Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm đối với nền kinh tế của các nước
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 03
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 04
I KHÁI NIỆM LÃI SUẤT 04
1 Khái niệm 04
2 Đặc điểm 04
II CÁC LOẠI HÌNH LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 05
1 Các loại hình lãi suất 05
2 Các loại chính sách lãi suất 06
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT 07
1 Mức lạm phát kỳ vọng 07
2 Đầu tư 08
3 Thuế thu nhập 08
4 Ngân sách của chính phủ 09
5 Các yếu tố khác của đời sống xã hội 09
IV VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ 09
1 Vai trò Vĩ mô 09
2 Vai trò Vi mô 12
CHƯƠNG II SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 13
I Thực trạng chính sách lãi suất và diễn biến lãi suất tại Việt Nam thời kỳ từ năm 2000 đến nay 13
Trang 21 Thời kỳ trước tự do hoá lãi suất 13
2 Thời kỳ từng bước tự do hoá lãi suất 14
II Sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay 18
III Dự báo ảnh hưởng và thay đổi của chính sách lãi suất tới nền kinh tế thị trường Việt Nam sau khi gia nhập WTO 21
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI 23
I GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 24
1 Hoàn thiện cơ chế tự do hoá lãi suất bằng VNĐ 24
2 Nâng cao hiệu quả của các công cụ lãi suất 26
II GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN VÀ CƠ SỞ CHO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT 29
III KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 30
1 Từ thất bại của Hàn Quốc từ năm 1988 30
2 Bài học đối với Việt Nam 31
KẾT LUẬN 33 Danh mục các tài liệu tham khảo
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm đối với nền kinh tế của các nước Ở ViệtNam, Ngân hàng Nhà nước đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ lãi suấtnhắm tác động tích cực đến nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi Sau nhữngthất bại kinh tế giai đoạn từ năm 1998 đến trước năm 2004, việc hạ lãi suất đểkích thích đầu tư cũng hầu như không có hiệu quả Cho đến năm 2004, saunhững nỗ lực vực dậy, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những bước phục hồitạo cơ sở cho việc tiếp tục phát triển, đổi mới hệ thống tài chính, cải cách chínhsách lãi suất
Hiện nay, chúng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công cụ lãi suất trongnền kinh tế, tác động và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế trong bốicảnh đất nước đang tham gia ngày càng xâu rộng hơn và liên kết khu vực và hội
nhập quốc tế Với đề tài “Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi
suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2000 đến nay tại Việt Nam”
nhằm nghiên cứu sâu hơn về lãi suất và chiều hướng diễn biến của nó
Nội dung đề tài gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về lãi suất và chính sách lãi suất.
Chương II: Sự ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường
tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Chương III: Giải pháp để hoàn thiện chính sách lãi suất trong thời gian sắp
tới
Đề tài cố gắng phác thảo một cách chung nhất về những gì liên quan đến lãisuất và những vấn đề cần thiết đặt ra trong hoàn thiện chính sách lãi suất tại ViệtNam Em rất mong có được ý kiến của các thầy, cô giáo để đề tài được hoànthiện hơn Em xin chân thành cám ơn!
Trang 4Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về lãi suất Lãisuất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng – giá cả củaquan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệhoặc các dạng thức tài sản khác nhau Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả chongười cho vay một khản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần
trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất Theo Sammuelson: “Lãi suất
là giá của người đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoản thời gian xác định”.
2 Đặc điểm
Tính cạnh tranh: Lãi suất huy động vốn hình thành trên cơ sở cạnh tranh
giữa các Ngân hàng thương mại(NHTM), Tổ chức tín dụng(TCTD)… Tính cạnh
Trang 5tranh của lãi suất càng được thể hiện rõ khi hệ thống các tổ chức tham gia vàcung cấp tín dụng ngày càng nhiều Mức lãi suất phải hấp dẫn thì mới thu hútđược khách hàng tham gia Do vậy, mỗi NHTM, TCTD muốn phát triển được hệthống của mình đều phải đưa ra được một mức lãi suất có khả năng cạnh tranhđối với các NHTM, TCTD khác nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình.
