nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giaicấp công nhân là giai cấp vô sản.* Khái niệm giai cấp công nhân hiện nay Giai cấp công nhân là một tập đo
Trang 1Mã số: KX.04.16/11-15
Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Nguyễn Thế Thắng
Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị khu vực I
HÀ NỘI - 2015
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
MINH CÔNG - NÔNG - TRÍ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 2
1.1 Một số khái niệm cơ bản về liên minh giai cấp giữa giai cấp côngnhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức 21.2 Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh công - nông và liênminh công-nông-trí 51.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh công-nông-trí thức trong cáchmạng Việt Nam 71.4 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh công-nông-trítrong tiến trình cách mạng Việt Nam 1930-1986 101.5 Một số lý thuyết ngoài mác-xít về liên minh hợp tác xã hội- thamkhảo cho Việt Nam 15
GIAI CẤP VÀ HỢP TÁC XÃ HỘI. 202.1.Kinh nghiệm xây dựng liên minh công- nông-trí của Đảng cộng sảnLiên Xô cầm quyền ( 1917-1991) 202.2 Kinh nghiệm xây dựng liên minh công- nông và tranh thủ trí thức củaĐảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền từ năm 1949 đến nay 222.3 Hợp tác xã hội và chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức ởnhững nước theo chủ thuyết dân chủ xã hội: đặc điểm, thành công,hạn chế và tham khảo đối với Việt Nam 26
VIỆT NAM QUA GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI 31
ĐỔI MỚI 313.1 Thực trạng liên minh công-nông-trí về chính trị 313.2 Thực trạng liên minh công-nông-trí về kinh tế 34
Trang 33.3 Thực trạng liên minh công-nông-trí về văn hóa 383.4 Thực trạng liên minh công-nông-trí về xã hội 443.5 Mấy vấn đề liên minh công- nông-trí về quốc phòng, an ninh 47
TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CÔNG-NÔNG-TRÍ QUA GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI 494.1 Sự lãnh đạo của Đảng với liên minh công-nông-trí 494.2 Nhà nước và pháp luật với việc xây dựng, phát triển liên minh công -nông -trí 524.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thực hiện liên minh công- nông- trí 55
THỨC VIỆT NAM QUA GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI-THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 575.1 Nhận thức lý luận về giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và độingũ trí thức 575.2 Nhận thức lý luận về xây dựng liên minh công- nông- trí 595.3 Những vấn đề đặt ra 60
VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN MINH CÔNG- NÔNG-TRÍ THỨC VIỆT NAM 63
NÔNG - TRÍ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 636.1 Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vớităng cường liên minh công - nông - trí 636.2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa với những nhucầu mới về tăng cường liên minh công- nông- trí 646.3 Cách mạng khoa học-công nghệ, phát triển kinh tế tri thức với nhữngđòi hỏi mới của liên minh công-nông-trí 676.4 Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với những nhu cầu mới của liênminh công-nông-trí 69
Trang 46.5 Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội tác động đến liênminh công-nông-trí 70
MINH CÔNG-NÔNG-TRÍ TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI 727.1 Quan điểm tăng cường liên minh công-nông-trí thức trong điều kiệnmới 727.2 Phương hướng tăng cường liên minh công - nông - trí trong điều kiệnmới 767.3 Nội dung liên minh công-nông-trí trên một số lĩnh vực cơ bản 80
Chương 8: NHÓM GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN VỀ LIÊN MINH CÔNG-NÔNG-TRÍ VÀ HỢP TÁC XÃ HỘI 88
8.1 Nhận thức và hướng giải quyết các mặt mâu thuẫn và thống nhất,đồng thuận và xung đột giữa các thành tố tạo thành liên minh 888.2 Nhận thức và hướng giải quyết mối quan hệ giữa liên minh công-nông- trí với hợp tác cùng đội ngũ doanh nhân 918.3 Nhận thức và hướng giải quyết mối quan hệ giữa liên minh công-nông-trí với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện mới 948.4 Nhận thức và hướng giải quyết tăng cường liên minh công-nông-trítrong điều kiện đa dạng hóa cơ cấu xã hội 96
Chương 9: NHÓM GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƯỜNG LIÊN MINH CÔNG - NÔNG - TRÍ 98
9.1 Nâng cao vai trò của Đảng Cộng sản đối với tăng cường liên minhcông - nông - trí 989.2 Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với tăng cường liên minh công -nông - trí 1019.3 Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tăng cường liênminh công- nông - trí 106
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
Đề tài Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức Việt nam trong điều kiện mới, mã số KX.04/11-15, được thực hiện
trong 3 năm từ tháng 10-2012 đến tháng 10-2015
Mục tiêu của đề tài là: Làm rõ cơ sở lý luận – thực tiễn liên minh giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới; đề
xuất quan điểm, nội dung và hệ giải pháp nhằm tăng cường liên minh công –
nông – trí để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Để đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ cụ thể của đề tài là:
- Làm rõ những nhận thức lý luận mới về giai cấp công nhân, giai cấpnông dân, đội ngũ trí thức, về liên minh công – nông – trí, và nội dung liênminh công – nông – trí
- Đánh giá thực trạng xây dựng và phát huy sức mạnh liên minh công –
nông – trí trong gần 30 năm đổi mới
- Phân tích những nhân tố làm thành điều kiện mới và tác động của nóđối với liên minh công-nông-trí đến năm 2020
- Định dạng những nội dung mới của liên minh công-nông-trí trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại
- Đề xuất hệ quan điểm, phương hướng, giải pháp để tăng cường liên
minh công – nông – trí đến năm 2020
Kết quả nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ nói trên của đề tài được
thể hiện trong Báo cáo tổng hợp Ngoài Phần mở đầu, Danh mục tài liệutham khảo, Báo cáo Tổng hợp của đề tài có 3 phần với 9 chương, dày 365trang
Còn đây là bản báo cáo tóm tắt nêu những ý chính của đề tài
Trang 71.1.1 Giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
Định nghĩa giai cấp của V.I.Lênin:”Người ta gọi là giai cấp, những tậpđoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thốngsản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thườngthường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận), đối vớinhững tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và nhưvậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặcnhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn nàythì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó cóđịa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định"1
1.1.2 Khái niệm giai cấp công nhân
* Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Theo C Mác và Ph Ăngghen khái niệm giai cấp công nhân có hai thuộctính cơ bản:
- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những ngườilao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chấtcông nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao
- Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những ngườilao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản.Thuộc tính này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công
1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mastxcơva, 1977, t.39, tr17-18.
Trang 8nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giaicấp công nhân là giai cấp vô sản.
* Khái niệm giai cấp công nhân hiện nay
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độphát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lựclượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ côngnghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất racủa cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất
và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay Ở các nước tư bản,giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệusản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở cácnước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân laođộng làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trongquá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
1.1.2 Khái niệm giai cấp nông dân
Giai cấp nông dân bao gồm những người lao động sản xuất vật chấttrong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, trực tiếp sử dụng (canh tác) một
tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển đểsản xuất ra nông sản
Nông dân có bản chất "hai mặt" Theo sự phân tích của Lênin: Một mặt,
họ là những người lao động Đây là mặt cơ bản nhất Mặt khác, họ là những
người tư hữu nhỏ Mặt tư hữu nhỏ của nông dân khác với bản chất tư hữu củacác giai cấp bóc lột Nông dân không dựa trên tư hữu nhỏ để bóc lột các giaicấp và tầng lớp xã hội khác Nông dân không có hệ tư tưởng riêng, mà tưtưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội
1.1.4 Khái niệm trí thức.
Trí thức trực tiếp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nghiên cứu,giảng dạy, ứng dụng các khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội và nhânvăn, văn học nghệ thuật, lãnh đạo và quản lý,v,v Sản phẩm lao động trực
Trang 9tiếp của trí thức là những giá trị lý luận, lý thuyết khoa học; những giá trị tinhthần Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp của xã hội, nên vai trò của trí thức ngày càng quan trọng.
Vai trò và tư tưởng của trí thức phụ thuộc vào giai cấp thống trị xã hội
Dù không có hệ tư tưởng riêng, trí thức ở chế độ xã hội nào cũng giúp giai
cấp thống trị khái quát về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị xã hội Trí thức không tồn tại với tư cách một giai cấp, "phi giai cấp"
hoặc "siêu giai cấp" Tính giai cấp của trí thức thể hiện ở chỗ họ đem vốnkiến thức của mình phục vụ cho giai cấp thống trị nào trong xã hội
1.1.5 Khái niệm liên minh và liên minh giai cấp
*Liên minh, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự liên kết giữa các lực
lượng xã hội có cùng chung một lợi ích nào đó nhằm phối hợp hành động đểthực hiện những mục tiêu xác định
*Liên minh giai cấp là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng
để chỉ sự liên kết giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội nhằm phối hợp hànhđộng để thực hiện những mục tiêu chung của cuộc đấu tranh giai cấp đặt ratrong một giai đoạn lịch sử nhất định
* Khái niệm điều kiện mới của liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam từ nay cho đến năm 2020 và lâu hơn nữa cần được nghiên cứu trong đề tài này là những nhân tố làm thành hoàn
cảnh quyết định việc tiếp tục tồn tại, phát triển của liên minh đó Những nhântố này đã tồn tại hoặc xuất hiện từ khi Đảng ta tiến hành sự nghiệp đổi mới vànay đang tiếp tục phát triển cả về lượng và chất, hơn nữa ngày càng tác độngmạnh mẽ hơn vào khối liên minh công-nông-trí Việt Nam trong thời gian tới.Những nhân tố cơ bản đó là:
- Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa
- Cách mạng khoa học-công nghệ phát triển vũ bão và kinh tế tri thức
Trang 10- Toàn cầu hóa, và sự chủ động hội nhập sâu rộng của Việt Nam.
- Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội
1.2 Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh công - nông và liên minh công-nông-trí.
1.2.1.Tính tất yếu cảa liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
C.Mác đã chỉ ra rằng, ở các nước mà nông dân chiếm đại đa số trongdân cư, giai cấp công nhân chỉ có thể tiến hành cách mạng xã hội một cáchthắng lợi bằng cách liên minh với giai cấp nông dân
Đối với tầng lớp trí thức, các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng, trong giaiđoạn đầu của cuộc cách mạng vô sản, giai đoạn giành chính quyền, trừ một sốrất ít người trí thức tiến bộ từ bỏ được những thiên kiến tư tưởng của giai cấp
tư sản, đi theo giai cấp vô sản, còn phần lớn trí thức đứng về phía giai cấp tưsản, bảo vệ cho những quan điểm lập trường tư tưởng phản ánh những lợi íchkinh tế của giai cấp tư sản Cho nên, các nhà kinh điển chưa đề cập đến việcliên minh với tầng lớp trí thức, mà chỉ nêu ra phương hướng phát huy vai tròcủa đội ngũ trí thức trong giai đoạn xây dựng xã hội mới
Dần dần, trong quá trình đấu tranh cách mạng, giai cấp vô sản đã thểhiện được vai trò lịch sử của mình là người “đại biểu cho tất cả các giai cấptrong xã hội không sống bằng lao động của người khác”, thu hút, tập hợpđược đại đa số các giai cấp, các tầng lớp xã hội, trong đó có tầng lớp trí thức,tham gia vào cuộc cách mạng vô sản do mình lãnh đạo Các nhà trí thức bịsức hút của chân lý cách mạng đã tập hợp chung quanh giai cấp công nhân,coi giai cấp công nhân là bạn đồng minh tin cậy của mình, giúp họ thoát khỏimọi ảnh hưởng, mọi sự áp bức của giai cấp tư sản
Mặt khác, trong khi tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấpcông nhân cũng rất cần đến tầng lớp trí thức – những người “khai sáng” củagiai cấp mình lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa Những tư tưởng tiến bộcủa tầng lớp trí thức đóng vai trò sáng tạo, cung cấp vũ khí lý luận cho giai
Trang 11cấp công nhân, chỉ đường, vạch lối cho phong trào công nhân, giúp cho giaicấp công nhân có thể lãnh đạo được cuộc cách mạng xã hội lật đổ xã hội cũ,xây dựng xã hội mới
2.2.2 Cơ sở để thực hiện liên minh giai cấp
Cơ sở hình thành liên minh giai cấp là có sự tương đồng căn bản về lợiích, có chung một mục tiêu
Điểm tương đồng thứ nhất, Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng vô
sản: giải phóng triệt để toàn xã hội thoát khỏi mọi ách áp bức bóc lột, mọinguồn gốc của tình trạng người bóc lột người, người áp bức người
Điểm tương đồng thứ hai là những lợi ích cơ bản của các giai cấp và
tầng lớp xã hội đó không hề mâu thuẫn, đối lập nhau
1.2.3 Mối quan hệ giữa các thành tố trong liên minh công-nông-trí
Giai cấp công nhân, thông qua Đảng của mình lành đạo khối liên minh
giai cấp
Giai cấp nông dân có đặc trưng nổi bật là tính hai mặt, vừa là người lao
động, vừa là người tư hữu Khi là người lao động, “họ thù ghét ách bóc lộtcủa tư bản”, có cùng chung lợi ích cơ bản với giai cấp công nhân, còn khi làngười tư hữu, giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân còn có “sự đốilập ở một mức độ nhất định về lợi ích”1 Giai cấp nông dân cần được giác ngộđược rằng, chỉ có liên minh với giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng dogiai cấp công nhân lãnh đạo thì giai cấp nông dân cũng như toàn thể xã hộimới thoát được mọi ách áp bức bóc lột, mới có thể xây dựng được một xã hộimới tốt đẹp hơn Giai cấp công nhân cần nhận thức được rằng, phải xây dựngđược liên minh công -nông vững chắc, cách mạng vô sản mới thành công.Để có thể trở thành bạn đồng minh của giai cấp công nhân, tầng lớp tríthức phải: “Thứ nhất, để đem lại ích lợi thực sự cho phong trào vô sản các cánhân ấy phải đem theo những yếu tố khai sáng thực sự”2 “Thứ hai Nếu đitheo phong trào vô sản là những đại diện của các giai cấp khác, thì điều đòi
1 V.I Lênin: Toàn tập, t.38, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va, 1977, tr.424-436.
2 C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, t.34, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1998, tr.562.
Trang 12hỏi trước hết ở họ là họ không được đem theo những tàn dư của các định kiến
tư sản, tiểu tư sản và những loại định kiến khác, mà họ phải thấm nhuần mộtcách vô điều kiện thế giới quan vô sản”1
Muốn có liên minh bền vững với tầng lớp trí thức và giữ vai trò lãnh đạocách mạng xã hội chủ nghĩa, thì đảng của giai cấp công nhân phải nhận thứcđược đầy đủ bản chất hai mặt, trong đó chú ý đến mặt tích cực của tầng lớp tríthức, nhận thức được vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức trong cuộc cách mạng xãhội chủ nghĩa Không có trí thức thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội
1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh công-nông-trí thức trong cách mạng Việt Nam
1.3.1 Đánh giá vị trí vai trò của các giai tầng và tính tất yếu của việc xây dựng liên minh công - nông - trí trong cách mạng
Ở nước ta, vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu lên tư tưởng xây dựngkhối liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trongtiến trình từ khi chuẩn bị thành lập Đảng cho đến khi Đảng lãnh đạo cuộccách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành được chính quyền, đưa đất nướcbước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Mác-Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích đúng thái độ của các giai cấp vàtầng lớp xã hội Việt Nam đối với cách mạng, để định phương châm, chínhsách cho đúng
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy số lượng nhỏ bé, nhưng là giai cấp
tiến bộ nhất, cách mạng nhất, dũng cảm nhất trong các giai cấp và tầng lớpnhân dân trong xã hội xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạokhối liên minh công nhân, nông dân và trí thức
Giai cấp nông dân Việt Nam là lớp người đông nhất trong nhân dân,
được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là “đồng minh chắc chắn nhất của giaicấp công nhân” và là “quân chủ lực của cách mạng”
Về đánh giá vị trí vai trò của đội ngũ trí thức, khi trong những người cộng
sản còn có những nhận định khác nhau, Hồ Chí Minh từ rất sớm đã đánh giá cao
1 C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, t.34, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1998, tr.563.
Trang 13vai trò của trí thức trong xã hội Việt Nam Đến khi trở thành Người lãnh đạo cáchmạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định trí thức là một bộ phận trong lực lượng cáchmạng và là đồng minh quan trọng của giai cấp công nhân
1.3.2 Đảng bao gồm những người ưu tú của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, Đảng lãnh xây dựng và lãnh đạo khối liên minh Công - Nông -Trí
“Đảng là bộ đội tiền tiến của nhân dân lao động (công nhân, nông dân
và lao động trí óc)”1
Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã vạch ra sáchlược của Đảng là phải lôi cuốn được giai cấp vô sản, giai cấp nông dân vàtầng lớp trí thức đi theo cách mạng, hình thành nên khối liên minh công-nông- trí, nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân
1.3.3 Liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng của chính quyền dân chủ nhân dân.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ Hai của Đảng, năm 1951, Chủ tịch nướcHồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam Chính cươngcủa Đảng Lao động Việt Nam thông qua tại Đại hội II khẳng định rõ:
“Chính quyền đó dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minhcông nhân, nông dân và lao động trí óc làm nền tảng và do giai cấp công nhânlãnh đạo”2
Đó chính là tổng kết lý luận rút ra từ thực tế Sau khi giành được Chínhquyền trong cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đãquan tâm xây dựng bộ máy nhà nước hợp hiến của dân, do dân vì dân, trênnền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh giai cấp côngnhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng việc tìm kiếm, phát hiện ngườicó Tài có Đức, mạnh dạn sử dụng những trí thức do chế độ cũ đào tạo nhưngcó tinh thần dân tộc và lòng yêu nước Có nhiều trí thức tự nguyện đi theocách mạng trở thành những nhà cách mạng chuyên nghiệp, giữ trọng trách
