1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014

82 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 246,99 KB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của đất nước. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã vươn lên trở thành một nước không những cung cấp đủ gạo cho tiêu dùng nội địa mà còn đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Có thể nói, cho đến nay, kinh nghiệm và kỹ thuật trồng lúa nước của nước ta đã đạt đến một trình độ khá cao cộng với sự phát triển của công nghệ sinh học và sự đầu tư thích đáng về thủy lợi, giao thông thì nghề trồng lúa nước rõ ràng là một lợi thế lớn của ngành nông nghiệp nước ta. Nếu trên thế giới, diện tích đất trồng lúa chiếm 22% diện tích đất canh tác thì ở Việt Nam tỷ lệ này là 87%. Diện tích đất trồng lúa nước ta phân bố chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và hầu hết là đất trồng lúa nước. Sở dĩ Việt Nam là nước sản xuất nhiều lúa gạo là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Với những lợi thế của mình về điều kiện thiên nhiên cũng như số lượng lao động dồi dào, thị trường gạo của Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, mang lại nguồn lương thực cũng như giá trị xuất khẩu lớn cho đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vấn đề, những thách thức đối với lĩnh vực xuất khẩu gạo tại Việt Nam. Với mong muốn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu nhằm tìm ra những những yếu điểm, những tồn tại để đưa những phương hướng và chiến lược phát triển ngành xuất khẩu lúa gạo cho đất nước, em xin chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đếnsản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014”.

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 3

1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 3

1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu 3

1.1.2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

1.1.3.Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam 5

1.2 Đặc điểm của thị trường gạo 7

1.3 Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1995-2014 9

1.3.1.Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1995-2014 9

1.3.2 Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam 11

1.4 Lợi thế và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 15

1.4.1 Lợi thế trong hoạt động xuất khẩu gạo 15

1.4.2 Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo 17

1.5 Các chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo 18

1.5.1 Chính sách sản xuất gạo 18

1.5.2 Chính sách xuất khẩu gạo 19

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2014 21

2.1 Lựa chọn phương pháp phân tích 21

2.1.1.Yêu cầu về nội dung khi phân tích 21

2.1.2 Lựa chọn phương pháp phù hợp để phân tích 21

2.2 Phân tích đặc điểm biến động của sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014 23

2.2.1 Phân tích đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 1995-2014 23

2.2.2 Phân tích đặc điểm biến động của kim ngạch gạo xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014 25

2.3 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động sản lượng gạo xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014 28

Trang 2

2.3.1.Các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sự biến động sản lượng gạo xuất

khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 28

2.3.2 Các nhân tố ngoài nước ảnh hưởng đến sự biến động sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 39

2.3 Phân tích thống kê một số nhân tố ảnh hưởng đến biến động sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 49

2.3.1 Kiểm định tính dừng 50

2.3.2 Mô hình 1: Mô hình phân tích các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2014 51

2.3.3 Mô hình 2: Mô hình phân tích các nhân tố nước ngoài ảnh hưởng đến biến động sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 53

2.3.4 Mô hình 3: Mô hình phân tích kết hợp các nhân tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến biến động sản lượng gạo xuất khẩu 57

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 62

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂ

Đồ thị 1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1995-2014 .9

Đồ thị 2 Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam vào tháng 7/2014 12

Đồ thị 3 Diện tích và năng suất lúa của Việt Nam giai đoạn 1995-2014 29

Đồ thị 4 Sản lượng gạo trong nước giai đoạn 1995-2014 32

Đồ thị 5 Giá gạo trong nước giai đoạn 1995-2014 35

Đồ thị 6 Sản lượng gạo xuất khẩu các nước năm 2014 46

Đồ thị 7 Sản lượng gạo nhập khẩu các nước năm 2014 48

Y Bảng 1 Sản lượng gạo xuất khẩu và sản xuất trong nước giai đoạn 1995-2014 10

Bảng 2 Cơ cấu xuất khẩu gạo các châu lục năm 2006 – 2014 11

Bảng 3 Một số thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2007-2014 13

Bảng 4 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 23

Bảng 5 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của kim ngạch xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995 - 2014 26

Bảng 6 Đặc điểm biến động của năng suất và diện tích gieo trồng lúa tại Việt Nam thời kỳ 1995-2014 30

Bảng 7 Cơ cấu sản lượng gạo trong nước theo vụ giai đoạn 1995-2014 34

Bảng 8 Phân loại chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (%) 37

Bảng 9 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1995-2014 39

Bảng 10 Giá gạo xuất khẩu Việt Nam và Thái Lan 41

Bảng 11 Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1995-2014 43

Bảng 12 Sản lượng gạo tiêu thụ các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2009-2014 44

Bảng 13 Sản lượng gạo một số nước giai đoạn 2013-2014 48

Bảng 14 Kết quả kiểm định tính dừng của các biến tham gia hồi quy 50

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế của mìnhtrong sự phát triển của đất nước Việt Nam từ một nước đói nghèo đã vươn lên trởthành một nước không những cung cấp đủ gạo cho tiêu dùng nội địa mà còn đứng thứ

2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo Có thể nói, cho đến nay, kinh nghiệm

và kỹ thuật trồng lúa nước của nước ta đã đạt đến một trình độ khá cao cộng với sựphát triển của công nghệ sinh học và sự đầu tư thích đáng về thủy lợi, giao thông thìnghề trồng lúa nước rõ ràng là một lợi thế lớn của ngành nông nghiệp nước ta

Nếu trên thế giới, diện tích đất trồng lúa chiếm 22% diện tích đất canh tác thì ởViệt Nam tỷ lệ này là 87% Diện tích đất trồng lúa nước ta phân bố chủ yếu ở các tỉnhđồng bằng và hầu hết là đất trồng lúa nước Sở dĩ Việt Nam là nước sản xuất nhiều lúagạo là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa nước

Với những lợi thế của mình về điều kiện thiên nhiên cũng như số lượng laođộng dồi dào, thị trường gạo của Việt Nam vẫn không ngừng phát triển, mang lạinguồn lương thực cũng như giá trị xuất khẩu lớn cho đất nước Tuy nhiên, vẫn còn tồntại những vấn đề, những thách thức đối với lĩnh vực xuất khẩu gạo tại Việt Nam Vớimong muốn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu nhằm tìm ranhững những yếu điểm, những tồn tại để đưa những phương hướng và chiến lược phát

triển ngành xuất khẩu lúa gạo cho đất nước, em xin chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đếnsản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến biến động sản lượng xuất khẩugạo của Việt Nam trong 20 năm gần đây với mục đích phân tích và đánh giá sự ảnhhưởng của từng nhân tố đến sản lượng gạo xuất khẩu nhằm đưa ra những chính sáchkịp thời và đúng đắn để nâng cao vị thế gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượngxuất khẩu gạo tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng gạoxuất khẩu từ năm 1995 đến năm 2014

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp nghiên cứu em sử dụng trong đề tài này là:

- Phương pháp thu thập tư liệu, thông tin thứ cấp: thu thập và sử dụng số liệu cósẵn của các cơ quan có liên quan đến sản lượng xuất khẩu gạo

- Phương pháp tổng quan tài liệu: tổng hợp, chọn lọc nguồn thông tin và số liệutin cậy để sử dụng trong chuyên đề

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

- Phương pháp dãy số thời gian

5 Kết cấu đề tài

Nội dung đề tài được chia làm 2 phần:

- Chương 1: Những lí luận chung về xuất khẩu gạo của Việt Nam

- Chương 2: Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích sự ảnh hưởng củacác nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths Nguyễn Thị

Xuân Mai và các thầy cô trong khoa Thống kê đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm

quý báu để tôi có thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Đặng Sao Mai

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GẠO

CỦA VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên

cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là tiền của một trong hai nướchoặc là tiền của nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế) Mục đích của hoạtđộng xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công laođộng quốc tế Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đềutích cực tham gia vào hoạt động này

Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó đượchình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay Hoạtđộng xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thứckhác nhau như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thờigian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm;

nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia Nó diễn ratrên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tưliệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động traođổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

* Đối với nền kinh tế thế giới

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày nay rất được chú trọng, nó trởthành một hoạt động rất cần thiết đối với mọi quốc gia Mỗi quốc gia muốn phát triểnđược phải tham gia vào hoạt động này Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau về điều kiện tựnhiên có thể có điều kiện thuận lợi về mặt này nhưng lại khó khăn về mặt hàng Vì vậy

để tạo sự cân bằng trong phát triển, các quốc gia trên tiến hành xuất khẩu những mặthàng mà mình có lợi thế và nhập những mặt hàng mà mình không có hoặc nếu có thìchi phí sản xuất cao… Nói như vậy thì không phải nước nào có lợi thế thì mới đượctham gia hoạt động xuất khẩu, mà ngay cả những quốc gia có bất lợi trong sản xuấthàng hoá thì vẫn chọn sản xuất những mặt hàng nào bất lợi nhỏ hơn và trao đổi hànghóa

Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia có thể hạn chế được những khókhăn của mình, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển Cũng thông qua hoạt

