1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn tỉnh an giang đến năm 2020

33 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 261 KB

Nội dung

Nhưng do lao động nông thôn tỉnh qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhiều nông dân cònhạn chế về khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học

Trang 1

I Một số lí luận về chính sách đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn

II Hệ thống các văn bản chính sách có liên quan

III Tình hình thực hiện chính sách

3.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách

3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện

3.2.1 Quan điểm, mục tiêu

3.2.2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.5 Nội dung triển khai chính sách

IV Kết quả đào tạo 2006-2010

4.1 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

4.2 Dạy nghề cho lao động nông thôn

V Những tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách

5.1 Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã

5.2 Về hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

C Kết luận và đề xuất hoàn thiện chính sách

Trang 2

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO

NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 (Theo quyết định số 2242/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang ban hành ngày 28/12/2010).

A.Đăt vấn đề

1 Tính cấp thiết

Nông nghiệp, nông thôn Việt nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW, của Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khóa X) Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vịtrí then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này

An Giang là tỉnh có dân số trên 73% sống ở nông thôn, lao động chủ yếutrên lĩnh vực nông nghiệp Nguồn lao động nông thôn hiện nay chủ yếu làlao lao động chân tay, lao động giản đơn, còn thiếu lao động có tay nghề,thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật và kiến thức về lãnh đạo, quản lý, tổ chứcsản xuất Cả hai điều đó đều tác động xấu và cản trở sự phát triển của nôngnghiệp, nông thôn tỉnh An Giang hiện nay

Thời gian qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp có tăng nhờ khai hoang,phục hóa nhưng do quá trình đô thị hóa, đất phát triển công nghiệp và dànhcho các nhu cầu khác không ngừng tăng lên nên diện tích đất nông nghiệpgiảm, trong khi dân số tăng, dân số khu vực nông thôn và lao động nôngnghiệp có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm chậm, làm cho đất nông nghiệpbình quân đầu người giảm

Khoa học và công nghệ phát triển đã tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khoa học và công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Nhưng do lao động nông thôn tỉnh qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhiều nông dân cònhạn chế về khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cộng với những tác động về giá cả của cơ chế thị trường nên nhiều nông dân gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất lao động; giúp một bộ phận lao động nông thôn chuyển đổi sang các ngành nghề khác

có thu nhập cao hơn, nhằm cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống Mặc khác, tỉnh An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm, đòi hỏi chất

Trang 3

lượng nguồn nhân lực ở nông thôn nói riêng và cả tỉnh nói chung phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Vì vậy, việc xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020 là rất cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu chính sách

- Nghiên cứu, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang;

- Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang

B Nội dung

I Một số lý luận về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

* Các khái niệm cơ bản

a, Khái niệm chung về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình.Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của conngười Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là

cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào Như vậy, động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác

có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người.Vai

Trang 4

trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung

và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng

Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( theo quy định của nhà nước nam: nam có tuổi từ 16-60,

nữ có tuổi từ 16-55)

Lực lượng lao động là bộ phận của người lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm

b, Khái niệm nguồn lao động nông thôn

- Khái niệm về nguồn lao động nông thôn

+ Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc

ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật ( nam từ 16-60 tuổi, nữ từ 16 – 55 tuổi) có khả năng lao động

+ Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nôngthôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm

Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn

mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồidào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn

c, Khái niệm về đào tạo nghề - việc làm

- Lao động qua đào tạo nghề là những người đã hoàn thành ít nhất một chương trình đào tạo của một nghề tại một cơ sở đào tạo nghề đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo các qui định hiện hành

- Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học

- Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo;người học nghề khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ cao hơn

Trang 5

cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang học ngành nghề, trình độ đào tạo khác thì không phải học lại những nội dung đã học.

- Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số côngviệc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Thời gian dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học

- Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; cókhả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;

có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,

có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Thời gian dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đạo tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

- Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; cókhả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huốngphức tạp trong thực tế, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Thời gian dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từhai đến ba năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo

d Khái niệm chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chính sách ban hành nhằm đề ra những quan điểm, mục tiêu, các giải pháp thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn

II Hệ thống các văn bản liên quan tới chính sách

- Quyết định số 2242/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Trang 6

- Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của hội đồng nhân dân tỉnh

về việc thông qua đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020”

- Quyết định số 825/NQ-UBND về việc ban hành kế hoạch đào tạo nghề cholao động nông thôn năm 2010

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao độngnông thôn đến năm 2020

- Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp-nông dân-nông thôn

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương đảng khóa X về nông nghiệp- nông dân-nông thôn

- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 15/02/2006 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010

