KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2014
2.2. Phân tích đặc điểm biến động của sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014
2.2.1. Phân tích đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 1995- 2014
Dựa vào các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và số liệu thu được từ Tổng cục Thống kê,bảng 4 sẽ tổng hợp lại các chỉ tiêu đã được tính toán.
Bảng 4. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014
Năm
Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn)
Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối (nghìn tấn) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (giảm)
(lần) Giá trị tuyệt đối của 1%
tăng (giảm) liên hoàn (g) (nghìn
tấn) Liên hoàn
()
Định gốc ()
Liên hoàn (
Định gốc ( )
Liên hoàn ()
Định gốc ()
1995 2025 - - - - - - -
1996 3047 1022 1022 1,505 1,505 0,505 0,505 20,250
1997 3682 635 1657 1,208 1,818 0,208 0,818 30,470
1998 3793 111 1768 1,030 1,873 0,030 0,873 36,820
1999 4559 766 2534 1,202 2,251 0,202 1,251 37,930
2000 3470 -1089 1445 0,761 1,714 -0,239 0,714 45,590
2001 3528 58 1503 1,017 1,742 0,017 0,742 34,700
2002 3245 -283 1220 0,920 1,602 -0,080 0,602 35,280
2003 3820 575 1795 1,177 1,886 0,177 0,886 32,450
2004 4055 235 2030 1,062 2,002 0,062 1,002 38,200
2005 5202 1147 3177 1,283 2,569 0,283 1,569 40,550
2006 4749 -453 2724 0,913 2,345 -0,087 1,345 52,020
2007 4500 -249 2475 0,948 2,222 -0,052 1,222 47,490
2008 4720 220 2695 1,049 2,331 0,049 1,331 45,000
2009 5947 1227 3922 1,260 2,937 0,260 1,937 47,200
2010 6828 881 4803 1,148 3,372 0,148 2,372 59,470
2011 7087 259 5062 1,038 3,500 0,038 2,500 68,280
2012 8047 960 6022 1,135 3,974 0,135 2,974 70,870
2013 6722 -1325 4697 0,835 3,320 -0,165 2,320 80,470
2014 6412 -310 4387 0,954 3,166 -0,046 2,166 67,220
Trun g
bình 4771,9
(Nguồn: Tổng cục Thống kê + tính toán của tác giả) Qua kết quả tính toán trên cho thấy, sản lượng gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam giai đoạn 1995-2014 đạt 4771,9 nghìn tấn. Đối với chỉ tiêu giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn cho kết quả tính toán không đều năm tăng, năm giảm.
Cụ thể, cứ 1% tăng (giảm) của sản lượng gạo xuất khẩu của năm 2005 so với 2004 thì tương ứng với một giá trị là 40,550 nghìn tấn nhưng đến năm 2012, con số này đã tăng gấp đôi với 80,470 nghìn tấn trên 1% tăng (giảm). Đặc điểm biến động của sản lượng gạo xuất khẩu nước ta trong thơi kỳ này cụ thể như sau:
Qua số liệu thu thập và tính toán cho thấy sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1995-1999 đã tăng khá ổn định qua các năm, với 2025 nghìn tấn vào năm 1995 đã tăng thêm 2534 nghìn tấn và đạt 4559 nghìn tấn vào năm 1999. Nhờ có chính sách đổi mới của Nhà nước mà diện tích canh tác trong thời kỳ này được mở rộng, diện tích tăng liên tục giúp sản lượng gạo trong nước tăng dẫn tới lượng cung sản lượng gạo xuất khẩu cũng tăng theo. Có thể thấy rằng, trong những năm đổi mới, hai vùng châu thổ lớn chủ yếu trồng lúa là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã được xây dựng ngày một hoàn thiện, tạo điều kiện và sức bật cho sản xuất lúa gạo nói riêng và xuất khẩu gạo nói chung.