Trang 8

tiến, từ đó mới có thể phát triển kinh tế và giải quyết các mâu thuẫn trong nước tăngnguồn thu nhập góp phần vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

* Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Bốn điều kiện để phát triển và tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân lực, tàinguyên, vốn và kĩ thuật công nghệ Mỗi quốc gia khó có thể đáp ứng được bốn điềukiện trên vì vậy hoạt động xuất khẩu là tất yếu để tạo điều kiện phát triển Đây cũng làcon đường ngắn nhất để những nước kém phát triển có thể nhanh chóng nắm bắt được

kĩ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới

Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ CNH-HĐH đấtnước

Các nước đang phát triển thì thiếu thốn nhất là khoa học công nghệ và vốn,muốn nhập khẩu kĩ thuật công nghệ thì phải có nguồn ngoại tệ, muốn có nhiều ngoại tệthì cần phải tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Nguồn vốn nhập khẩu được hình thành từ các nguồn sau: dựa vào đầu tư nướcngoài, các nguồn viện trợ, các hoạt động du lịch, vay vốn, các dịch vụ thu ngoại tệtrong nước… Thông qua các nguồn này cũng thu được một lượng ngoại tệ lớn, nhưnghuy động nó rất khó khăn và bị lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài Do vậy hoạt độngxuất khẩu vẫn là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất, nó có tầm chiến lược với mỗiquốc gia để tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thứ hai, xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triểnsản xuất

Tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là:+ Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với tiêu dùng nội địa, ở những nước lạchậu, kinh tế chậm phát triển, sản xuất chưa đủ đáp ứng tiêu dùng, vì vậy nếu chỉ xuấtkhẩu những mặt hàng xuất khẩu thừa tiêu dùng nội địa thì xuất khẩu sẽ bị bó hẹp vàtăng trưởng kinh tế rất chậm

+ Khi có thị trường xuất khẩu thì sẽ thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất pháttriển, nó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên quan ví dụ khi sản xuấthàng thủ công mỹ nghệ phát triển thì nó sẽ kéo theo các ngành như gốm, sứ, mây tređan, thêu dệt… cũng phát triển theo

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng mở rộng sản xuất cung cấp đầuvào mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia vì thường cho phép một quốc gia cóthể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều khả năng giới hạn sảnxuất của quốc gia đó

+ Thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo lợi thế kinh doanh, xuất khẩu giúp cho cácquốc gia thu được một lượng ngoại tệ lớn để ổn định và đảm bảo phát triển kinh tế

Trang 9

+ Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập.

+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoạiphát triển làm cho các nước phụ thuộc vào nhau hơn, dựa vào nhau cùng phát triển

*Đối với các doanh nghiệp

Trong quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế các doanh nghiệp đặc biệt làcác doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới Các cơ hội vàthách thức đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều, nó là sự sống còn của nhiều doanhnghiệp, nếu như doanh nghiệp thu, tìm được nhiều bạn hàng thì sẽ xuất khẩu đượcnhiều hàng hoá và sẽ thu được nhiều ngoại tệ cho quốc gia cũng như cho chính doanhnghiệp để đầu tư phát triển Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thuđược khoa học kĩ thuật, từ đó có khả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã,chất lượng, uy thế và địa vị của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng thông quaxuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mìnhcủng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhânviên trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu, mục đích để tạo lợi thế cạnh tranh sovới các đối thủ khác trên thị trường thế giới

1.1.3 Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

1.1.3.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sảnxuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài Do có sự khác nhau vềđiều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việcsản xuất một số mặt hàng nhất định Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn

có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mởrộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình Chính từ mongmuốn đó đã làm nảy sinh nhu cầu mua bán trao đổi quốc tế (hay thương mại quốc tế)

Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoàibiên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài,đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trêntoàn thế giới

Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhậpkhẩu Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đángđến hoạt động xuất khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế

Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nétđặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu,

Trang 10

lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả Tất cả những điều này cho thấy hoạt độngxuất khẩu đối với nước ta ngày càng quan trọng hơn.

Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế được thể hiệnqua một số khía cạnh cơ bản sau:

- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạo điều kiện đẩynhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích các ngành, nghề pháttriển bởi họ phần nào có được thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng hơn Đồng thời,

sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự năng động

và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao hiệu quả quản

lí, đổi mới công nghệ cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơn nhờnguồn ngoại tệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra

1.1.3.2 Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Xuất khẩu gạo là một trong những hoạt động xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng

và đem lại nhiều lợi ích cho nền Kinh tế quốc dân vì kim ngạch và sản lượng xuấtkhẩu gạo hiện đang đứng đầu trong xuất khẩu hàng nông sản Vì vây, sự cần thiết phảixuất khẩu gạo đối với Việt Nam có thể quy tụ vào những lẽ cơ bản sau:

- Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước

Mục tiêu chủ yếu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung là đòi hỏicấp bách nhằm tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho công nghiệp hóa Trước tình hình đó,lúa gạo đã đột phá vươn lên để giữ vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta Trongsuốt 13 năm qua (1991- 2003), riêng kim ngạch xuất khẩu gạo đã đạt trên 8 tỷ USD.Con số đó đã nói rõ sự cần thiết của việc xuất khẩu gạo đối với công cuộc đổi mớikinh tế của đất nước

- Cải thiện đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân

Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộcchiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế – xã hộicủa đất nước

Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằngsản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực Trong khi đó, đời sống ở nông thôn và thànhthị có sự chênh lệch đáng kể Đời sống của người nông dân còn thấp, xét cả về mứcthu nhập bình quân đầu người, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng,… Với tình trạng đó

Trang 11

thì việc phát triển sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo để nâng cao thu nhập cho nôngdân góp phần xây dựng nông thôn ngày một giàu mạnh là điều thật sự cần thiết.

- Phát huy lợi thế trong nước

Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế vềđất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu Trongnhững năm qua, nước ta đã đưa ra các chiến lược đúng đắn nhằm khai thác và tậndụng được triệt để các lợi thế sẵn, vì vậy sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta tăng đềuđặn qua các năm Qua những điều cơ bản đã nêu ở trên, chúng ta thấy rõ sự cần thiếtphải xuất khẩu gạo cũng như tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu gạo là tất lẽ dĩngẫu

- Khắc phục các hậu quả của thời gian chiến tranh để lại

Nước ta phải đối mặt với cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ Suốt 30 năm có chiến tranh, đất nước bị chia cắt và chiếm đóng,Đảng và Chính phủ ta không có điều kiện lãnh đạo toàn bộ hoạt động kinh tế của cảnước thống nhất Điều kiện khí hậu thiên nhiên thuận lợi và đất đai màu mỡ ở nhiềuvùng chưa khai phá đặt ra nhiệm vụ biến ĐBSCL và nhiều vùng khác của đất nướcthành vùng phát triển nông nghiệp để thực hiện 3 chương trình kinh tế, ổn định đờisống nhân dân Đây là chiến lược quan trọng “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” củanhững năm 70 - đầu 90, lấy nông nghiệp là cơ sở ban đầu tạo vốn cho công nghiệphóa

1.2 Đặc điểm của thị trường gạo

Gạo là lương thực phổ biến của gần một nửa dân số thế giới Vì gạo là sản phẩnthiết yếu và là sản phẩm của ngành nông nghiệp nên nó có bốn đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, tính thời vụ trong trao đổi

Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ

do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường Tức là sốlượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm,điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu cácnước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừalúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá

Thứ hai, phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ

Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạn chế mặtkhác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh Vì vậy phần lớn lúa gạo còn lạiđem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ Các nước đang pháttriển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất

Trang 12

chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao đổi trên thế giới, Châu Á là khu vực sản xuấtnhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạo lớn nhất

Thứ ba, buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp

Xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào tình hình chính trị của từng quốc gia Mỗinước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ cóảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó Vì thế buôn bán chủ yếu được ký kết giữacác Chính phủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dàihạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ Thêm vào đó, một số nướcdùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, bánchịu dài hạn…điều này được thực hiện giữa các chính phủ là chủ yếu

Thứ tư, các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới

Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín:Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam… Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này

có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến động trongcung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đến các loại hàng hoákhác

Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuấtkhẩu gạo trên thị trường thế giới Tương ứng với mỗi loại gạo, tuỳ thuộc chất lượng,phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn

cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuấtkhẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạoxuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàngnào (FOB, CIF,C&F…)

Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nướcxuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn của TháiLan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp Điều này là do chất lượng của từngloại, do uy tín sản phẩm, do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó

Thứ năm, các nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định

Hàng năm, số lượng gạo cung cấp ra thị trường cùng với các nước xuất khẩu vànhập khẩu là không ổn định, sự không ổn định này là do sự tác động của thời tiết khíhậu Đối với các nước xuất khẩu gạo nếu mưa gió thuận hòa sẽ giúp người nông dânđược mùa thì lượng cung gạo sẽ lớn Còn ngược lại nếu hạn hán, bão lũ hay dịch bệnhtràn lan sẽ khiến người nông dân mất trắng, lúc ấy cung gạo sẽ ít đi có thể phải đi nhậpkhẩu gạo của các nước khác Cũng tương tự với các nhập nước, nếu thời tiết thuận lợinăm đó họ sẽ nhập khẩu gạo ít hơn so với các năm khác Chẳng hạn như năm 2012,

Trang 13

theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thị trường Trung Quốc tăng cường nhậpkhẩu 2,34 triệu tấn gạo của Việt Nam do nước này đang bị mất mùa do thiên tai Trongkhi đó, năm 2011 khí hậu thuận lợi nên Trung Quốc chỉ nhập 1,5 triệu tấn gạo từ ViệtNam.

