 31

_

1.1.7 Những thuật ngữ và khái niệm chính (Key Terms and Concepts)

Hối lộ (trang 314)

Sự hối lộ (trang 314)

Đạo đức kinh doanh (trang 311)

Tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh (trang

313)

Môi trường (trang 317)

Hệ thống quản lý môi trường (trang

321)

Tiêu chuẩn ISO 14000 (trang 320)

Tiêu chuẩn ISO 14001 (trang 320) Chính sách xã hội (trang 315) Trách nhiệm xã hội (trang 311) Phát triển bền vững (trang 311) Tiết lộ thông tin nội bộ (trang 313)

Chỉ ra 3 hoạt động kinh doanh tạo nên sự ăn hối lộ và 3 hoạt động khác không

Trang 32

7 Thái độ của các chiến lược gia đối với trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp như thế nào? Theo tỉ lệ sắp xếp từ 1 đến 10 từ quan điểm của Nader đến quan điểm của Friedman, thái độ của bạn đối với trách nhiệm xã hội theo mức độ nào?

8 Chính sách xã hội đối với nghỉ hưu ở những nước trên thế giới khác nhau như thế nào?

9 Doanh nghiệp nên thiết lập và thực hiện các chiến lược theo viễn cảnh môi trường Liệt kê 8 cách mà doanh nghiệp có thể thực hiện được điều này

10 Thảo luận những yêu cầu chính của 1 tổ chức quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

3 Saul Gellerman, “Tại sao quản lý „tốt‟ đưa đến những lựa chọn đạo đức tồi”, Bài luận

về kinh doanh của Harvard 64, số 4 (tháng 7 – tháng 8 năm 1986): 88

4 Peter Drucker, Quản Trị: Nhiệm vụ, Trách nhiệm và Thực hành (New York: Harper

11 Antonie Boessenkool, “Các nhà hoạt động kêu gọi thêm nhiều công ty có trách nhiệm

Trang 33

muốn các nguồn cung cấp, công nhân tham gia nỗ lực xanh”, Tạp chí Wall Street (tháng 2, 2007): A14; Jayne O'Donnell và Christine Dugas, “Nhiều nhà bán lẻ hành động vì môi trường – bảo tồn sinh thái”, USA Today (18 tháng 4 2007): 3B

12 Kerry Hannon, “Cơ hội xanh của doanh nghiệp rộng mở như phức tạp”, USA Today (2 tháng 1 năm 2009): 5B

13 Simona Covel, “Các công ty năng lượng thay thế phát triển ngay cả khi các công ty khác chựng lại”, Tạp chí Wall Street (13 tháng 1 năm 2009): B4

14 R Alsop, “Các công ty vẫn đặt lợi nhuận trên hết, nhưng các mối quan ngại xã hội ngày càng tăng lên”, Tạp chí Wall Street (năm 2001): B14; Jane Kim, “Các trường kinh doanh rút ra những bài học từ những cuốn sách giáo khoa nhẹ nhàng”, Tạp chí Wall Street (22 tháng 10 năm 2003): B2C; Beth Gardner, “Trường Kinh doanh bảo vệ môi trường”, Tạp chí Wall Street (tháng 6 năm 2007): B5A

15 Forest Reinhardt, “Đưa môi trường đến với trái đất”, Bài luận về kinh doanh của Harvard 64 (tháng 7 – tháng 8 năm 1999): 149-158; Christine Rosen, “Chiến lược môi trường và Lợi thế cạnh tranh”, Bài luận Quản lý California 43, số 3 (mùa xuân năm 2001): 8-15; Chris Woodyard, “Điều luật về sử dụng động cơ diesel sạch hơn đã có hiệu lực”, USA Today (29 tháng 9 năm 2006): 1B

16 Trích từ trang web www.iso14000.com và trang web www.epa.gov

17 Jim Carlton, “Hệ thống xe điện đã được kế hoạch” Tạp chí Wall Street (21 tháng 11 năm 2008): B2 Ngoài ra, “BYD giới thiệu chiếc xe điện đầu tiên của Trung Quốc”, Tạp chí Wall Street (5 tháng 12 năm 2013 ): B2 Rebecca Smith, “Hawaii đặt cược lớn vào xe điện”, Tạp chí Wall Street (3 tháng 12 năm 2008): A2