Năm 2000 tuy có thiên tai xảy ra ở các nước sản xuất gạo như lũ lụt tại miền nam Ấn Độ, lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long, bão nhiệt đới tại Đông Bắc Thái Lan đã ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của những nước này. Thêm vào đó, ngoài Thái Lan và Việt Nam, Trung Quốc với ưu thế giá gạo rẻ và chất lượng gạo ngày một cải thiện nước này đã nổi lên là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm và có chỗ đứng trên thị trường châu Phi và Nhật Bản. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm này đã giảm chỉ còn 3470 nghìn tấn. Vào năm 2002, tuy sản lượng gạo trong nước tăng 300.000 tấn so với năm 2001 nhưng sản lượng gạo xuất khẩu lại giảm 283 nghìn tấn tương ứng giảm 8,7%. Nguyên nhân dẫn đến việc sản lượng xuất khẩu bị giảm là do khả năng giao dịch và tiêu thụ gạo trong nước tăng khiến cho giá gạo trong nước lên cao dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng so với thị trường gạo các nước xuất khẩu khác. Điều này đã gây bất lợi và ảnh hưởng đến việc kí kết hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Kể từ năm 2003 đến năm 2005, sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta liên tục tăng. Đặc biệt năm 2005, gạo Việt Nam đã xâm nhập vào được cá thị trường khó tính,
yêu cầu chất lượng như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ làm cho xuất khẩu gạo Việt Nam tăng kỷ lục cả về khối lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu, trong đó sản lượng xuất khẩu tăng 47,4% xấp xỉ gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu của năm 2001 tương ứng tăng 1647 nghìn tấn trong giai đoạn 2001-2005. Ngay sau đó, cuối năm 2006 do ảnh hưởng của bão, lũ lụt, thời tiết, sâu bệnh (vàng lùn và rầy nâu) lây lan gây thiệt hại nặng nề khiến hàng trăm héc-ta lúa bị mất trắng làm sản lượng gạo xuất khẩu năm 2006 giảm 454 nghìn tấn so với năm 2005.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại WTO giúp Việt Nam có cơ hội phát triển hơn và gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng khiến sản lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên toàn thế giới. Đáng chú ý, năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt kỉ lục trong 15 năm trở lại đây với tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 8047 nghìn tấn tăng 128,1% so với năm 2001. Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines, Indonesia làm sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong hai năm 2013 và 2014 giảm sút. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2014 đạt 6412 triệu tấn, giảm 1635 nghìn tấn so với năm 2012.
Nhìn lại hai mươi năm qua, từ năm 1995 đến năm 2014, thị trường gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn có những diễn biến phức tạp làm cho sản lượng gạo xuất khẩu cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 1995, xuất khẩu chỉ quanh mức 2000 tấn đến năm 1996 lượng gạo xuất khẩu đã vượt qua 3000 tấn và đạt 8047 nghìn tấn vào năm 2012 - đây là năm có lượng gạo xuất khẩu đạt kỉ lục trong suốt cả thời kỳ.
Với thành tựu từ một nước đòi nghèo không đủ ăn trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo đã góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, đưa Việt Nam tiến đến trở thành nước phát triển.
2.2.2.Phân tích đặc điểm biến động của kim ngạchxuất khẩu gạo ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014
Dựa vào các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, bảng 5 tổng hợp lại các chỉ tiêu đã được tính toán.
Bảng 5. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đặc điểm biến động của kim ngạch xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995 - 2014
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối (nghìn tấn) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (giảm) (lần)
Giá trị tuyệt đối của 1%
tăng (giảm) liên hoàn (g)
(triệu USD) Liên hoàn
()
Định gốc ()
Liên hoàn (
Định gốc ( )
Liên hoàn ()
Định gốc ()
1995 530 - - - - - - -
1996 855 325 325 1,613 1,613 0,613 0,613 5,300
1997 870 15 340 1,018 1,642 0,018 0,642 8,550
1998 1024 154 494 1,177 1,932 0,177 0,932 8,700
1999 1025 1 495 1,001 1,934 0,001 0,934 10,240
2000 672 -353 142 0,656 1,268 -0,344 0,268 10,250
2001 619 -53 89 0,921 1,168 -0,079 0,168 6,720
2002 726 107 196 1,173 1,370 0,173 0,370 6,190
2003 734 8 204 1,011 1,385 0,011 0,385 7,260
2004 941 207 411 1,282 1,775 0,282 0,775 7,340
2005 1399 458 869 1,487 2,640 0,487 1,640 9,410
2006 1306 -93 776 0,934 2,464 -0,066 1,464 13,990
2007 1454 148 924 1,113 2,743 0,113 1,743 13,060
2008 2902 1448 2372 1,996 5,475 0,996 4,475 14,540
2009 2662 -240 2132 0,917 5,023 -0,083 4,023 29,020
2010 3212 550 2682 1,207 6,060 0,207 5,060 26,620
2011 3643 431 3113 1,134 6,874 0,134 5,874 32,120
2012 3689 46 3159 1,013 6,960 0,013 5,960 36,430
2013 2986 -703 2456 0,809 5,634 -0,191 4,634 36,890
2014 2977 -9 2447 0,997 5,617 -0,003 4,617 29,860
Trun g
bình 1711,3
( Nguồn: Tổng cục Thống kê +tính toán của tác giả) Qua bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy, trong hai mươi năm qua kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta bình quân đạt 1711,3 triệu USD/năm.
Từ năm 1995-2000, kim ngạch gạo xuất khẩu năm 1999 lần đầu tiên vượt ngưỡng 1000 tỷ USD, đạt 1025 tỷ USD tương ứng tăng 459 triệu USD so với năm 1995. Đây là thành quả đã đạt được nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 2000-2004, kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đã tụt dốc.
Nam 2001, kim ngạch xuất khẩu nước ta chỉ đạt được 619 triệu USD, giảm hơn 400
triệu USD tương ứng giảm gần 40% so với năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta trong những năm này giảm mạnh do Nhà nước chủ trương ưu tiên, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm cho ngành hàng lúa gạo nước ta bị ảnh hưởng lớn.
Tuy nhiên trong khoảng 10 năm trở lại đây, kim ngạch gạo nước ta đều đạt trên 1 tỷ USD/ năm.Một năm sau khi gia nhập WTO, kim ngạch gạo xuất khẩu của nước ta đã tăng rất nhanh 1448 triệu USD so với năm trước. Có thể thấy rằng, việc trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2007 cùng với các chính sách kinh tế đổi mới đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, đem lại nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam giúp Việt Nam thâm nhập được vào nhiều thị trường tiềm năng và tìm kiếm thêm được nhiều bạn hàng tin cậy. Đáng chú ý năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo nước ta đã đạt mốc kỉ lục với 3689 triệu USD tăng gần 800 triệu USD tương ứng với 21,68% so với năm 2008.
Những năm gần đây, Nhà nước đã tập trung, quan tâm và đưa ra nhiều chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp. Điều này đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế quốc gia và đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển vững mạnh và có vị thế vững chắc trên trường quốc tế.
* Vì sao sản lượng gạo xuất khẩu nước ta khá lớn nhưng kim ngạch vẫn còn thấp?
Những năm qua, Việt Nam là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, nhưng ở nhiều thời điểm, giá gạo xuất khẩu lại có khoảng cách khá xa so với mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất.
Hiện tại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động trong khoảng từ 400 USD đến 450 USD/tấn, tùy loại, thường kém gạo cùng phẩm cấp của Ấn Ðộ, Thái-lan, Pa-ki-xtan từ 50 USD đến 75 USD/tấn. Thậm chí, vào thời điểm giữa năm 2013, giá gạo 5% tấm của nước ta đã rơi xuống đáy khi phải chào bán với giá 365 USD/tấn. Bởi vậy, dù giữ vị trí cao về sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại không tương xứng. Còn người nông dân làm ra hạt gạo xuất khẩu vẫn long đong phận nghèo.
Vẫn biết, giá gạo xuất khẩu phụ thuộc vào biến động thị trường, vào mức cung - cầu từng thời điểm, nhưng mặt khác nó cũng phụ thuộc vào chất lượng hạt gạo và phương thức xuất khẩu của chính chúng ta. Về chất lượng, gạo xuất khẩu của nước ta lâu nay vẫn bị "lép vế" trên thương trường do không đồng đều phẩm cấp. Nguyên nhân là do nền sản xuất lúa gạo còn manh mún, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết bền chặt giữa bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp nên chưa tạo ra được
các vùng lúa nguyên liệu "chuẩn" phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường.
Trong khi đó, phương thức xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong nước cũng còn nhiều tồn tại. Với tâm lý bán rẻ thì mua rẻ, vẫn giữ được mức lợi nhuận trung gian nên các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa chú trọng đến việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, cũng chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam nhằm tăng giá bán.
Những yếu tố cơ bản đó đã khiến nhiều năm qua giá gạo xuất khẩu của nước ta luôn nằm ở cuối bảng xếp hạng. Ðể "tăng hạng" trong tương lai, không có cách nào khác là ngành lúa gạo phải chuyển hẳn từ "lượng" sang "chất", tập trung hoàn thiện chu trình sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín. Ðồng thời, cần thay đổi tư duy xuất khẩu gạo của doanh nghiệp, trên cơ sở gắn lợi ích của doanh nghiệp với nông dân, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Từ đó doanh nghiệp mới có trách nhiệm và động lực trong việc nâng cao giá bán hạt gạo Việt Nam.
2.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động sản lượng gạo xuất