1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bát đàn

24 402 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 249 KB

Nội dung

Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh bát đàn

Trang 1

Lời mở đầu

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đã liên kết chặt chẽ với nền

kinh tế khu vực và hợp tác mạnh mẽ với các nền kinh tế khác trên thế giới Gópphần đáng kể vào sự phát triển của đất nước là các doanh nghiệp nhà nước và tưnhân đang ngày càng phát triển và lớn mạnh, trong số đó phải nói đến sự ra đờicủa các ngân hàng nhà nước và thương mại cổ phần Các ngân hàng đã góp phầnđiều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế, và hàng năm đem lại nguồn thu rất lớn chongân sách nhà nước Trong thời đại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn rahết sức ác liệt, đòi hỏi các ngân hàng ngày càng phải liên tục cải tiến công nghệ,hiện đại hóa các phương thức cung cấp dịch vụ Từ khi nước ta ra nhập WTO, sựgiao thương buôn bán với nước ngoài của các cá nhân và doanh nghiệp trong nướcngày càng phát triển, và góp phần vào sự phát triển giao thương đó là các dịch vụthanh toán quốc tế do các ngân hàng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp Cácdịch vụ thanh toán quốc tế đã và đang được các ngân hàng phát triển và khôngngừng hoàn thiện để cung cấp cho khách hàng ngày một tốt hơn Hoạt động thanhtoán quốc tế ra đời và phát triển như là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển, thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế

Một trong những ngân hàng luôn đi đầu trong việc phát triển và cung cấp cácdịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng hiện nay là Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam Qua thời gian kiến tập giữa khóa tại ngân hàng Techcombank-Chi nhánh Bát Đàn, em mong muốn được có những kiến thức, sự hiểu biết vềngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ, quy trình của các dịch vụ thanh toán quốc tế

do ngân hàng cung cấp.Đặc biệt là về các dịch vụ như thanh toán theo phươngthức nhờ thu xuất nhập khẩu, thanh toán bằng LC, thanh toán theo phương thứcchuyển tiền Qua những thông tin thu thập được trong quá trình kiến tập, em xintrình bày một số ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toánquốc tế của ngân hàng Techcombank- Chi nhánh Bát Đàn

Trang 2

Phần I Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Tên, trụ sở, qui mô

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là một trong nhữngngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất trên khắp cả nước, trong đóHội sở chính được đặt tại 70-72 Bà Triệu, Hòan Kiếm, Hà Nội

Vốn điều lệ: 5.400 tỷ VND ( tính đến 31/12/2010)

Về qui mô, hiện nay, Techcombank có 1 Hội sở chính, 1 Trung tâm giao dịch và

282 Chi nhánh/phòng giao dịch trên cả nước Techcombank cũng đang tiến hànhphát triển mạnh và rộng khắp mô hình các điểm giao dịch Techcombank với vaitrò là điểm tiếp xúc, giao dịch khách hàng, dân cư chính tại các thành phố lớn vàcác khu vực đông dân cư phục vụ chủ yếu các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ

- Ngày 27/9/1993, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ra đời với số vốnđiều lệ là 20 tỷ đồng, đặt trụ sở chính tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm,

Hà Nội

- Năm 1995-1996, nâng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng và đồng thời thànhlập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong năm 1996, thành lập thêmchi nhánh Techcombank Thăng Long và phòng giao dịch Nguyễn ChíThanh và Thắng lợi, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng

- Năm 1998-2001, Trụ sở chính được chuyển sang Tòa nhà Techcombank,

15 Đào Duy Từ, Hà Nội Trong những năm này Techcombank thành lậpthêm một số chi nhánh và phòng giao dịch tại Đà Nẵng và Hà Nội, tăng vốnđiều lệ lên 102,345 tỷ đồng Trong năm 2001, ngân hàng đã ký kết hợpđồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thếgiới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngânhàng GLOBUS cho toàn bộ hệ thống Techcombank

- Năm 2002-2004, thành lập thêm chi nhánh tại Hải Phòng, Hà Nội, HảiDương, Thành phố HCM, và Techcombank thành ngân hàng có mạng lướigiao dịch rộng nhất tại Hà Nội Năm 2003, Techcombank chính thức pháthành thẻ thanh toán F@stAsccess-Connect 24 vào ngày 5/11, triển khai