18 Amol Sharma, “AT & T đầu tư vào hạm đội xanh”, Tạp chí Wall Street (12 tháng 3 năm 2009): B3

19 Tom Brook, “Những con số giảm sút khiến nhiều chú chim thôi hót”, USA Today (11 tháng 9 năm 2001): 4A

20 John Ogden, “Duy trì sự đa dạng trong các đại dương”, Môi trường (tháng 4 năm 2001): 29-36

1.1.10 Đọc thêm (Current Readings)

Amram, Martha, và Nalin Kulatilaka “Bàn tay màu xanh vô hình: Cách để quyết định

cá nhân và thị trường có thể giảm khí thải hiệu ứng nhà kính” California Management Review (Mùa đông 2009): 194-218

Trang 34

Basu, Kunal, và Guido Palazzo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một phương

pháp mẫu mực cho việc tạo ra ý nghĩa” The Academy of Management Review 33, số 1

(Tháng 1 năm 2008): 122

Berron, Pascual, and Luis Gomez-Mejia “Hành động vì môi trường và thực thi bồi

thường: An Intergrated Agency-Institutional Perspective” Academy of Management Journal

52, số 1 (February 2009): 103-126

Cochran, Phillip L., and Robert Neal “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cai trị

doanh nghiệp, và thành quả tài chính: Bài học từ tài chính” Tầm nhìn kinh doanh 51, số 5

(Tháng 9 – tháng 10 năm 2008): 535

Hull, Clyde Eirkur, và Sandra Rothenburg “Thành quả công ty: Sự tương tác giữa

hoạt động xã hội của doanh nghiệp với sự phân biệt giữa công nghiệp và sự đổi mới” Tạp chí quản lý chiến lược 29, số 7 (tháng 7 năm 2008): 781

Kacmar, Michele “từ ban biên tập: Một câu đố về đạo đức” Academu of Management Journal (Tháng 6 năm 2009): 432-434

Kaptein, Muel “Thiết lập biện pháp xử lý cho hành vi vô đạo đức tại nơi làm việc:

triển vọng cho các bên hữu quan” Tạp chí quản lý (Tháng 2 năm 2009): 112-135

Kramer, Roderick “Cân nhắc lại sự tin cậy” Harvard Business Review (thangs 6 năm

2009): 68-78

Lim, Elizabeth, Shobha Das, và Amit Das “chiến lược đa dạng hóa, cấu trúc ngồn vốn, và khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998): bằng chứng từ các công ty Singapore”

Tạp chí quản lý chiến lược (tháng 6 năm 2009): 577-594

Love, E Geoffrey, và Matthew Kraatz “tính cách, sự tuân theo, hay điểm mấu chốt?

Việc thu nhỏ công ty ảnh hưởng đến danh tiếng công ty như thế nào và tại sao” Academy of Management Journal (tháng 4 năm 2009): 314-335

Peloza, John, and Loren Falkenberg “Vai trò của sự hợp tác để đạt được mục tiêu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp California Management Review (Spring 2009): 95-113

Puranam, Phanish, và Tangled Web.‟ Academy of Management Review (Tháng 1 năm 2009): 11-31

Thurson, Ken “Cuộc nói chuyện về hành tinh xanh” Harvard Business Review

(tháng 9 năm 2008): 58

Urbany, Joel E Thomas J Reynolds, và Joan M Phillips “Cách làm cho các giá trị

có giá trị trong mọi quyết định” MIT Sloan Management Review 49, Số 4 (Mùa hè năm

Trang 35

Webb, Justin, Laszlo Thihanyi, Duane Ireland, và David Sirmon, “Bạn nói bất hợp pháp, tôi nói hợp pháp: khả năng làm chủ doanh nghiệp trong nền kinh tế ngoài luồng”

Academy of Management Review (Tháng 7 năm 2009): 492-510

1.2 Cam kết học các bài tập (Assurance of Learning Exercise)

1.2.1 Cam kết học bài tập 10A (Assurance of Learning Exercise 10A)

McDonald có đạo đức kinh doanh không?

