KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-
2.3.1. Kiểm định tính dừng
Trước khi phân tích với chuỗi thời gian, ta phải kiểm định tính dừng các biến tham gia. Các biến tham gia sau khi kiểm định phải là chuỗi dừng thì hồi quy mới có ý nghĩa, nếu không dừng khi phân tích hồi quy sẽ dẫn đến tình trạng hồi quy giả mạo.
Điều này sẽ dẫn đến các kết quả ước lượng, kiểm định trong mô hình hồi quy sẽ không cho kết quả chính xác.
Kiểm định tính dừng với các biến tham gia hồi quy bằng phần mềm Eview thu được kết quả như từ phụ lục 1 đến phụ lục 10 và được trình bày qua bảng tổng hợp kết quả giá trị của các biến.
Bảng 14. Kết quả kiểm định tính dừng của các biến tham gia hồi quy
Biến kiểm định Kiểm định tính dừng (Pva
Kiểm định tính dừng sai phân bậc nhất (Pva)
Sản lượng gạo xuất khẩu 0,139 0,000
Diện tích trồng lúa 0,020 0,000
Giá gạo trong nước 0,848 0,000
Giá gạo xuất khẩu 0,216 0,000
Tỷ giá hối đoái 0,668 0,001
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Áp dụng kiểm định DF có hệ số chặn thực hiện bằng phần mềm Eview cho kết quả như phụ lụ 1,3,5,7,9 như sau:
Với các giá trị Pva của các biến tham gia hồi quy đều lớn hơn 0,5 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ Ho, chuỗi của biến tham gia hồi quy là chuỗi là không dừng.
Do chuỗi gốc là chuỗi không dừng nên ta tiếp tục kiểm định tính dừng chuỗi sai phân của các biến.
Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi sai phân kết quả ở phụ lục 2,4,6,8,10 cho thấy:
Giá trị Pva của chuỗi sai phân bậc 1 các biến tham gia hồi quy đều nhỏ hơn 0,05 Chưa đủ cơ sở để bác bỏ Ho, chuỗi sai phân bậc nhất là chuỗi dừng.
Như vậy qua kiểm định tính dừng DF bằng phần mềm Eview cho kết quả các biến tham gia vào mô hình hồi quy đều là chuỗi dừng sai phân bậc nhất.