1.3 Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1995-2014

1.3.1 Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Kể từ năm 2001 đến nay, sau khi ra nhập WTO, Việt Nam đã có thêm nhiều cơhội mới tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên khác Vìvậy trong những năm qua sản lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu gạo củaViệt Nam không ngừng gia tăng, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèonhất, không đủ lương thực cho nhân dân khiến 2 triệu người chết vào năm 1945 vươnlên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên toàn thế giới

Đồ thị 1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

giai đoạn 1995-2014

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 0

2012 và giảm dần vào 1999-2000, 2001-2002, 2005-2007 và 2012-2014 Trong đó, sảnlượng xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất vào năm 2012 với sản lượng 8047 nghìn tấn vàgiảm mạnh nhất vào năm 2002 với 3245 nghìn tấn Tương tự như sản lượng gạo xuấtkhẩu, kim ngạch xuất gạo Việt nam cũng tăng dần qua các giai đoạn 2001-2005, 2007-

2008, 2011-2013 và giảm trong giai đoạn 2005-2007, 2008-2009 và 2013-2014 Đáng

Trang 14

nhất vào năm 2001 với 544 triệu USD Tuy phải tác chịu tác động của khủng hoảngkinh tế toàn cầu năm 2008 nhưng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Namtrong thời gian này vẫn gia tăng, chỉ có năm 2009 kim ngạch xuất khẩu bị ảnh hưởngnên đã giảm so với năm 2008 Nhìn vào đồ thị 1 có thể thấy trong cả thời kỳ, sảnlượng và kim ngạch gạo xuất khẩu cùng tăng hoặc cùng giảm trong một năm Chỉ cónăm 2002, 2009 tuy sản lượng và kim ngạch lại tăng giảm ngược chiều nhau Cụ thể,theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) năm 2002 tuy sản lượng xuất khẩu giảm dosản lượng cung xuất khẩu thóc từ hai nước Ấn Độ và Úc giảm mạnh đã hạn chế bớt sựcạnh tranh, tạo điều kiện khuyến khích xuất khẩu cho Việt Nam và góp phần làm tăngkim ngạch xuất khẩu gạo Tương tự với năm 2009, do kim ngạch xuất khẩu gạo cònphụ thuộc vào giá bán gạo xuất khẩu nên trong năm này dù sản lượng gạo tăng nhưng

do giá bán gạo xuất khẩu giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu gạo cũng bị giảm so vớicác năm trước Nhìn chung sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta tronghai mươi năm qua đã có nhiều biến động, mặc dù còn chịu ảnh hưởng tác động trong

và ngoài nước nhưng vẫn được những thành tựu to lớn

Bảng 1 Sản lượng gạo xuất khẩu và sản xuất trong nước giai đoạn 1995-2014

Năm Sản lượng gạo trong nước

(triệu tấn)

Sản lượng gạo xuất khẩu

(nghìn tấn)

Tỷ trọng (%)

Trang 15

Nhờ áp dụng những tiến bộ về khoa học cùng với sự chú trọng, quan tâm củaNhà nước vào ngành hàng lúa gạo nên lượng gạo sản xuất mỗi năm hầu hết đều tăng.Tổng lượng gạo sản xuất ra trong hai mươi năm qua đạt 709,07 triệu tấn trong đó ViệtNam đã xuất khẩu được hơn 95 triệu tấn gạo cho các nước nhập khẩu khác, chiếm13,5% lượng gạo sản xuất trong cả nước Với sản lượng gạo trong nước dồi dào, có thểcoi đây là một trong những thuận lợi lớn về mặt nguyên liệu đầu vào đối với các doanhnghiệp xuất khẩu gạo Chính vì vậy, sản lượng gạo nước ta trong những năm gần đâyliên tục tăng Qua số liệu tính toán trên cho thấy, sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta

ra các thị trường quốc tế đều chiếm một lượng tương đối từ 10-20% sản lượng gạo sảnxuất mỗi năm Trong suốt hai mươi năm qua, lượng gạo xuất khẩu luôn chiếm hơn10% tổng lượng gạo sản xuất của cả nước, chỉ có năm 1996 và 2002 lượng gạo xuấtkhẩu chiếm dưới 10% do sản lượng gạo xuất khẩu năm 2002 giảm mạnh từ 3528nghìn tấn năm 2001 xuống còn 3245 nghìn tấn trong khi sản lượng gạo sản xuất trongnước vẫn tăng đều đặn Đáng chú ý, năm 2012 lượng gạo xuất khẩu của nước ta chiếmđến 18,4% xấp xỉ 1/5 lượng gạo sản xuất ra trên cả nước Nguyên nhân là do tình hìnhchính trị ở Thái Lan trong năm này bất ổn khiến cho các nhiều doanh nghiệp quaysang nhập khẩu gạo của nước ta làm cho sản lượng gạo năm 2012 tăng vọt và đạt kỉlục Có thể thấy, sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta có xu hướng tăng cùng với sảnlượng gạo trong nước Sản lượng gạo trong nước có ổn định thì các doanh nghiệp gạoxuất khẩu nước ta mới có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và khẳng định vị trí trênthị trường gạo quốc tế

1.3.2 Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và trong gần một phần tư thế

kỷ qua đã đứng thứ hạng cao trên thế giới Việt Nam là một trong những nước có sảnlượng gạo xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nên chúng ta vẫn luôn có những bạn hàngnhập khẩu gạo truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Philippines,…

Bảng 2 Cơ cấu xuất khẩu gạo các châu lục năm 2006 – 2014

Trang 16

( Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rằng mười năm trở lại đây, Châu Á vẫn luôn

là khu vực có nhu cầu gạo lớn nhất trên thế giới, theo sau đó là Châu Phi, Châu Mỹ vàTrung Đông, một số ít rải rác tại các khu vực Châu Âu và Châu Úc Đặc biệt năm

2010, sản lượng gạo xuất khẩu cho các nước ở Châu Á chiếm đến 81,3% sản lượngxuất khẩu của Việt Nam cho toàn thế giới Tuy nhiên đến năm 2013, sản lượng gạoxuất khẩu cho Châu Á lại giảm mạnh còn 33,6% trong khi sản lượng gạo xuất khẩucủa nước ta cho Châu Phi lần đầu tiên vượt qua cả Châu Á và đạt cao nhất trong mườinăm qua với mức 47,4% Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013, biếnđộng chính trị tại Thái Lan đã khiến cho nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới, đặc biệt làcác nước Châu Phi đã quay lại xúc tiến mua gạo tại Việt Nam Với một số nước ởChâu Phi, gạo đã dần trở thành lương thực chủ đạo trong khẩu phần hàng ngày củangười dân nên những năm gần đây, Chính Phủ bắt đầu đưa ra những chính sáchkhuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang các nước này Trong giai đoạn2006-2014, sản lượng gạo xuất khẩu sang các nước Châu Mỹ cũng có những tín hiệukhả quan từ 4% lên đến 11% vào năm 2014 tăng gấp gần 3 lần so với năm 2011 Bêncạnh đó, nước ta cũng dần thâm nhập sâu vào các nước thành viên Liên minh Châu Âunhưng sản lượng gạo xuất khẩu cho nước này tuy có sự tăng nhẹ vẫn còn thấp chỉchiếm dưới 6% sản lượng xuất khẩu của nước ta hàng năm

Đồ thị 2 Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam vào tháng 7/2014

078

002 001

013

007

000

Châu Á Châu Âu Trung Đông Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc

Trang 17

Như vậy thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam phần lớn vẫn tập trung ởnhững nước có tập quán tiêu thụ gạo là thức ăn chính do thói quen hoặc điều kiện kinh

91713

0 947379 476320 475264

22543 6

60852 9

27219

3 177689 292092 403158

23143 3

21600 3

101930

1 458392 91325

15061 8

Hiện nay Việt Nam cũng đã tìm ra thêm một số thị trường tiềm năng như ChâuPhi, lượng gạo của nước này nhập khẩu tương đối ổn định qua các năm Ngoài ra, cácthị trường nhập khẩu gạo Việt Nam thường xuyên như: Nam Mỹ, Trung Đông và Bắc

Mỹ, Việt Nam đang từng bước nghiên cứu để không chỉ xuất sang đây loại gạo phẩmcấp trung bình mà là gạo cao cấp sẽ chiếm ưu thế hơn Qua nhiều năm, Việt Nam đãtừng bước củng cố và giữ vững những thị trường quen thuộc thêm vào đó, Việt Namvẫn đang cố gắng thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng lại đầy tiềm năng nhưNhật Bản

* Thị trường các nước Châu Á

Trang 18

Tính đến năm 2014, Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của ViệtNam, chiếm 77,54% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước (tương ứng 4971 nghìn tấn).Việt Nam vẫn có những bạn hàng truyền thống như Indonesia, Phi-lip-pin vàMalaysia Tiềm năng tiêu thụ gạo của thị trường này còn khá lớn, tuy nhiên theo BộNông nghiệp Mỹ (USDA) trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sangcác thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.

Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trong 8 tháng đầunăm 2014, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo với khối lượng lớn nhất của ViệtNam, vượt khá xa so với nước có khối lượng đứng thứ hai, với 2,02 triệu tấn chiếm37% sản lượng gạo xuất khẩu nước ta Cùng với Trung Quốc và Hồng Kông, thì ĐàiLoan cũng đã nhập khẩu gạo của Việt Nam, riêng 3 thị trường này chiếm gần 1/3 tổnglượng gạo xuất khẩu Còn Phi-lip-pin tuy đứng ở vị trí thứ 2 chỉ chiếm 23% nhập khẩuhơn 225 nghìn tấn gạo của Việt Nam

Từ trước đến nay, thị trương truyền thống gồm các nước Phi-lip-pin, Indonesia,Malaysia luôn nhập ổn định một lượng gạo chiếm 2/3 lượng gạo xuất khẩu của ViệtNam Nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam dường như đã “đánh mất” một sốthị trường này Sự sụt giảm mạnh nhất được ghi nhận tại thị trường Indonesia trong vàinăm trở lại đây khi quốc gia này tụt xuống vị trí thứ 7 về nhập khẩu gạo từ Việt Nam

so với vị trí thứ 3 năm 2012 Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt

216 nghìn tấn giảm hơn 15 nghìn tấn và giảm mất hơn 80% so với năm 2013 Xuấtkhẩu sang Singapore năm 2014 là 91432 tấn giảm gần 44% (tương ứng với hơn 70nghìn tấn) so với năm 2013.Bên cạnh đó, trong năm qua gạo Việt nam xuất sang Phi-lip-pin đã có những thành tích tốt, sản lượng xuất khẩu đạt hơn 600 nghìn tấn với mứctăng “ấn tượng” lên đến 170% với năm 2013

Như vây, năm 2014 là một năm khó khăn đối với ngành xuất khẩu gạo ViệtNam do sức ép cạnh tranh cao trong khi giá giảm và nhu cầu lương thực trên thế giớicũng giảm so với các hơn trước

* Thị trường các nước Tây Á

Trong những năm gần đây, thị trường Tây Á cũng là một trong những thịtrường được Nhà nước quan tâm và đẩy mạnh xuất khẩu gạo vì các nước thuộc khuvực này có nhu cầu nhập khẩu gạo cao trong đó có Iran, Iraq ở nhóm những nhà nhậpkhẩu gạo lớn nhất ở Trung Đông Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu chủ yếu ở khuvực này từ cao đến thấp gồm: Tiểu vương quốc Ả rập-thống nhất, I-xaren, Thổ Nhỹ

Kỳ, Ca-ta, Giooc-đa-ni, Li-băng, Ba-ranh, Theo số liệu thu thập được của Tổng cụcThống kê, năm năm trở lại đây, sản lượng gạo nhập khẩu của Tiểu vương quốc Ả rập-thống nhất ngày càng tăng với sản lượng trung bình trong giai đoạn này đạt 7856 tấn/

Trang 19

năm Năm 2014, sản lượng xuất khẩu cho các nước này là 17023 tấn tăng 4920 tấn(tương ứng tăng hơn 40%) so với năm 2013.Có thể thấy rằng, các nước khu vực Tây Áđang là thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam Chính vì thế, trongnăm 2015 Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuấtkhẩu ở thị trường này.

* Thị trường Châu Phi

Châu Phi hiện là một thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam chiếm gần 7%sản lượng gạo xuất khẩu gạo nước ta Ngoài Bờ biển Ngà, Senegal, Ghana, một vàinăm gần đây một số nước nhập khẩu gạo của Việt Nam với khối lượng khá nhưAngola, Algeria, Nam Phi,… Tổng cộng 6 thị trường các nước châu Phi này đạt trungbình 940 nghìn tấn, chiếm gần 17% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam trong

ba năm gần đây Riêng năm 2012, Việt Nam đã xuất sang Châu Phi 1,2 triệu tấn gạo,Theo Vụ thị trường Châu Phi của Bộ Công Thương cho biết, với dân số hơn 1 tỷngười, nhu cầu tiêu thụ gạo ở Châu Phi ngày vàng lớn bởi sự tiện dụng của việc chếbiến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống khác cũng như do tỷ lệ đô thịhóa càng ngày càng tăng tại các nước khu vực này Mặt khác, giá gạo không còn quacao so với thu nhập của đại bộ phân người dân Châu Phi, vì vậy gạo đã trở thành thức

ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày Vì vậy, Châu Phi cũng là thị trường tiềm năngtrong những năm sắp tới của Việt Nam Tuy nhiên do phải đối mặt với sự cạnh tranhgay gắt của giá gạo rẻ từ Ấn Độ và Thái Lan (chủ yếu gạo tồn kho) nên Việt Nam phảiđiều chỉnh các chính sách thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kí kết đượchợp đồng

1.4.Lợi thế và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

1.4.1 Lợi thế trong hoạt động xuất khẩu gạo

1.4.1.1 Vị trí địa lí và cảng khẩu

Vị trí địa lí là một ưu thế nổi trội Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tếquan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế cácquốc gia khác Do đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam Thêmvào đó, nước ta có một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chiphí cho việc vận chuyển đi các nước

1.4.1.2 Đất đai – nguồn tài nguyên quý giá

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo Độ phìnhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm Tổng diệntích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, trong đó đất giành để trồng lúa khoảng 4,3triệu ha, chiếm trên 13% diện tích đất cả nước, bình quân đất theo đầu người của nước

ta tuy thấp nhưng quỹ đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong đất có khả

Trang 20

lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan vớitổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất giànhcho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4 triệu ha… So với các quốc gia này ( đều lànhững nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới) thì khả năng mở rộng diện tích đất trồnglúa của Việt Nam còn tương đối cao Thêm vào đó, một số nước như Phi-lip-pin,Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ tăng dân số nhanh, nguồn lực đất khan hiếmnên diện tích đất lúa khó có thể mở rộng, diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với cácdiện tích đất trồng các cây lương thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nôngnghiệp Như vậy, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canhtác để có thể tăng sản lượng so với các quốc gia khác

1.4.1.3 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái

Nhìn chung, so với các nước khác, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới giómùa, khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2 đồng bằngphù sa màu mỡ: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Nước ta nằmtrong khu vực nhiệtđới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thườngxuyên trên 200C, khí hậu ấm áp , số giờ nắng trong năm đạt trung bình 1200h/ năm vàtập trung mạnh vào thời kì làm hạt của lúa, góp phần cho năng suất cao Lượng mưahàng năm lớn, trung bình 1500 – 2000 mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệthống sông ngòi dày đặc… đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu halúa Ngoài ra, Việt Nam còn có 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có đặc thù và thếmạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có nhiều tiểu vùng “ sinhthái – khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây lúa đặc sản có giá trị xuất khẩucao mà ít nơi có được Ví dụ: vùng Tây sông hậu và tứ giác Long Xuyên: cho phép ápdụng các giống lúa thâm canh cao như giống OM2517, OM4498,…

1.4.1.4 Nước tưới tiêu

Tài nguyên nước rất dồi dào cũng là một lợi thế nổi bật của nghề trồng lúa ởViệt Nam Số ngày mưa lý tưởng 120-140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn không chỉcung cấp cho lúa nguồn nước trời quý giá mà còn đồng thời bồi bổ cho lúa nguồn phânđạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà nước và đạm nhân tạo không thể so sánh Cùngvới nước mưa trời, dòng chảy mặt còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta khoảng 300 triệu

m3nước Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi nước ta, với 10% ngân sách Nhà nước đầu tư hàngnăm đã đạt được thành quả bước đầu đáng mừng Có thể nói, nước, nguồn tài sản thiênnhiên vốn quý giá, cộng thêm sự chú trọng phát thuỷ lợi hơn nữa của Nhà nước trongthời gian qua, là yếu tố rất cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo tăng mạnh trongnhững năm gần đây

Trang 22

1.4.1.5 Nguồn lực

Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trongnông nghiệp Hàng năm có khoảng 1-1,2 triệu người đến tuổi lao động Ưu thếđặc trưng của người lao động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ,… Hơn nữa với bềdày lịch sử sản xuất lúa gạo, người nông dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinhnghiệm trồng lúa Bên cạnh đó trình độ học vấn của người dân lại ngày càng được cảithiện, trong đó nhóm lao động có học vấn cao ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 41%dân số nông thôn Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân côngtương đối rẻ: thu nhập bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương(PPP) của Việt Nam là 1,979 USD, thấp hơn nhiều so với Philipine (2,852 USD),Indonesia (3,064 USD), Thái Lan (6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD) Như vậy vớilực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu củaViệt Nam trên thị trường thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá củagạo xuất khẩu Việt nam Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so vớiThái Lan : chi phí lao động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quayvòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tưđầu vào bằng 50% - 80% chi phí của Thái Lan Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạocủa Việt Nam bình quân từ 90 - 110 USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 -