1.2.1.1 Mục đích của bài tập (Purpose)

Bài tập này nhằm mục đích giúp bạn làm quen với khái niệm “Đạo đức trong kinh doanh” Chúng ta sẽ xem xét về trường hợp của Starbucks (bạn có thể tham khảo thêm tại

http://www.starbucks.com/aboutus/SoBC_FY09_eng.pdf

Rồi sau đó so sánh với Tập đoàn McDonald, tại thời điểm tài liệu này được viết ra, Tập đoàn McDonald hoàn toàn không có một tài liệu nào về đạo đức kinh doanh của họ McDonald chỉ đưa lên website của họ một tuyên bố về trách nhiệm đối với xã hội (http://www.mcdonalds.com/usa/work/socialresp.html)

1.2.1.2 Hướng dẫn (Instructions)

Bước 1: Tải về 2 tài liệu đã nêu ở trên và đọc kĩ 2 tài liệu đó

Bước 2: Viết ra một mẩu giấy 3 điểm bạn thích nhất và 3 điểm bạn không thích nhất

của mỗi tài liệu trên Hay nói cách khác chính là bạn đang so sánh giữa hai khái niệm về

“Đạo đức kinh doanh” của 2 công ty trên Sau đó hãy chỉ ra điều mà bạn cho là hay nhất của mỗi công ty và tại sao bạn lại chọn như vậy?

Bước 3: Bạn hãy cho mọi người biết vì sao một quy tắc, đạo đức kinh doanh vẫn chưa

đủ để đảm bảo cho các hành vi đạo đức của một tổ chức Nếu được hãy chỉ ra một hoặc một vài ví dụ cụ thể mà bạn đã gặp / đọc được cho mọi người cùng hiểu

1.2.2 Cam kết học bài tập 10B (Assurance of Learning Exercise 10B)

Đạo đức về cài gián điệp vào các đối thủ cạnh tranh

1.2.2.1 Mục đích của bài tập (Purpose)

Bài tập sẽ tạo cơ hội cho bạn thảo luận về các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến việc nhiều công ty “cài người” vào công ty đối thủ để nắm được thông tin và cạnh tranh không lành mạnh Thu thập và sử dụng thông tin của đối thủ được xem là một lĩnh vực trong quản trị chiến lược mà các công ty Nhật Bản làm tốt các công ty của Mỹ rất nhiều

Trang 36

- E thay thế cho Ethical : phù hợp với đạo đức

- U thay thế cho Unethical: phi đạo đức

- L thay thế cho Legal: hợp pháp

- I thay thế cho Illegal: phạm pháp

1 Mua rác của đối thủ

2 Mổ xẻ - nghiên cứu sản phẩm của đối thủ

3 Lấy thông tin của đối thủ một cách nặc danh

4 Đếm xem đối thủ xuất bao nhiêu chuyến hàng rời cảng bốc

5 Nghiên cứu những bức ảnh chụp từ trên không của đối thủ (thường là chụp lén)

6 Phân tích hợp đồng lao động của công ty đối thủ

7 Phân tích quảng cáo tuyển dụng của đối thủ

8 Khảo sát khách hàng và đại lý về sản phẩm của đối thủ

9 Can thiệp vào việc quản lý kinh doanh và mối quan hệ với khách hàng của đối thủ

10 Khảo sát những nhà cung cấp về quy mô sản xuất của đối thủ

11 Giả làm khách hàng để tung ra hồ sơ dự thầu giả

12 Dụ dỗ khách hàng quan trọng của đối thủ tiết lộ thông tin quan trọng

13 Lấy thông tin từ nhân viên cũ của đối thủ

14 Tiếp cận với các chuyên gia tư vấn có thể là chuyên gia tư vấn cho đối thủ

15 Dùng nhiều cách để dụ dỗ nhân viên quản lý quan trọng của đối thủ sang công ty mình

16 Tiến hành những buổi phỏng vấn xin việc không có thật nhằm lấy thông tin từ những nhân viên của đối thủ

17 Sử dụng các cuộc họp trao đổi để kiểm tra trình độ kỹ sư của công ty đối thủ

18 Hỏi/ phỏng vấn những nhân viên tiềm năng đã từng làm việc hoặc từng là đối tác của công ty đối thủ

1.2.3 Cam kết học bài tập 10C (Assurance of Learning Exercise 10C)

Ai là người chuẩn bị những báo cáo phát triển bền vững cho công ty?

Trang 37

1.2.3.1 Mục đích của bài tập (Purpose)

Bài tập này sẽ giúp bạn xác định được tầm quan trọng và tỷ lệ của các báo cáo phát triển bền vững trong các công ty ở thành phố bạn sống

1.2.3.2 Hướng dẫn (Instructions)

Hãy tìm các liên hệ với các quản lý hoặc chủ của những công ty lớn ở khu vực bạn sinh sống và tìm kiếm cho mình câu trả lời cho những câu hỏi sau:

1 Công ty của ông / bà có báo cáo phát triển bền vững hay không? Ông / Bà có thể mô

tả về bản chất và phạm vi của báo cáo cho tôi được không?