- Quyết định số 2780/QĐ-BNN-TCCB về việc phê duyệt dự án thí điểm mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại 11 xã thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới

- Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/07/2010

về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của thủ tướng chính phủ

- Quyết định số 1201/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 31/08/2012 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015

- Quyết định số 630/QĐ-TTg về chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2020

2011 Căn cứ Quyết định số 103/2008/QĐ2011 TTg ngày 21/07/2008 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việclàm giai đoạn 2008 - 2015 (gọi tắt là Đề án 103);

- Căn cứ Quyết định số 761 QĐ/TWĐTN ngày 11/8/2009 của Ban Bí thưTrung ương Đoàn về việc phê duyệt dự án tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sựdoanh nghiệp và lập nghiệp…

III Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách

3.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách

a Hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề

- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn

Tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

về giáo dục và dạy nghề nhằm nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia

Trang 7

vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội xây dựng, phát triển giáodục- đào tạo và dạy nghề Tuyên truyền các bậc cha, mẹ học sinh có nhậnthức đúng đắn trong việc đầu tư, định hướng cho con em học nghề sau khitốt nghiệp THPT; phổ biến nhân rộng các mô hình hiệu quả, các điển hìnhtiên tiến trong phong trào xã hội hóa giáo dục và dạy nghề.

Các cơ sở giáo dục- đào tạo và dạy nghề, các doanh nghiệp chủ động tuyêntruyền, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh và người lao động để phânluồng học sinh ngay trong trường phổ thông và thu hút người lao động thamgia học nghề

- Tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng về dạy nghề cho lao động nông thôn

Báo Nông thôn ngày nay tập trung tuyên truyền tất cả các nội dung thôngtin liên quan tới Quyết định 2442 trên ấn phẩm chính là Báo Nông thôn ngàynay số ra hàng ngày; xây dựng chuyên mục: “Dạy nghề – Việc làm nôngdân” số ra hàng ngày, đồng thời hướng tới những thông tin vi mô để kịp thờiphản ánh ý kiến, nguyện vọng của nông dân; tuyên truyền về các mô hìnhdạy nghề, các hình thức tổ chức lớp dạy nghề phù hợp với từng đối tượngnông dân trên các địa bàn;

Tạp chí Nông thôn mới triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát thực tếnhu cầu học nghề, việc làm tại một số địa bàn đại diện cho khu vực nôngthôn để tổng hợp, đánh giá và giúp cho việc định hướng các chủ trương vàchỉ đạo kịp thời các đơn vị, các sở ban ngành triển khai có hiệu quả các nộidung hoạt động đã được ghi trong Quyết định 2442; phát hành ấn phẩmchuyên đề “Học nghề, làm giàu” số ra hàng tháng để phát tới tận các chi, tổHội Nông dân cơ sở; ấn phẩm có nội dung rất thiết thực, được các cơ quanchuyên môn và nhất là đông đảo nông dân đánh giá cao

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân phối hợp với ĐàiTruyền hình ở địa phương xây dựng và phát phóng sự với thời lượng khoảng

30” về Hội Nông dân tỉnh An Giang tích cực tham gia thực hiện Quyết định

số 2242/QĐ-UBND Các nội dung bằng hình ảnh cụ thể đã nêu bật hoạtđộng tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phícho nông dân về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ

sở sản xuất kinh doanh; tổ chức dạy nghề cho nông dân và tham gia giám sáttình hình thực hiện Đề án tại địa phương Qua nội dung phóng sự truyềnhình góp phần khẳng định hiệu quả thiết thực cũng như vai trò của Hội Nôngdân trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm và hành vi của laođộng nông thôn nói chung và của nông dân nói riêng về việc học nghề, tạoviệc làm trong tình hình mới

- Xây dựng, in ấn và phát hành các bộ tài liệu tuyên truyền

Trang 8

Ban Thường vụ Hội Nông dân đã định hướng và chỉ đạo Trung tâm Dạynghề và Hỗ trợ việc làm nông dân Hội Nông dân phối hợp với các các cơquan chức năng, các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng các bộ tàiliệu chuyên đề; Hội đồng Khoa học cơ quan Hội Nông dân đã tổ chứcnghiệm thu và cho phát hành các tài liệu, phục vụ cho việc thực hiện cácnhiệm vụ đã được phân công trong Quyết định 2242 Đây là các nội dungchủ yếu để các cấp Hội triển khai công tác tuyên truyền, vận động nông dântham gia học nghề, tạo việc làm thông qua hoạt động của đội ngũ tuyêntruyền viên cơ sở là cán bộ cả hội đồng nhân dân và cán bộ xã

b Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân, cán bộ xã

Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ tuyêntruyền viên nhằm xây dựng mạng lưới các tuyên truyền viên cơ sở là cán bộHội Nông dân, cán bộ xã Đây là một trong những hình thức tuyên truyền,vận động và thuyết phục nông dân theo hình thức tại chỗ có hiệu quả

Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ việc làm nông dân Hội Nông dân tỉnh đãphối hợp với Hội Nông dân các huyện, xã để tổ chức các lớp tập huấn Đếnnay, đã tổ chức được 68 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyêntruyền, vận động nông dân tham gia học nghề cho gần 4.000 cán bộ HộiNông dân các cấp (trong đó cán bộ Hội Nông dân cơ sở chiếm tỷ lệ 75%)

c Tư vấn miễn phí cho nông dân về học nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất kinh doanh

Ban Thường vụ Hội nông dân đã giao cho Ban Kiểm tra Hội Nông dânchủ trì xây dựng Đề án và tổ chức thực hiện công tác tư vấn miễn phí chonông dân về dạy nghề; việc làm; thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sởsản xuất kinh doanh Đến nay việc triển khai các hoạt động tư vấn miễn phícho nông dân đã được tiến hành đồng bộ và có hiệu quả thiết thực trên thựctế

Đã tổ chức biên soạn và sản xuất các tài liệu trên các lĩnh vực cần tư vấn;đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tư vấncho cán bộ các cấp về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại

và cơ sở sản xuất kinh doanh

- Trực tiếp tổ chức các cuộc tư vấn lưu động cho nông dân tại các huyện,

xã Tổ chức tư vấn bằng văn bản về những cơ chế, chính sách có liên quanđến dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuấtkinh doanh Các hình thức tư vấn cho nông dân tại các cơ sở được thực hiệnchủ yếu tại Hội Nông dân xã kết hợp với việc đa dạng hóa các hình thức tưvấn khác cho phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn nông thôn gồm như:

tư vấn trong các buổi sinh hoạt định kỳ của Hội Nông dân cơ sở; tư vấn theo

Trang 9

hình thức trực tiếp hỏi và đáp; tư vấn trên đài truyền thanh của thôn, xã; tưvấn tại nhà; tư vấn thông qua các ấn phẩm tuyên truyền, cẩm nang chuyên

đề do Hội Nông dân biên soạn và phát hành

d Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn năm 2010, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010, cụ thể như sau:

3.2.1 Quan điểm, mục tiêu:

a Quan điểm:

1 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

2 Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;

3 Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương;

4 Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế

và nhu cầu học nghề của mình

5 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo

b Mục tiêu:

1 Dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Qua thống kê xây dựng danh mục nghề đào tạo, thời gian đào tạo và sau khi rà soát, nắm nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và nhu cầu xã hội Căn cứ khả năng đào tạo của các cơ sở dạy nghề, trong năm 2010 sẽ tổ chức khoảng trên 400 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 10.000 học viên lao động nông thôn; phấn đấu đảm bảo tối thiểu 80% số lao động sau khi học nghề có việc làm

Trang 10

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đảm bảo tạo được việc làmtăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có

đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Phấn đấu hoàn thành tốt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xãgiai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày

15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ Trên cơ sở kinh phí được phân bổ, năm 2010 dự kiến tổ chức 03 lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính, mỗi lớp

70 học viên (thị xã Châu Đốc, huyện An Phú, Phú Tân, mỗi huyện 01 lớp)

3.2.2 Phạm vi đào tạo:

a Dạy nghề nông nghiệp và dạy nghề phi nông nghiệp:

- Ngành nghề đào tạo: thực hiện theo danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn được UBND tỉnh phê duyệt

- Cơ sở dạy nghề: huy động tất cả các cơ sở dạy nghề thuộc các cơ quan ban,ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và cơ sở dạy nghề tư thục; các trung tâm giáo dục thường xuyên, học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác

xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có đăng ký hoạt động dạy nghề

Trang 11

b Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:

- Đào tạo kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh

tế xã hội ở địa phương; kiến thức về môi trường, sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm và các kỹ năng quản lý nhà nước ở cấp xã trong các lĩnh vực đó…

- Đối tượng đào tạo: Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung (cán bộ xã không chuyên trách, cán bộ khóm ấp) có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán

bộ đến năm 2015 và đến năm 2020

- Phương thức đào tạo: Kết hợp loại hình đào tạo chính quy, tập trung với đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tại chỗ, đào tạo tại chức, áp dụng các phương pháp giảng dạy mới thích hợp đối với đối tượng học viên là những người lớntuổi

