Mô hình 3: Mô hình phân tích kết hợp các nhân tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến biến động sản lượng gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 (Trang 61)

KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-

2.3.4. Mô hình 3: Mô hình phân tích kết hợp các nhân tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến biến động sản lượng gạo xuất khẩu

hưởng đến biến động sản lượng gạo xuất khẩu

2.3.4.1. Biến phụ thuộc

- Sai phân bậc nhất của biến giá gạo trong nước năm trước, kí hiệu d(GIATN(- 1)), đại diện cho nhân tố trong nước.

- Sai phân bậc nhất của biến giá gạo xuất khẩu năm trước, kí hiệud(GIAXK(- 1))v,đại diện cho nhân tố nước ngoài.

2.3.4.2. Phân tích mô hình

Tương tự như cách xây dựng mô hình 1và mô hình 2, đầu tiên ta tiến hành xây dựng phương trình hồi quy của các biến như sau:

d(SLXK) = (-1)) + d(GIAXK(-1))+ u (11)

Qua kết quả hồi quy ở phụ lục 20, phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ của các nhân tố trong và ngoài nước (giá gạo trong nước năm trước và tỷ giá hối đoái) đến sản lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 1995-2014 là:

d(SLXK) = 48,027 + 0,272 d(GIATN(-1))+ 0,569d(GIAXK(-1)) (12)

* Kiểm định hệ số hồi quy

Để kiểm định biến giá gạo trong nước và xuất khẩu năm trước trong mô hình có ảnh hưởng đến biến sản lượng gạo xuất khẩu hay không, ta phải kiểm định cặp giả thuyết như các nêu các mô hình trên.

Dựa vào bảng kết quả hồi quy phụ lục 19 cho thấy:

Giá trị Pva của giá gạo trong nước năm trước = 0,03 < = 0,05 Bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1. Với mức ý nghĩa 5%, biến giá gạo trong nước năm trước có ảnh hưởng tới biến sản lượng gạo xuất khẩu.

Giá trị Pva của giá gạo xuất khẩu năm trước = 0,022 < = 0,05 Bác bỏ giả thuyết Ho, nhận giả thuyết H1. Với mức ý nghĩa 5%, biến tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới biến sản lượng gạo xuất khẩu.

Như vậy, qua kết quả kiểm định trên, với mức ý nghĩa 5% sản lượng gạo xuất khẩu đều phụ thuộc vào cả hai biến tỷ giá hối đoái và giá gạo trong nước năm trước

* Kết quả ước lượng trên được giải thích như sau:

Hệ số chặn = 48,027 nói lên ảnh hưởng củacác nhân tố khác ngoài các biến đang xét đến sản lượng gạo xuất khẩu.

Hệ số góc = 0,272 thể hiện tác động riêng của biến giá trong nước năm trước tới biến sản lượng gạo xuất khẩu, cụ thể khi giá gạo trong nước năm trước tăng lên

1đồng/kg và tỷ giá hối đoái không thay đổi thì sản lượng gạo xuất khẩu tăng một lượng 0,272 tấn tương ứng với 272 kg gạo.

Tương tự cho hệ số góc = 0,569 biểu diễn ảnh hưởng của giá gạo xuất khẩu năm trước tới biến sản lượng gạo xuất khẩu: khi giá gạo xuất khẩu năm trước tăng 1 USD/tấn trong khi giá gạo trong nước năm trước không đổi thì sản lượng gạo xuất khẩu năm nay tăng 0,569 tấn. Điều này cũng phù hợp với những phân tích và tài liệu thu thập được ở trên.

Cũng có thể thấy rằng nếu tỷ giá hối đoái tăng lên 1 USD và giá gạo xuất khẩu năm trước tăng thêm 1USD/tấn thì sản lượng gạo xuất khẩu nước ta sẽ tăng thêm khoảng 0,841tấn.

Hệ số xác định R2 trong mô hình này bằng 0,292 hay 29,2% ngụ ý rằng hai biến giá gạo trong nước và xuất khẩu năm trước giải thích được 29,2% sự thay đổi của sản lượng gạo xuất khẩu còn lại sự thay đổi của sản lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn 1995-2014 là do các yếu tố khác không đưa vào mô hình gây ra.

* Kiểm định dạng hàm

Để kiểm định chung về dạng hàm sai ta sử dụng kiểm định Ramsey trong phần mềm Eview và thu được kết quả ở phụ lục 21 và phụ phụ 22:

Giá trị Pva lần lượt là 0,161 và 0,275 đều lớn hơn α = 0,05 nên với mức ý nghĩa 5%, dạng hàm đang kiểm định là dạng hàm đúng.

* Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Tương tự như các kiểm định ở mô hình 2 ta áp dụng kiểm định White bằng phần mềm Eview ta thu được kết quả sau:

Qua phụ lục 23 trên cho thấy, giá trị F-statistic = 1,442 có Pva = 0,275 > = 0,05. Do đó, chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, mô hình không có phương sai sai số thay đổi.

* Kiểm định tự tương quan

Áp dụng kiểm định tự tương quan bằng kiểm định Breusch – Godfrey trong phần mềm Eview, được kết quả sau:

Kết quả kiểm định ở phụ lục 24 cho thấy giá trị F-statistic = 0,282 tương ứng Pva = 0,837 > α = 0,05 nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

* Kiểm định tính chuẩn của sai số ngẫu nhiên

Để kiểm định các biến giá gạo xuất khẩu năm trước và biến tỷ giá hối đoái là đồng thời hay không đồng thời ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu, ta thực hiện kiểm định trong phần mềm Eview.

Kết quả kiểm định ở phụ lục 25 cho thấy giá trị Pva = 0,906 > α = 0,05 Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết Ho Sai số ngẫu nhiên trong mô hình tuân theo quy luật chuẩn.

Như vậy, qua một số kiểm định trên ta có thể thấy mô hình thể hiện mối quan hệ giữa giá gạo trong nước và giá xuất khẩu năm trước với sản lượng gạo xuất khẩu là mô hình hợp lý.

Qua việc xây dựng mô hình các nhân tố trong nước, ngoài nước và kết hợp cả trong lẫn ngoài nước đến sản lượng gạo xuất khẩu đã giúp ta phân tích cụ thể sự ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua số liệu thu thập và tính toán cho thấy, trong các nhân tố trong nước thì diện tích gieo trồng không ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu mà chủ yếu diện tích gieo trồng ảnh hưởng đến sản lượng gạo trong nước. Trong khi đó, sự tăng giảm giá gạo trong nước lại gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta do giá gạo tăng đồng nghĩa với việc chất lượng gạo tăng lên, đây là một lợi thế cạnh tranh thuận lợi giúp Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 2008 đến 2011 đã làm giá xuất khẩu trong những năm này ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta, cụ thể sản lượng gạo xuất khẩu nước ta trong những năm này giảm trung bình hơn 12,943 tấn/năm. Có thể thấy khủng hoảng đã khiến cho mọi ngành kinh tế trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Thêm vào đó, xét về khía cạnh cùng là giá nhưng qua kiểm định trong giai đoạn 1995-2014 thì giá gạo xuất khẩu lại là nhân tố có ảnh hưởng đến sản lượng gạo mạnh hơn so với giá gạo trong nước.

KẾT LUẬN

Sau gần 30 năm mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và hàng lúa gạo nói riêng của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và đạt được những thành công nhất định. Từ một nước đói nghèo không đủ lương thực, đến nay gạo được xem như mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.Nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu gạo thế giới.

Sản lượng gạo xuất khẩu nước ta những năm qua không ngừng tăng và giữ vững vị trí trên thị trường gạo quốc tế là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong và ngoài nước. Qua việc thu thập số liệu và áp dụng các phương pháp thống kê, chuyên đề đã phân tích đặc điểm biến động của kim ngạch và sản lượng gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, chuyên đề đã phân tích rõ được sự ảnh hưởng của các nhân tố trong và ngoài nước đến sản lượng xuất khẩu. Trong đó, giá gạo xuất khẩu năm trước là một trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sản lượng gạo xuất khẩu. Cụ thể, khi giá gạo xuất khẩu tăng 1USD/tấn thì sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 0,272 tấn. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ta trong giai đoạn 2008- 2011 đã làm ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu trong thời gian này, khiến cho sản lượng gạo xuất khẩu nước ta giảm trung bình 12,943 tấn/năm so với những năm còn lại.

Qua những nghiên cứu và phân tích trong đề tài nhận thấy để nâng cao vị thế hạt gạo và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, Việt Nam cần phải chú trọng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, xây dựng và quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải kịp thời đưa ra những giải pháp cụ thể cho các chính sách như chính sách giá, chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của nước ta.

Tuy đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và phạm vi có hạn, thêm vào đó nguồn số liệu chưa đầy đủ và hoàn toàn chính xác nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót trong nhất định, em rất mong nhận được sự thông cảm của thầy cô.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng xuất khẩu gạo tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w