KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2000 đến nay tại Việt Nam (Trang 31 - 35)

GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1. Thất bại của Hàn Quốc từ năm 1988

Hàn Quốc: Nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá như là một con hổ của Châu Á, tuy nhiên quá trình tự do hoá lãi suất ở Hàn Quốc cũng diễn ra hết sức phức tạp và đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với các nước khác khi tiến hành tự do hoá lãi suất. Chính phủ Hàn Quốc có ý định tự do hoá tài chính năm 1965 nhưng đến năm 1972 phải quay lại chính sách dồn nén tài chính. Đến năm 1988 trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thuận lợi, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao, lạm phát thấp, thặng dư cán cân thanh toán ở mức 24,3 tỷ USD Hàn Quốc đã tiến hành tự do hoá lãi suất cho vay và lãi suất huy động dài hạn. Tuy nhiên chính sách tự do hoá lãi suất đã bị thất bại. Kết quả là sau đó chính phủ Hàn Quốc phải quay trở lại với việc kiểm soát lãi suất.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thất bại ở Hàn Quốc là:

Tiến hành tự do hoá lãi suất cần phải được tiến hành một cách thận trọng theo nhiều giai đoạn cụ thể.

Cần giảm nhẹ xu hướng tăng lãi suất sau khi tiến hành tự do hoá lãi suất. Chính sách tự do hoá lãi suất cần phải được xem xét một cách cẩn trọng thay đổi trong các yếu tố kinh tế vĩ mô như biến động giá và chu kì kinh tế.

Rút kinh nghiệm từ những thất bại năm 1988, từ năm 1991 đến năm 1997 chính phủ Hàn Quốc đã tiếp tục thực hiện tự do hoá lãi suất với những bước đi thận trọng hơn.

Giai đoạn 1:(thực hiện từ 10/1991) với việc tự do hoá lãi suất cho vay ngắn hạn, chiết khấu thương phiếu, tự do hoá các khoản tiền gửi, tiền gửi ngắn hạn có mệnh giá cao, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trên 3 năm.

Giai đoạn 2:(từ 12/1993) tự do hoá lãi suất cho vay (trừ các khoản vay được tài trợ bởi chính phủ và Ngân hàng Trung ương), tự do hoá lãi suất huy động tiền gửi có kì hạn trên 2 năm, tự do hoá lãi suất trái phiếu chính phủ.

Giai đoạn 3:(từ 6/1994 đến 12/1995) tự do hoá hoàn toàn lãi suất cho vay, tự do hoá hoàn toàn lãi suất huy động, thời gian đáo hạn tối thiểu của các giấy tờ có giá trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu được rút từ 90 ngày xuống còn 30 ngày đồng thời mệnh gia tối thiểu cũng được giảm bớt.

Giai đoạn 4:(từ 7/1995-giai đoạn cuối cùng của tự do hoá lãi suất) dỡ bỏ hoàn toàn thời gian đáo hạn và mệnh giá tối thiểu của các giấy tờ có giá trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu.

Bên cạnh đó, một số nước tiến hành tự do hoá lãi suất trong một thời gian rất ngắn như Chilê, Achentina, Uruguay, Philippines, trong khi một số nước khác lại tiến hành một cách thận trọng như Inđônêxia...

2. Bài học đối với Việt Nam

Một là, thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất một cách thận trọng. Thực tế ở mỗi quốc gia cho thấy mỗi nước tự xây dựng cho mình một lộ trình riêng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

Hai là, ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định đến thành công của quá trình tự do hoá lãi suất. Lí thuyết và thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy chính sách tự do hoá lãi suất sẽ là rất mạo hiểm và khó thành công trong điều kiện nền kinh tế bất ổn vì khi đó tỷ lệ lãi thực cao hơn trong điều kiện tự do hoá lãi suất có thể dẫn đến lại sự phân phối thu nhập giữa người cho vay và người đi vay.

Ba là, xây dựng một cơ chế quản lí và giám sát ngân hàng, hoạt động tín dụng có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần hạn chế được những rủi ro cho hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Bốn là, xây dựng môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng. Việc quản lí tập trung trong ngành ngân hàng có thể là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong quá

trình tự do hoá lãi suất. Kinh nghiệm ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới trong những năm đã qua đã cho thấy hầu hết những khoản nợ khó đòi đều xuất phát từ việc không minh bạch trong hoạt động cung cấp tín dụng của các ngân hàng, can thiệp của chính phủ vào các khoản vay, tính không hiệu quả của hoạt động ngân hàng.. Để khắc phục vấn đề này chính phủ cần nhanh chóng thực thi việc cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, mở rộng hơn nữa thị trường bảo hiểm, dỡ bỏ các rào cản bảo hộ.

KẾT LUẬN

Việc phát triển và hoàn thiện chính sách điều hành và xác lập lãi suất ở Việt Nam rõ ràng đang còn đặt ra nhiều vấn đề đáng được lưu ý. Nhất là trong thời kỳ hậu WTO, sự thâm nhập của các công ty tài chính, các Ngân hàng lớn trên thế giới trong khi sự yếu kém trên nhiều mặt của thị trường tài chính và công cụ chính sách lãi suất của Việt Nam đã đặt ra không ít những khó khăn thách thức cho nền tài chính Việt Nam. Thông qua một số các biện pháp hợp lý, chúng ta cần đẩy mạnh hợp lý hoá các công cụ và chính sách lãi suất như một công cụ chính yếu trong điều hành toàn bộ thị trường tài chính. Có như vậy mới đảm bảo minh bạch hoá và đủ sức cạnh tranh với các tiềm lực kinh tế từ nước ngoài.

Đặc biệt chú ý trong lộ trình nắm bắt và hòa nhập các cơ chế kinh tế - tài chính chung của WTO từ nay đến năm 2010. Trong điều kiện quá trình tự do hoá lãi suất vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chúng ta cần có những bước thay đổi thận trọng trong cả cơ chế điều hành và áp dụng các mức lãi suất thị trường, không nóng vội, chủ quan dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng, thậm chí đổ vỡ thị trường tài chính trong nước. Do vậy, yếu tố bên trong từ chính các tổ chức tài chính, bộ máy điều hành là cực kỳ quan trọng.

Danh mục các tài liệu tham khảo

1. Giáo trình lý thuyết Tài chính và Tiền tệ - TS.Nguyễn Hữu Tài - Trường ĐH KTQD – NXB. Thống kê – Hà Nội 2002.

2. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính – Frederic S.Mishkin – NXB. Khoa học kỹ thuật – HN 2001.

3. Niên giám Thống kê 2003,2004,2005- NXB. Thống Kê.

4. Kinh tế 2005 – 2006 Việt Nam và Thế giới - Thời báo Kinh tế Việt Nam. 5. Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 1.2004: “ Nhìn lại diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ năm 2003", PGS.TS. Trần Ngọc Thơ.

Một phần của tài liệu Chính sách lãi suất và tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế thị trường giai đoạn từ năm 2000 đến nay tại Việt Nam (Trang 31 - 35)

w