Trang 3

thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống Đến 26/11/2004tổng vốn điều lệ đã lên tới 412 tỷ đồng, khai trương biểu tượng mới củangân hàng vào ngày 9/6

- Năm 2005, thành lập chi nhánh cấp 1 tại nhiều tỉnh trên cả nước, đồng thờiđưa vào hoạt động các phòng giao dịch tại Lào Cai, Hà Nội, Hồ Chí Minh.Nâng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng Ngày 29/9, khai trương phần mềmchuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus

- Năm 2006, nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ The Bank ofNewYorks, Citibank, Wachovia Tháng 5, nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xãhội và phát triển bền vững” do Tổng thống liên đoàn lao động Việt Namtrao tặng Tháng 8, Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đãcông bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiêncủa Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s Đến tháng 11, ngân hàng đãnâng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng

- Năm 2007, tổng tài sản của Techcombank đạt gần 2,5 tỷ USD và trở thànhngân hàng có mạng lưới lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần

130 chi nhánh và phòng giao dịch Nhận giải thưởng “ Thương mại Dịchvụ- Top Trade Services 2007” – giải thưởng dành cho những doanh nghiệptiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Namcam kết thực hiện khi gia nhập WTO do bộ công thương trao tặng

- Năm 2008, Ngân hàng được nhận danh hiệu “ Dịch vụ được hài lòng nhấtnăm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn Triển khai hàngloạt dự án hiện đại hóa công nghệ như : Nâng cấp hệ thống phần mềm ngânhàng lõi, là thành viên của cả 2 liên minh thẻ lớn nhất Smartling vàBankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC… Tăng vốnđiều lệ lên 3.165 tỷ đồng

- Năm 2009, Ngân hàng ký kết hợp đồng tài trợ vốn vay bắc cầu dự án 16máy bay A321 với Vietnam Airlines Nhận giải thưởng “ Top 500 doanhnghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 ” do Việt Nam Report trao tặng, nhậngiải thưởng “ Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế ” dongân hàng Wachovina trao tặng Tháng 9, tăng vốn điều lệ lên 5.400 tỷđồng

- Năm 2010, triển khai các chương trình chuyển đổi chiến lược tổng thể,công bố tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Techcombank Tháng 4,đạt giải thưởng “ Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất lượng ”do BID– Tổ chức Sáng kiến Doanh nghiệp quốc tế trao tặng Tháng 5, nhận danh

vị “ Thương hiệu quốc gia 2010 ”, và nhận giải thưởng Ngân hàng Tài trợThương mại năng động nhất khu vực Đông Á do IFC, thành viên của Ngânhàng Thế giới trao tặng Tháng 7, nhận giải thưởng “ Ngân hàng tốt nhấtViệt Nam ” do tạp chí Euromoney trao tặng Đến tháng 6/2010, vốn điều lệlên tới 6.932 tỷ đồng

Trang 4

- 21/4/2011, Techcombank nhận giải thưởng Ngân hàng có thành tich hoạt

động Thẻ xuất sắc

1.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ: Mô hình tổ chức của Techcombank

1.3 Đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng trong năm 2010

Năm 2010 là năm hoạt động có hiệu quả và phát triển nhanh của Ngân hàng, các

chỉ tiêu cơ bản đều đạt được chỉ tiêu kế hoạch so với nghị quyết của Đại hội đồng

cổ đông của ngân hàng năm 2010 đề ra

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban quản lý TS nợ-TS có

Ủy ban kiểm soát rủi ro

Ủy ban chỉ đạo công nghệ

Quảntrịnguồnnhânlực

Thẩm định vàquản trị rủi rotín dụng

Quản trị rủi rothị trường và vận hành

Trung tâm công nghệ

Khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ

Vận hành Exco Văn Phòng HĐQT Ban đầu tư chiên lược

Ủy ban tín dụng

Trang 5

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Kế hoạch Thực hiện 31/12/2009 %KH Cho vay khách hàng 42.093 59.521 52.928 126% 89% Tổng vốn huy động 72.693 116.635 108.334 149% 93%

- Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 2.744 tỷ đồng , tăng 22% so với năm

từ thời điểm phát hành trái phiếu nhưng không nhỏ hơn 10.000 đồng Vớimức vốn điều lệ cuối năm 2010 và 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi,ngân hàng Techcombank đã nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên khá cao sovới mức quy định của Ngân Hàng Nhà Nước ( 13,11% so với mức quy địnhtối thiểu là 9%)

- Tổng thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2010 đạt 513,97 tỷ đồngchiếm 36,48% tổng thu phí dịch vụ

- Đến cuối năm 2010 Techcombank đã khai trương thêm 95 điểm giao dịchtrong đó có 8 chi nhánh, 52 phòng giao dịch, 35 quỹ tiết kiệm đạt 85% kếhoạch giao, nâng tổng số điểm giao dịch của Techcombank lên thành 282điểm

Trang 6

1.4 Định hướng hoạt động trong năm 2011

Năm 2011 đã được Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank xácđịnh là năm bứt phá trong chiến lược phát triển, hướng tới hoàn thành mục tiêu “Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam ” vào năm 2014 Năm

2011, Techcombank đặt mục tiêu tăng trưởng cao, đặc biệt về lợi nhuận, tổng tàisản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay khách hàng và phát triển mạng lưới

- Mục tiêu lợi nhuận năm 2011 là 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 182.000 tỷđồng Theo đó mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 là 46% so với năm

2010 Chỉ tiêu tổng tài sản dự kiến sẽ tăng 21%, đưa tổng tài sản dự kiến sẽtăng 21%, đưa tổng tài sản của Techcombank lên 182.000 tỷ đồng

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới với việc tăng thêm 60 chi nhánh/phòng giaodịch, nâng tổng số lên 342, đạt mức tăng trưởng 22%

- Tăng vốn điều lệ lên 8.788 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ngânhàng nâng cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh, phát triển bềnvững, an toàn, hiệu quả

- Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán: Việc niêm yết trên thịtrường chứng khoán sẽ nâng cao uy tín, thương hiệu của Techcombanktrong và ngoài nước, nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu và gia tănggiá trị lợi ích cho cổ đông, thiết lập cơ chế, kênh thông tin báo cáo cậpnhập

- Dư nợ cho vay khách hàng trong tổng dư nợ tín dụng của techcombank sẽđược điều chỉnh trên nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp vớiquy định pháp luật Dự kiến dư nợ cho vay khách hàng năm 2011 là 63.513

tỷ đồng (tăng 20%)

- Tiếp tục tăng cường và hoàn thiện các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng.Đảm bảo tỷ lệ nợ 3-5 duy trì ở mức 2,04% trên tổng dư nợ tín dụng Hoànthiện hệ thống tin quản trị (MIS), phân tích và kiểm soát ngân sách, kếhoạch tài chính, phân tích kinh doanh

1.5 Sơ lược về Chi nhánh Bát Đàn

1.5.1 Quá trình phát triển của chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm

Chi nhánh Bát Đàn là một trong nhiều chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàngthương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, được thành lập năm 2009, có trụ sở tạiHàng Da - Hoàn Kiếm - Hà Nội Tuy mới hoạt động được gần 3 năm nhưngTechcombank Hoàn Kiếm đã trở thành một trong những chi nhánh quan trọngtrong hệ thống của Techcomabank

Trang 7

Với định hướng “ổn định- an toàn- hiệu quả- phát triển”, với việc nâng cấpphần mềm corebanking GLOBUS lên phiên bản mới nhất T24 R5 hỗ trợ giao dịch24/24, các hoạt đọng tiền tệ của chi nhánh đã tăng trưởng về quy mô và tốc độ.1.5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Phần II Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Bát Đàn

Hoạt động thanh toán quốc tế ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng, đadạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà đã đóng góp không nhỏ vào kếtquả kinh doanh chung của ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam Qua triển khai,ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế và mở thêmnhiều loại hình dịch vụ thanh toán để phục vụ khách hàng

2.1 Thanh toán theo phương thức nhờ thu xuất nhập khẩu

2.1.1 Thanh toán theo phương thức nhờ thu nhập khẩu

2.1.1.1 Định nghĩa

Nhờ thu hàng nhập khẩu là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông qua hình thứcNhờ thu chứng từ áp dụng với các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nướcngoài của khách hàng trong nước