Tính linh hoạt: Lãi suất tín dụng hình thành một cách linh hoạt, nhạy bén,
thích ứng với mọi hoàn cảnh, đối tượng Sự thay đổi thường xuyên của chínhsách tín dụng phù hợp với sự biến đổi của cung, cầu về vốn vay, tỷ lệ lạm phát,thu chi Ngân sách Nhà nước, yếu tố tâm lý của người đi vay và người cho vaytrên thị trường tài chính
II CÁC LOẠI HÌNH LÃI SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT
1 Các loại hình lãi suất
Lãi suất có thể có nhiều cách phân chia khác nhau như phân loại theo nội tệ
và ngoại tệ, phân theo nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD, phân loại theo thờigian hay phân loại theo nội dung kinh tế Ở đây, ta chia lãi suất trên thị trườngtheo các nhân tố tác động thành 2 nhóm:
Lãi suất thị trường tự do, thay đổi do ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu trên thị trường: Bao gồm lãi suất các loại tín phiếu kho bạc, tiền gửi, chứng chỉ
tiển gửi (L/C), lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng, lãi suất của các khoản tíndụng ngắn hạn của các NHTM cho các doanh nghiệp vay, là mức lãi suất caonhất trên thị trường tiền tệ, lãi suất của các NHTM lớn áp dụng cho các doanhnghiệp có uy tín là mức lãi suất thấp nhất trên thị trường này và thường gọi là lãisuất cho vay cơ bản(Prime Rate Bank Loans)
Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố: Được xác định dựa trên quan hệ
cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước xác định tuỳ thuộcvào mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô… Bao gồm: lãi suất
Trang 6chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất định hướngtrên thị trường liên Ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở…
2 Các loại chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất trần: Chính sách lãi suất trần là chính sách chỉ ấn định
lãi suất cho vay tối đa Chính sách này khuyến khích việc huy động vốn và tăngkhả năng kiểm soát của chính phủ Chính phủ đưa ra một mức lãi suất nhất định
và áp đặt chung cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế
Chính sách lãi suất cố định: Lãi suất cố định là lãi suất mà Ngân hàng Nhà
nước khống chế NHTM cả về lãi suất huy động và lãi suất cho vay Theo chínhsách này thì sẽ không có sự cạnh tranh về lãi suất trên thị trường tài chính tíndụng và do đó không thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Chính sách lãi suất tự do: Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà
chính phủ sẽ can thiệp khi mức lãi suất vượt quá mức lãi suất chung.Lãi suấttăng giảm hoàn toàn do những biến đổi trong cung và cầu về vốn vay trên thịtrường.Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo.Như Việt Nam thì hiện tại chúng ta đang sử dụng chính sách lãi suất thoả thuận.Các TCTD được sử dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động thươngmại, thay thế cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng VNĐ Về dài hạn thì việcxoá bỏ “trần” lãi suất cho vay khiến các TCTD có thể mở rộng phương thức huyđộng vốn, cho vay và huy động với mức lãi suất phù hợp với cung cầu trên thịtrường tín dụng Điều này đặc biệt có lợi đối với các tổ chức kinh tế và ngườisản xuất ở khu vực nông thôn, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đangnhanh hơn nhiều so với tăng trưởng huy động vốn Theo như NHNN, cơ chế lãisuất này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho công cuộc cải cách hệ thống Ngânhàng theo định hướng thị trường Theo đó sẽ xoá bỏ những “dị biệt” trong hệthống Ngân hàng Việt Nam để dần tiến tới hội nhập thị trường tín dụng Quốc tế
Trang 7Chính sách lãi suất ưu đãi: Chính sách lãi suất ưu đãi là chính sách dành
cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, gia đình chính sách với lãisuất thấp.Việc thực hiện chính sách này làm người đi vay không hoặc ít chú ýđến hiệu quả dẫn đến việc dùng vốn đổ vào những dự án không mấy hiệuquả.Điều đó không giúp tăng trưởng vốn và phần lớn chính sách này lấy từNgân sách nhà nước.Các đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi thường lànhững hộ nghèo,các khu vực ở vùng sâu vùng xa, hải đảo, miền núi Việc vayvốn với lãi suất ưu đãi tuy tạo điều kiện cho người vay, nhưng lại hạn chế pháttriển thị trường vốn vay
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT
Trong các nền kinh tế thị trường, nhà nhà nước chỉ đóng vai trò là người điềutiết vĩ mô, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian Các nước cónền kinh tế thị trường chủ yếu theo đuổi chính sách tự do hoá tài chính, do vậy
cơ chế hình thành lãi suất chủ yếu dựa trên cơ chế thị trường Đó là sự thay đổi
về cung-cầu của vốn vay ảnh hưởng tới sự hình thành và biến đổi lãi suất trên thịtrường
Cung về vốn vay bắt nguồn từ những người có thu nhập dôi ra mà họ muốntiết kiệm và cho vay kiếm lời, qua đó cho thấy rằng tiết kiệm là nguồn cung vềvốn vay Còn cầu về vốn vay bắt nguồn từ các hộ gia đình và các doanh nghiệpmuốn vay tiền để đầu tư, mua nhà đất hay xây dựng nhà máy Như vậy, đầu tư
là nguồn gốc làm phát sinh nhu cầu về vốn vay
Trên thị trường có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi về cung vàcầu vốn vay, dưới dây ta chỉ phân tích những tác nhân có ảnh hưởng quan trọngđến đường cung và đường cầu về vốn vay, qua đó tác động đến lãi suất
1 Mức lạm phát kỳ vọng
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất
sẽ có xu hướng tăng
Trang 8Ta thấy rằng : Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát
Do đó, để duy trì lãi suất thực tế không giảm, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãisuất danh nghĩa cũng phải tăng lên tương ứng
Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng, công chúng sẽ chuyển phần tiết kiệm củamình sang dự trữ hàng hóa hoặc các dạnh thức tài sản phi tài chính khác nhưvàng, ngoại tệ mạnh hơn là cho vay Điều đó làm giảm cung về vốn vay, qua đólàm dịch chuyển đường cung sang trái và làm lãi suất tăng lên Ngược lại, tathấy rằng, nếu lạm phát dự tính có xu hướng giảm thì sẽ làm cho lãi suất giảmxuống
2 Đầu tư
Đầu tư là nhân tố tác động trực tiếp đến lượng cầu về vốn vay Khi Nhà nước
có các chính sách khuyến khích về đầu tư, ví dụ như nhà nước giảm thuế lợi tứccông ty, nó có khuyến khích doanh nghiệp vay tiền và đầu tư nhiều hơn vào tưbản mới Qua đó làm thay đổi đầu tư tại mọi mức lãi suất và làm thay đổi đếncầu về vốn vay Nhu cầu vay vốn tăng lên, đường cầu về vốn vay dịch chuyểnsang bên phải và làm cho lãi suất tăng lên Ngược lại, các chính sách của chínhphủ làm kìm hãm đầu tư sẽ là nhân tố làm giảm lãi suất
3 Thuế thu nhập
Thuế thu nhập luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá
cả hàng hóa Thông thường người ta quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế hơn
là thu nhập danh nghĩa Nên khi thuế thu nhập tăng lên, nó làm giảm đi mộtphần thu nhập của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng haynhững người tham gia chứng khoán Nghĩa là khi thuế thu nhập tăng, phần tiếtkiệm của các cá nhân và tổ chức sẽ giảm đi, do đó lượng tiền cho vay trên thịtrường sẽ giảm đi Qua đó làm giảm cung về vốn vay, đường cung vốn vay dịchchuyển sang trái, lãi suất tăng lên Ngược lại, khi thuế thu nhập giảm đi sẽ lànhân tố làm giảm lãi suất
Trang 94 Ngân sách của chính phủ
Ta biết rằng :
Tiết kiệm quốc dân = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm Chính phủ.
Khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn thu nhập từ thuế, tình trạng thâm hụt ngânsách làm giảm tiết kiệm quốc dân, cung về vốn vay giảm, đường cung vốn vaydịch chuyển sang trái và làm tăng lãi suất cân bằng Bên cạnh đó, Chính phủ bộichi ngân sách như vậy sẽ tác động đến tâm lý dân chúng về sự gia tăng của lạmphát và nó sẽ gây sức ép làm tăng lãi suất
5 Các yếu tó khác của đời sống xã hội
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất trên thị trường còn chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố về đời sống xã hội khác như: sự đa dạng của các công
cụ tài chính, sự thay đổi trong cơ cấu chứng khoán, sự phát triển của các thể chếtài chính trung gian, hiệu suất sử dụng vốn trong các thời kỳ khác nhau donhững thay đổi trong công nghệ và sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh
tế, và cả các biến động về kinh tế, chính trị, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lãisuất
IV VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ
Lãi suất là một trong những biến số được quan tâm chặt chẽ nhất trong nềnkinh tế,bởi lãi suất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi chúng ta
mà còn là một chỉ số đo lường sức khỏe của nền kinh tế Có thể khái quát vai tròcủa lãi suất qua 2 nội dung là vai trò vĩ mô và vai trò vi mô:
1 Vai trò Vĩ mô
Đối với Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Sự biến động của lãi suất trong quá trình điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nướctác động đến nhiều mặt của nền kinh tế như đầu tư,tiêu dùng ,tiết kiệm,tỷ giá…qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước
Trang 10Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể tiếnhành bất cứ việc gì nếu họ muốn trong khuôn khổ pháp luật,miễn là họ cóphương tiện thanh toán.Vì vậy bằng cách kiểm soát giá bán và mua quyền sửdụng tiền tức lãi suất, Ngân hàng Nhà nước ở bất kì quốc gia nào cũng có thể chiphối dược sự tăng trưởng nền kinh tế Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Nhànước có thể làm yếu đi khả năng cho vay của các Ngân hàng thương mại và do
đó thực hiện chính sách tiền tệ, giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mởrộng sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng Cũng như vậy, bằngcách sử dụng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước có thể tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển Hoặc muốn kìm hãm tốc độ phát triển hay đẩy mạnh phát triển mộtngành nào đó,Ngân hàng Nhà nước có thể tăng hoặc giảm lãi suất cho vay đểthu hẹp hay mở rộng đầu tư ở ngành này
Bên cạnh vai trò hướng dẫn điều hành nền kinh tế, lãi suất tín dụng còn đóngvai trò tích cực trong kìm chế lạm phát Tháng 3 năm 1989, Việt Nam chủtrương áp dụng chế độ siêu lãi suất tiền gửi đã nhanh chóng đem lại kết quả làchặn đứng lạm phát: từ 7% trong tháng 1; 9,2% trong tháng 2 đã giảm xuống4,5% trong tháng 3; 3,5% trong tháng 4 và tiếp tục giảm trong những tháng sau.Điều này khẳng định sức mạnh của công cụ lãi suất trong điều tiết nền kinh tế ởtầm vĩ mô dù có gây nên hiệu ứng tiêu cực đến hoạt động kinh tế Từ năm 1989đến nay, chính sách lãi suất luôn được sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế ở ViệtNam Sau khi đã kiềm chế và giữ được lạm phát ở mức độ ổn định, Ngân hàngNhà nước đang thực hiện hạ thấp dần khung lãi suất để khuyến khích hoạt độngđầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,khôi phục kinh tế