1.4.2 Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, xuất khẩu gạo Việtnam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trên thị trường gạo quốc tế

Trước tiên phải nói đến thiếu vốn vì cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất gạo rấtcần nguồn vốn lớn Do thiếu vốn nên việc thu mua lúa gạo không thể diễn ra kịp thờidẫn đến tình trạng ép giá làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xuất khẩu gạo

Chất lượng gạo của nước ta cũng là một yếu điểm trong hoạt động xuất khẩugạo Các điều kiện đóng gói, bao bì, bốc xếp cũng chưa phù hợp Trình độ xuất khẩucủa các doanh nghiệp còn hạn chế, thiết bị công nghệ của các đơn vị chế biến gạo đãquá lạc hậu, thiếu kho chứa, thông tin,… nên chưa nắm bắt được nhiều cơ hội

Trang 23

Vì vậy sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam đang có những vấn đề cấp báchđược đặt ra trong thời gian tới:

- Về sản xuất: hệ thống sau thu hoạch lúa chưa được đồng bộ Đặc biệt là khâubảo quản còn thiếu kho bãi Về vấn đề phát triển lúa đặc sản, đang đứng trước nhữngthử thách đáng kể đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển các loại gạoquý giá này

- Về thị trường: Việc đảm bảo thị trường thực sự ổn định và trật tự trong toàn

hệ thống lưu thông lúa gạo là một đòi hỏi cấp thiết của thị trường nội địa Bên cạnh đó,việc tìm hiểu thị trường gạo thế giới cần phải được tăng cường hơn nữa để bắt kịpthông tin chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu

1.5 Các chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo

1.5.1 Chính sách sản xuất gạo

Trong giai đoạn trước năm 2000, việc sản xuất lúa gạo còn đơn giản và thô sơ.Việc sản xuất mang tính tự phát không có sự định hướng của các Sở Nông nghiệp cáctỉnh Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là theo kinh nghiệm, cho năng suất và phẩmchất gạo không cao Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ việc sản xuất lúađược gia tăng vụ ba, điều đó làm gia tăng sản lượng lúa nhưng cũng ảnh hưởng rấtnhiều chất lượng gạo Kể từ năm 1997, nước ta gia nhập WTO và thấy được những sựđóng góp không nhỏ của ngành xuất khẩu lương thực nói chung và xuất khẩu gạo nóiriêng nên nước ta đã coi đây một trong những mặt trận cần được chú trọng

Chương trình IPM và "3 giảm 3 tăng" đã có tác động tích cực giúp nông dântừng bước thay đổi tập quán sản xuất như giảm mật độ sạ từ 220 kg/ha xuống 180kg/ha, bón phân cân đối giữa lượng N - P - K, đặc biệt lượng phân đạm giảm từ 120-

140 kgN/ha xuống 90-105 kgN/ha, giảm sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa Do đó,tăng hiệu quả sản xuất, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, giảm ô nhiễmmôi trường Bộ Nông nghiệp nước ta có nhiều chương trình nghiên cứu, áp dụng tiến

bộ công nghệ khoa học tiên tiến và khuyến khích nông dân sử dụng các giống lúa cóchất lượng cao, khả năng chống rầy tốt Trong năm 2014 sản lượng gạo nước ta đạtđược 45 triệu tấn tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2013 Các giống lúa chính sử dụngtrong vụ Đông Xuân, Hè Thu: OM 1490, OM 2517, Jasmine 85, OM 2718, OM 2518,OMCS 2000 Tuy nhiên, chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên các địaphương còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với quy mô làm hạn chế việc phổ biếnphương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nôngnghiệp tuy có đầu tư và có bước phát triển khá, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu củanền sản xuất hàng hóa thị trường có quy mô lớn Việc đô thị hóa nhanh chóng dẫn đếntình trạng người nông dân dân mất đất đai để canh tác và sự di dân từ khu vực từ nông

Trang 24

thôn ra thành thị làm giảm số người sản xuất nông nghiệp, thiếu nhân công khi vàochính vụ làm cho chi phí sản xuất gia tăng

Do đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn là cản trở lớncho sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu gạo Khâu sau thuhoạch chưa được quan tâm và khâu xay xát mặc dù đã có sự đầu tư cải thiện nhưngvẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới luôn đòi hỏi chất lượng cao.Mạng lưới thu mua, vận chuyển lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu gạo vẫn còn phụthuộc quá nhiều vào thương lái, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệpnhà nước Tỷ lệ lúa hàng hóa thu mua theo hợp đồng còn thấp, trung bình dưới 15%sản lượng lúa hàng hóa, do tập quán sản xuất của nông dân và phương thức thu muacủa doanh nghiệp có nhiều điểm chưa gắn kết nhau

1.5.2 Chính sách xuất khẩu gạo

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2014 cạnh tranh quyết liệt Ngay từ đầu năm,Chính phủ và các cơ quan chức năng nước ta đã công bố những chính sách nhằm hỗtrợ sản xuất và xuất khẩu gạo đạt mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cao nhất

- Điều chỉnh giá sàn gạo xuất khẩu

Đại diện Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) vừa cho biết, trong cuộc họpthường kỳ vào ngày 10/2/2014, tại Tp.HCM, Ban chấp hành VFA đã thống nhất quyếtđịnh điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo cấp thấp xuống còn 365 USD/tấn (FOB) (trướcđây là 375 USD/tấn); đóng bao 50kg, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuấtkhẩu Việt Nam

Chênh lệch giá giữa các loại gạo khác do các thương nhân tính toán và quyếtđịnh Giá công bố sẽ được áp dụng sau 3 ngày kể từ ngày ra quyết định VFA đề nghịcác thương nhân xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm mức giá sàn xuất khẩu trên

VFA cũng phổ biến giá thành bình quân của vụ đông xuân 2013- 2014 theo tinhthần văn bản của Bộ Tài chính công bố, bình quân là 3.769 đồng/kg

- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013, Việt Nam xuất khẩukhoảng 6,6 triệu tấn gạo Trong đó, Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 củanước ta, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, năm

2014, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các đoàn đi xúc tiến thương mại tại 2 thị trườngtrọng điểm, có lượng nhập khẩu gạo lớn từ nước ta là Angola và Bờ Biển Ngà, từ đó

đề xuất các giải pháp ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo với các thị trường này đểdoanh nghiệp có thể xuất khẩu gạo trực tiếp

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tổ chức mời các doanh nghiệp Châu Phivào Việt Nam để giới thiệu và mở rộng cơ hội hợp tác xuất khẩu gạo với doanh nghiệp

Trang 25

trong nước Thông qua các vụ, cơ quan thương vụ, Bộ cũng có những giải pháp hỗ trợdoanh nghiệp xác minh đối tác Ngoài ra, để giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro lớnnhất khi xuất khẩu gạo sang châu Phi là phải thanh toán qua trung gian, Bộ CôngThương cũng hỗ trợ, tạo điều kiện giúp DN mở văn phòng đại diện, mở kho ngoạiquan…

Trang 26

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT

KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2014

2.1 Lựa chọn phương pháp phân tích

2.1.1.Yêu cầu về nội dung khi phân tích

Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược và quan trọng của nước

ta Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng cố gắng, cải thiện về mọi mặt đểkhẳng định vị trí trên thị trường gạo quốc tế Theo Bộ Thương Mại, năm 2004, lần đầutiên Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng xuất khẩu gạonhưng theo báo cáo mới nhất của cơ quan này, năm 2014 sản lượng gạo xuất khẩunước ta đã giảm và tụt xuống vị trí thứ ba thế giới Có thể thấy rằng, sản lượng gạonước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên sản lượng gạo xuất khẩu củaViệt Nam 15 năm qua luôn biến động không ngừng Vì vậy để ngành xuất khẩu gạonước ta luôn duy trì ổn định và ngày càng phát triển, chúng ta cần phải nghiên cứu, lựachọn phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu đểcác cơ quan chức năng kịp thời đưa ra được các chính sách và biện pháp khuyến khíchxuất khẩu gạo Các yêu cầu về nội dung khi phân tích:

Một là, nghiên cứu nêu rõ vai trò, sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu gạo đốivới nền kinh tế nước ta, thêm vào đó đưa ra các những lợi thế và hạn chế trong hoạtđộng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Hai là, đưa ra cái nhìn về thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1995 đếnnăm 2014, đặc biệt chú ý phân tích đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩunước ta qua các năm

Cuối cùng, sử dụng các phương pháp thống kê phân tích sự biến động các nhân

tố trong và ngoài nước có ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu nước ta trong giaiđoạn này

2.1.2 Lựa chọn phương pháp phù hợp để phân tích

Dựa vào những yêu cầu về nội dung khi phân tích ở mục 2.1.1 và đặc điểm củatừng phương pháp phân tích trong thống kê có thể lựa chọn các phương pháp sau sửdụng trong chuyên đề