2.1.1.2 Các bước chi tiết tiến trình thực hiện thanh toán theo phương thức nhờ thunhập khẩu

Ban thẩmđịnh vàquản lý rủi

ro tín dụng

Ban kiểmsoát và hỗtrợ kinhdoanh

Phòng kếtoán vàgiao dịchkho quỹ

Trang 8

- Bước 1: Tiếp nhận chứng từ, nhập dữ liệu Chuyên viên thanh toán tại Đơn

vị hoặc tại Trung tâm thanh toán chịu trách nhiệm tiếp nhận chỉ thị nhờ thukèm chứng từ nhờ thu do ngân hàng nhờ thu hoặc người nhờ thu nướcngoài xuất trình để đòi tiền theo hình nhờ thu Đối với các Đơn vị đượcphép xử lý chứng từ một cách độc lập, thì chuyên viên thanh toán tiếp nhận

và kiểm tra bộ chứng từ nhờ thu xem có đủ các loại giấy tờ cần thiết haykhông Trường hợp chứng từ nhờ thu được gửi trực tiếp đến Trung tâmthanh toán thì chuyên viên thanh toán sẽ kiểm tra, xác định bộ chứng từ đóthuộc khách hàng của Đơn vị nào và nhập dữ liệu của bộ chứng từ trênGlobus và lập thông báo

- Bước 2: Thông báo Trường hợp chứng từ nhờ thu được gửi trực tiếp đếnĐơn vị thì chuyên viên thanh toán tại đơn vị lập thông báo nhờ thu hàngnhập theo biểu mẫu số MB-NTNK/01, và chuyển cho cấp có thẩm quyềncủa Đơn vị phê duyệt Sau đó gửi cho chuyên viên khách hàng thuộc bộphận dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hoặc bộ phận kinh doanh để chuyểncho khách hàng Chuyên viên khách hàng tiếp nhận thông báo hàng nhậpkhẩu và chuyển cho khách hàng, đề nghị khách hàng sớm cho ý kiến về bộchứng từ nhờ thu hàng nhập khẩu đồng thời hướng dẫn trả lời khách hàngtheo các hướng dẫn của công ty đề ra

- Bước 3: Tiếp nhận trả lời và giao chứng từ Tiếp nhận trả lời là trường hợpkhách hàng không có trả lời hoặc không đồng ý hoặc chấp nhận thanh toánchứng từ nhờ thu và có văn bản giải trình rõ về việc từ chối chứng từ nhờthu thì chuyên viên khách hàng chuyển thông báo từ chối thanh toán củakhách hàng cho chuyên viên thanh toán Chuyên viên thanh toán lập thôngbáo từ chối thanh toán bộ chứng từ nhờ thu theo mẫu và gửi tới Ngân hàngnhờ thu hoặc người nhờ thu và chờ chỉ thị của ngân hàng nước ngoài hoặcngười nhờ thu về việc định đoạt bộ chứng từ nhờ thu Trong trưởng hợpnhận được thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng thì chuyên viênkhách hàng tiến hành giao chứng từ cho khách hàng và chuyển bản chấpnhận đó cho chuyên viên thanh toán để gửi điện chấp nhận Giao chứng từ

là trường hợp trung tâm thanh toán xử lý chứng từ nhờ thu, chuyên viênthanh toán tại trung tâm thanh toán sẽ giao bộ chứng từ cho nhờ thu choĐơn vị quản lý căn cứ vào danh sách người được ủy quyền giao/nhậnchứng từ theo biểu mẫu do các đơn vị ủy quyền cho trung tâm thanh toán

- Bước 4: Làm thủ tục thanh toán theo yêu cầu nhờ thu Sau khi khách hàng

đã đồng ý thanh toán nhờ thu, nhận bộ chứng từ và chuyển tiền vào tàikhoản để thanh toán hoặc nhờ thu theo điều kiện D/A đã được khách hàngchấp nhận và khi đến hạn thanh toán khách hàng đã chuyển đủ tiền vào tài

Trang 9

khoản để thanh toán, chuyên viên thanh toán lập phiếu đề nghị thanh toántheo mẫu và trình trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký duyệt.