2 Có bất cứ chỉ tiêu về môi trường nào trong việc đánh giá hiệu quả quản lý của nhà quản lý hay không? Nếu có hãy nêu rõ một vài tiêu chí

3 Các vấn đề về môi trường có ảnh hưởng lớn hơn các yếu tố về kỹ thuật hay các chức năng quản lý trong doanh nghiệp của Ông/ bà hay không?

4 Công ty của bạn có tổ chức những buổi hội thảo về môi trường làm việc cho người lao động hay không? Nếu có hãy mô tả chúng

Trang 38

CHƯƠNG 2 BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KINH DOANH

2.1 Đạo đức tốt là công việc cần thiết trong việc quản trị chiến lược

2.1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đưa ra

khái niệm về đạo đức kinh doanh trong một hội nghị khoa học vào năm 1974 (Marcoux, A.M (2006), “The concept of business in business ethics”, Journal of private enterprise”, April 1, 2006) Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh

luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng cũng như các giáo sư đại học ở Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà nghiên cứu , các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm về đạo đức kinh doanh Trước hết giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn Một mặt, xã h ội luôn mong muốn các công ty ta ̣o ra nhiều vi ệc làm lương cao, nhưng mặt khác, những công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao đ ộng Người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở thương ma ̣i la ̣i muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy đi ̣nh về bảo v ệ môi trường trong hoạt đ ộng sản xuất của ho ̣ Chính từ đó nảy sinh xung đ ột không thể tránh khỏi trong quan ni ệm về đa ̣o đức kinh doanh , do khác biệt về lơ ̣i ích của công ty với lợi ích của người lao đ ộng, người tiêu dùng và toàn xã hội

(Vickers, Mark R., “Business Ethics and the HR Role: Past, Present, and Future”, Human Resource Planning, January 1, 2005)

Cho đến nay , các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái ni ệm về đa ̣o đức kinh doanh, trong đó khái ni ệm sau có thể được coi là đơn giản nhất : “Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nh ận để phân đi ̣nh đúng sai , nhằm điều chỉnh hành vi của các

nhà kinh doanh” (Brenner, S N (1992), "Ethics Programs and Their Dimensions" Journal of Business Ethics, 11,391-399) Bên cạnh đó còn có các khái niệm khác:

 Stoner và các đồng tác giả (1995) đã định nghĩa rằng: “Đạo đức kinh doanh là quan tâm tới kết quả ảnh hưởng mà mỗi quyết định điều hành - quản trị tác động lên người

Trang 39

khác, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Đó cũng là việc xem xét quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, các nguyên tắc nhân văn cần tuân thủ trong quá trình ra quyết định và bản chất các mối quan hệ giữa con người với con người”

Nguồn: http://archive.saga.vn/dictview.aspx?id=13646

 Mạng kinh doanh trực tuyến www.bnet.com thì định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các hành vi được chấp nhận trong cả chiến lược và vận hành hàng ngày của tổ chức Phương thức hoạt động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành công và xây dựng

hình ảnh tích cực của doanh nghiệp” Nguồn:

http://ceoonline.vn/index.php/lanh-dao/dao-duc/88-allthingsd-wall-street-journal-parting-ways

 Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 2 tháng 8 năm 2009, thì “Đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thể đảm bảo trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng như đối với xã hội”

Hoàng, trang 279 lại khẳng định rằng: "Đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc luân

lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các hành vi được chấp nhận trong cả

chiến lược và vận hành hàng ngày của các tổ chức”

đức kinh doanh như sau: “Đạo đức không phải một tập hợp những nguyên tắc cố định, nhưng

là một tinh thần cởi mở thôi thúc suy nghĩ không ngừng trong việc đi tìm điều tốt (cho cộng

đồng và cho cá nhân)” Nguồn: http://www.global-ethic-now.de/

Ý thức được sự phức tạp củ a vấn đề , giáo sư Phillip V Lewis từ trường Đa ̣i ho ̣c Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu th ập được 185 đi ̣nh nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981 để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được đi ̣nh nghĩa ra sao trong các tài li ệu nghiên cứuvà trong ý thức của các nhà kinh doanh Sau khi tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa

ra khái ni ệm về đa ̣o dức kinh doanh như sau : “Đa ̣o đức kinh doanh là tất cả những quy tắc , tiêu chuẩn, chuẩn mực đa ̣o đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực

và sự trung thực (của m ột tổ chức ) trong những trường hợp nhấ t đi ̣nh” (Phillip V Lewis (1985), “Defining 'Business Ethics': Like Nailing Jello to a Wall”, Journal of Business Ethics