Có thể nói chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ của nhànước nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kích thích, điều tiết và hướng dẫn sản suấtkinh doanh của các đơn vị kinh tế Lãi suất cho vay được sử dụng để mở rộngcung ứng tiền tệ, thu hẹp đầu tư và kiềm chế lạm phát
Trang 11Thực hiện vai trò đòn bẩy kinh tế, lãi suất sẽ được điều chỉnh cho phù hợpvới mục tiêu kinh tế ở những giai đoạn khác nhau Những ưu đãi về lãi suất, vềđiều kiện cung ứng tín dụng và thanh toán là công cụ của nhà nước nhằmkhuyến khích các doanh nghiệp vào các loại sản phẩm cần ưu tiên trong chiếnlược phát triển kinh tế Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước chậmphát triển muốn có những bước nhảy vọt để đi ngay vào công nghệ hiện đạitrong thời đại hiện nay Như vậy, có thể coi lãi suất là công cụ trực tiếp củachính sác tiền tệ Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiềncung ứng trong lưu thông, từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.Một sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành lãi suất sẽ tác động đến lượng tiềntrong lưu thông, đặc biệt là lượng tiền cung ứng của các ngân hàng vào lưuthông vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của các ngânhàng.Việc mở rộng khung lãi suất, hoặc tăng trần lãi suất đối với cơ chế điềuhành lãi suất cũ hoặc tăng lãi suất cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất mớiđều có tác dụng làm tăng lượng tiền trong lưu thông và ngược lại
Một tác động khác của lãi suất đó là ảnh hưởng của nó tới đầu tư,tiết kiệm
Có nhiều ý kiến khác nhau về tác động của lãi suất đến sự hình thành tiết kiệm,nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng mức lãi suất có tác động đến quy môtiết kiệm của nhân dân Nếu lãi suất thực tế càng cao thì số tiền gửi vào ngânhàng càng lớn.Việc này sẽ tác động đến quy mô mua sắm tài sản của nhân dân.Khi lãi suất dương,nó sẽ kích thích người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng vì nó
có khả năng sinh lời cao và an toàn hơn việc tích trữ tài sản, nhờ đó nguồn vốnnói chung của ngân hàng tăng lên và khối lượng tiền tệ phục vụ cho nền kinh tếquốc dân cũng tăng lên, ảnh hưởng của lãi suất thực tế dương đã tạo điều kiệnthuận lợi cho việc tiết kiệm tài chính
Tóm lại, lãi suất tác có tác động đến nhiều mặt đến nền kinh tế, đến sự pháttriển và tăng trưởng kinh tế Một chính sách lãi suất hợp lý sẽ vừa là điều kiện
Trang 12thu hút các khoản vốn nhàn rỗi, vừa để thúc đẩy đầu tư trong nền kinh tế, giúpcho nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
2 Vai trò vi mô
