0
Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Các nhân tố ngoài nước ảnh hưởng đến sự biến động sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2014 (Trang 42 -42 )

KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-

2.3.2. Các nhân tố ngoài nước ảnh hưởng đến sự biến động sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-

khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014

2.3.2.1. Giá gạo quốc tế

Giá cả là một nhân tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo ít biến động nhưng với sản phẩm đặc sản, lương thực thiết yếu của con người thì giá có quyết định khá lớn. Giá cả đi đôi với chất lượng. Xuất khẩu gạo của Việt Nam không nằm ngoài diễn biến của thị trường gạo thế giới. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng có những biến động qua các năm.

Bảng 9. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1995-2014

Năm Giá gạo xuất khẩu

(USD/tấn) Tốc độ tăng (giảm) định gốc (lần) 1995 261,7 - 1996 280,6 0,07 1997 236,3 -0,10 1998 270,0 0,03 1999 224,8 -0,14 2000 193,7 -0,26 2001 175,5 -0,33 2002 223,7 -0,15 2003 192,1 -0,27 2004 232,1 -0,11 2005 268,9 0,03 2006 275,0 0,05 2007 323,1 0,23 2008 614,8 1,35 2009 447,6 0,71 2010 470,4 0,80 2011 514,0 0,96 2012 458,4 0,75 2013 444,2 0,70 2014 464,3 0,77 Trung bình 358,6 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê )

Bảng số liệu 10 cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài có nhiều biến động. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong cả thời kỳ này là 358,6 USD/tấn. Từ năm 1995 đến năm 2006, giá gạo xuất khẩu Việt Nam đều chỉ đạt dưới

con số 300 USD/tấn nhưng đến năm 2007 là năm đầu tiên giá gạo đạt mốc 323,1 USD/tấn. Năm 2008 là năm giá gạo xuất khẩu nước ta cao nhất trong hai mươi năm gần đáy với 614,8 USD/tấn tăng 135% so với năm 1995, đây là năm đầu tiên sau khi Việt Nam ra nhập WTO, nhờ có các chính sách hỗ trợ phát triển, tạo điều kiện cho giao thương thuận lợi đã giúp ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam có một bước tiến nhảy vọt, đưa gạo Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường kể cả những thị trường khó tính.

Từ năm 1995 đến năm 1999, giá gạo xuất khẩu nước ta chỉ đạt mức trung bình quanh 255 USD/tấn, năm 1996 giá gạo xuất khẩu là 280,6 USD/tấn tăng so với năm 1995. Giá gạo trong năm năm này, tăng giảm liên tục; năm 1996,1998 tăng so với năm 1995 lần lượt là 7% và 3% trong khi đó năm 1997 và 199 giảm so với năm 1995 là 10% và 14%. Bắt đầu từ năm 1999 giá gạo xuất khẩu nước ta có xu hướng giảm.

Năm 2001 giá gạo xuất khẩu của nước ta chỉ dừng tại con số 193,7 USD/tấn tương ứng giảm 26% so với năm 1995 và giảm so với năm 2009 12,9 USD/tấn.Đây là năm có giá gạo thấp nhất trong hai mươi năm trở lại đây. Nguyên nhân gây ra việc giá gạo giảm nhiều như vậy là do vào năm này giá chào gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ,… đều giảm mạnh, thị trường gạo xuất khẩu vẫn gặp khó khăn từ cuối năm 2000. Thêm vào đó, nguồn cung lúa gạo tại các nước này ngày một tăng cao gây ra sức ép cạnh tranh rất lớn với thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam. Ở Thái Lan, vào năm này Chính phủ Thái Lan còn ra chủ trương thả nổi đồng Bath để khuyến khích xuất khẩu gạo. Chính vì thế, giá gạo nước ta trong năm 2000-2001 giảm mạnh.

Từ năm 2002, giá gạo xuất khẩu nước ta bắt đầu tăng trở lại, năm 2002 giá gạo đạt 223,7 USD/tấn tăng 48,2 USD/tấn so với năm 2001. Do đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa mặc dù diện tích đất canh tác giảm mạnh nhưng nhờ áp dụng khoa học công nghệ mà năng suất và chất lượng gạo nước ta được nâng cao nên khi đưa mẫu chào bán đã được công ty nước ngoài mua ngay với giá cao. Ngay sau đó, năm 2003 đồng Đô la Mỹ mất giá khiến cho giá gạo xuất khẩu năm này cũng bị giảm 31,6 USD/tấn so với 2002. Năm năm tiếp theo, giá gạo xuất khẩu tăng đều từ 232,1 USD/tấn năm 2004 lên 614,8 USD/tấn vào năm 2008 – năm giá gạo xuất khẩu của nước ta đạt kỉ lục. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tuy sản lượng gạo xuất khẩu vẫn tăng nhưng giá gạo nước ta bị giảm giá đáng kể giảm hơn 168 USD/tấn so với năm 2008.

Nối tiếp những thành công đã đạt được kể từ khi ra nhập WTO và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, giá gạo xuất khẩu Việt Nam trong 5 năm gần đây có nhiều biến động tăng giảm không đồng đều, giá gạo xuất khẩu của nước ta trung bình

giai đoạn này 470 USD/tấn. Năm 2011, giá gạo xuất khẩu tăng đến 514 USD/tấn, tăng96% xấp xỉ 100% so với 1995. Hai năm tiếp theo, do sức ép cạnh tranh trên thị trường giá gạo nước ta lại có dấu hiệu sụt giảm, giá gạo hai năm 2012, 2013 lần lượt là 458,4 USD/tấn và 444,2 USD/tấn tương ứng giảm10,8% và 13,6% so với năm 2011. Đến năm 2014 giá gạo có tăng thêm 20 USD/tấn so với năm 2013, đạt mức 464 USD/tấn.

Bảng 10.Giá gạo xuất khẩu Việt Nam và Thái Lan

Năm

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (5% tấm) (USD/tấn)

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan (5%tấm) (USD/tấn) Chênh lệch (USD/tấn) 2000 174 190 16 2005 260 282 22 2010 540 515 -25 2011 485 560 75 2012 420 560 140 2013 420 420 0 2014 390 418 28

(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam )

Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và luôn là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam ở Đông Nam Á. Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp (gạo 25%), gạo có phẩm cao cấp (5% tấm) thì vẫn chưa thể cạnh tranh được với Thái Lan. Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng vào chất lượng gạo xuất khẩu đã góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giá gạo của Việt Nam và Thái Lan. Năm 2000 mức chênh lệch giữa giá gạo của Thái Lan so với Việt Nam là 26USD/tấn nhưng nhờ áp dụng chính sách “ 3 giảm 3 tăng” để nâng cao chất lượng gạo đã giúp khoảng cách này giảm còn 22 USD/tấn vào năm 2005. Chỉ 3 năm trở thành thành viên của WTO giá gạo 5% tấm của nước tăng cao 540 USD/tấn và vượt qua cả đối thủ Thái Lan 25 USD/tấn. Đây cũng là một kỳ tích ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của ngành xuất khẩu lúa gạo nước ta. Nhưng với thế mạnh là nước xuất khẩu gạo lâu đời, năm 2012 giá gạo của Thái Lan đã tăng trở lại trong khi đó giá gạo cùng chủng loại của Việt Nam lại giảm mạnh khiến giá gạo nước ta kém gạo Thái Lan tận 140 USD/tấn – đây là khoảng cách về giá gạo xuất khẩu lớn nhất của hai nước trong 20 năm qua. Với việc đẩy mạnh, nhận định rõ ràng về vai trò của xuất khẩu gạo, năm 2013 giá gạo nước ta đã ngang bằng so với giá gạo của Thái Lan. Đến năm 2014, giá gạo Thái Lan lại vượt lên giá gạo của Việt Nam hơn 28USD/tấn. Có thể thấy rằng, với nước ta, Thái Lan luôn là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Chính vì

vậy, để cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác không chỉ Thái Lan, Việt Nam phải nâng cao chất lượng gạo, Nhà nước nên ban hành thêm nhiều chính sách thuận lợi, khuyến khích người nông dân trồng lúa và các chính sách về giá cả, thuế quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút được nhiều bạn hàng.

2.3.2.2. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng gạo xuất khẩu nói riêng và toàn ngành xuất nhập khẩu của nước ta nói chung. Hoạt động xuất nhập khẩu dựa trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán (thường dùng USD) nên tỷ giá hối đoái có vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền. Thông qua vai trò này, tỷ giá trở thành công cụ hữu hiệu để thanh toán và so sánh giá trị nội tệ và ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế,… Trên cơ sở đó, tính toán hiệu quả ngoại thương và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.

Ảnh hưởng của tỷ giá đối với các mặt hàng là nông sản, đặc biệt là gạo dường như nhạy cảm hơn so với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng máy móc, thiết bị,… Nguyên nhân của vấn đề này do độ co giãn của các mặt hàng nông sản trong đó có gạo đối với giá xuất khẩu hay tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị, các mặt hàng không thay thế được như xăng, dầu,… là rất thấp. Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá hối đoái sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu nước này trở nên cạnh trong do giá rẻ hơn, ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên đắt tương đối, tính cạnh tranh về giá giảm đi.

Đối với hoạt động xuất khẩu gạo, tỷ giá hối đoái đã không ít lần gây ra khó khăn, sức ép cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước xuất khẩu khác về giá gạo xuất khẩu. Trong sáu tháng cuối năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tỷ giá hối đoái giảm mạnh khiến giá gạo nước ta giảm mạnh từ 614 USD/tấn năm 2008 còn 447 USD/tấn; tương tự với Thái Lan giá gạo cũng giảm hơn 100 USD/tấn. Điều này đã gây ra ảnh hưởng rất lớn trong việc cạnh tranh thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với các nước xuất khẩu khác, giá gạo giảm trong khi chất lượng gạo nước ta tuy đã cải thiện nhưng vẫn thấp so các nước khác nên sản lượng trong những năm này không tăng mạnh.

2.3.2.3. Lượng gạo mậu dịch thế giới

Khi nước ta bắt đầu chú trọng đến ngành xuất khẩu gạo bước đầu đã gặp phải không ít khó khăn, rào cản vì chưa có kinh nghiệm, chất lượng kém, giá thành chưa

tương xứng với chất lượng và quan trọng là khả năng cạnh tranh kém so với ngành xuất khẩu gạo truyền thống Thái Lan. Tuy nhiên, nhận thấy được tầm quan trọng và nỗ lực, cố gắng để phát triển ngành xuất này, sau hơn 30 năm Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới và chiếm một thị phần tương đối trên thị trường xuất khẩu gạo của thế giới.

Bảng 11. Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1995-2014

Năm Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn)

Lượng gạo mậu dịch thế giới (nghìn tấn) Thị phần của Việt Nam (%) 1995 2025 19100 10,6 1996 3047 18100 16,8 1997 3682 18400 20,0 1998 3793 27600 13,7 1999 4559 25100 18,2 2000 3470 22300 15,6 2001 3528 24700 14,3 2002 3245 27900 11,6 2003 3820 27500 13,9 2004 4055 25900 15,7 2005 5202 30000 17,3 2006 4749 29700 16,0 2007 4500 32300 13,9 2008 4720 31100 15,2 2009 5947 30000 19,8 2010 6828 32100 21,3 2011 7087 37000 19,2 2012 8047 37300 21,6 2013 6722 36700 18,3 2014 6412 39700 16,2 ( Nguồn: FAO)

Bảng số liệu trên cho thấy trong những năm đầu của giai đoạn, Việt Nam đã chiếm được thị phần tương đối trong lượng gạo mậu dịch thế giới, năm 1995, sản lượng gạo xuất khẩu nước ta đạt 2025 nghìn tấn chiếm 10,6% trong lượng gạo mậu dịch thế giới. Những năm sau đó, do bắt đầu có được những bạn hàng quen thuộc, thị phần gạo của nước ngày càng tăng chiếm 16,8% năm 1996 và 20% năm 1997, tăng 5% so với năm 1995. Đặc biệt năm 1999, do hậu quả của hiện tượng El nino mà lượng gạo mậu dịch thế giới đạt mức kỉ lục là 25 triệu tấn trong đó thị phần gạo Việt Nam đạt mức cao nhất với 18%. Năm 2000, do ảnh hưởng của thiên tại bão lũ gây thiệt hại nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long nên lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm này giảm còn 3470 nghìn tấm chiếm 15,6% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Từ năm 2002 đến năm 2006, do dân số thế giới gia tăng cần nhiều lương thực nên thị phần của

gạo xuất khẩu của nước ta trong thời gian này ngày càng tăng từ 11,6% lên đến 17,3%. Kể từ khi ra nhập WTO, thị trường gạo nước ta đã được mở rộng thêm rất ra nhiều nước và vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Có thể thấy rõ thị phần của nước ta từ năm 2008 luôn đạt trên 15% và có những năm chiếm đến hơn 1/5 sản lượng gạo của thế giới. Cụ thể, năm 2010, sản lượng gạo nước ta chiếm 21,3%; năm 2012 chiếm 21,6% so với sản lượng gạo mậu dịch thế giới. Đây được coi là những năm thành công đối với ngành xuất khẩu gạo nước ta. Hai mươi năm trở lại đây, thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng, luôn chiếm tỷ trọng khá và ổn định qua các năm.

2.3.2.4. Nhu cầu và thị trường gạo quốc tế

a. Nhu cầu thế giới

Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu, ít phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình. Do đó, khối lượng gạo tiêu thụ chỉ tăng ở một số nước đang phát triển hoặc kém phát triển do tăng dân số và mức tiêu dùng gạo ở các nước đó còn thiếu.

Gạo chủ yếu được tiêu dùng ở châu Á, chiếm khoảng gần 90% lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó Nam Á chiếm khoảng 29%. Tỷ trọng tiêu thụ gạo ở các khu vực khác tương đối thấp : châu Mỹ chiếm khoảng 5%, châu Phi 4,3%, SNG (Liên Xô cũ) và Đông Âu 0,4%, Trung Đông 1,7% và EU Là 0,6%.

Bảng 12. Sản lượng gạo tiêu thụ các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2009-2014

Đơn vị : triệu tấn

Quốc gia 2009 2010 2011 2012 2013 05/2014 Tốc độ pháttriển liên hoàn(%) Bangladesh 31200 31600 32400 34300 34500 34700 100,6 Brazil 8400 8477 8200 7928 7900 7800 98,7 Burma 10800 10890 10100 10200 10200 10250 100,5 Campuchia 3220 3270 3370 3450 3615 3800 105,1 Trung Quốc 13300 0 13432 0 135000 139600 144000 147000 102,1 Ai Cập 4270 3940 3300 3620 3900 4000 102,6 Ấn Độ 91090 85508 90206 93334 96100 98500 102,5 Indonesia 37100 38000 39000 39550 40000 40300 100,8 Nhật Bản 8326 8200 8200 8050 8250 8150 98,8 Hàn Quốc 4789 4701 5175 4905 4612 4497 97,5 Nepal 2880 3060 2713 3224 3320 3350 100,9 Nigeria 4220 4350 5000 5400 5700 5900 103,5

Phi-lip-pin 13100 13125 12900 12850 12925 12925 100,0 Thái Lan 9500 10200 10300 10400 10500 10600 101,0 Việt Nam 19000 19150 19400 19650 20100 20600 102,5 Các nước khác 50568 52370 53923 56188 57500 58212 101,2 Mỹ 4082 4016 4317 3470 3810 3657 96,0 Thế giới 437179 438108 445507 459477 469850 476844 101,5

( Nguồn: Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ AIREA)

Dựa vào bảng trên cho thấy, sản lượng tiêu thụ gạo thế giới ngày càng tăng qua thời gian, từ 437179 triệu tấn tăng lên 476899 triệu tấn tính đến tháng 5 năm 2014, với tốc độ phát triển là 101,5%. Lượng gạo tiêu thụ mỗi nước hãng năm gần như tỷ lệ thuận với dân số tức là nước nào càng đông dân thì lượng gạo tiêu thụ của nước ấy càng cao. Thực tế qua số liệu cho thấy Trung Quốc là nước có lượng gạo tiêu thụ lớn nhất thế giới 148000 triệu tấn tương ứng tăng so với năm 2013 là 102,1% nguyên nhân do đây là nước có dân số lớn nhất thế giới 1,3 tỷ dân thêm vào đó gạo cũng là lương thực chủ yếu của nước này. Tương tự, Ấn Độ, nước làng giềng của Trung Quốc có dân số đứng thứ hai nên sản lượng gạo tiêu thụ hàng năm của nước này cũng xếp thứ hai ngay sau Trung Quốc với 98970 triệu tấn vào năm 2014. Sản lượng gạo tiêu thụ nước này cũng tăng đều qua các năm, năm 2014 tăng 2870 triệu tấn tương ứng tăng 2,9% so với năm 2013. Nước có sản lượng tiêu thụ gạo đứng thứ ba thế giới là Indonesia với số dân đứng thứ 4 thế giới. Năm 2014, nước này đã tiêu thụ 98000 triệu tấn gạo tính tương ứng tăng 145% so với năm 2014. Tiếp theo đó là Bangladesh với lượng tiêu thụ gạo 34700 triệu tấn, Việt Nam 21500 triệu tấn, Thái Lan 10600 triệu tấn,… Qua bảng

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2014 (Trang 42 -42 )

×