1 Hồ Chí Minh : Toàn tập, S.đ.d, tập 8, tr 274.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001, tr 437.
Trang 14trong bộ máy Đảng, Chính Phủ Như các đồng chí Trường Chinh, Phạm VănĐồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Lê Văn hiến, Tố Hữu, v,v.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi thành lập các Chính phủ lâmthời (1945), Chính phủ Liên hiệp lâm thời (1-1-1946), Chính phủ Liên hiệpkháng chiến (2-3-1946), và trong các Chính phủ tiếp theo do Chủ tịch Hồ ChíMinh đứng đầu, Người đều đã mời những trí thức có tên tuổi trong chế độ cũ,tham gia xây dựng chế độ mới Người mạnh dạn giao cho họ những chức vụlớn, quyền hành lớn trong bộ máy Nhà nước
Liên minh công nông trí trong thực tế là nền tảng của Nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hoà Song, khi miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xãhội, trong một số tác phẩm quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa nói đếnđến tính tất yếu, sự cần thiết xây dựng khối liên minh công - nông - trí, vừachỉ nói đến nguyên tắc liên minh công - nông Cách nói liên minh công -nông
là sát theo nguyên lý kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin Còn nói đoàn kếtgắn bó chặt chẽ với trí thức, xây dựng khối liên minh công - nông - trí chính
là lý luận tổng kết từ thực tiễn Việt Nam
1.3.4 Tính tất yếu của Liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ khi nước ta bước vào xây dựng chế độ xãhội chủ nghĩa, đã có những chuyển biến quan trọng về vị thế của các các giaicấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Công nhân, nông dân
đều trở thành những người chủ tập thể Trí thức là những người lao động trí
óc, luôn luôn hoà mình với công nông ra sức xây dựng xã hội mới
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội có nền kinh tế công nghiệp, nông nghiệphiện đại, có nền văn hoá khoa học kỹ thuật tiên tiến Chính sự gắn bó kháchquan giữa công nghiệp và nông nghiệp trong một nền kinh tế thống nhất với
sự phát triển của văn hoá, khoa học kỹ thuật là tiền đề khách quan hình thànhnên liên minhcoong-nông-trí thức trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá,khoa học kỹ thuật
Trang 151.4 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh nông-trí trong tiến trình cách mạng Việt Nam 1930-1986
công-1.4.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về các giai cấp, tầng lớp xã hội cơ bản và xây dựng liên minh công - nông - trí trong cách mạng dân tộc dân chủ
* Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các giai cấp, tầng lớp xã
hội cơ bản trong cách mạng dân tộc dân chủ
Từ khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,thì trong Đảng đã dần hình thành một hệ thống quan điểm về các giai cấp,tầng lớp trong xã hội nước ta, đồng thời từng bước hình thành chiến lược,sách lược cách mạng đúng đắn, khoa học về tập hợp lực lượng cho cuộc cáchmạng dân tộc dân chủ do Đảng lãnh đạo
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể củatừng thời kỳ mà Đảng ta có những điều chỉnh trong sách lược về giai cấp,nhưng xuyên suốt trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc 1930-1945,quan điểm nhất quán của Đảng là tập hợp hết thảy các lực lượng xã hội vìmục tiêu chung là độc lập dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam mới
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta tiếp tục lãnh đạotoàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp Tại Đại hộilần thứ II của Đảng tháng 2 năm 1951, quan điểm về giai cấp của Đảng đượctrình bày một cách hệ thống, toàn diện Đảng đã phân tích sâu sắc vị thế xãhội, đặc điểm từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam Từ giai cấp địachủ cho đến giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp nông dân, giai cấpcông nhân Từ sự phân tích đúng đắn đặc điểm vị trí từng giai cấp, Đảng takhẳng định lực lượng cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta: “Đó là côngnhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, thứ đến tư sản dântộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ Những tầng lớp,giai cấp và phần tử đó họp thành nhân dân mà công nông là nền tảng Động
Trang 16lực của cách mạng Việt Nam là nhân dân Kẻ lãnh đạo cách mạng Việt Nam
là giai cấp công nhân”1
Đảng ta đã lưu ý: “sự sắp xếp lực lượng cách mạng trên đây, đươngnhiên không phải là cố định Cách mạng tiến lên thì hàng ngũ kẻ thù và bạnđồng minh của cách mạng nhất định sẽ biến hóa Lúc đó phải sắp xếp lại”2 Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, do những nguyên nhânkhách quan và chủ quan mà Đảng cũng vấp phải những sai lầm trong đánh giá
và chính sách đối với một số giai tầng, như đối với trí thức, địa chủ, tư sảnyêu nước làm ảnh hưởng đến tiến trình chung của cách mạng
* Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ
Trong Cương lĩnh đầu tiên tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đưa ra quan điểm rõ ràng về liên minh công - nông - trí: “Đảng tập hợp đasố quần chúng nông dân”; “Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông vềphía giai cấp vô sản ”3
Trong Cương lĩnh của Đảng thông qua tại Đại hội II, năm 1951, Đảng ta
đã khẳng định Chính quyền dân chủ nhân dân và Mặt trận dân tộc thống nhấtở nước ta phải xây dựng trên cơ sở: "Liên minh công nhân, nông dân và laođộng trí óc làm nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo”4.
Hơn 45 nǎm tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ta đãdày công xây dựng khối liên minh công-nông-trí Đó là nguồn sức mạnh đưađến thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp 1946-1954 và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nướctrong những nǎm 1955-1975
1 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12 (1951), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr81.
2 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 12 (1951), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr81.
3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 (1930-1945), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tr 4.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001, tr 437.
Trang 171.4.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về liên minh công nông -trí trong mô hình kinh tế " công hữu, kế hoạch hóa, phi thị trường" , giá trị lịch sử cần nhận diện và những giới hạn nhận thức cần vượt qua.
-*Bối cảnh thế giới tác động tới đường lối chiến lược và sách lược của khối liên minh công-nông-trí ở Việt Nam
Năm 1957, Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và Đảng công nhân cácnước xã hội chủ nghĩa và năm 1960, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và côngnhân trên thế giới họp tại Mátxcơva đều đã đi đến thống nhất nêu ra nhữngquy luật phổ biến trong xây dựng chủ nghĩa xã hội có tính chất như cươnglĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội cho các đảng cộng sản Hội nghị cũng khẳngđịnh ý nghĩa của mô hình Liên Xô đối với các quốc gia muốn đi theo conđường xã hội chủ nghĩa Đảng ta căn cứ vào những quy luật xây dựng chủnghĩa xã hội, và kinh nghiệm của Liên Xô trong hoạch định đường lối vànhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
Năm 1960 miền Bắc đã nhanh chóng hoàn thành công cuộc cải tạoXHCN và bắt tay vào xây dựng XHCN Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960-
1965 thành công Hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở được xây dựngtrên cơ sở khối liên minh giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức Đất nước cónhiều đổi mới và tiến bộ
* Nhận diện những giá trị lịch sử của khối liên minh
- Trên lĩnh vực nông nghiệp Xóa bỏ phương pháp canh tác manh mún
tiểu nông của nền sản xuất nhỏ, xây dựng hợp tác xã nhằm đưa nông dânthoát khỏi đói nghèo đi đến ấm no, hạnh phúc Về mặt lý thuyết một thế hệnông dân tập thể tiếp cận với phương thức làm ăn mới đang hình thành Khốiliên minh công-nông được củng cố và đã phát huy được vai trò trong thể chếcông hữu Toàn miền Bắc đã diễn ra không khí thi đua sôi nổi trong côngnhân, nông dân, quân đội và trí thức, xuất hiện nhiều phong trào thi đua laođộng sáng tạo của các tầng lớp nhân dân
Những thành tựu trong giai đoạn đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc đã chothấy chỉ có sự liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, với đội ngũtrí thức mới có thể thủ tiêu được toàn bộ nghèo nàn, bệnh tật và khổ đau
Trang 18- Trên lĩnh vực công nghiệp Cải tạo xoá bỏ kinh tế tư bản, tư nhân và sở
hữu tư nhân cội nguồn của mọi áp bức bóc lột, thiết lập sở hữu nhà nước dướicác hình thức đã được tiến hành bằng phương pháp hoà bình Để thành phầnkinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế XHCN, những cơsở đầu tiên của những ngành công nghiệp chủ yếu như điện, cơ khí luyện kim,hoá chất, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đã được đưa vào sản xuất Công nghiệpnhẹ và thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh đã sản xuất được 12.000 mặthàng, bảo đảm được 90% hàng tiêu dùng của xã hội và một phần tư liệu sảnxuất phục vụ nông nghiệp Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình thủtiêu sở hữu tư bản tư nhân và xây dựng chế độ công hữu Ở miền Bắc, hàngvạn công nhân đã thoát khỏi ách bóc lộc của tư sản trở thành các chủ nhânông của đất nước Sự trưởng thành và lớn mạnh của khối liên minh công-nông-trí trong giai đoạn này đã tạo ra những chuyển biến có tính cách mạngtrên các mặt chính trị tư tưởng và tổ chức đưa công tác quản lý trong côngnghiệp và thương nghiệp và cả nông nghiệp lên một trình độ mới
Sự nghiệp phát triển văn hoá, y tế, giáo dục trong thời kỳ này đã đạtđược nhiều thành tích to lớn Đội ngũ trí thức XHCN cũng được tăng lên cả
về số lượng và chất lượng Với sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông quachính Đảng của nó, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thành công đã đem lại nhiềubiến đổi quan trọng cho đất nước
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được thiết lập với hai hình thức sởhữu, sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể tương ứng với 2 thành phần kinh tếkinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác Cơ cấu xã hội - giai cấp cũng được đơngiản hoá chỉ còn 2 giai 1 tầng: Giai cấp công nhân làm việc trong thành phầnkinh tế nhà nước, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức
Giá trị vĩ đại của khối liên minh công - nông - trí ở giai đoạn lịch sử này
là nó đã trở thành nòng cốt của toàn thể nhân dân lao động, hoàn thành kếhoạch 5 năm lần thứ nhất, tạo được những tiền đề vật chất và chuẩn bị tinhthần để nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy khókhăn gian khổ
Trang 19*Những giới hạn nhận thức cần vượt qua
Từ năm 1975, Khi cả nước đi vào hòa bình, nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội là chính, năng suất lao động rất thấp trong các Hợp tác xã đã làm bộclộ rõ mâu thuẫn giữa lối làm ăn tập thể được quản lý kém với tính cách tưhữu của người nông dân Các hợp tác xã kiểu cũ dần dần phá sản, giai cấpnông dân không còn là giai cấp nông dân tập thể nữa
Những biện pháp thô bạo, mệnh lệnh trong phong trào Hợp tác hóa sau
1975 là sai lầm Khi đó chưa thấy được động lực và cái để gắn người nôngdân với các tổ chức chính trị - xã hội, với phong trào hợp tác hoá nôngnghiệp là lợi ích
Cũng không nhận thức ra sản xuất manh mún và cò con chỉ có thể bịxoá bỏ trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất Những tàn tích phongkiến, tư tưởng tiểu nông chỉ dần dần mất đi khi kinh tế thị trường được hìnhthành và phát triển Còn phương thức quản lý hoặc điều hành tập trung trênquy mô lớn, có sự cổ vũ rầm rộ của các phong trào thi đua cũng rất khó có thểtạo ra năng suất cao có tính bền vững
- Việc cải tạo tư sản công thương nghiệp tư nhân một cách quyết liệt ởmiền Nam để xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa ngay, để thành phần kinhtế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, cũng làm bộ lộ những nhận thức khôngđúng về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Chính sách liên minh công-nông trên lĩnh vực kinh tế với những biệnpháp trái quy luật kinh tế đã dẫn đến hậu quả làm cho nền sản xuất sa sút,ruộng đất bị bỏ hoang, nông dân chán nản không muốn sản xuất Nông dânvẫn là tầng lớp khó khăn nhất trong những năm sau giải phóng, một phần dovết thương chiến tranh chưa hàn gắn được, nhưng phần quan trọng hơn là dochính sách trong nông nhiệp không hợp lý Công hữu, kế hoạch hoá, phi thị
trường đã dẫn đến nhiều vùng bị đói Đời sống công nhân cũng rất khó khăn.
