Mô hình 1: Mô hình phân tích các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 (Trang 54)

KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-

2.3.2. Mô hình 1: Mô hình phân tích các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-

lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2014

2.3.2.1. Biến độc lập

Qua mục 2.3.1 cho kết quả biến sản lượng gạo xuất khẩu là chuỗi dừng sai phân bậc nhất. Để ước lượng mô hình phân tích các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu đề tài sử dụng biến phụ thuộc là biến sai phân bậc nhất của sản lượng gạo xuất khẩu, kí hiệu d(SLXK).

Dựa vào số liệu thu thập và phân tích, trong mô hình sẽ đánh giá sự ảnh hưởng của hai nhân tố cũng là hai biến độc lập:

- Sai phân bậc 1 của biến diện tích gieo trồng lúa, kí hiệu d(DT)

- Sai phân bậc 1 của biến giá gạo trong nước năm trước, kí hiệu d(GIATN(-1))

2.3.2.2. Phân tích mô hình 1

Như vậy mô hình các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam được xây dựng như sau:

d(SLXK) = ) +u (3)

Kết quả ước lượng của mô hình được thể hiện phụ lục 11.

Như vậy, phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ của các nhân tố trong nước đến sản lượng gạo xuất khẩu là:

d(SLXK) = 55,998 – 0,384d( DT) + 0,302d( GIATN(-1)) (4)

* Kiểm định hệ số hồi quy

Để chắc chắn các biến tham gia hồi quy có tác động đến biến sản lượng gạo xuất khẩu hay không, ta kiểm định cặp giả thuyết:

Kết quả ước lượng ở bảng cho thấy Pva tương ứng với sai phân bậc nhất của biến diện tích và giá gạo trong nướcnăm trước lần lượt là:

Pva1 = 0,665 > = 0,05 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho Với mức ý nghĩa 5%, biến diện tích không ảnh hưởng tới biến sản lượng gạo xuất khẩu.

Pva1 = 0,024< = 0,05 Bác bỏ giả thuyết Ho, nhận giả thuyết H1 Với mức ý nghĩa 5%, biến giá gạo trong nước năm trước có ảnh hưởng tới biến sản lượng gạo xuất khẩu.

Qua kết quả kiểm định trên, với mức ý nghĩa 5% sản lượng gạo xuất khẩu chỉ phụ thuộc vào biến giá gạo trong nước năm trước.

Như vậy mô hình các nhân tố trong nước ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu có thể loại bỏ biến diện tích gieo trồng lúa (DT) ra khỏi mô hình và được mô hình mới:

d(SLXK) = (-1)) + u(5)

Dựa vào kết quả ước lượng ở phụ lục 12 ,ta xây dựng được phương trình hồi quy biểu diện mối liên hệ giữa giá gạo trong nước năm trước với sản lượng gạo xuất khẩu năm nay là:

d(SLXK) = 40,418 + 0,299d(GIATN(-1)) (6)

Qua bảng trên cho thấy, ý nghĩa của các hệ số trong mô hình mới về cả lý thuyết kinh tế lẫn lý thuyết thống kê đều có ý nghĩa. Cụ thể kết quả kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy bằng phần mềm Eview như sau:

Pva của hệ góc bằng 0,02 và nhỏ hơn = 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy, với mức ý nghĩa 5% và kết quả từ phương trình hồi quy thì giá gạo năm trước thực sự có mối liên hệ với sản lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 1995-2014.

* Ý nghĩa các hệ số trong phương trình hồi quy tuyến tính

Hệ số chặn = 40,418 nói lên rằng ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài biến giá gạo trong nước năm trước tới sản lượng gạo xuất khẩu.

Hệ số góc = 0,299 thể hiện ảnh hưởng của biến giá gạo trong nước năm trước tới biến sản lượng gạo xuất khẩu, cụ thể khi giá gạo trong nước năm trước tăng lên 1 đồng/kg thì sản lượng gạo xuất khẩu tăng một lượng 0,299 tấn tương ứng với 0,299 kg gạo. Điều này là phù hợp với lý thuyết kinh tế và thực tế ở thị trường gạo xuất khẩu.

Hệ số xác định R2 = 0,289 hay 28,9% sự biến động của sản lượng xuất khẩu nước ta được giai thích bởi giá gạo trong nước năm trước phần còn lại do các nhân tố ảnh hưởng khác không được đưa vào phương trình.

* Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Để kiểm tra xem hàm hồi quy trên có phù hợp hay không ta phải kiểm định R2. Xét cặp giả thuyết:

Dựa vào kết quả mô hình ước lượng bằng phần mềm Eview ta sử dụng Pva để so sánh với :

Pva = 0,021< =0,05. Ta bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1

Với mức ý nghĩa 5%, hàm hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa giá gạo trong nước năm trước và sản lượng gạo xuất khẩu là hàm phù hợp.

Qua kết quả ước lượng mô hình 1 có thể thấy rằng diện tích gieo trồng lúa chưa thực sự ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu. Tuy diện tích trồng lúa qua các năm ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp nhưng nhờ áp dụng các tiến khoa học công nghệ, cái tiến giống nên năng suất lúa vẫn tăng qua các năm.Trong khi đó, giá gạo trong nước lại có tác động mạnh đến sản lượng xuất khẩu. Một trong những lý do đẩy giá gạo trong nước tăng là quyết định của Chính phủ chi hỗ trợ 100% lãi xuất vốn vay cho các doanh nghiệp để thu gạo xuất sang các thị trường khác. Hơn nữa, giá gạo đi kèm với chất lượng nên giá gạo trong nước tăng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể có thêm nhiều bạn hàng trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều thương lái trong nước lợi dụng việc này để đẩy giá gạo lên rất cao lại làm cho những

doanh nghiệp trong nước khó khăn trong việc thu mua đầu vào trong khi thị trường gạo xuất khẩu cạnh tranh rất gay gắt, đặc biệt giá gạo xuất khẩu. Vì vậy, dựa trên các số liệu thu thập, phân tích và tình hình thực tế, Chính phủ phải kịp thời đưa ra các chính sách điều chỉnh nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu lúa gạo nước ta ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w