2.1.2.1 Phương pháp phân tổ, bảng và đồ thị thống kê

Các phương pháp phân tổ, bảng và đồ thị thống kê đều thuộc nhóm thống kê

mô tả Trong đó, phương pháp phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêuthức nào đó, tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ(hoặc tiểu tổ) có tính chất khác nhau Kết quả của phân tổ thống kê cho ta một bảng

Trang 27

được gọi là “bảng phân tổ” Đối với đề tài nghiên cứu sản lượng xuất khẩu gạo ViệtNam, bảng phân tổ thống kê được áp dụng như sau:

Bảng đơn giản là loại bảng thống kê trong đó phần chủ đề có thể liệt kê các đơn

vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc thời gian khác nhau Áp dụng vào đề tài nhưbảng phản ánh sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1994-2014

Bảng phân tổ là loại bản thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phầnchủ đề được chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó

Một phương pháp nữa trong nhóm phương pháp thống kê mô tả là phương pháp

đồ thị thống kê.Phương pháp đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình họcdùng dể miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê Đồ thị thống kê được ápdụng trong chuyên đề nhằm mục đích hình tường hóa sự phát triển của các hiện tượngqua thời gian (như đồ thị sản lượng gạo xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu,…) hay mô tả kếtcấu và biến động kết cấu của hiện tượng (như đồ thị thể hiện cơ cấu của thị trườngxuất khẩu gạo Việt Nam)

2.1.2.2 Phương pháp dãy số thời gian

Dãy số thời gian là dãy các trị số của các chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theothứ tự thời gian Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biếnđộng của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dựđoán về mức độ trong tương lai Để phân tích đặc điểm của dãy số thời gian, người tathường sử dụng các chỉ tiêu như: mức độ thời bình quân theo thời gian, lượng tăng(giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối cảu 1% tăng(giảm) liên hoàn Vận dựng phương pháp dãy số thời gian vào đề tài phân tích ảnhhưởng các nhân tố đến sản lượng gạo xuất khẩu nhằm làm rõ những nội dung sau:

Một là, áp dụng phân tích dãy số thời gian cho ta biết quy mô của sản lượng gạoxuất khẩu nước ta trong giai đoạn nghiên cứu Thêm vào đó, phương pháp này giúpnhận thức được các đặc điểm biến động và tính quy luật của sản lượng gạo xuất khẩudựa vào các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian

Hai là, phân tích đặc điểm và xu hướng biến động của các nhân tố trong vàngoài nước tác động đến sản lượng gạo xuất khẩu nước ta trong thời gian qua

2.1.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy

Hồi quy-tương quan là phương pháp phân tích dựa trên mối liên hệ phụ thuộccủa của một biến kết quả (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến nguyên nhân (biếnđộc lập), mối liên hệ này được xây dựng dựa trên phương trình hồi quy có thể là tuyếntính hay phi tuyến tính, dựa trên cơ sở phương trình hồi quy có thể ước lượng và giảithích được sự biến động của biến phụ thuộc dựa vào sự biến động của các biến độc

Trang 28

các nhân tố đến sự biến động của sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn1995-2014.

2.2 Phân tích đặc điểm biến động của sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014

2.2.1 Phân tích đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 2014

1995-Dựa vào các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian

và số liệu thu được từ Tổng cục Thống kê,bảng 4 sẽ tổng hợp lại các chỉ tiêu đã đượctính toán

Bảng 4 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của sản lượng

gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn (g) (nghìn tấn) Liên hoàn

(δ i )

Định gốc (∆ i )

Liên hoàn (t i¿

Định gốc ( T i )

Liên hoàn (a i )

Định gốc (A i )

Trang 29

g

bình 4771,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê + tính toán của tác giả)

Qua kết quả tính toán trên cho thấy, sản lượng gạo xuất khẩu bình quân củaViệt Nam giai đoạn 1995-2014 đạt 4771,9 nghìn tấn Đối với chỉ tiêu giá trị tuyệt đốicủa 1% tăng (giảm) liên hoàn cho kết quả tính toán không đều năm tăng, năm giảm

Cụ thể, cứ 1% tăng (giảm) của sản lượng gạo xuất khẩu của năm 2005 so với 2004 thìtương ứng với một giá trị là 40,550 nghìn tấn nhưng đến năm 2012, con số này đã tănggấp đôi với 80,470 nghìn tấn trên 1% tăng (giảm) Đặc điểm biến động của sản lượnggạo xuất khẩu nước ta trong thơi kỳ này cụ thể như sau:

Qua số liệu thu thập và tính toán cho thấy sản lượng gạo xuất khẩu của nước tagiai đoạn 1995-1999 đã tăng khá ổn định qua các năm, với 2025 nghìn tấn vào năm

1995 đã tăng thêm 2534 nghìn tấn và đạt 4559 nghìn tấn vào năm 1999 Nhờ có chínhsách đổi mới của Nhà nước mà diện tích canh tác trong thời kỳ này được mở rộng,diện tích tăng liên tục giúp sản lượng gạo trong nước tăng dẫn tới lượng cung sảnlượng gạo xuất khẩu cũng tăng theo Có thể thấy rằng, trong những năm đổi mới, haivùng châu thổ lớn chủ yếu trồng lúa là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông CửuLong đã được xây dựng ngày một hoàn thiện, tạo điều kiện và sức bật cho sản xuất lúagạo nói riêng và xuất khẩu gạo nói chung

Năm 2000 tuy có thiên tai xảy ra ở các nước sản xuất gạo như lũ lụt tại miềnnam Ấn Độ, lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long, bão nhiệt đới tại Đông Bắc Thái Lan

đã ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của những nước này Thêm vào đó, ngoàiThái Lan và Việt Nam, Trung Quốc với ưu thế giá gạo rẻ và chất lượng gạo ngày mộtcải thiện nước này đã nổi lên là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm và có chỗ đứng trênthị trường châu Phi và Nhật Bản Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong nămnày đã giảm chỉ còn 3470 nghìn tấn Vào năm 2002, tuy sản lượng gạo trong nướctăng 300.000 tấn so với năm 2001 nhưng sản lượng gạo xuất khẩu lại giảm 283 nghìntấn tương ứng giảm 8,7% Nguyên nhân dẫn đến việc sản lượng xuất khẩu bị giảm là

do khả năng giao dịch và tiêu thụ gạo trong nước tăng khiến cho giá gạo trong nướclên cao dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng so với thị trường gạo cácnước xuất khẩu khác Điều này đã gây bất lợi và ảnh hưởng đến việc kí kết hợp đồngthương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Kể từ năm 2003 đến năm 2005, sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta liên tụctăng Đặc biệt năm 2005, gạo Việt Nam đã xâm nhập vào được cá thị trường khó tính,yêu cầu chất lượng như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ làm cho xuất khẩu gạo Việt Nam tăng

Trang 30

kỷ lục cả về khối lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu, trong đó sản lượng xuất khẩu tăng47,4% xấp xỉ gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu của năm 2001 tương ứng tăng 1647nghìn tấn trong giai đoạn 2001-2005 Ngay sau đó, cuối năm 2006 do ảnh hưởng củabão, lũ lụt, thời tiết, sâu bệnh (vàng lùn và rầy nâu) lây lan gây thiệt hại nặng nề khiếnhàng trăm héc-ta lúa bị mất trắng làm sản lượng gạo xuất khẩu năm 2006 giảm 454nghìn tấn so với năm 2005

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chứcthương mại WTO giúp Việt Nam có cơ hội phát triển hơn và gặt hái được nhiều thànhcông đáng kể Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng khiến sản lượnggạo xuất khẩu tăng mạnh và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ haitrên toàn thế giới Đáng chú ý, năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt kỉlục trong 15 năm trở lại đây với tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 8047 nghìn tấntăng 128,1% so với năm 2001 Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhucầu của thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines, Indonesia làm sản lượnggạo xuất khẩu của Việt Nam trong hai năm 2013 và 2014 giảm sút Theo báo cáo củaTổng cục Thống kê, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 đạt 6412 triệu tấn, giảm 1635nghìn tấn so với năm 2012

Nhìn lại hai mươi năm qua, từ năm 1995 đến năm 2014, thị trường gạo xuấtkhẩu gạo của Việt Nam luôn có những diễn biến phức tạp làm cho sản lượng gạo xuấtkhẩu cũng tăng giảm không đều qua các năm Năm 1995, xuất khẩu chỉ quanh mức

2000 tấn đến năm 1996 lượng gạo xuất khẩu đã vượt qua 3000 tấn và đạt 8047 nghìntấn vào năm 2012 - đây là năm có lượng gạo xuất khẩu đạt kỉ lục trong suốt cả thời kỳ.Với thành tựu từ một nước đòi nghèo không đủ ăn trở thành nước đứng thứ 2 trên thếgiới về xuất khẩu gạo đã góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa - hiệnđại hóa của đất nước, đưa Việt Nam tiến đến trở thành nước phát triển

2.2.2.Phân tích đặc điểm biến động của kim ngạchxuất khẩu gạo ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Dựa vào các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, bảng

5 tổng hợp lại các chỉ tiêu đã được tính toán

Trang 31

Bảng 5 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của kim ngạch

xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995 - 2014

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn (g) (triệu USD)