Tất cả những vấn đề đó đã làm rạn nứt khối liên minh công-nông-trí
Trang 20Cái tạo ra sựgắn kết và sức mạnh của khối liên minh công-nông-trí làcác chính sách kinh tế-xã hội thì chậm được hoàn thiện, đổi mới
* Bài học từ hạn chế, yếu kém nói trên:
Giai cấp công nhân lãnh đạo xã hội thông qua chính đảng của nó phảitùy theo những điều kiện kinh tế, những biến đổi xã hội, văn hóa và tâm lýtrong từng thời kỳ để có những chủ trương, quyết sách đúng đắn về phát triểnkinh tế xã hội
Cần những chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn có khả năngtạo ra sự liên kết giữa công nghiệp, nông nghiệp và khoa học, mở ra nhữngđột phá và hướng tiến tới một nền kinh tế có công nghiệp hiện đại, nôngnghiệp hiện đại và khoa học tiên tiến, mới có cơ sở để thiết lập liên minhcông-nông-trí
1.5 Một số lý thuyết ngoài mác-xít về liên minh hợp tác xã tham khảo cho Việt Nam
hội-1.5.1 Vận dụng lý thuyết “Hợp tác xã hội”, “Vốn xã hội” với nghiên cứu liên minh công - nông - trí ở nước ta hiện nay
* Vận dụng Lý thuyết “Hợp tác xã hội”
Từ góc nhìn lý thuyết “hợp tác xã hội”, lý thuyết “tương tác xã hội”, liênminh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức chủ yếu diễn ra một cách trựctiếp giữa những người công nhân, người nông dân và người trí thức trongcuộc sống sinh hoạt hàng ngày và giữa những đại diện của giai cấp công nhânvới đại diện của giai cấp nông dân và đại diện của đội ngũ trí thức trên cácdiễn đàn chính thức
Công nhân, nông dân và trí thức thực hiện các hoạt động mang tính
“hợp tác xã hội” gián tiếp thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ đặc trưngcho lao động, sản xuất của họ Ngôn ngữ giao tiếp của đội ngũ trí thức thườngmang tính đặc thù của sự phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật
Do vậy, chỉ khi nào người nông dân và người công nhân áp dụng cáctiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ thì mối quan hệ “hợp tác xã hội”,
“tương tác xã hội” của họ mới phát huy được hiệu quả trong việc thực hiện
Trang 21mục tiêu chung là tăng năng suất và chất lượng lao động sản xuất Xu hướngbiến đổi của sự hợp tác xã hội này là nông dân và công nhân sẽ trí thức hóavới nghĩa là sử dụng ngày càng nhiều tri thức văn hóa, khoa học-kỹ thuậttrong sản xuất
Hợp tác xã hội theo lý thuyết tương tác xã hội đòi hỏi công nhân, nôngdân và trí thức thường xuyên hành động cùng nhau, chia sẻ thông tin và giaotiếp qua đó các bên hiểu rõ hơn về bản thân và đối tác Trong quan hệ xã hộikhông phải lúc nào các đối tác cũng tự nhận thức rõ về bản thân và ngườikhác Phải có quá trình học tập và rèn luyện để “giác ngộ”, để biết mình, biếtngười Cũng cần tính đến các điều kiện kinh tế thị trường của sự hợp tác xãhội giữa công nhân, nông dân với trí thức Trước đây, trong kinh tế bao cấp,nông dân cung cấp lương thực, thực phẩm còn công nhân cung cấp hàng hóacông nghiệp như máy móc, thiết bị, hóa chất, phân bón và trí thức cung cấpkiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ Cơ chế và hình thức hợp tác trướcđây là theo kế hoạch của nhà nước hay của tập thể nên dễ xảy ra trường hợp
là không ai biết ai, kiểu “cha chung không ai khóc” Nay chuyển sang cơ chếthị trường, hợp tác xã hội giữa giai cấp công nhân, nông dân với trí thức cũng
bị chi phối bởi quy luật cung – cầu, quy luật giá trị Việc các doanh nghiệplấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế nếu khôngđảm bảo nguyên tắc cung – cầu và quy luật giá trị thì dễ gây ra những bức xúc
từ phía người nông dân bị mất đất Làm sao người nông dân có thể hiểu,thông cảm và hợp tác được với giới chủ của công nhân các nhà máy xí nghiệpkhi mà họ bị lấy đất với giá đền bù quá thấp so với giá đất sau đó được chínhcác doanh nghiệp bán lại cho các khách hàng khác? Làm sao có thể hợp tácđược với những người gây thiệt hại lợi ích kinh tế trực triếp của nông dân?Đây là một vấn đề đang làm xói mòn khối liên minh Công-Nông-Trí trongđiều kiện mới hiện nay Cho nên, không thể xem nhẹ những quy luật của kinhtế thị trường trong xây dựng, củng cố liên minh Công-Nông-Trí Nền tảng của
sự hợp tác xã hội là các bên đều cùng có lợi theo quy luật cung – cầu, quy luậtgiá trị, tức là tương tác xã hội ngang giá, bình đẳng, công bẳng, cùng có lợi
Trang 22*Vận dụng lý thuyết của Coleman về vốn xã hội
Theo lý thuyết này, nghiên cứu về liên minh công-nông-trí cần chú ýđến việc làm rõ vốn xã hội của từng thành tố của liên minh Vốn xã hội ở đâyđược hiểu là làm rõ niềm tin, kỳ vọng, trách nhiệm và quyền uy của từngthành tố cấu thành của liên minh Đồng thời, cũng cần làm rõ các chức năng(tích cực) và phản chức năng (tiêu cực) của các loại vốn người và nhất là vốn
xã hội của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong liênminh nhằm phát huy những yếu tố tich cực, khắc phục những yếu tố tiêu cựcđể xây dựng liên minh công-nông-trí
1.5.2 Vận dụng lý thuyết “Mạng xã hội”, “vị thế xã hội” với nghiên cứu các hình thức và cơ chế đảm bảo liên minh công-nông-trí ở nước ta hiện nay
*Vận dụng lý thuyết về “Mạng lưới xã hội” của Coleman
Vận dụng trong nghiên cứu về liên minh công nông trí có thể hình dungkhối liên minh đó là một tam giác đều trong đó ba đỉnh tam giác là giai cấpcông nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Khối liên minh này sẽ thực
sự bền vững khi các chiều cạnh tương tác, “hợp tác xã hội” đều công bằng,bình đẳng và cùng có lợi Tuy nhiên, nghiên cứu về khối liên minh này cầnlàm rõ các nội dung, khối lượng và tính chất của các loại vốn người và vốn xãhội của mỗi một thành tố tạo nên khối liên minh Rõ ràng là “tam giác” mạnglưới xã hội của khối liên minh này phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng, cơ cấu
và chất lượng của “Vốn người” và “vốn xã hội” mà mỗi một thành phần này
sử dụng trong “hợp tác xã hội” với nhau
* Vận dụng lý thuyết “Vị thế xã hội”của Linton
Vận dụng lý thuyết này đòi hỏi phải xác định rõ: Vị thế của giai cấp côngnhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong khối liên minh Trên cơ sở đóxác định rõ các vai trò xã hội của từng thành phần của khối liên minh này
Từ góc độ lý thuyết này, cần làm rõ những vai trò xã hội được gán cho mỗimột thành phần của khối liên minh và những vai trò xã hội giành được của từng
Trang 23thành phần của khối liên minh Và cơ chế và hình thức liên minh chủ yếu phụthuộc vào vị thế và vai trò xã hội của từng thành phần tham gia liên minh
*Vận dụng lý thuyết "vị thế xã hội" của Parsons
Từ góc nhìn Lý thuyết của Parsons, “liên minh” là một hệ thống xã hộigồm ba bộ phận cấu thành nắm giữ những vị thế và thực hiện những vai trò xãhội tương ứng nhằm đáp ứng các yêu cầu, các “chức năng” của cả hệ thống xãhội Vấn đề đặt ra ở đây là liên minh công-nông-trí đặt ra những yêu cầu cótính chất chức năng mà mỗi một thành phần của nó phải nỗ lực thực hiện, đápứng để đảm bảo liên minh đó được củng cố, phát triển một cách hài hòa vớimối trường xã hội Đến lượt nó, với tư cách là một hệ thống xã hội, khối liênmình này cần phải thực hiện được những chức năng nhất định đáp ứng yêucầu đòi hỏi của cả xã hội với tư cách là một tổng thể hệ thống xã hội mà liênminh chỉ là một tiểu hệ thống Do đó, nghiên cứu về liên minh phải làm rõ:Những vấn đề đặt ra đối với liên minh từ các yêu cầu của đổi mới đất nước,phát triển xã hội bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế Cần làm rõ từng loại yêu cầu và mức độ của yêu cầu ví dụyêu cầu về cạnh tranh quốc tế và phân công lao động quốc tế