- Cơ sở đào tạo: Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị tỉnh, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của các Bộ, ngành; gắn kết và mở rộng sự liên kết với các trường đại học, cao đẳng,trung cấp…

3.2.3 Chính sách hỗ trợ:

a Phân nhóm đối tượng theo Đề án:

Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Có 03 nhóm đối tượng được hỗ trợ học nghề ngắn hạn:

- Nhóm đối tượng thứ nhất: Lao động nông thôn thuộc diện người có công

với cách mạng, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồiđất canh tác

- Nhóm đối tượng thứ hai: Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối

đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo

- Nhóm đối tượng thứ ba: Lao động nông thôn khác

Tất cả các đối tượng đã nêu trên phải là người có cố gắng chí thú làm ăn, có nhu cầu học nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm

b Chính sách đối với người học:

- Lao động nông thôn thuộc 03 nhóm đối tượng đã nêu (ở điểm 1 phần III) tham gia học nghề được Nhà nước hỗ trợ kinh phí học nghề

- Lao động nông thôn thuộc 03 nhóm đối tượng được hỗ trợ học nghề ngắn hạn sẽ được UBND cấp xã cấp giấy xác nhận và nhà nước thanh toán chi phíđào tạo cho cơ sở dạy nghề căn cứ vào giấy xác nhận và chứng chỉ học nghề

Trang 12

đã cấp cho học viên nhưng không cao hơn mức hỗ trợ tối đa của từng nhóm đối tượng Trường hợp chi phí đào tạo của nghề học cao hơn mức hỗ trợ tối

đa của từng nhóm đối tượng, thì người học tự chi trả phần chênh lệch cho cơ

sở dạy nghề

- Lao động nông thôn học nghề được vay tín dụng theo Quyết định

số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay tín dụng để học nghề

- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm

- Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần Những người đãđược hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân tỉnhxem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm nhưng tối đa không quá 03 lần

c Chính sách đối với giáo viên, giảng viên:

- Giáo viên của các cơ sở dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyênphải đến các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung

- Người dạy nghề (bao gồm: cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000đ/giờ; người dạy nghề là các tiến sỹ khoa học, tiến sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000đ/ buổi Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định (nhung mức tối thiểu không thấp hơn mức quy định)

3.2.4 Kế hoạch mở lớp và hồ sơ quyết toán kinh phí dạy nghề:

Trang 13

- UBND xã lập danh sách người lao động đăng ký học nghề và gửi về PhòngLao động – TBXH, nhận “Giấy xác nhận” từ Phòng Lao động - TBXH và cấp cho người lao động có nhu cầu học nghề.

- Các cơ sở dạy nghề thông báo tuyển sinh tới các xã, khóm, ấp (nói rõ ngành nghề đào tạo, điều kiện tuyển sinh, thời gian đào tạo ) để người lao động thông hiểu, đăng ký học nghề Cấp đơn xin học nghề và ký xác nhận vào đơn cho người lao động đến đăng ký học nghề tại cơ sở

- Người học nghề phải là đối tượng thuộc diện quy định và có hồ sơ học nghề thì mới được Nhà nước hỗ trợ kinh phí học nghề.Người lao động nộp Đơn đăng ký học nghề và Giấy xác nhận cho cơ sở dạy nghề đã lựa chọn để được hỗ trợ kinh phí học nghề

b Mở lớp dạy nghề:

- Chương trình, giáo trình của từng nghề phải được biên soạn hoàn chỉnh (thủ trưởng cơ sở dạy nghề phê duyệt) và gửi đăng ký về Sở Lao động - TBXH trước khi mở lớp dạy nghề; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới để đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động

Sở Lao động - TBXH sẽ căn cứ vào điều kiện và năng lực thực tế của từng

cơ sở để tiến hành ký hợp đào tạo nghề với từng cơ sở dạy nghề Trên cơ sở hợp đồng đã ký, cơ sở dạy nghề có công văn đề nghị tạm ứng kinh phí để tổ chức lớp dạy nghề (tạm ứng 70% theo hợp đồng đã ký) Cơ sở dạy nghề chủ động tổ chức mở các lớp dạy nghề cho người lao động Sau khi tạm ứng kinh phí tối đa là 10 ngày, nếu không mở được lớp, thì cơ sở dạy nghề phải hoàn trả ngay số tiền đã tạm ứng và có văn bản báo cáo về Sở Lao động - TBXH

c Hồ sơ quyết toán:

- Bản đề nghị thanh toán kinh phí;

- Hợp đồng dạy nghề;

- Bản Thanh lý hợp đồng;