Liên hoàn (δ i )

Định gốc (∆ i )

Liên hoàn (t i¿

Định gốc ( T i )

Liên hoàn (a i )

Định gốc ( A i )

( Nguồn: Tổng cục Thống kê +tính toán của tác giả)

Qua bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy, trong hai mươi năm qua kim ngạchxuất khẩu gạo của nước ta bình quân đạt 1711,3 triệu USD/năm

Từ năm 1995-2000, kim ngạch gạo xuất khẩu năm 1999 lần đầu tiên vượtngưỡng 1000 tỷ USD, đạt 1025 tỷ USD tương ứng tăng 459 triệu USD so với năm

1995 Đây là thành quả đã đạt được nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhànước Tuy nhiên, từ năm 2000-2004, kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đã tụt dốc.Nam 2001, kim ngạch xuất khẩu nước ta chỉ đạt được 619 triệu USD, giảm hơn 400

Trang 32

triệu USD tương ứng giảm gần 40% so với năm 1999 Kim ngạch xuất khẩu gạo nước

ta trong những năm này giảm mạnh do Nhà nước chủ trương ưu tiên, đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho ngành hàng lúa gạo nước ta bị ảnh hưởnglớn

Tuy nhiên trong khoảng 10 năm trở lại đây, kim ngạch gạo nước ta đều đạt trên

1 tỷ USD/ năm.Một năm sau khi gia nhập WTO, kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta

đã tăng rất nhanh 1448 triệu USD so với năm trước Có thể thấy rằng, việc trở thànhthành viên chính thức của WTO vào năm 2007 cùng với các chính sách kinh tế đổimới đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới,đem lại nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam giúp Việt Nam thâmnhập được vào nhiều thị trường tiềm năng và tìm kiếm thêm được nhiều bạn hàng tincậy Đáng chú ý năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đã đạt mốc kỉ lục với

3689 triệu USD tăng gần 800 triệu USD tương ứng với 21,68% so với năm 2008.Những năm gần đây, Nhà nước đã tập trung, quan tâm và đưa ra nhiều chính sáchkhuyến khích hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Điều này đã góp phầnlàm tăng trưởng nền kinh tế quốc gia và đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề nhứcnhối của xã hội đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển vững mạnh và có vị thếvững chắc trên trường quốc tế

* Vì sao sản lượng gạo xuất khẩu nước ta khá lớn nhưng kim ngạch vẫn còn thấp?

Những năm qua, Việt Nam là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới vềsản lượng gạo xuất khẩu, nhưng ở nhiều thời điểm, giá gạo xuất khẩu lại có khoảngcách khá xa so với mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất.Hiện tại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động trong khoảng từ 400 USD đến 450USD/tấn, tùy loại, thường kém gạo cùng phẩm cấp của Ấn Ðộ, Thái-lan, Pa-ki-xtan từ

50 USD đến 75 USD/tấn Thậm chí, vào thời điểm giữa năm 2013, giá gạo 5% tấmcủa nước ta đã rơi xuống đáy khi phải chào bán với giá 365 USD/tấn Bởi vậy, dù giữ

vị trí cao về sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lạikhông tương xứng Còn người nông dân làm ra hạt gạo xuất khẩu vẫn long đong phậnnghèo

Vẫn biết, giá gạo xuất khẩu phụ thuộc vào biến động thị trường, vào mức cung cầu từng thời điểm, nhưng mặt khác nó cũng phụ thuộc vào chất lượng hạt gạo vàphương thức xuất khẩu của chính chúng ta Về chất lượng, gạo xuất khẩu của nước talâu nay vẫn bị "lép vế" trên thương trường do không đồng đều phẩm cấp Nguyên nhân

-là do nền sản xuất lúa gạo còn manh mún, mạnh ai nấy -làm, thiếu sự liên kết bền chặtgiữa bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp nên chưa tạo ra được

Trang 33

các vùng lúa nguyên liệu "chuẩn" phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường.Trong khi đó, phương thức xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong nước cũng cònnhiều tồn tại Với tâm lý bán rẻ thì mua rẻ, vẫn giữ được mức lợi nhuận trung gian nêncác doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa chú trọng đến việc đầu tư phát triểnvùng nguyên liệu, cũng chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu cho hạt gạo ViệtNam nhằm tăng giá bán

Những yếu tố cơ bản đó đã khiến nhiều năm qua giá gạo xuất khẩu của nước taluôn nằm ở cuối bảng xếp hạng Ðể "tăng hạng" trong tương lai, không có cách nàokhác là ngành lúa gạo phải chuyển hẳn từ "lượng" sang "chất", tập trung hoàn thiệnchu trình sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín Ðồng thời, cần thay đổi tư duy xuất khẩugạo của doanh nghiệp, trên cơ sở gắn lợi ích của doanh nghiệp với nông dân, cùng chia

sẻ lợi nhuận và rủi ro từ khâu sản xuất đến tiêu thụ Từ đó doanh nghiệp mới có tráchnhiệm và động lực trong việc nâng cao giá bán hạt gạo Việt Nam

2.3 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động sản lượng gạo xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Như chúng ta đã biết lúa gạo là một lương thực thiết yếu và đóng vai trò quantrọng trong đời sống nhân loại trên thế giới Chính vì vậy việc sản xuất và xuất khẩugạo là một bộ phận trọng yếu của nền kinh tế và luôn trở thành chủ đề nóng bỏng đặt

ra trong ngành nông nghiệp nước ta Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng nhưhiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xức như giá gạo,chấtlượng gạo, chính sách xuất khẩu,… do phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tốtrong và ngoài nước Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu gạo đốivới nền kinh tế quốc gia, trong đề tài này sẽ đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của cácnhân tố đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2014

2.3.1.Các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sự biến động sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014

2.3.1.1 Diện tích và năng suất lúa

Hình dáng nước ta kéo dài cong cong như một chiếc đòn gánh mà hai đầu là haivựa lúa lớn, đó là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Cácđồng bằng kể trên với đất đai phì nhiều, nhiều phù sa các con sông bồi đắp là điều kiệnrất thuận lợi cho việc trồng lúa nước Thêm vào đó, cùng với sự phát triển khoa họccông nghệ, cải tiến kĩ thuật, các biện pháp thâm canh mới đã giúp cho năng suất lúagạo nước ta ngày càng cao giúp nâng cao sản lượng gạo trong nước qua các năm.Chính vì vậy, có thể thấy diện tích gieo trồng và năng suất lúa gạo cũng là một trongnhững nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng gạo trong nước cũng như sản lượng

Trang 34

Đồ thị 3 Diện tích và năng suất lúa của Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Diện tích và năng suất gieo trồng lúa tại

Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)Nhìn vào đồ thị 3 ta thấy, năng suất lúa gạo của nước ta qua các năm có xuhướng tăng lên trong khi đó, diện tích trồng lúa lại có xu hướng tăng, giảm khôngđồng đều qua thời gian

Cùng với số liệu đã thu thập được ở bảng 6, sau hai mươi năm năng suất lúa đãtăng lên từ 36,9 tạ/ha vào năm 1995 lên 57,78 tạ/ha vào năm 2014, với năng suất lúabình quân của Việt Nam cả thời kỳ đạt 47,51 tạ/ha Bình quân mỗi năm trong giai đoạn

từ năm 1995 đến năm 2014, năng suất lúa gạo cả nước đã tăng thêm 1,10 tạ/ha Lượngtăng tuyệt đối liên hoàn năm 2002 so với năm 2001 lớn nhất cả thời kỳ với lượng tăng

3 tạ/ha tương ứng với 6,99% Theo Bộ NN-PTNT báo cáo, năm 2013 do một số vùng

bị ảnh hưởng do mưa kéo dài, lại trúng vào thời điểm miền Bắc vào giai đoạn trỗ tậptrung nên gây tác động xấu đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và kết hạt của hàng nghìn

ha lúa Vì vậy, năng suất lúa vào năm này giảm nhẹ 0,5 tạ/ha tương ứng giảm 0,89%

so với năm 2012

Trang 35

Bảng 6 Đặc điểm biến động của năng suất và diện tích gieo trồng lúa tại Việt

Nam thời kỳ 1995-2014

m

Cả năm Lượng tăng

(giảm) tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn

(giảm) tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn 199

Trang 36

-( Nguồn: Tổng cục Thống kê +tính toán của tác giả)

Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.Chính phủ đã có nhiều chính sách đúng đắng như Khoán 10, Khoán 100 đã kích thích

sự khai hoang mở đất canh tác Nhiều đất canh tác đã được khai phá để sản xuất nôngnghiệp, chú trọng sản xuất lúa nhờ đó diện tích lúa trong cả nước giai đoạn 1995-200tăng liên tục từ 6765,6 nghìn ha vào năm 1995 đến 7666,30 nghìn ha vào năm 2000,chỉ có hơn 5 năm mà diện tích lúa trên cả nước đã tăng được gần 1 triệu ha tương ứngtăng 13,31% so với năm 1995 Diện tích trồng lúa giai đoạn này đều tăng hơn 230nghìn ha/ năm (trừ năm 1997), đáng chú ý năm 1999 là năm khai hoang thêm đượcnhiều diện tích trồng lúa nhất, diện tích năm 1999 đã tăng hơn 290 nghìn ha so vớinăm 1998 và đạt đến con số 7653,6 nghìn ha diện tích trồng lúa trên toàn cả nước.Những năm tiếp theo do chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như côngnghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa nên một phần diện tích trồng lúa được chuyển đổisang các cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp,… đã làm cho diện tíchđát trồng lúa giảm hẳn so với những năm trước đây So với năm 2000, diện tích trồnglúa năm 2001 đã bị giảm hơn 173 nghìn ha tương ứng giảm 2,26% Đến năm 2003diện tích đất vẫn tiếp tục giảm mạnh còn 7452,2 nghìn ha trên cả nước

Tuy nhiên đến năm 2004, ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồngbằng Sông Hồng lại khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng lúa nên đến nămnày diện tích trồng lúa tăng vọt với 7743,8 nghìn ha Do đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa rất nhiều khu công nghiệp mọc lên trên trên các đồng ruộngcủa người nông dân khiến cho diện tích những năm 2003-2005 lại tiếp tục giảm mạnh.Trong đó, năm 2007 diện tích trồng lúa cả ba vụ ( mùa, đông xuân, hè thu) đều giảmmạnh làm cho diện tích gieo trồng năm nay tụt xuống chỉ còn 7201 nghìn ha giảm123,4 nghìn ha so với 2006, đây cũng là năm có diện tích trồng lúa giảm xuống thấpnhất trong suốt hai mươi năm qua Nhận thức được tầm quan trọng của cây lúa, từ năm

2008 chính phủ đã ban hành thêm nhiều chính sách phát triển nông thôn mới, hạn chếviệc lấy đất nông nghiệp là khu công nghiệp, đô thị, khuyến khích người nông dân

Trang 37

trồng lúa nên diện tích giai đoạn này đã bắt đầu tăng trở lại và tăng mạnh nhất vào năm

2013 với diện tích đất trồng lúa trên cả nước đạt 7900 nghìn ha tăng gần 700 nghìn ha

so với năm 2007, tương ứng với 9,7% Đến năm 2014, diện tích trồng lúa nước ta lạigiảm đạt 7673,19 nghìn ha giảm 226,81 nghìn ha so với năm 2014 Theo số liệu thuthập và tính toán ta thấy, do ảnh hưởng của quá trình đổi mới, hiện trạng sản xuất gạonước ta thay đổi rất nhiều Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp ViệtNam, có vị trí hết sức quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khálớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích đất trồnglúa lại đang dần bị thu hẹp

Trong năm năm đầu tiên của giai đoạn 1995-2014, nhờ việc tập trung đầu tưvào thủy lợi ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và tăng diện tích gieotrồng đã góp phần làm cho năng suất những năm này tăng nhẹ nên sản lượng xuấtkhẩu gạo trong thời kỳ cũng tăng đều qua các năm Những năm tiếp theo nhờ áp dụngcác tiến bộ khoa học, là tổng hòa của yếu tố giống mới, phân bón, thủy lợi và canh tácnên diện tích lúa gần như được giữ nguyên, thậm chí còn giảm nhưng năng suất gieotrồng tăng lên, kết quả sản lượng lúa vẫn không ngừng tăng lên tạo điều kiện thuận lợi

và góp phần phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam ra các thị trường khác

Từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới

2.3.1.2 Sản lượng gạo trong nước

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tập quán canh tác lâu đời Cây lúa là sảnphẩm chính của nền nông nghiệp Nó không những góp phần bảo đảm đời sống chonhân dân mà trong thời kỳ hiện nay nó còn là một nhân tố đóng góp một phần rất lớnvào sản lượng xuất khẩu thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước

Đồ thị 4 Sản lượng gạo trong nước giai đoạn 1995-2014

Trang 38

Đồ thị trên ta thấy, nhìn chung sản lượng gạo trong nước hai mươi năm qua có

xu hướng tăng qua các năm chỉ có năm 2001 và 2005 sản lượng gạo nước ta có sựgiảm nhẹ Trong giai đoạn này, năm 20014 đã đạt sản lượng cao nhất với 45 triệu tấntương ứng tăng 80,29% so với năm 1995 Ngược lại, năm 1995 sản lượng gạo cả nướcchỉ đạt được 24,96 triệu tấn Từ năm 1995 đến 2000 do thực hiện chính sách đổi mớinên diện tích gieo trồng lúa tăng lên đáng kể đã góp phần làm tăng sản lượng lúa trongthời gian này từ 24,96 triệu tấn năm 1995 lên đến 32,52 triệu tấn năm 2000 Chỉ trongvòng 5 năm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước, sản lượng gạo nước

ta đã tăng được gần 8 triệu tấn tương ứng tăng 30% so với năm 1995 Kể từ năm 1999sản lượng gạo của Việt Nam đã chạm mốc hơn 30 triệu tấn một năm, cụ thể năm 1998sản lượng gạo chỉ đạt 29,14 triệu tấn nhưng đến năm 1999 con số này đã tăng lên đến31,29 triệu tấn Có thể thấy rằng, các chính sách đổi mới của Nhà nước bước đầu đãđem lại những thành công giúp cho sản lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn này cũnglên tới 4559 nghìn tấn vào năm 1999 chiếm 14,52% sản lượng gạo cả nước, trong khinăm 1995 chỉ đạt quanh 2000 nghìn tấn

Kể từ năm 2001 trở đi, do nước ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đạihóa, các khu công nghiệp, đô thị mọc lên như nấm làm cho diện tích đất gieo trồng lúatrong thời gian này giảm mạnh ảnh hưởng đến sản lượng gạo trong nước cũng nhưxuất khẩu Năm 2001 sản lượng gạo cả nước ta giảm xuống còn 32,1 triệu tấn, giảm

420 nghìn tấn Tuy diện tích đất bị giảm nhưng do người dân áp dụng các tiến bộ trongkhoa học kỹ thuật, giống lúa mới, thâm canh mới nên sản lượng gạo trong thời gian

Trang 39

này vẫn tăng qua các năm Tốc độ tăng trưởng của sản lượng gạo sản Việt Nam nhữngnăm 2001, 2002, 2003, 2004 so với năm 1995 khá nhanh và đều, tốc độ tăng trưởngnhững năm này lần lượt là 28,62%, 37,98%, 38,5% và 44,83%, sản lượng gạo xuấtkhẩu trong thời gian này chiếm 9-10% sản lượng gạo toàn quốc.

Đến năm 2005, sản lượng gạo trong năm này bị giảm nhẹ đạt 35,79 triệu tấn, giảm

360 nghìn tấn, tương ứng với 0,99% Tuy nhiên kể từ năm 2005, Bộ Nông Nghiệp và Pháttriển Nông thôn đã công nhận và cho áp dụng mô hình canh tác lúa theo cách “3 giảm 3tăng” (giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệuquả) trên khắp cả nước, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng lúa trong giaiđoạn này vẫn tiếp tục tăng Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO)

về sản lượng gạo trong nước, năm 2009 Việt Nam đứng thứ 5 sau Trung Quốc (197 triệutấn), Ấn Độ (131 triệu tấn), Indonesia (64 triệu tấn) và Banglades (45 triệu tấn) Cũngtrong năm này, Việt Nam xuất khẩu được 5947 nghìn tấn chiếm 15,36% sản lượng Mộtđiều đáng mừng cho ngành nông nghiệp, năm 2010 sản lượng gạo Việt Nam đã cán mốc

40 triệu tấn tạo tiền đề cho năm 2011 đạt 42,3 triệu tấn và cũng trong năm này Việt nam

đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới với sản lượng gạo xuất khẩu đạt 7087nghìn tấn

Bảng 7 Cơ cấu sản lượng gạo trong nước theo vụ giai đoạn 1995-2014

m

Sản lượng gạo trong nước

(nghìn tấn) Cơ cấu sản lượng gạo (%)

Vụ đông xuân Vụ mùa Vụ hè thu Vụ đông xuân Vụ mùa Vụ hè thu 199

Trang 40

( Nguồn: Tổng cục Thống kê + tính toán của tác giả)

Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và lâu đời đất nước nên luôngiữ vững vị trí trung tâm nông nghiệp và kinh tế Việt Nam, chiếm gần 40% GDP nôngnghiệp và 30% tổng xuất khẩu nông sản Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùngtrong cả nước Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới nên lúa trồng vào hai

vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ Mùa; còn các tỉnh miền Nam, với điều kiện khí hậunhiệt đới gió mùa, lúa được trồng thêm một vụ nữa là Hè Thu Trong đó, vụ ĐôngXuân là vụ lớn nhất và cũng được đánh giá là vụ có chất lượng gạo tốt nhất Điều này

có thể thấy rõ trong bảng 4, sản lượng gạo vụ Đông Xuân luôn chiếm trên 40% có nămđến 50% sản lượng gạo của cả nước như năm 2006 sản lượng vụ đạt là 17588,2 nghìn

Ngày đăng: 21/07/2015, 08:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w