Nghiên cứu hình thức và cơ chế nắm giữ, thực hiện vai trò xã hội, chứcnăng xã hội tương ứng của từng bộ phận của liên minh Đề xuất các giải phápnâng cao năng lực nắm giữ và thực hiện các vị thế, vai trò xã hội, chức năng
xã hội đối với từng bộ phận của liên minh
1.5.3 Vận dụng lý thuyết cơ cấu – chức năng nghiên cứu liên minh công-nông -trí thức Việt Nam trong điều kiện mới
Lý thuyết cơ cấu-chức năng dù Marxít hay phi Marxít cũng là một hệthống các quan điểm lý luận trong đó coi xã hội là một hệ thống đa cơ cấu tựnhiên Trong đó, con người hội nhập vào xã hội như là thành viên của mộtnhóm, một giai cấp hay một tầng xã hội xác định Mỗi nhóm, mỗi giai cấp,mỗi tầng xã hội, mỗi giai tầng, thậm chí mỗi người phải thực hiện một sốchức năng nhất định Chức năng này do vị thế, vai trò và các thiết chế trong
Trang 24từng xã hội quy định Hệ thống xã hội sẽ hoạt động bình thường khi nhữngchức năng của nó và của mỗi thành tố trong nó thực hiện đúng những chứcphận của mình Hệ thống xã hội sẽ rối loạn khi không thực hiện đầy đủ cácchức năng hoặc thực hiện những cái phản chức năng.
Sự biến đổi của hệ thống xã hội được lý thuyết cơ cấu-chức năng nhìnnhận như là sự thay đổi của những chức năng, sự rối loạn của những thể chế
và sự không đồng thuận, thiếu nhịp nhàng trong sự phối hợp các chức năngcủa những thành tố cấu thành hệ thống Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng đểtìm hiểu liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và tầng lớp tríthức trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam Cần có cái nhìn theo lý thuyết cơcấu chức năng trong xác định vị thế, vai trò, chức năng của mỗi giai cấp, tầnglớp trong hệ thống xã hội, cũng như trong xây dựng liên minh công-nông-trívới tư cách là một tiểu hệ thống trong hệ thống cơ cấu giai cấp - xã hội đangbiến đổi ở Việt Nam hiện nay
Trang 25Chương 2:
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN LIÊN MINH
GIAI CẤP VÀ HỢP TÁC XÃ HỘI.
2.1.Kinh nghiệm xây dựng liên minh công- nông-trí của Đảng cộng sản Liên Xô cầm quyền ( 1917-1991)
Một là: Xuất phát từ thực tiễn phát triển của chủ nghĩa tư bản, từ kinh
nghiệm cách mạng của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, phân tíchtình hình chính trị, kinh tế - xã hội nước Nga với những mâu thuẫn của nó và
vị trí kinh tế - xã hội, đặc điểm, vai trò, quan điểm chính trị của các giai cấp
và tầng lớp ở Nga đầu thế kỷ XX, Lênin và Đảng cộng sản (Bônsêvích) xácđịnh nhiệm vụ của cách mạng là thủ tiêu chế độ chuyên chế, vai trò lãnh đạocách mạng thuộc về giai cấp vô sản; đường lối chính trị cho giai cấp vô sản làbiến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, liên minh với nông dânnghèo, binh lính và một bộ phận trí thức tiến bộ tạo thành lực lượng cáchmạng rộng lớn, tiến hành đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ Sa hoàng, lật đổchính quyền tư sản, thiết lập chính quyền công - nông - binh để xây dựng xãhội mới
Hai là: V.I.Lênin và Đảng cộng sản (Bônsêvích) đã coi trọng việc xây
dựng, củng cố sức mạnh chính trị - kinh tế của liên minh giai cấp của giai cấp
vô sản gắn với việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm vai trò lãnh đạo của giaicấp công nhân và kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa -
xã hội của giai cấp công nhân, nông dân lao động, tầng lớp trí thức trong suốtquá trình cách mạng, phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn
Thứ nhất là, xây dựng, củng cố sức mạnh chính trị của liên minh giai
cấp của giai cấp công nhân được thực hiện trong đấu tranh giành chính quyền
và đập tan sự phản kháng của giai cấp thống trị
Thứ hai là, sử dụng những phương thức đặc thù mang tính sáng tạo
trong thực hiện nội dung kinh tế của liên minh giai cấp Xây dựng sức mạnhcủa nền kinh tế quốc dân Kết hợp các lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa - xã hội
Trang 26của các giai cấp, tầng lớp trong liên minh của giai cấp công nhân Đấu tranhvới các lực lượng chống phá để bảo vệ lợi ích của đất nước, của nhân dân.Xây dựng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và đội ngũ trí thứcmới trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Ba là: Cùng với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Liên xô
không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh chính trị - kinh tế của liên minhgiai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức, dần khắc phục sựkhác biệt giữa các giai cấp và tầng lớp tạo nên sự xích lại gần nhau, sự thốngnhất về chính trị - xã hội, nhà nước Xô viết trở thành nhà nước của toàn dân.Với lực lượng sản xuất hùng mạnh, nền khoa học và văn hóa tiên tiến, Liênbang Xôviết, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô, ngày càng tạo ranhiều điều kiện thuận lợi để phát triển con người, hình thành nên một cộngđồng dân tộc mới trong lịch sử - dân tộc Xôviết
Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh giành, giữ chính quyền, bảo vệ chế độ,bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Liên Xô luôn coitrọng xây dựng liên minh công-nông-trí phù hợp với tình hình và yêu cầu nhiệm
vụ từng giai đoạn cách mạng Những thành công chủ yếu đạt được là:
- Xác định đúng bản chất kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển của cácgiai cấp và tầng lớp trong sự phát triển xã hội Từ đó có chính sách tác độngphù hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn
- Thường xuyên xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh liên minh giaicấp về chính trị, kinh tế, văn hóa bằng việc xây dựng quốc gia hùng mạnh vớichế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đảm bảo thuộc về nhân dân
- Coi trọng xây dựng chính quyền gắn với xây dựng nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, đảm bảo quyền chính trị của giai cấp công nhân và các giai cấp,tầng lớp liên minh với giai cấp công nhân
- Coi trọng kết hợp lợi ích của các giai cấp và tầng lớp liên minh trongcác chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển của
Trang 27nền kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại Nhận thức đúng đắn nhu cầu kháchquan gắn kết giữa công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp để phát triểnlực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu công-nông nghiệp hiện đại Đây vừa làđiều kiện vừa là môi trường để giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, tầnglớp trí thức tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau một cách trực tiếp trong quátrình phát triển sản xuất, phát triển kinh tế.
