tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh vĩnh phúc
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
55,01 KB
Nội dung
I.MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề được quan tâm, điều đó không chỉ bởi nông dân là một lực lượng quan trọng của cách mạng, là lực lượng sản xuất chính và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà chính nông nghiệp, nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tó quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đến nay sau nhiều năm đổi mới, kinh tế nước ta đã phát triển khá toàn diện. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước thể hiện qua các chủ trương, chính sách đúng đắn, trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có những phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu. Tiêu biểu cho những chủ trương đúng đắn đó là Nghị quyết số 26-NQ/TW, hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì vậy chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc” theo Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) dựa trên Nghị quyết số 26-NQ/TW. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách Phát triển nghiệp,nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc. - Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại tỉnh Vĩnh Phúc + Kết quả của chính sách mang lại + Tìm ra những hạn chế còn tồn tại + Đưa ra đề xuất hoàn thiện chính sách 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nông nghiệp, nông thôn, nông dân và các cấp ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu:Tìm hiểu tình hình triển khai chính sách tam nông tại tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV). + Thời gian : 2006 – 2010 +Không gian: Tỉnh Vĩnh Phúc 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ những tài liệu có sẵn: sách vở, báo chí, bài giảng, mạng internet… - Phương pháp phân tích hệ thống - Phương pháp xử lí thông tin I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Một số lí luận về Chính sách a. Lí luận của Đảng về vấn đề “Tam nông” Nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông" (theo cách nói tắt, phổ biến hiện nay) là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Bởi lẽ, điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm đa số trong xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, sự đột phá về chính sách của Đảng cũng được khởi đầu thực hiện ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hội nghị lần thứ 7 - Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008), Đảng đã ra Nghị quyết chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước". Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua đều khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời khẳng định nhận thức đúng đắn của Đảng ta về tầm chiến lược của vấn đề “tam nông”. b. Một số quan điểm liên quan đến chính sách Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Hệ thống các văn bản, chính sách liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Nghị quyết số 26-NQ/TW, hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH về việc ban hành chương trình hành động của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Quyết định 382/QĐ-UBDT về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban dân tộc thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Công văn số 6419-CV/VPTW thông báo ý kiến của Bộ Chính trị giao Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”. - Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020. - Nghị quyết 06-NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 về tiếp tục xây dựng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh - Nghị quyết số 07-NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 về đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân giai đoạn 2010-2015 - Kết luận số 535-KL/TW ngày 19/7/2010 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân - Kết luận số 566 -KL/HNDTW ngày 19/7/2010 về đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Nghị quyết số 01-NQ/HNDTW ngày 25/01/2011 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội giai đoạn 2011-2015 - Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011 về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011- 2020 - Nghị quyết 05-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 Hội Nông dân Việt Nam là thành viên tích cực của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 3. Tình hình thực hiện chính sách a. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT xuất bản hàng nghìn tài liệu tuyên truyền về NQ03/TU, thông tin cập nhật các chủ trương của tỉnh và kết quả thực hiện Nghị quyết. Báo Vĩnh phúc, Đài PTTH tỉnh, Bản tin sinh hoạt chi bộ, Cổng thông tin điện tử, Website NN&PTNT Vĩnh Phúc,… đều có các chuyên trang, chuyên mục thường xuyên cập nhật, đăng tải nội dung và tình hình thực hiện NQ26/TW, NQ03/TU, các nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định cụ thể hóa của UBND tỉnh và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của các cấp, ngành liên quan. Các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đổi mới, nâng cao chất lượng các bản tin và phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền của Hội, trong đó có nội dung của Nghị quyết số 03-NQ/TW. Các cấp Hội đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện Cuộc vận động ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”; tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh trên địa bàn nông thôn và thực hiện 3 chương trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống thoát nước, trồng cây xanh tạo cảnh quan, thực hiện khẩu hiệu ”sạch từ nhà ra ngõ, đẹp từ ngõ ra đồng” b/ Công tác lập kế hoạch triển khai Sau khi Nghị quyết được ban hành, Tỉnh ủy đã thành lập, bổ sung, kiện toàn Ban chỉ đạo ( BCĐ) thực hiện NQ03/TU của tỉnh do đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; ban hành Kế hoạch số 22-KH/TU ngày 12-7-2007 về nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện NQ03/TU. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2462/KH-UBND ngày 13-7-2007 về tổ chức thực hiện Nghị quyết; Quy chế hoạt động của BCĐ, thành lập Tổ công tác, giúp việc BCĐ thực hiện NQ03/TU. Thực hiện NQ26/TW, Tỉnh ủy đã có chương trình hành động số 44-CCr/TU ngày 29-9- 2008 và Quyết định số 1018-QĐ-TU ngày 18-12-2008 về kiện toàn BCĐ thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2131/QĐ- CT ngày 08-7-2009 Về quy chế hoạt động của BCĐ và các Quyết định số 603/QĐ-CT; 604/QĐ-CT; 605/QĐ-CT; 606/QĐ-CT ngày 05-3-2009 thành lập các tiểu ban: Văn hóa, xã hội; Kinh tế; Thông tin tuyên truyền; Kiểm tra, giám sát. Hầu hết các sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã đã thành lập, kiện toàn BCĐ hoạt động đi vào nề nếp, bước đầu có hiệu quả. Căn cứ Kế hoạch số 22-KH/TU và Chương trình hành động số 44-CTr/TU của Tỉnh ủy, tất cả các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành, thị ủy trực thuộc Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức các lớp nghiên cứu, quán triệt đến toàn thể cán bộ đảng viên, hội viên do cấp, ngành mình quản lý. Toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 200 lớp học tập, nghiên cứu các Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa X). Tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập đạt trên 95%. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết luôn được Tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, nắm bắt tiến độ, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, bổ sung và có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thực hiện có hiệu quả theo mục tiêu Nghị quyết. Năm 2008, Tỉnh ủy đã thành lập Đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết theo Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 12-8-2008 tại Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính, huyện Vĩnh Tường, năm 2009 kiểm tra theo Kế hoạch số 61- KH/TU ngày 22-6-2009 tại một số đơn vị Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Lao động – TB&XH, huyện Tam Đảo, huyện Lập,… Các đồng chí lãnh đạo TU, HĐND, UBND tỉnh, Thường trực và các Ban của HĐND, Tiểu ban kiểm tra, giám sát của BCĐ đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra về tình hình thực hiện ở các cấp, các ngành. Công tác sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức thực hiện nhằm đánh giá kết quả, tháo gỡ những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai NQ26/TW của Trung ương và NQ03/TU của Tỉnh ủy. c/Phân cấp trong triển khai thực hiện - Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực. - Hầu hết các sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã đã thành lập, kiện toàn BCĐ hoạt động đi vào nề nếp, bước đầu có hiệu quả. - Thành lập các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành, thị ủy trực thuộc Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở • Cấp tỉnh Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG do đồng chí chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Phó trưởng ban: phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT (Phó trưởng ban thường trực); thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan; sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình (Viết tắt là BCĐ Chương trình). Trách nhiệm các ngành: Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các ngành, địa phương: Xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh; hướng dẫn xây dựng các đề án, dự án để thực hiện các nội dung của Chương trình; đôn đốc, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cấp huyện, xã. Trong đó: - Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện các nội dung về: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; quy hoạch phát triển các khu dân cư trên địa bàn xã; hướng dẫn chỉnh trang nhà cửa và công trình sinh hoạt của các hộ gia đình. - Sở Nông nghiệp & PTNT: + Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương hướng dẫn thực hiện nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; + Chủ trì hướng dẫn thực hiện nội dung: Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình thủy lợi và kiên cố hoá hệ thống kênh mương; + Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung: Tăng mức thu nhập bình quân đầu người trong nông thôn; + Chủ trì, phối hợp với Liên minh HTX và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung: Củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn; - Sở Lao động, thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở Công thương, Giáo dục & Đào tạo, các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các nội dung: Nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn. - Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện nội dung: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn và đường giao thông nội đồng; - Sở Công thương:Chủ trì, phối hợp với Điện lực Vĩnh Phúc hướng dẫn và tổ chức thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công trình điện, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; Chủ trì hướng dẫn thực hiện nội dung: Cải tạo nâng cấp và xây mới chợ ở các xã theo quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh; - Sở Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung: Chuẩn hóa cơ sở y tế và vận động người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; - Sở Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn thực hiện nội dung: Chuẩn hóa về giáo dục các cấp học trên địa bàn xã; - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội dung: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; - Sở Thông tin & Truyền thông hướng dẫn, tổ chức thực hiện: Chuẩn hóa về Thông tin & Truyền thông trên địa bàn xã; - Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện: Quy hoạch sử dụng đất; Dồn điền đổi thửa; Tiêu chí về môi trường ở nông thôn; - Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung: Chuẩn hoá trụ sở và đội ngũ cán bộ xã; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; - Công an tỉnh chủ trì, hối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn; - UBMTTQ tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện: Phối hợp với các sở: Lao động, Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Y tế; Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn thực hiện nội dung: vận động các hộ gia đình chỉnh trang nhà cửa và các công trình sinh hoạt để đạt chuẩn; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và huy động các đơn vị thành viên, UB MTTQ cấp huyện phối hợp với Ban tuyên giáo, Đài phát thanh cùng cấp tích cực thực hiện: + Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm về xây dựng nông thôn, phát triển nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng; + Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư; bổ sung các nội dung mới phù hợp với nghị quyết - Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan tổng hợp, cân đối, lồng ghép và phân bổ vốn cho thực hiện Chương trình theo qui định, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý vốn thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; - Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT xác định vốn ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình theo quy định, chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các đề án, dự án của Chương trình; giám sát chi tiêu; tổng hợp, quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình; - Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ nông dân vay vốn để thực hiện các nội dung của nghi quyết - Cục Thống kê tỉnh cập nhật, tổng hợp, phân tích, cung cấp số liệu về khu vực nông thôn cho BCĐ tỉnh kịp thời chỉ đạo thực hiện Chương trình. • Cấp huyện Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG (gọi tắt là BCĐ huyện) do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Phó trưởng ban: Chủ tịch UB MTTQ huyện và 01 phó chủ tịch UBND huyện (Thường trực). Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban và đoàn thể liên quan. Phòng Nông nghiệp & PTNT (hoặc P. Kinh tế) là cơ quan thường trực giúp BCĐ huyện điều phối thực hiện Chương trình. BCĐ huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện: - Hướng dẫn, chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn; tổng hợp báo cáo BCĐ tỉnh; - Hướng dẫn, chỉ đạo các xã lập quy hoạch và đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn; giúp UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch, đề án của UBND xã; - Xây dựng kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn báo cáo BCĐ tỉnh; - Tổ chức lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các Chương trình, đề án, dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung của huyện và tỉnh. • Cấp xã Thành lập Ban quản lý xây dựng chương trình (gọi tắt là BQL xã) do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Phó trưởng ban: Chủ tịch UB MTTQ xã và một phó chủ tịch UBND xã (Thường trực). Thành viên gồm lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể chính trị, một số công chức xã và trưởng các thôn. Thành viên BQL xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. BQL xã trực thuộc UBND xã có nhiệm vụ, quyền hạn: - Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn của xã, lấy ý kiến nhân dân toàn xã, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Tổ chức và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thực hiện, giám sát hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã; - Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, từ việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện thi công, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. • Cấp thôn Thành lập Ban Phát triển nông thôn (gọi tắt là BPT thôn) do Trưởng thôn làm trưởng ban. Thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện Chương trình (gồm đại diện các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn liên quan ) do Chi ủy, lãnh đạo thôn giới thiệu, Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận. BPT thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn: - Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân hiểu rõ chủ trương, cơ chế, chính sách; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn, bản trong quá trình thực hiện nghị quyết. Tổ chức họp, tập huấn cho nhân dân theo đề nghị của các cơ quan quản lý, tư vấn để nâng cao năng lực của cộng đồng về phát triển nông thôn; - Lấy ý kiến của nhân dân trong thôn vào bản quy hoạch, đề án phát triển nông thôn theo yêu cầu của BQL xã; - Tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nằm trên địa bàn do BQL xã giao; - Vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hội để cải tạo nhà cửa, công trình vệ sinh, sân, vườn, Tổ chức hướng dẫn, quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải; - Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, chống hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hoá trong thôn và tham gia phong trào thi đua do xã phát động; - Tham gia các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo; - Tổ chức giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm tự quản, khai thác, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao; - Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm, xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn, bản. BCĐ các cấp xây dựng quy chế hoạt động, do UBND cùng cấp ra quyết định ban hành để tổ chức thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao. d/ Huy động nguồn lực - Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; - Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp Ngân sách. - Vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ chi phí) để lại cho ngân sách xã theo quy định của tỉnh để thực hiện các nội dung xây dựng NTM; - Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc của tỉnh được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; - Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân: Tuyên truyền vận động để mọi người đều biết, thống nhất đóng góp cho thực hiện Chương trình theo từng dự án cụ thể, tạo ra phong trào xã hội hoá mạnh mẽ trong quá trình xây dựng nông thôn mới; - Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; - Khuyến khích nhân dân vay và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; cải tạo, chỉnh trang nhà ở và 3 công trình sinh hoạt (Nhà tắm, hố xí, bể nước); - Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động con em quê hương đang làm việc, sinh sống xa quê góp vốn xây dựng quê hương. - Tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 4.862 tỷ đồng. Trong đó: + Kinh phí trực tiếp thực hiện Nghị quyết là 3.306 tỷ đồng; + Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án khác là 1.556 tỷ đồng. 4. Nội dung triển khai • Về quy hoạch: Tập trung xây dựng các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch nông thôn, từ đó xây dựng quy hoạch sử dụng đất có tầm nhìn đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện quy hoạch. Chú ý lập các quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, thương mại-dịch vụ-du lịch, giao thông nông thôn. Nâng cao chất lượng quy hoạch; tăng cường công tác quản lý quy hoạch. Hoàn thiện, bổ sung quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản và quy hoạch phát triển nông thôn gắn với quy hoạch chung theo hướng sinh thái, bền vững. Vùng nông nghiệp trung du, miền núi (Lập Thạch, Tam Đảo, Bắc Tam Dương) phát triển chăn nuôi hàng hoá, nông lâm kết hợp; Vùng nông nghiệp đô thị (Mê Linh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, vùng Quốc lộ 2 của Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc) sản xuất theo hướng đa canh, giá trị, chất lượng cao; Vùng nông nghiệp đồng bằng (Vĩnh Tường, Yên Lạc) đẩy mạnh thâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi, thuỷ sản hàng hoá. Tập trung xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt và hỗ trợ theo cơ chế khuyến nông. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án cụ thể để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. • Về sử dụng đất đai: Giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản cho hộ nông dân có nhu cầu sử dụng ổn định, về cơ bản giữ nguyên như hiện nay như Luật Đất đai năm 2003 đã quy định. Hình thành thị trường đất nông nghiệp; khuyến khích tích tụ, chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng các khu sản xuất hàng hoá tập trung, khu nông nghiệp công nghệ cao. Tạo điều kiện cho nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất được thuê đất. Thực hiện tốt chủ trương cấp đất dịch vụ cho hộ gia đình dành đất để phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị và chính sách đền bù đất cho nông dân. Khuyến khích nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất; tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. • Về khoa học-công nghệ và khuyến nông: Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trọng tâm là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút các nhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tăng dần hàm lượng khoa học-công nghệ trong giá trị nông sản. Từng bước thực hiện cơ khí hoá và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Tăng mức đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nhất là vùng núi, khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. • Về đào tạo ngành nghề: Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh nông thôn vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong đào tạo, chú ý các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo [...]... xuất Chính vì vậy, Vĩnh Phúc đã được lựa chọn làm điểm thực hiện mô hình tam nông Trước khi Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết 06-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) , mà từ tháng 12/2006, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020. .. nhà tình nghĩa, sửa chữa, nâng cấp 1.548 nhà cho gia đình đối tượng chính sách c .Nâng cao đời sống nông dân Sau 5 năm thực hiện NQ03/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết đã phát huy tác dụng tích cực, giúp nông dân vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lạm phát, suy giảm kinh tế, thiên tai, dịch bệnh trong những năm gần đây, đảm bảo an sinh xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân. .. Trên cở sở định hướng của Nhà nước và của tỉnh, Cán bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã cùng nhau thực hiện chính sách “Tam nông tại địa phương và rất thành công Tỉnh đã tự mình đột phá và thí điểm bằng các cải cách: Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, Bồi dưỡng kiến thức và khoan sức dân, …và đặc biệt là Miễn - giảm thuỷ lợi phí - cú hích đầu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn... HĐND tỉnh để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 26-NQ/TƯ gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới vào kỳ họp đầu năm 2012 - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy và nghị quyết 26-NQ/TW của BCH Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,. .. đồng bộ Đến hết năm 2011 trên toàn tỉnh đã triển khai lập 43 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, trong đó 10 quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, 18 quy hoạch ngành, 15 quy hoạch lĩnh vực, tỉnh đã phê duyệt và công bố 9/9 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. .. ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, làng nghề và cho xuất khẩu lao động Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tại chỗ cho nông dân về luật pháp, chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi; ngành nghề ở nông thôn; thương mại, dịch vụ cho sản xuất, đời sống; bảo quản,... cải thiện,… Để đánh giá khách quan, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai điều tra dư luận xã hội về kết quả hơn 3 năm thực hiện NQ03/TU của Tỉnh ủy, trên 80% ý kiến đánh giá đời sống nông dân tốt hơn so với trước khi có Nghị quyết - Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân: Mở được 1.910 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho trên 180 nghìn lượt nông dân, ... ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 5 Kết quả thực hiện chính sách a Về nông nghiệp Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP nông- lâm- nghiệp- thủy sản tăng 5,7% năm, vượt so mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIV đề ra (5-5,5%/ năm) Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi- thủy sản tăng, chăn nuôi đã thực sự trở thành ngành sản xuất chính. .. khẳng định xu hướng phát triển, tạo vùng hàng hóa, quy mô sản xuất lớn góp phần giải quyết việc làm, tăng của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nông dân Tính đến 01/7/2011 trên địa bàn toàn tỉnh có 311 trang trại đủ tiêu chí Kinh tế hộ có sự chuyển dịch mạnh và rõ nét, nhờ khai thác tiềm năng lao động, cơ cấu thu nhập của hộ nông thôn rất đa dạng, ngoài thu từ sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân. .. trẻ khoẻ và có kiến thức ra khỏi địa bàn nông thôn làm xuất hiện tình trạng lao động nông nghiệp tại nhiều địa phương chỉ còn lại chủ yếu là phụ nữ và người cao tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng tốc và tính bền vững của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn 8 Đề xuất hoàn thiện chính sách a Đối với tỉnh ủy, hội đồng nhân dân tỉnh - Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy đã đạt được những thành tựu đáng . chung: Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách Phát triển nghiệp ,nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc. - Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu. về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì vậy chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn. việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại tỉnh Vĩnh Phúc + Kết quả của chính sách mang lại + Tìm ra những hạn chế còn tồn tại + Đưa ra đề xuất hoàn thiện chính sách 3.