Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
180 KB
Nội dung
Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do đề cập tới chủ đề. Cùng với quá trình hội nhập của đất nước, Nông nghiệp, Nông thôn Việt Nam cũng đang từng bước đổi mới. Sản xuất hàng hóa từ chỗ tự cấp tự túc đã chuyển sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mọi nguồn lực đầu vào trong đó quan trọng nhất là đất cũng dần mang tính thị trường. Thị trường đất đai nói chung hình thành và phát triển trước khi luật Đất đai năm 1993 được ban hành. Thị trường đất nông nghiệp , nông thôn phát triển mạnh cùng với quá trình chuyên môn hóa sản xuất theo hộ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước đang có những nchính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đòi hỏi nhiều diện tích đất cho phát triển các khu công nghiệp , khu chế xuất thì vấn đề đất đai nông nghiệp, nông thôn lại càng trở nên bức thiết. Để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp- nông thôn đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giúp người nông dân chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, vay vốn để mở rộng quy mô . Chính sách này tác động ra sao tới đời sống của bà con nông dân nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung, chúng tôi đi tìm hiểu chuyên đề: “ Bản chất và tác động của chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân. - Thảo luận thực tiễn vấn đề cấp sổ đỏ cho nông dân trên thế giới và ở nước ta. - Đề xuất định hướng chính sách 1 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 1.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Giai đoạn từ khi luật đất đai 1993 được ban hành cho tới nay. - Không gian: Trên phạm vi cả nước ( chủ yếu là nông thôn Việt Nam) , ngoài ra còn đề cập tới một số nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác trên thế giới. Chủ đề nghiên cứu: Nghiên cứu về bản chất của chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân và những tác động của nó. 1.4. Phương pháp thu thập thông tin Dựa trên nguồn thông tin đã công bố , có sử dụng những thông tin mới. 1.5. Phương pháp phân tích chính sách - Phân tích thặng dư người sản xuất - Phân tích thặng dư người tiêu dùng - An sinh xã hội. 2 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm. Với mọi quốc gia, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước đóng vai trò là đại diện chủ sở hữu. Về quyền sử dụng thì tùy theo hoàn cảnh xã hội và chính trị của mỗi quốc gia mà trao quyền sử dụng, quản lý cho cá nhân, cho các hộ ở các mức độ khác nhau. Quyền sở hữu: Bao gồm quyền quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng: Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất: Là quyền của người chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất, chuyển nhượng, mua, bán, cho thuê vv. Đây là một trong ba quyền của chủ sở hữu. Sổ đỏ: Là GCN quyền sử dụng đất cấp theo Nghị định 181 (29-10-2004) của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003 . Giấy hồng: Là GCN quyền sở hữu nhà ở và GCN quyền sở hữu công trình xây dựng cấp theo Nghị định 95 (15-7- 2005) của Chính phủ . Giấy xanh: Là GCN đăng ký BĐS dùng để đăng ký tài sản gắn liền với đất. Chính sách cấp sổ đỏ: Nằm trong luật Đất đai, nhằm trao quyền sử dụng đất hợp pháp vào tay người dân. 2.2. Đặc điểm 3 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 Chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân nhằm hiện thực hóa quyền sử dụng đất của người nông dân đã được quy định trong Luật đất đai do chính phủ ban hành. Tính từ năm 1987 trở lại đây, Việt Nam đã ban hành 5 Bộ Luật về đất đai. Bộ luật đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1987 Gồm 6 chương và 57 điều trong đó có điều khoản quy định: - Giao đất cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và cá nhân để sử dụng lâu dài vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; - Giao đất chưa sử dụng cho các tổ chức và cá nhân sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; - Giao đất khu dân cư nông thôn cho nhân dân làm nhà ở theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương xét duyệt. Việc chuyển quyền sử dụng đất đai chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; - Khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá nhân thoả thuận đổi đất cho nhau để tổ chức lại sản xuất; - Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn còn tiếp tục sử dụng đất đó. Bộ luật đất đai năm 1993( và luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001) Là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai là tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.Bộ luật này ra đời đã khắc phục nhiều những bất cập của bộ luật năm 1987, gồm 7 chương và 89 điều. 4 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 Trong bộ luật này có điểm tiến bộ hơn bộ luật trước là : Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định sau đây: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương phát hành; - Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Chính phủ quyết định giao đất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không cùng một tổ chức sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân. Luật Đất đai năm 2003 Quy định Nhà nước giữ quyền định đoạt cao nhất đối với đất đai bằng việc thực hiện những quyền năng cụ thể là: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định thời hạn sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, định giá đất. Trên cơ sở đó, Luật Đất đai đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và của từng cấp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện. Nhà nước có quyền hưởng lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai, như thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất;, thuế thu nhập từ chuyển 5 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của họ đối với chủ sở hữu đất đai. Với việc làm rõ vai trò của Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Luật Đất đai đã phân định rõ ranh giới giữa quyền của chủ sở hữu đất đai với quyền của người sử dụng đất, nâng cao nhận thức của người sử dụng đất về nghĩa vụ của họ đối chủ sở hữu đất đai (http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=5505(23/12/2003)) Bộ luật đất đai mới nhất đang được quốc hội thảo luận và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2015. Trong bộ luật này, chính phủ dự kiến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sắp xếp công ăn việc làm của người bị thu hồi đất Ngoài ra sẽ đổi mới hệ thống tài chính đất đai, thực hiện miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính cho những người được cấp “giấy đỏ” lần đầu. Nhìn chung chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp và nông thôn của chính phủ là hoàn toàn phù hợp với giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình sửa đổi và ban hành luật mới, chính phủ đã quan tâm sát hơn tới lợi ích của người nông dân . Mặc dù vậy, dù chặt chẽ tới đâu, những bộ luật, những chính sách này cũng vẫn còn những bất cập, thiếu sót cần bổ sung và tiếp tục điều chỉnh. Có thể nêu ra một số dẫn chứng , trong năm 2007 và đầu năm 2008 xảy ra khá nhiều vụ người dân gởi đơn thư khiếu nại có liên quan tới quyền tài sản, nhà đất của người dân, việc đền bù, giải tỏa, chuyển đất ruộng thành đất kinh doanh vv. Người dân từ nông thôn kéo nhau lên tận thành phố để khiếu kiện tập thể gây búc xúc trong dư luận. Hay xoay quanh việc giao đất cho nông dân. Tại sao có thể giao đất cho những nhà tư bản ( trong và ngoài nước) tới 50 năm mà ruộng đất 6 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 giao cho nông dân bị giới hạn canh tác trong 20 năm, hay các nhà tư bản có quyền có quyền tùy nghi khai thác, chuyển đổi mục đích sử dụng trong khi người nông dân chỉ được trồng trọt , cấy cày trên mảnh đất được giao đó. Trên đây là một số đặc điểm về chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân nói riêng và chính sách về đất đai nói chung. Có những đổi mới tích cực, xong cũng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục . 2.3. Nhân tố ảnh hưởng Có khá nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp và nông thôn, trong đó có một số nhân tố chính như sau : SĐ1: Sơ đồ nhân tố tác động Chính sách Cơ quan ban hành CS Người tiếp nhận CS Biến động của nền kinh tế Đơn vị thực thi CS Nông dân Người dân nông thôn ĐVSXKD NN Kinh tế phát triển Giá cả biến động Cơ cấu ngành thay đổi 7 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 Đơn vị ban hành Luật, chính sách: Chính phủ là người đề ra Luật, chính sách, sau đó đưa ra quốc hội để bàn bạc thảo luận có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cử tri . Khi đã thống nhất , thủ tướng chính phủ là người ký quyết định ban hành. Đơn vị thực thi chính sách: Là các sở TNMT & NĐ , UBND các tỉnh, thành phố Người tiếp nhận chính sách: Là mọi cá nhân tổ chức có quốc tịch Việt Nam, hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt nam, những cá nhân , tổ chức nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam đã có sự đồng ý của những cơ quan có thẩm quyền phía Việt nam mà công việc của họ có liên quan tới đất đai nông nghiệp và nông thôn Nhóm nhân tố thứ tư là sự biến động của nền kinh tế. Sự thay đổi về tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế quốc dân, sự biến động của giá cả , quá trình thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa vvv đều ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình ban hành và thực thi chính sách. 2.4 Tác động của chính sách SĐ 2: Đối tượng chịu tác động của chính sách Chính sách Thặng dư người TD An sinh XH Thặng dư người SX Nông nghiệp Nền kinh tế 8 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 Nền kinh tế là hệ thống các hoạt động của con người liên quan tới sản xuất, phân phối, trao đổi hàng hóa dịch vụ trong một quốc gia hoặc một khu vực địa lý nhất định. Người sản xuất ở đây không chỉ là người nông dân mà còn là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ vv Người tiêu dùng cũng không đơn thuần là người dân mà còn là những đơn vị sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng. An sinh xã hội là lợi ích tổng thể mà xã hội đạt được ( tổng thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng ) Thặng dư người tiêu dùng là sự chênh lệch giữa lợi ích của người đó khi tiêu dùng một đơn vị sản phẩm hàng hóa với chi phí mà anh ta bỏ ra. Thặng dư người sản xuất là phần chênh lệch giữa chi phí mà người đó bỏ ra với phần anh ta thu được. Mô hình tác động của chính sách tới thặng dư người sản xuất và tiêu dùng P 1 P 2 S 1 S 2 D P Q Q 2 a b c d e f 9 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 PHẦN III: THỰC TIỄN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 3.1.Đặc điểm ở Việt Nam 3.1.1. Kinh tế- Xã hội Nền kinh tế Việt nam từ trước tới nay vẫn luôn lấy nông nghiệp là chủ đạo. Mặc dù trong quá trình phát triển của đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, nhường chỗ cho phát triển công nghiệp thương mại dịch vụ, xong những đóng góp của nó vẫn rất lớn. Nông nghiệp Việt Nam có khá nhiều điều kiện để phát triển, đặc biệt là khí hậu và thổ nhưỡng. Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long là hai khu vực sản xuất chính với sản lượng khá cao. Mặc dù vậy, kỹ thuật canh tác cùng với công nghệ lạc hậu là hai nguyên nhân chính dẫn tới sự lãng phí tài nguyên .Chất lượng nông sản không cao. Nông sản Việt nam xuất khẩu chủ yếu chỉ là nhiều về mặt số lượng còn chất lượng chưa cao, mẫu mã còn kém, chưa xây dựng được thương hiệu. Các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu là chè, cao su, cà 10 [...]... chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp và nông thôn ở nước ta 3.3 Tác động của chính sách 3.3.1 Tác động tới Nông nghiệp 17 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 Chính sách Nông nghiệp Tập trung ruộng đất Thu hút đầu tư Quy mô SX mở rộng NS cây trồng cao CSHT nông thôn phát triển Giải quyết lao động SL ổn định BĐ 3: Tác động tích cực của chính sách tới Nông nghiệp Chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông. .. hỏi và áp dụng vào thực tế của nước mình 21 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 22 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 PHẦN IV: KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta đã hiểu được bản chất của