Lãi suất là yếu tố thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp, bùđắp chi phí và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng: Doanh nghiệp vay vốn củangân hàng phải hoàn trả đúng kì hạn cả vốn lẫn lãi.Vì vậy, muốn đảm bảo cónguồn vốn trả nợ, doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến kết quả sản xuất kinhdoanh của mình Nếu hoàn trả nợ không đúng kì hạn, lãi suất quá hạn cao hơnlãi suất đúng hạn (bằng 1,5 lần lãi suất đúng hạn) điều này thúc đẩy các doanhnghiệp phải cố gắng kinh doanh tốt, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn Hoạtđộng tài chính của ngân hàng kinh doanh và TCTD là huy động vốn để cho vay.Khi huy động vốn, ngân hàng phải trả lãi cho người gửi, khi cho vay sẽ thu lãicủa người vay Ngân hàng phải tính toán mức lãi suất cho vay và đi vay hợp lý
để bù đắp các khoản chi phí nghiệp vụ và có lợi nhuận cho mình
Mặt khác, lãi suất chính là công cụ để cạnh tranh giữa các TCTD.Thời giangần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ khống chế “trần” tối đa về lãi suấtcho vay và mức độ chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay nhằmđảm bảo các lợi ích cho người gửi, người vay và ngân hàng kinh doanh có khảnăng bù đắp chi phí và một phần rủi ro nếu có Trong kinh tế thị trường, do yêucầu của quy luật cạnh tranh, mọi thành phần kinh tế đều có sự cạnh tranh quyếtliệt vì sản phẩm tiêu thụ, giá bán, phương thức phục vụ, dịch vụ bán hàng….Đứng vững được trong quá trình cạnh tranh đó là điều không đơn giản Vớiphương châm “đi vay để cho vay”, hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngânhàng có liên quan chặt chẽ với nhau Vì vậy, các ngân hàng thương mại đều phảiđổi mới phương thức phục vụ và huy động vốn để huy động được vốn tối đađồng thời cũng phải đẩy mạnh cho vay Ngoài ra, các TCTD khác cũng cần phấnđấu hạ thấp chi phí, tạo cơ sở hạ thấp lãi suất”đầu ra” để thu hút được nhiềukhách hàng đến mở tài khoản và vay vốn
Trang 13CHƯƠNG II
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỚI NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
I THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VÀ DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
1 Thời kỳ trước tự do hoá lãi suất
Trước đây NHNN ấn định một trần lãi suất cho vay, ví dụ như trần0.85%/tháng vào thời điểm trước tháng 8/2000 Thực tế là trong năm 1999, cácNHTM đã không theo kịp đợt hạ trần lãi suất của NHNN , và kết quả là lãi suấtcho vay ngắn hạn bình quân vượt trên trần
Tháng 8/2000, NHNN thay thế cơ chế lãi suất trần bằng một cơ chế lãi suấtmới, đó là áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nhìn chung cũng gần giống với cơ chếlãi suất trần trước đây Tuy nhiên thì lãi suất cơ bản cộng biên độ cao hơn lãisuất trần trước đây rất nhiều, đây là cơ sở để các Ngân hàng thoả thuận lãi suấtvới khách hàng Có nghĩa là các Ngân hàng bắt đầu xây dựng lãi suất dựa trên
sự thoả thuận với khách hàng Theo cơ chế lãi suất này, lãi suất cho vay củađồng nội tệ của Ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN công
bố Các Ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bảncộng biên độ 0.3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0.5%/tháng đối với vốn trung,dài hạn
Lãi suất cho vay của các Ngân hàng luôn cao hơn mức lãi suất cơ bản nhưngbiến động theo lãi suất cơ bản Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi suất nàyđều giảm song lãi suất tiền gửi lại tăng lên trong thời gian này Cạnh tranh giữa
Trang 14các Ngân hàng làm giảm đi rõ rệt chệnh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suấtcho vay.