- Coi trọng xây dựng từng giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội gắn với các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đáng chú ý
là việc xây dựng mô hình kinh tế Liên hợp (Tổ hợp) công-nông nghiệp là mô
hình kinh tế có sự gắn kết trực tiếp giữa trí thức với công nhân và nông dân,làm xuất hiện người lao động nông nghiệp mới ở trình độ cao hơn, có nhiềuđiểm tương đồng với công nhân, tạo nên sự xích lại gần nhau về thu nhập,mức sống, về tính chất của lao động, về chuyên môn, về ý thức kỷ luật laođộng, về giáo dục, văn hóa, v,v,… từ đó từng bước khắc phục và xóa bỏ sựcách biệt giữa nông thôn và thành thị Tiếc rằng mô hình này đi vào cuộcsống chưa được bao lâu thì Liên Bang Xô viết đã sụp đổ nên nó chưa đượcnhân rộng, chưa phát huy được vai trò tích cực của mình đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội
2.1.2 Về một số hạn chế trong quá trình xây dựng liên minh giai cấp của Đảng cộng sản Liên Xô
Một là: Trong phát triển kinh tế, không kịp thời khắc phục những hạn
chế đã bộc lộ của cơ chế quản lý làm cho nền kinh tế vĩ mô trì trệ, tổn hại đến
cơ sở kinh tế của liên minh giai cấp, của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa vàlợi ích của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội
Hai là: Trong lãnh đạo của Đảng có lúc còn biểu hiện sự chủ quan duy ý
chí, cho rằng Liên Xô đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội phát triển Nóngvội, muốn tiến lên chủ nghĩa cộng sản ngay Tuyệt đối hóa vai trò của cánhân, sùng bái Xta lin, mất dân chủ trong Đảng
Trang 282.2 Kinh nghiệm xây dựng liên minh công- nông và tranh thủ trí thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền từ năm 1949 đến nay
2.2.1 Liên minh công-nông, lực lượng cơ bản trong xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc coi công nghiệp hóa là nguồn nước, là bánhlái của “Bốn hiện đại hóa”, là sự thúc đẩy quan trọng để từng bước thực hiện
“Ba cải tạo lớn” Trong thời gian đầu, Trung Quốc vận dụng kinh nghiệmhiện đại hóa XHCN của Liên Xô – tức là kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân Những thành tựu nổi bật của kế hoạch hóa 5 năm lần thứ nhất và cùngvới những biến đổi phức tạp của tình hình thế giới lúc bấy giờ đã làm cho cấplãnh đạo cao nhất của Trung Quốc khi đó kiêu ngạo, tự mãn, dẫn đến nhữngsai lầm trong việc điều chuyển đường lối của Đảng sang quá tả từ năm 1957.Năm 1958, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối tổng thể xây dựngchủ nghĩa xã hội là: “Hăng say cố gắng, vươn lên hàng đầu, xây dựng chủnghĩa xã hội nhanh, nhiều, tốt, rẻ” Phát động cao trào “Đại nhảy vọt”, yêucầu năm 1958 đạt sản lượng gang thép gấp đôi năm 1957 Ở nông thôn, pháttriển hợp tác xã nông nghiệp cấp cao để trở thành công xã nhân dân có trìnhđộ công hữu hóa cao hơn Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí còn yêu cầumột số địa phương phải thực hiện ngay chế độ sở hữu toàn dân và phải nhanhchóng tiến lên chủ nghĩa cộng sản Ở thành thị cũng chuẩn bị xây dựng công
xã nhân dân, thủ tiêu chế độ tư hữu, thực hiện chế độ cung cấp Ba cuộc vậnđộng lớn (đường lối tổng thể, đại nhảy vọt và công xã nhân dân) là những chủtrương duy ý chí, trái ngược với quy luật khách quan Tất cả những điều đólàm cho kế hoạch 5 năm lần thứ hai hoàn toàn phá sản Quảng đại quần chúngcông nông, đặc biệt là tính tích cực lao động sản xuất của nông dân hoàn toàn
bị băng hoại Những nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân rất thiếu thốn.Lương thực, thực phẩm, xăng dầu, v.v cho nhân dân thành thị bị cắt giảm tối
đa Trung Quốc trải qua ba năm (1959-1961) cực kỳ túng quẫn, hàng triệungười chết đói Điều đó gây nhiều tổn thất cho công-nông liên minh
Trang 29Ngày 22-12-1978, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba Khóa XI,Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định: “Trọng điểm công tác của toàn Đảngbắt đầu từ năm 1979 trở đi sẽ chuyển sang xây dựng hiện đại hóa xã hội chủnghĩa”1 Hội nghị này đã kết thúc những sai lầm quá tả ”lấy đấu tranh giai cấplàm cương” được phát động từ năm 1957 Nó mở ra một giai đoạn mới chođất nước Trung Quốc tự tin tiến vào thời kỳ cải cách mở cửa.
Mặc dù trải qua hơn 20 năm nhiễu loạn của đường lối quá tả, nhưng xét
từ tổng thể và đại cục, vẫn có thể khẳng định rằng, công-nông liên minh vẫn
là lực lượng cơ bản trong xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc
2.2.2 Liên minh công-nông, lực lượng trung kiên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với sức mạnh của liênminh công-nông và tinh thần cố gắng của nhân dân các dân tộc trong toànquốc, sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốctrong hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa đến nay đã giành được nhữngthành tựu chưa từng có trong lịch sử, được cả thế giới ghi nhận Tổng lượngkinh tế của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên vị trí thứ hai của thếgiới sau nước Mỹ Dư luận thế giới ngày càng bàn luận nhiều về “mô hìnhTrung Quốc”, " Giắc mơ Trung Hoa", v,v
Một trong những nguyên nhân tạo nên thành tựu lớn cho Trung Quốctrong hơn 30 năm qua là do Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những nhậnthức mới về những khác biệt và mâu thuẫn luôn tồn tại giữa công nhân vànông dân, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn Từđó đề xuất nhiều quan niệm mới, có nhiều cách làm mới, từng bước giảiquyết vấn đề “tam nông” Do đó dần dần thu hẹp khoảng cách khác biệt vàmâu thuẫn giữa công nhân và nông dân, giữa công nghiệp và nông nghiệp,
1 Xem thêm Niên phổ Đảng Tiểu Bình, T.2 (1975-1997), Sở Nghiên cứu văn hiến Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 7-2004.
Trang 30giữa thành thị và nông thôn, tăng cường, phát huy đầy đủ sức mạnh hợp táccủa khối liên minh công-nông
2.2.3 Củng cố, phát triển liên minh công-nông, hoàn thiện mô hình mới về “tam nông” trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương muốn giải quyết tốt vấn đề “tamnông” phải quán triệt sự chỉ đạo về lý luận liên minh công-nông của chủnghĩa Mác cùng với việc tham khảo lịch sử hiện đại hóa của các nước trên thếgiới và đi sâu nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn 30 năm trước công cuộccải cách mở cửa Tương quan với “tam nông” là “tam công”, tức công nghiệp,công khu (thành thị), công nhân Lộ trình căn bản để giải quyết vấn đề “tam nông”
là từng bước thực hiện công nghiệp hóa, sản nghiệp hóa nông nghiệp, thành thịhóa nông thôn, công nhân hóa, thị dân hóa nông dân Có thể tóm lược những kinhnghiệm của Trung Quốc đạt được trong vấn đề này như sau:
Một là: Về công nghiệp hóa, sản nghiệp hóa nông nghiệp
Từ kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới, Trung Quốc đã tậptrung thực hiện điều quan trọng nhất là đẩy mạnh công nghiệp hóa, sảnnghiệp hóa nông nghiệp Họ dùng phương pháp hiện đại hóa sản xuất côngnghiệp, phương pháp quản lý công nghiệp, quản lý doanh nghiệp, để cải tạolao động thủ công cá thể phân tán truyền thống, cách làm ăn theo mùa dựavào thời tiết, làm cho sản xuất nông nghiệp được xã hội hóa, cơ giới hóa, quy
mô hóa, tập ước hóa (kinh doanh theo chiều sâu) chuyên nghiệp hóa, điềukhiển hóa, khoa học hóa, thương phẩm hóa, thị trường hóa và nhất thể hóa sảnxuất tiêu thụ Tức là dốc sức sáng tạo để đạt được “mười hóa” như trên, nhằmđạt được mục tiêu làm cho hiện đại hóa nông nghiệp trở thành sản nghiệphiện đại hóa, giống như hiện đại hóa công nghiệp
Hai là: Về vấn đề thành thị hóa, thành phố và thị trấn hóa nông thôn
Đảng Cộng sản Trung Quốc đều nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải đitheo con đường thành phố và thị trấn hóa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy tất cả
Trang 31các thành phố nhỏ phải điều chỉnh sự phát triển Họ chủ trương dưới sự dẫndắt của thành phố, cần tăng cường xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa,làm cho nông thôn có thể đạt đến trình độ được khái quát bằng 20 chữ: “sảnxuất phát triển, đời sống sung túc, nông thôn văn minh, môi trường sạch sẽ,quản lý dân chủ” Xây dựng tốt nông thôn, và tương lai sẽ đạt đến trình độdịch vụ đa dạng phong phú như thành phố, đó chính là “thành phố trong nôngthôn” Quan hệ giữa thành phố và nông thôn của chủ nghĩa xã hội đặc sắcTrung Quốc một mặt vừa là “nông thôn trong thành phố”, mặt khác cũng là
“thành phố trong nông thôn” Đây chính là sáng tạo mới trong xây dựng khốiliên minh công-nông của Trung Quốc
Ba là: Về công nhân hóa, thị dân hóa nông dân
Từ ngày cải cách mở cửa đến nay, tăng cường sức mạnh của khối liênminh công-nông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra hai chính sách mới, hai
việc làm mới để công nhân hóa, thị dân hóa nông dân
Thứ nhất, trong quá trình phát triển các thành phố lớn, vừa và nhỏ, từng
bước thu hút ngày càng đông đảo lực lượng nông dân công, tạo nên đội quânlao động nông dân công đặc sắc Trung Quốc, mang đầy đủ đặc tính cần cù,nhẫn nại, chịu khó, cần kiệm, thông minh của người nông dân truyền thốngTrung Quốc
Thứ hai, khi phát triển các thành phố vừa và nhỏ, nhập các huyện lỵ
xung quanh thành phố vào thành phố và do thành phố quản lý, sau một sốnăm phát triển kinh tế huyện lỵ, làm cho huyện lỵ trở thành nội thành và vùngven đô Cách làm này làm cho người nông dân ở huyện đều trở thành thị dân
2.3 Hợp tác xã hội và chính sách đối với công nhân, nông dân, trí
thức ở những nước theo chủ thuyết dân chủ xã hội: đặc điểm, thành công, hạn chế và tham khảo đối với Việt Nam
2.3.1 Vài nét về chủ nghĩa dân chủ xã hội
Trào lưu xã hội dân chủ hay còn gọi là chủ nghĩa dân chủ xã hội là tràolưu tư tưởng chính trị ra đời vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gồm tập
Trang 32hợp những người ủng hộ chủ nghĩa Mác và cho rằng việc quá độ lên chủnghĩa xã hội có thể bằng sự tiệm tiến dân chủ chứ không phải bằng biệnpháp cách mạng, thông qua chương trình cải cách dần dần pháp luật của hệthống tư bản chủ nghĩa
Ngày nay, xã hội dân chủ đã trở thành một trong những lực lượng chínhtrị lớn nhất thế giới, có mặt trên khắp thế giới và có ảnh hưởng nổi trội ởnhiều nước Xã hội - dân chủ tập hợp các đảng xã hội, xã hội - dân chủ, côngđảng,v,v Tổ chức có quy mô toàn thế giới của nó là Quốc tế xã hội (SI -Socialist International) có gần 100 đảng thành viên chính thức, 31 đảng thànhviên tham vấn và 17 đảng quan sát viên
2.3.2 Thuyết dân chủ xã hội ở một số nước Tây Âu, Bắc Âu
*Ở các nước Tây Âu
Các đảng Xã hội dân chủ, đảng Lao động, nhất là những đảng đang nắmchính quyền như ở các nước Đức, Anh, Pháp đã có những chủ trương vàchính sách đáp ứng những lợi ích nhất định của người lao động, đặc biệt họ đãđạt được những tiến bộ xã hội rõ rệt trong vài chục năm gần đây Họ đã nhậnbiết khá nhanh những tác động của cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại,
cả những tác động tích cực, cả những tác động tiêu cực đến đời sống kinh
tế-xã hội của nước mình Họ đã đưa ra những yêu sách như tăng lương cho côngnhân, giảm thất nghiệp, áp dụng trợ cấp thất nghiệp, nâng cao trợ cấp hưu trí,giảm giờ làm việc hàng tuần, tăng thời gian nghỉ hàng năm cho người laođộng,v,v… và đòi giới chủ tư sản phải thực hiện
* Các nước Bắc Âu
Các nước Bắc Âu vốn có truyền thống hình thành nền dân chủ từ sớm
và đây là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến quá trình vậnđộng, phát triển của hệ thống chính trị tại đây
Về nhà nước xã hội, Thuỵ Điển luôn được coi là hình mẫu của một nhànước xã hội hoàn thiện Một điểm đặc thù của chính sách xã hội của ThuỵĐiển là nguyên tắc bình đẳng rất rõ rệt Cơ sở của chính sách này là một
Trang 33chính sách cào bằng thu nhập thuần tuý và việc coi công nhân cũng nganghàng với công chức và viên chức Các hệ thống đảm bảo xã hội phổ thông làbiểu hiện rõ nhất của nguyên tắc bình đẳng này Quốc gia này luôn khước từnhững hệ thống xã hội gắn với thứ bậc
2.3.3 Giá trị và hạn chế của trào lưu xã hội dân chủ
*Những giá trị của trào lưu Xã hội Dân chủ
Một là, Giá trị trung dung Đời sống chính trị- xã hội thế kỷ XX chịu sự
tác động của bốn trào lưu tư tưởng: Cộng sản, Xã hội Dân chủ, Tự do tư sản
và Bảo thủ tư sản Trong đó, Xã hội Dân chủ trung dung, đứng giữa các tràolưu khác
Trong quá trình tồn tại và đấu tranh giữa các hệ tư tưởng, trào lưu trungdung không có tác dụng công phá như các trào lưu cực tả, cực hữu, nhưng nólại có tác dụng điều hoà, hạn chế tác hại của các cực đoan (tả hoặc hữu)
Hai là, Những giá trị tự do, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ mà những
người xã hội dân chủ phấn đấu thực hiện, đó chính là những giá trị mà nhânloại đã, đang và sẽ hướng tới thực hiện Một học thuyết có sức sống, có giá trị
vì nó gắn với quá trình tiến hoá của văn minh nhân loại
Ba là: Chủ nghĩa xã hội dân chủ đã tác động làm nhân đạo hoá chủnghĩa tư bản ở mức độ nhất định, đặc biệt là các nước Bắc Âu
Bốn là: Thực tế cho thấy dân chủ có thể là giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Năm là: Dân chủ cũng là một giai đoạn tất yếu của các nước kinh tế lạchậu lựa chọn con đường phát triển theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa
*Một số giá trị của trào lưu xã hội dân chủ có thể tham khảo trong xây dựng lý thuyết và mô hình phát triển.
Một là, xây dựng đảng cầm quyền vững mạnh, và thực hành dân chủ
rộng rãi trong xác định và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối phát triểnđất nước
Hai là, Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội Tạo điều kiện cho việc thực
thi dân chủ ở tất cả các cấp Cần có cơ chế kiểm soát quyền lực và phòng,
Trang 34chống tham nhũng hiệu quả, Nhà nước có khả năng ứng biến kịp thời với tìnhhình đất nước và những diễn biến của thị trường, trước hết để chống thấtnghiệp, bảo đảm việc làm và cải thiện đời sống của người lao động.
Ba là, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Không còn bất cứ sự hoài nghi nào về tính tất yếu của sự “dung hợp” giữa xãhội và thị trường, trong đó có vai trò điều tiết của nhà nước1
Bốn là, coi trọng phát triển nền giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh cách
mạng khoa học và công nghệ
Năm là, mở cửa và hội nhập quốc tế
*Những hạn chế
Một là: Xã hội dân chủ là một trào lưu trung dung đứng giữa các trào
lưu khác Như V.I.Lênin đã chỉ rõ : “…Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ
nghĩa bao giờ cũng tránh đặt các vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; baogiờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắnnước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thoát thân” với các quanđiểm này lẫn quan điểm kia…, lẩn tránh một cách khéo léo mọi sự trình bàyrõ ràng những nguyên tắc của họ”2
Hai là: Chủ nghĩa xã hội dân chủ không nhất quán về thế giới quan.
Trào lưu tư tưởng này xuất phát từ ba cội nguồn: Triết học đạo đức thời kỳKhai sáng, Đạo Thiên chúa( phía tả) và Chủ nghĩa Mác Lúc đầu Chủ nghĩaMác chi phối mạnh nhất, hai cội nguồn kia yếu hơn Nhưng trong quá trìnhphát triển tương quan của ba cội nguồn này cũng thay đổi; Chủ nghĩa Mác thìthu hẹp lại còn hai cội nguồn kia thì phát triển lớn hơn lên
Ba là: Đảng Xã hội Dân chủ chuyển từ đảng giai cấp sang đảng nhân
dân (loại trừ những người đặc quyền đặc lợi) Sự chuyển biến này nhằm
thích nghi với điều kiện kết cấu giai cấp đã thay đổi để thu hút được nhiềungười tham gia Đảng và ủng hộ Đảng Song, theo xu hướng này sẽ có thể biếnĐảng thành phong trào xã hội, mất dần tính chất tiên phong của giai cấp tiêntiến
1 Thomas Meyer và Nicole Breyer: Tương lai của nền Dân chủ xã hội, NXB Lý luận Chính trị, HN, 2007, Tr 125
2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 8,NXB Tiến bộ, Mat-xcơ-va 1979, tr 476-478.