chính sách cấp sổ đỏ chính là trao quyền sử dụng đất nông nghiệp, nông thôn và tài sản trên đất tới tận tay người nông dân Với chính sách này, người dân được đảm bảo về mặt pháp lý với tài sản của. .. sự tồn vong của mỗi triều đại đều liên quan đến nông dân và đất đai Chính sách này sẽ có lợi cho sự ổn định nông thôn và giành được trái tim nông dân Lấy câu nói của sử thi Zhang Lifan là câu kết, chính sách đất đai của Trung Quốc là phù hợp với định hướng của một nước XHCN , đồng thời thúc đẩy nền NN phát triển mạnh mẽ 3.4 Nhận xét Nhìn chung chính sách cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp nông thôn đều... việc làm thủ tục cho dân còn chậm Nhiều cán bộ không hướng dẫn cụ thể cho dân mà chỉ phổ biến chung chung như kiểu “ mang con bỏ chợ” - Thứ ba là do phía người dân Đối tượng chính của chính sách này là người nông dân Trình độ dân trí là một trở ngại lớn trong việc thực thi chính sách 14 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 Bảng 1: Số lượng hộ gia đình phân theo nguồn biết về chính sách đất đai Hộ... giá đất nông nghiệp dao động từ 162.000 đồng tới 189.000đồng/ m2 (http://www.dongnai.gov.vn/thong_tin_KTXH/qui_hoach/mlnews.2008-01-08) Kinh phí làm thủ tục cấp sổ đỏ quá cao làm người dân không thể lo nổi Sự không nhất quán giữa các chính sách cũng là một tác nhân khá lớn Chính sách giao đất cho nông dân trong thời hạn 20 năm làm cho người dân không yên tâm sản xuất, thêm vào đó ngay khi có sổ dỏ đi... lượng lao động dư thừa Những tác động tiêu cực mà chính sách đem lại cho nông nghiệp là: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đất nông nghiệp giảm vì người dân thế chấp, chuyển nhượng, hoặc bán đất nông nghiệp để chuyển hướng sang kinh doanh, làm dịch vụ dẫn tới tình trạng thiếu hụt lương thực 3.3.2 .Tác động tới nền kinh tế Những lợi ích mà chính sách đem lại cho nền nông nghiệp cũng chính là... hệ thống các nước XHCN là Trung Quốc Chính sách mà Trung Quốc áp dụng để phát triển NN là khuyến nông đi đôi với tăng quyền của nông dân Điểm cốt lõi của chính sách này là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho những nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp, miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố “quyền... vốn vào công ty nông nghiệp Việc nông dân được phép bán đất sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn với công nghệ canh tác hiện đại Với những nông dân muốn chuyển ra thành thị sinh sống, chính sách mới sẽ cho họ bán đất để ra thành phố với một khoản vốn khởi 20 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 nghiệp Ngoài ra, một hệ thống cơ quan hành chính mới, chuyên về quản lý đất nông. .. thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn đầu tư, cho tặng, bảo lãnh quyền sử dụng đất Để có các quyền trên, các hộ và các cá nhân phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Do đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất- sổ đỏ là một chính sách cần phải làm của Chính phủ Chính sách sổ đỏ cho người dân góp phần cải thiện tính hiệu quả lẫn tính công bằng Theo báo cáo từ các địa phương cho biết,... giá một cách chính xác hơn, tránh thiệt thòi cho họ trong quá trình giao dịch;việc thế chấp để vay vốn ngân hàng cũng dễ dàng hơn vì ngân hàng coi sổ đỏ là “lá bùa” của mình… 16 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 Lý do mà người dân không đến nhận sổ đỏ : Đó chính là “tiền và phiền” Có nhiều người dân không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho những nghĩa vụ tài chính như phí địa chính, lệ phí . và nông thôn ở nước ta. 3.3. Tác động của chính sách 3.3.1. Tác động tới Nông nghiệp. 17 Báo cáo chính sách nông nghiệp- Nhóm 16 BĐ 3: Tác động tích cực của chính sách tới Nông nghiệp Chính sách. . Chính sách này tác động ra sao tới đời sống của bà con nông dân nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung, chúng tôi đi tìm hiểu chuyên đề: “ Bản chất và tác động của chính sách cấp sổ đỏ cho. đỏ cho nông dân 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách cấp sổ đỏ cho nông dân. - Thảo luận thực tiễn vấn đề cấp sổ đỏ cho nông dân trên