2 Thời kỳ từng bước tự do hoá lãi suất
Đến tháng 11/2001, lãi suất cho vay ngoại tệ được tự do hoá, cho phép người
đi vay có thể thương lượng lãi suất với Ngân hàng cho vay Từ ngày 1/6/2002,NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam thông qua lãi suất cơ bản
và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụngthương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng Theo đó, cácTCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốnthị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng NHNN không quy định biên độlãi suất cho vay so với lãi suất cơ bản nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản
để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường Có thể nói, đó là bước tiếnquan trọng trong quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam Để định hướng lãi suấtthị trường, từ tháng 3/2003, NHNN đã bước đầu hình thành khung lãi suất vớilãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần theo hướng làm lãi suất trần, lãi suấtchiết khấu được quy định theo hướng làm lãi suất sàn của thị trường liên ngânhàng; đồng thời áp dụng phân bổ hạn mức chiết khấu Lãi suất nghiệp vụ thịtrường mở được điều hành linh hoạt trong khung lãi suất tái cấp vốn và lãi suấtchiết khấu
Quá trình đổi mới kiểm soát lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất trần sang
cơ chế lãi suất thỏa thuận (thực chất là tự do hóa lãi suất) là những bước đi rấtthận trọng và đến nay đã đạt được một số thành công nhất định
Tuy nhiên, trong thực tế, các lãi suất do NHNN công bố chưa có tác độnghiệu quả đến lãi suất thị trường bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: Thị trườngtiền tệ liên ngân hàng còn thấp kém, chưa phát triển, diễn biến lãi suất chưaphản ánh xác thực tương quan cung – cầu trên thị trường, chưa có lãi suất chuẩntrên thị trường tiền tệ; NHNN chưa có cơ chế nắm bắt đầy đủ và kịp thời diễnbiến lãi suất liên ngân hàng; việc tiếp cận các nghiệp vụ hỗ trợ vốn từ NHNN,
Trang 15nhất là nghiệp vụ tái cấp vốn và nghiệp vụ chiết khấu còn hạn chế; NHNN cònchưa xác định rõ cơ chế chuyển tải chính sách tiền tệ bao gồm cả việc xác địnhmục tiêu hoạt động và mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ (NHNN cùngmột lúc theo đuổi nhiều mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ như tăng trưởngkinh tế, kiểm soát lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ, an toàn hệ thống).
Bảng 1: Tình hình lãi suất cho vay qua các năm(2001-2005).
vay (%/năm)
Lạm phát (%/năm)
Lãi suất cho vay thực tế (%/năm)
Kể từ năm 2004, do sự biến động theo chiều hướng tăng mạnh của giánguyên vật liệu trên thế giới khiến chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá cả tăngnhanh chóng, mức tăng lãi suất không theo kịp để bù đắp cho lạm phát Cho đếnhết năm 2005 thì lãi suất thức tế đều bị âm Lạm phát gia tăng ở nhiều nước
Trang 16Việc Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy lãi suất lên cao cũng ảnh hướng trực
tiếp tới tình hình lãi suất tại Việt Nam.(Bảng 1,2)
Trước tình hình năm 2004-2005 có nhiều diễn biến, giá cả tăng, nhu cầu tíndụng cho nền kinh tế cũng tăng, NHNN chủ trương ổn định lãi suất cơ bản, lãisuất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, sử dụng chính sách dữ trữ bắt buộc để kiềmchế lạm phát
Bảng 2: Tình hình lãi suất huy động qua các năm(2001-2005).
động (%/năm)
Lạm phát (%/năm)
Lãi suất huy động thực tế (%/năm)
Trang 17Ở hầu hết các nước, lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở thị trường vàđược coi như mức lãi suất tối thiểu để bù đắp chi phí và có một mức lợi nhuậnbình quân cho phép.
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng có quy định: “Lãi suất cơ bản doNgân hàng Trung ương công bố sẽ làm cơ sở cho TCTD ấn định lãi suất cho vaybằng đồng Việt Nam đối với khách hàng” Nhưng hiện lãi suất cơ bản mới chỉdừng ở vai trò định hướng của Ngân hàng nhà nước với thị trường chứ chưa đủsức để giúp Ngân hàng nhà nước điều tiết cung cầu trên thị trường
Bảng 3: Mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước áp dụng với các NHTM.
Loại lãi suất Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
Lãi suất cơ bản 0,65%/tháng
(Nguồn: Tổng hợp từ Website NHNN Việt Nam)
Lãi suất cơ bản của Việt Nam tiêu biểu cho đặc điểm của một thị trường tiền
tệ chưa hoàn hảo Lãi suất cơ bản vẫn chênh lệch lớn với lãi suất thương mại nơi gặp gỡ giữa cung và cầu thực của thị trường Lãi suất cơ bản cũng chưatương thích với các công cụ tài chính khác trên thị trường như lãi suất trái phiếuchính phủ, lãi suất trái phiếu kho bạc Điều đó cũng cho thấy sự gắn kết giữacác loại thị trường tiền tệ với nhau cũng kém chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn
-II SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY