Các chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo 1. Chính sách sản xuất gạo

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 (Trang 21 - 24)

Trong giai đoạn trước năm 2000, việc sản xuất lúa gạo còn đơn giản và thô sơ.

Việc sản xuất mang tính tự phát không có sự định hướng của các Sở Nông nghiệp các tỉnh. Các giống lúa được sử dụng chủ yếu là theo kinh nghiệm, cho năng suất và phẩm chất gạo không cao. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ việc sản xuất lúa được gia tăng vụ ba, điều đó làm gia tăng sản lượng lúa nhưng cũng ảnh hưởng rất nhiều chất lượng gạo. Kể từ năm 1997, nước ta gia nhập WTO và thấy được những sự đóng góp không nhỏ của ngành xuất khẩu lương thực nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng nên nước ta đã coi đây một trong những mặt trận cần được chú trọng.

Chương trình IPM và "3 giảm 3 tăng" đã có tác động tích cực giúp nông dân từng bước thay đổi tập quán sản xuất như giảm mật độ sạ từ 220 kg/ha xuống 180 kg/ha, bón phân cân đối giữa lượng N - P - K, đặc biệt lượng phân đạm giảm từ 120- 140 kgN/ha xuống 90-105 kgN/ha, giảm sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa. Do đó, tăng hiệu quả sản xuất, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, giảm ô nhiễm môi trường. Bộ Nông nghiệp nước ta có nhiều chương trình nghiên cứu, áp dụng tiến bộ công nghệ khoa học tiên tiến và khuyến khích nông dân sử dụng các giống lúa có chất lượng cao, khả năng chống rầy tốt. Trong năm 2014 sản lượng gạo nước ta đạt được 45 triệu tấn tăng hơn 1 triệu tấn so với năm 2013. Các giống lúa chính sử dụng trong vụ Đông Xuân, Hè Thu: OM 1490, OM 2517, Jasmine 85, OM 2718, OM 2518, OMCS 2000... Tuy nhiên, chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên các địa phương còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với quy mô làm hạn chế việc phổ biến phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tuy có đầu tư và có bước phát triển khá, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa thị trường có quy mô lớn. Việc đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến

tình trạng người nông dân dân mất đất đai để canh tác và sự di dân từ khu vực từ nông thôn ra thành thị làm giảm số người sản xuất nông nghiệp, thiếu nhân công khi vào chính vụ làm cho chi phí sản xuất gia tăng.

Do đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn là cản trở lớn cho sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu gạo. Khâu sau thu hoạch chưa được quan tâm và khâu xay xát mặc dù đã có sự đầu tư cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới luôn đòi hỏi chất lượng cao.

Mạng lưới thu mua, vận chuyển lúa hàng hóa phục vụ xuất khẩu gạo vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thương lái, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ lúa hàng hóa thu mua theo hợp đồng còn thấp, trung bình dưới 15%

sản lượng lúa hàng hóa, do tập quán sản xuất của nông dân và phương thức thu mua của doanh nghiệp có nhiều điểm chưa gắn kết nhau

1.5.2. Chính sách xuất khẩu gạo

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2014 cạnh tranh quyết liệt. Ngay từ đầu năm, Chính phủ và các cơ quan chức năng nước ta đã công bố những chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu gạo đạt mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cao nhất.

- Điều chỉnh giá sàn gạo xuất khẩu

Đại diện Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) vừa cho biết, trong cuộc họp thường kỳ vào ngày 10/2/2014, tại Tp.HCM, Ban chấp hành VFA đã thống nhất quyết định điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo cấp thấp xuống còn 365 USD/tấn (FOB) (trước đây là 375 USD/tấn); đóng bao 50kg, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam.

Chênh lệch giá giữa các loại gạo khác do các thương nhân tính toán và quyết định. Giá công bố sẽ được áp dụng sau 3 ngày kể từ ngày ra quyết định. VFA đề nghị các thương nhân xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm mức giá sàn xuất khẩu trên.

VFA cũng phổ biến giá thành bình quân của vụ đông xuân 2013- 2014 theo tinh thần văn bản của Bộ Tài chính công bố, bình quân là 3.769 đồng/kg.

- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,6 triệu tấn gạo. Trong đó, Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của nước ta, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc.

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, năm 2014, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các đoàn đi xúc tiến thương mại tại 2 thị trường trọng điểm, có lượng nhập khẩu gạo lớn từ nước ta là Angola và Bờ Biển Ngà, từ đó đề xuất các giải pháp ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo với các thị trường này để doanh nghiệp có thể xuất khẩu gạo trực tiếp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tổ chức mời các doanh nghiệp Châu Phi vào Việt Nam để giới thiệu và mở rộng cơ hội hợp tác xuất khẩu gạo với doanh nghiệp trong nước. Thông qua các vụ, cơ quan thương vụ, Bộ cũng có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xác minh đối tác. Ngoài ra, để giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro lớn nhất khi xuất khẩu gạo sang châu Phi là phải thanh toán qua trung gian, Bộ Công Thương cũng hỗ trợ, tạo điều kiện giúp DN mở văn phòng đại diện, mở kho ngoại quan…

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w