4 (1985) 377-383 0167-4544/85/)

Trang 40

Ferrels và John Fraedrich có m ột cách đi ̣nh nghĩa khác về đa ̣o đức kinh doanh : theo đó “Đa ̣o đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh”

Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cu ̣ thể là đúng hay sai , phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như c ộng đồng (Ferrels and John Fraedrich , Business ethics- Ethical decision making and cases, Houghton Mifflin Company, 2005)

Ngày nay đạo đức kinh doanh là cái đi xa hơn và cao hơn những vấn đề liên quan tới nghĩa vụ pháp lý cũng như sự lương thiện – vốn chỉ là những điều tối thiểu Những hành vi như trốn thuế, lừa đảo, làm ăn gian dối… không thuộc về đối tượng tư duy của đạo đức kinh doanh, vì đấy chỉ là những hành vi bất lương thuộc phạm vi kiểm soát và xử lý của luật pháp Theo chúng tôi, nền tảng xã hội của đạo đức kinh doanh không phải là lòng nhân từ hay lòng bác ái (mặc dù một nhà doanh nghiệp có tinh thần bác ái là người hoàn toàn đáng khâm phục

và luôn được mọi người trân trọng), mà là sự “liên đới” xã hội

Đạo đức kinh doanh là một chiều kích nội tại của hoạt động sản xuất-kinh doanh, hay nói cách khác, nó xuất phát từ bản thân hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải là một cái gì được cộng thêm vào hay bị áp đặt từ bên ngoài Bởi một lẽ đơn giản là hoạt động của doanh nghiệp bao hàm những mối quan hệ giữa những người lao động với nhau bên trong doanh nghiệp, cũng như giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội bên ngoài, và với môi

trường sinh thái – vốn là tài sản chung của loài người Quan điểm của chúng tôi “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh và luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung”

Chính vì vậy đạo đức kinh doanh là m ột da ̣ng đa ̣o đức nghề nghi ệp: Đa ̣o đức kinh doanh có tính đặc thù của hoa ̣t động kinh doanh – do kinh doanh là hoa ̣t động gắn liền với các

lơ ̣i ích kinh tế, do vậy khía ca ̣nh thể hiện trong ứng xử về đa ̣o đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi tro ̣ng hi ệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụn g sang các lĩnh vực khác như giáo dục , y tế hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng , cha me ̣, con cái thì đó la ̣i là những thói xấu bi ̣ xã h ội phê phán Song cần lưu ý rằng đa ̣o đức , kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

2.1.2 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và

Ngày đăng: 21/07/2015, 22:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. LÊ THỊ HOÀI AN Chương 1: Bài dịch chương 10 “PART 5 KEY STRATEGIC - MANAGEMENT TOPICS”Mục 1.1.4 – Mục 1.1.8; 1.1.10 và những phần còn lại Thực hiện Powerpoint Sách, tạp chí
Tiêu đề: PART 5 KEY STRATEGIC - MANAGEMENT TOPICS”
2. PH Ạ M TH Ị TH Ù Y G IA N GChương 1: Bài dịch chương 10 “PART 5 KEY STRATEGIC - MANAGEMENT TOPICS”Mục 1.1.1 – Mục 1.1.3; 1.1.9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PART 5 KEY STRATEGIC - MANAGEMENT TOPICS”
5. Đ À O NG U Y ỄN TU Ấ N A NHChương 2: Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh – Mục 2.3 6. V Õ QU Ố C HU Y Chương 2: Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xãhội và phát triển bền vững trong kinh doanh – Mục 2.4 7. N G U Y ỄN TH Ị TH Ắ M Chương 2: Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục 2.3 "6. V Õ QU Ố C HU Y Chương 2: Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh – "Mục 2.4
3. TR Ầ N TH Ị PH I H Ồ N G Chương 2: Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh – Mục 2.1 Thực hiện Powerpoint và thuyết trình Khác
4. N G U Y ỄN TH Ị TH A N H TÚChương 2: Bàn về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững trong kinh doanh – Mục 2.2 Tổng hợp, chỉnh sửa bài và thuyết trình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w