Trang 14

- Biên lai thu phí, lệ phí do Cục Thuế phát hành hoặc đơn vị tự in đối với cơ

sở dạy nghề công lập hoặc hóa đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc đơn vị tự in theo quy định đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập;

- Quyết định công nhận tốt nghiệp (có danh sách học viên đính kèm);

- Giấy xác nhận (theo mẫu) do UBND xã cấp cho người lao động;

d Hồ sơ cơ sở dạy nghề lưu:

Cơ sở dạy nghề phải lưu tất cả các chứng từ như đã nêu ở điểm 3, ngoài ra còn lưu:

- Đơn học nghề (theo mẫu)

- Các hoá đơn chứng từ thu, chi có liên quan

3.2.5 Giải pháp tổ chức thực hiện:

1 UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; UBND cấp huyện thành lập Tổ triển khai Đề

án ở cấp huyện

- Sở Lao động – Thương binh và xã hội tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng

và triển khai thực hiện Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm

2010, đồng thời tiến hành xây dựng Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nôngthôn đến năm 2020” trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý III năm 2010

- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thống nhất danh mục nghề sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng

- Sở Nội vụ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã triển khai trong năm 2010

2 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán

bộ, công chức xã và các tầng lớp lao động nông thôn về mục đích yêu cầu, vai trò quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp người lao động tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn

3 Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề Khẩn trương xây dựng hoàn thành các Trung tâm Dạy nghề huyện đưa vào hoạt động; Huy động các cơ

sở giáo dục đào tạo, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, ngư, trang trại, nông trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở SXKD dịch vụ có đủ điều kiện dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT bằng nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ

Trang 15

4 Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Trung tâm Dạy nghề cấp huyện bổ sung giáo viên cố gắng đãm bảo mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên; mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; huy động các nhà khoa học, nghệnhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho LĐNT.

5 Từng cơ sở dạy nghề phải tăng cường xây dựng và phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề đáp ứng yêu cầu học nghề của LĐNT; thường xuyên rà soát cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình để đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng phù hợp yêu cầu của thị trường lao động

6 Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc dạy nghề cho LĐNT đãm bảo chất lượng đào tạo nghề

3.2.6 Tổ chức thực hiện

Đề án có sự tham gia thực hiện của nhiều cơ quan như:

- Sở lao động- thương binh xã hội

- Các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Có trách nhiệm phân phối “Giấy xác nhận” về các địa phương (thông qua Phòng Lao động – TBXH)

- Cung cấp thông tin về danh mục nghề đào tạo và các chính sách có liên quan đến lao động nông thôn để Phòng Lao động – TBXH, UBND xã và cơ

sở dạy nghề nắm

b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội:

Phòng Lao động – TBXH giao “Giấy xác nhận” về các xã thuộc huyện, trên cơ sở nhu cầu học nghề của các xã

Trang 16

c) UBND xã:

Lập danh sách người lao động đăng ký học nghề và gửi về Phòng Lao động - TBXH Nhận “Giấy xác nhận” từ Phòng Lao động - TBXH và cấp cho người lao động có nhu cầu học nghề

d) Cơ sở dạy nghề:

- Các cơ sở dạy nghề thông báo tuyển sinh tới các xã, khóm, ấp (nói rõ

ngành nghề đào tạo, điều kiện tuyển sinh, thời gian đào tạo ) để người lao động thông hiểu, đăng ký học nghề

- Cấp đơn xin học nghề và ký xác nhận vào đơn cho người lao động đến đăng ký học nghề tại cơ sở

3.4 Huy động nguồn lực

3.4.1 Nguồn nhân lực

Chính sách này có sự tham gia thực hiện của nhiều tổ chức như: UBND

các cấp( từ cấp tỉnh, huyện tới cấp xã); sở lao động thương binh xã hội; sở nội vụ; sở tài chính; sở kế hoạch đầu tư, các trường đại học, cao đẳng trung cấp cùng với các trường dạy nghề, các trang trại…tham gia dạy nghề cho laođộng nông thôn

3.4.2 Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn được phân bổ

năm 2010 là 11.600 triệu đồng, trong đó:

* Dạy nghề cho lao động nông thôn: 11.000 triệu đồng, gồm:

- Nguồn kinh phí Trung ương: 9.000 triệu đồng

- Nguồn kinh phí Địa phương: 2.000 triệu đồng

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:

- Nguồn kinh phí Trung ương: 600 triệu đồng

3.5 Nội dung triển khai chính sách

* Quyết Định

1 Phạm vi và đối tượng của đề án

- Dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

xã trên địa bàn tỉnh An Giang

2 Mục tiêu tổng quát của Đề án

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w