- Bước 5: Trung tâm thanh toán tiếp nhận chứng từ thanh toán nhờ thu.Chứng từ thanh toán nhờ thu do các đơn vị chuyển lên trung tâm thanh toánbao gồm: bản fax hoặc scan tờ cover chỉ dẫn thanh toán, bản xác nhận củangân hàng nhà nước đăng ký vay và trả nợ vay nươc ngoài, phiếu đăng đềnghị thanh toán có gắn mã khóa nội bộ xác thực giữa đơn vị và trung tâmthanh toán, có chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt tại đơn vị và cóđóng dấu tại đơn vị

- Bước 6: Lập điện thanh toán nhờ thu và hạch toán Khi chuyên viên thanhtoán tại trung tâm thanh toán nhận được chứng từ thanh toán nhờ thu, kiểmtra lại nội dung và tính pháp lý của phiếu đề nghị thanh toán (tài khoảnthanh toán, tài khoản thu phí và các loại đề nghị thu đã đúng và đủ chưa, đã

có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của đơn vị chưa) Nếuđúng, chuyên viên thanh toán sẽ nhập dữ liệu và soạn điện thanh toán nhờthu theo chỉ dẫn nhờ thu của ngân hàng đòi tiền/người nhờ thu, đồng thời

ký trên chỉ dẫn thanh toán và chuyển cấp có thẩm quyền phê duyệt Nếuchuyên viên thanh toán phát hiện hồ sơ không phù hợp thì liên hệ lại vớichuyên viên thanh toán tại đơn vị để sửa đổi hoặc chuyển lại phiếu đề nghịthanh toán Chuyên viên thanh toán tại trung tâm thanh toán thực hiện hạchtoán, thu phí liên quan đến việc chuyển tiền thanh toán nhờ thu

- Bước 7: Kiểm soát và phê duyệt giao dịch thanh toán nhờ thu Kiểm soátviên thanh toán quốc tế tại trung tâm thanh toán tiến hành kiểm soát lạichứng từ thanh toán nhờ thu và nội dung giao dịch thanh toán nhờ thu đượcthực hiện trên Globus Khi kiểm soát, kiểm soát viên đặc biệt chú ý: Tàikhoản trích nợ, tài khoản Nostro, số tiền hối phiếu, loại tiền, ngày giá trị,ngân hàng hưởng lợi, đường dẫn thanh toán, các loại phí phải thu Nếuđồng ý thì phê duyệt, và người phê duyệt phải chịu trách nhiệm về giaodịch mà mình đã ký duyệt về mặt kỹ thuật điện, hạch toán, tính khớp đúnggiữa hồ sơ nhờ thu với dữ liệu trên Globus

- Bước 8: Kiểm soát và phê duyệt giao dịch thanh toán nhờ thu Sau khi kiểmsoát viên tại trung tâm thanh toán kiểm tra như đã làm ở bước 7, duyệt xongthì chuyển cho trưởng trung tâm thanh toán tiếp tục kiểm tra các nội dungsoạn điện, hạch toán thanh toán và thu phí, kiểm tra khách hàng có đủ điềukiện trên tài khoản Nếu đồng ý thì phê duyệt

- Bước 9: Đối chiếu số lệnh SWIFT gửi đi với báo cáo của Globus, phát điện

và lưu hồ sơ

Trang 10

- Bước 10: Xử lý sai lầm nếu có Khi Techcombank thực hiện sai lệnh củakhách hàng và tự phát hiện và lập yêu cầu sửa đổi gửi đến thì chuyên viênthanh toán tại trung tâm thanh toán tiến hành lập điện rà soát, yêu cầu sửađổi đến ngân hàng đại lý nơi Techcombank đã thực hiện lệnh chuyển tiềnthanh toán nhờ thu Nếu lỗi là từ phía khách hàng, thì phí sửa đổi và các rủi

ro phát sinh khác vẫn do Techcombank chịu

2.1.2 Thanh toán theo phương thức nhờ thu xuất khẩu

2.1.2.1 Định nghĩa

Thanh toán theo phương thức nhờ thu xuất khẩu là nghiệp vụ thanh toán quốc tếthông qua hình thức nhờ thu áp dụng đối với các hợp đồng của khách hàng trongnước xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài

2.1.2.2 Các bước chi tiết tiến trình thực hiện thanh toán theo phương thức nhờ thunhập khẩu

- Bước 1: Tiếp nhận chứng từ và nhập dữ liệu Chuyên viên khách hàng tiếpnhận yêu cầu nhờ thu hàng xuất của khách hàng, kiểm tra những điểmchính như: Địa chỉ ngân hàng gửi đi đòi tiền, số lượng từng loại chứng từ,hình thức đòi tiền, trị giá đòi tiền so với invoice Sau đó hướng dẫn chokhách hàng lập bộ hồ sơ

- Bước 2: Phê duyệt Sau khi chuyên viên thanh toán vào Globus thì chuyểncấp có thâm quyền xem xét Cấp có thẩm quyền xem xét bộ chứng từ và chỉthị nhờ thu xác định nội dung là phù hợp thì ký duyệt, ký hậu hối phiếu vàchuyển lại cho chuyên viên thanh toán Nếu phát hiện có sai sót thì chuyểnlại cho chuyên viên thanh toán chỉnh sửa và xử lý theo quy trình khắc phụcphòng ngừa

- Bước 3: Gửi chứng từ và giám sát Chuyên viên thanh toán gửi chỉ thị nhờthu đã được phê duyệt và bộ chứng từ đòi tiền đến ngân hàng nước ngoàitheo yêu cầu của khách hàng Khi gửi chú ý chính xác, đầy đủ địa chỉ ngânhàng nước ngoài tránh việc gây nhầm lẫn gây thất lạc bộ chứng từ Chuyênviên thanh toán tại đơn vị có trách nhiệm giám sát việc thanh toán của ngânhàng nước ngoài đối với bộ chứng từ đã gửi, căn cứ vào thời hạn trả tiềnquy định trong nhờ thu và trong hối phiếu để giám sát việc thanh toán

- Bước 4: Kiểm tra lệnh toán nhờ thu đến từ ngân hàng nước ngoài KhiTechcombank nhận được điện thanh toán nhờ thu đến từ ngân hàng nước

Trang 11

ngoài, chuyên viên thanh toán tại trung tâm thanh toán tiến hành kiểm trađiện Kiểm tra mã khóa của điện, nếu điện không có mã khóa thì cần thôngbáo ngay cho ngân hàng gửi điện đề phát điện lại Kiểm tra các chi tiết củalệnh thanh toán nhờ thu như số Ref, số tiền, loại tiền, ngày giá trị, xem cóchính xác hay không Sau khi kiểm tra nếu thấy điện chuyển là hợp lệ thìchuyên viên thanh toán đóng dấu SWIFT RECEIVED và vào sổ theo dõiđồng thời chuyển cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bước 5: Phê duyệt lệnh thanh toán nhờ thu đến Trưởng trung tâm thanhtoán thực hiện phê duyệt các lệnh thanh toán nhờ thu đến đã được kiểm traxác nhận tính chân thực và ký tên vào các lệnh này trên bản chính duy nhất.Nếu thấy không đủ các yếu tố xác nhận tính chân thực của lệnh thanh toánnhờ thu đến thì không phê duyệt và thực hiện tra xoát đối với ngân hàngnước ngoài theo nội dung xử lý sai lầm

- Bước 6: Hạch toán và thu phí Điện thanh toán nhờ thu sau khi ký duyệt sẽđược chuyển lại cho chuyên viên thanh toán tại trung tâm thanh toán đểthực hiện hạch toán ghi có cho khách hàng và thu phí Chuyên viên thanhtoán có trách nhiệm phải thông báo cho chuyên viên thanh toán tại đơn vị

về chi tiết của điện thanh toán nhờ thu Trong trường hợp lệnh thanh toánnhờ thu đến không có đủ thông tin để ghi “có” vào tài khoản của kháchhàng thì thực hiện xử lý theo nội dung xử lý sai lầm

- Bước 7: Phê duyệt ghi “có” cho khách hàng Sau khi giao dịch ghi “có”theo phương thức nhờ thu đến được nhập dữ liệu, chuyên viên thanh toánchuyển trưởng trung tâm thanh toán hoặc người được ủy quyền phê duyệtcăn cứ vào bản chính điện báo có/điện thanh toán liên ngân hàng đến Khiđồng ý phê duyệt, người phê duyệt ký vào bản chính điện có đến Nếu cầnchỉnh sửa, người phê duyệt sẽ chuyển lại cho chuyên viên thanh toán chỉnhsửa và ghi nhận sai sót theo quy trình khắc phục và phòng ngừa

- Bước 8: Lưu hồ sơ và thông báo: Lệnh thanh toán nhờ thu đến lưu tại trungtâm thanh toán hội sở Các chi nhánh có thể in ra giấy báo “có” để thôngbáo cho khách hàng về chi tiết số tiền về, số phí ngân hàng đã thu Hồ sơphải được lưu giữ trong “bìa đựng nhờ thu” tại các đơn vị xử lý yêu cầunhờ thu của khách hàng Ngoài bìa phải ghi rõ các thông tin: Tên kháchhàng, ngày và số tham chiếu của nhờ thu, số và loại tiền của nhờ thu… vàcác ghi chú đặc biệt khác in sẵn trên bìa Việc lưu trữ bộ hồ sơ nhờ thuhàng xuất tuân theo quy định quản lý hồ sơ của trung tâm thanh toán Việctách chứng từ lưu kế toán được tiến hành theo quy định tại chế độ chứng từ

kế toán đã ban hành

Trang 12

- Bước 9: Xử lý sai lầm ( nếu có ) Các trường hợp sai lầm, chuyên viênthanh toán hạch toán treo vào tài khoản chuyển tiền phải trả để chờ xử lýbằng cách ghi nợ vào Nostro và ghi có vào tài khoản chuyển tiền phải trả.Khi nhận được đầy đủ các thư/điện tra soát, xác nhận chính xác về thông tinngười được hưởng, kế toán hạch toán ghi nợ tài khoản chuyển tiền phải trả

và ghi có cho khách hàng

2.1.3 Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

- Được tư vấn nghiệp vụ miễn phí, nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí

- Thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng

- Được hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ xuất nhập khẩu

- An toàn, bảo mật thông tin

2.2 Phương thức chuyển tiền

2.2.1 Định nghĩa

Là phương thức mà ngân hàng nhận hồ sơ và yêu cầu chuyển tiền đi nước ngoàicủa khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp trong nước

2.2.2 Quy trình chi tiết thanh toán theo phương thức chuyển tiền

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và thẩm định Việc tiếp nhận hồ sơ đượcthực hiện tại bộ phận dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tại đơn vị Chuyênviên khách hàng tiếp nhận nhu cầu chuyển tiền quốc tế của khách hàng,hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và lập 02 bản chính lệnh chuyển tiền theomẫu của ngân hàng Sau đó chuyên viên khách hàng kiểm tra và xác định rõtính đầy đủ, tính pháp lý và tính rõ ràng của lệnh chuyển tiền và các chứng

từ kem theo, so sánh với các chứng từ với nhau xem có mâu thuẫn haythiếu sót hay không để kịp thời lưu ý khách hàng Nội dung thẩm định baogồm có thẩm định pháp lý, thẩm định tín dụng, kiểm tra bộ hồ sơ chuyểntiền, nội dung lệnh chuyển tiền đã có đầy đủ các thông tin hay chưa, có sựkhác biệt với hợp đồng ngoại thương, phụ lục hợp đồng hoặc chứng từ kèmtheo khác hay không, thẩm định rủi ro

- Bước 2: Kiểm soát và phê duyệt hồ sơ chuyển tiền đến Trường hợptrưởng/phó trưởng đơn vị xem xét và chấp nhận hồ sơ chuyển tiền củakhách hàng thì ký duyệt trên lệnh chuyển tiền của khách hàng và phiếu đềnghị thanh toán của đơn vị đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định

và kiểm soát hồ sơ chuyển tiền của đơn vị mình Trong trường hợp khôngchấp nhận phê duyệt hồ sơ chuyển tiền và từ chối chuyển tiền cho khách

Ngày đăng: 21/07/2015, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w