Trang 35Bốn là: Hoà hợp giai cấp là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa Xã hội
Dân chủ Ngay cả khi trở thành Đảng cầm quyền các Đảng Xã hội Dân chủ
đã áp dụng chính sách phối hợp hoà giải giữa giới chủ và lao động, có tácdụng tạo nên sự đồng thuận xã hội Nhưng trong quan hệ này giới chủ bao giờcũng giữ vai trò chủ thế, Đảng Xã hội Dân chủ lập trường lại không rõ ràng,thì nhà nước sẽ nghiêng về giới chủ
Năm là: Con đường thứ ba của Dân chủ Xã hội đang lựa chọn có xuhướng hoà nhập với trào lưu Tự do mới và Bảo thủ mới
* Phòng ngừa những tác động tiêu cực của trào lưu xã hội dân chủ
Bên cạnh việc chủ động tham khảo những giá trị tích cực của trào lưu xãhội dân chủ, cũng cần chủ động phòng ngừa những tác động xấu của việc lợidụng trào lưu xã hội dân chủ nhằm làm chệch hướng hoặc làm biến tướngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Cũng phải tỉnh táo để tách
bạch những tác động xấu của bản thân quan điểm của trào lưu xã hội dân chủ
với tư cách là một lý thuyết chính trị và với việc trào lưu xã hội dân chủ bị lợi dụng để chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trang 36Phần thứ hai:
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ LIÊN MINH CÔNG - NÔNG - TRÍ
Ở VIỆT NAM QUA GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI
Chương 3:
THỰC TRẠNG LIÊN MINH CÔNG-NÔNG-TRÍ
QUA GẦN 30 NĂM ĐỔI MỚI 3.1 Thực trạng liên minh công-nông-trí về chính trị
3.1.1 Xác định rõ mục tiêu, lợi ích, nội dung chính trị của liên minh công-nông-trí trong sự nghiệp đổi mới
Nội dung liên minh công-nông-trí về chính trị trong gần 30 năm đổi mớinhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu, thực hiện mục tiêu của đổi mới là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh”, mà trước hết là phải xây dựng được một nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phải có một nền tảng công nghiệphiện đại đủ sức làm cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở nước ta Nền côngnghiệp hiện đại này phát triển trên cơ sỏ ứng dụng các thành tựu tiên tiến củakhoa học-công nghệ, đồng thời xây dựng trên một thể chế dân chủ pháp
quyền, tức là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân Dân chủ phải gắn liền với luật pháp, phải tạo ra được sức mạnh đoàn kết
của toàn dân tộc Liên minh Công – Nông– Trí thức phải thể hiện vai trò và
sức mạnh to lớn của mình, tiêu biểu cho sức mạnh của dân chủ, đoàn kết và
đồng thuận xã hội Liên minh công – nông – trí là một lực lượng đông đảo chiếm
tỷ lệ lớn trong xã hội, có vai trò quan trọng trong xây dựng Đảng cầm quyền trongsạch, vững mạnh, làm cho Đảng xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”
3.1.2 Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trên nền tảng liên minh công-nông-trí, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội
Đó một nội dung và kết quả quan trọng hàng đầu sự liên minh giữa côngnhân, nông dân, trí thức trên lĩnh vực chính trị
Trang 37Quá trình đổi mới và phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta về nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa toát lên hai điều nhất quán Một là, việc
khẳng định bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lànhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nướcđều thuộc về nhân dân, trong đó khối liên minh công-nông-trí là nòng cốt
Hai là, Đảng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của dân chủ hóa toàn
bộ đời sống xã hội, của việc từng bước phải xác lập và phát triển nển dân chủ
xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về mặt chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạocủa Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằmbảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhànước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm nhằm pháthuy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, đảm bảo vai trògiám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhànước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Vấn đề phát huy quyền làmchủ của nhân dân được đẩy mạnh từ cơ sở “Qui chế thực hiện dân chủ ở cơsở”, "Pháp lệnh dân chủ ở xã, phương, thị trấn" được ban hành Các Nghịquyết hội nghị trung ương năm (khóa IX), Trung ương bảy (khóa XI) về đổimới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, hệ thống chính trị ở cơ sở,đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đã tạo ra bước phát triển mới về việcthực hiện quyền dân chủ của quần chúng nhân dân lao động
3.1.3 Xây dựng khối liên minh công – nông – trí thức lµm nßng cèt cho khối đại đoàn kết toàn dân
Một là, Đảng ta đã xác định, đoàn kết là nguồn sức mạnh nội sinh, là
một trong những giá trị tinh thần to lớn nhất của dân tộc Đảng đã quan tâmlãnh đạo, quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảngviên, trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân thống nhất tư tưởng chỉ cóđoàn kết chúng ta mới tập trung được trí tuệ, sức sáng tạo, tinh thần của toàndân tộc vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Coi đoàn kết là chiến lược
Trang 38cách mạng vì mục tiêu chung của dân tộc chứ không nhằm phục vụ cho lợiích của riêng một giai cấp, tầng lớp nào
Hai là: Thực hiện đại đoàn kết toàn dân, trong đó nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công dân, nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.Đảng ta chủ trương trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đại đoàn kếtcác dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người ViệtNam định cư ở nước ngoài; xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử vềquá khứ, thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhauhướng tới tương lai; cần tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợiích chung của dân tộc Khối đại đoàn kết dân tộc có nền tảng là liên minhgiữa giai cấp công dân, nông dân và đội ngũ trí thức Sự vững chắc của liênminh này là cơ sở khối đại đoàn kết toàn dân và cả hệ thống chính trị
Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước đã tạo ra những thuận lợi để tăng cường liên minhcông-nông-trí thức trên tất cả các lĩnh vực Đồng thời, nhiệm vụ này cũng đặt
ra không ít khó khăn và thách thức, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ban hành nhữngchính sách cụ thể để phải giải quyết một cách hài hòa lợi ích, nhằm bảo đảmlợi ích cho tất cả các giai cấp và tầng lớp
Ba là: Đảng đã quan tâm lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa quan điểm,
chủ trương của Đảng thành những chính sách, pháp luật quy định về đại đoànkết toàn dân tộc, về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là những chính sáchpháp luật, quy định liên quan đến giai cấp công nhân, giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơnvai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổchức, phát triển đoàn viên, hội viên, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiềucuộc vận động có hiệu quả thiết thực; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước,quản lý xã hội
Trang 39Tuy nhiên, sự đồng thuận trong tư tưởng, chính trị của các thành tốtrong liên minh công- nông-trí trên lĩnh vực chính trị không được như mongmuốn mà có phần bị suy giảm bởi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị,đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên và tệ quanliêu tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi Tội phạm và tệ nạn
xã hội còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp Dân chủ xãhội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầyđủ; kỷ cương phép nước chưa nghiêm
3.2 Thực trạng liên minh công-nông-trí về kinh tế
3.2.1 Xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế, cơ cấu kinh tế gắn liền với xu hướng phát triển của công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội
Bước vào thời kỳ đổi mới, cơ cấu kinh tế chung của cả nước mà Đảng ta
đã xác định là "công - nông nghiệp - dịch vụ" Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế được diễn ra theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập quốc tế;
từng bước phát trển kinh tế tri thức.
Giai cấp công nhân đã tăng lên mạnh mẽ chiếm tỷ lệ lớn đáng kể 21%tổng số lao động và 11% dân số cả nước Giai cấp công nhân Việt Nam đãđóng góp được hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước
Giai cấp công nhân Việt Nam đang là lực lượng đi đầu trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội
Xu hướng đa dạng hóa giai cấp công nhân không chỉ phát triển theo thànhphần kinh tế, mà còn phát triển theo xu hướng đa dạng hóa các ngành kinh tếvới sự xuất hiện của nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới Tuy vậy, Tuy nhiên giaicấp công nhân cũng có những hạn chế nhất định trong việc phát huy vai trònòng cốt của liên minh công -nông -trí
Đối với giai cấp nông dân, cũng đã có sự thay đổi hết sức mạnh mẽ Đó
chính là xu hướng giảm tương đối và tuyệt đối số lượng nông dân; xu hướng
đa dạng hóa trong cơ cấu giai cấp nông dân nước ta
Trang 40Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, so với các chủ thể khác của liênminh, giai cấp nông dân là giai cấp có sự phân hoá mạnh nhất Một bộ phậnkhá lớn làm thuê theo mùa vụ; một số khác thành thợ tiểu thủ công ở nhữngđịa bàn có những làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển; một tỷlệ nhỏ (so với tổng số nông dân hiện có) vươn lên thành chủ trang trại, trongđó có những người đã trở thành tỷ phú nhờ biết cách ứng dụng tiến bộ khoahọc - kỹ thuật và thích ứng với cơ chế thị trường Bên cạnh đó, một số nôngdân bị mất hết ruộng đất, trở thành người chuyên làm thuê với cuộc sống rấtkhó khăn do thu nhập quá thấp và việc làm không ổn định; một số khác rơivào tình trạng bần cùng do không có năng lực tổ chức sản xuất hoặc rơi vào tệnạn cờ bạc, rượu chè, v,v…
Điều đáng lưu ý là, cho đến nay, hầu hết nông dân nước ta chưa có đủkiến thức, kinh nghiệm, tiền vốn và các điều kiện cần thiết khác để làm chủcác thành tựu khoa học - kỹ thuật và thích ứng linh hoạt với sự biến động
thường xuyên của thị trường Để bảo đảm hài hòa về lợi ích trong các liên
minh, liên kết kinh tế, hơn ai hết, họ cần sự quan tâm hỗ trợ từ các chủ thểtham gia khác, đặc biệt là từ nhà nước
Tầng lớp trí thức trong gần 30 năm đổi mới cũng có sự tăng trưởng cả
về số lượng và chất lượng Sự nghiệp đổi mới kinh tế-xã hội của đất nước đòihỏi một đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo Những thành tựu to lớn củacông cuộc đổi mới đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự học tập của mọingười, nâng cao nhận thức văn hóa khoa học, làm cho nhiều người có khảnăng đạt tới trình độ trí thức Điều kiện thuận lợi đó cùng với truyền thốnghiếu học, luôn mong mỏi và phấn đấu học tập vươn lên có bằng cấp, có trìnhđộ cao của dân tộc ta đã làm cho đội ngũ trí thức nước ta trong những nămqua tăng lên nhanh chóng Bên cạnh đó, định hướng phát triển kinh tế tri thứctrong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập cũng tác động làm cho đội ngũ trí thứcnước ta phát triển
3.2.2 Hình thành và đa dạng hóa các hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu kinh tế giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các dịch vụ khác, và giữa các vùng miền.