Thực trạng công tác thu và quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014

83 1.3K 2
Thực trạng công tác thu và quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, BHXH đã góp phần rất lớn trong việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc tăng cường sự hoạt động của công tác BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Các chế độ BHXH đã góp phần ổn định đời sống của NLĐ và gia đình họ trong qua trình làm việc, khi hết tuổi lao động hay khi gặp các rủi ro trong cuộc sống mà không mà không giải quyết được hậu quả của rủi ro đó. Một trong những tiêu chí để đảm bảo sự phát triển của BHXH dó là sự ổn định về quỹ tài chính BHXH. Chính vì vậy, công tác thu BHXH cần phải được chú trọng, đảm bảo thu đúng, thu đủ giảm thiểu tới mức tối đa việc nợ đóng và trốn đóng BHXH của các đối tượng tham gia. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ BHXH nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và gia đình của họ. Trong những năm qua BHXH huyện Thanh Thủy thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ đã thu đạt được nhiều thành tựu, kết quả như: thu BHXH bắt buộc và thu BHYT tự nguyện ngày càng nhiều đã góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Nhưng trong quá trình quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc như: chưa khai thác hết lực lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị. doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, tổ hộ sản xuất kinh doanh cá thể vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh không nộp BHXH cho người lao động. Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH đạt chưa cao, do vậy để không ngừng mở rộng đối tượng thu BHXH trên nhiều mặt khác nhau thì phải cải cách tốt thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH; đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Thanh Thủy trong thực hiện nhiệm vụ thuận tiện, đầy đủ và kịp thời.   Chính vì vậy mà trong quá trình thực tập để làm đề tài tốt nghiệp em đã chọn đề tài:“Thực trạng công tác thu và quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014”.

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH………………………………… An sinh xã hội. BHXH……………………………… Bảo hiểm xã hội. BHYT………………………………… Bảo hiểm y tế. BHTN……………………………… Bảo hiểm thất nghiệp. NLĐ………………………………… Người lao động. NSDLĐ……………………………… Người sử dụng lao động. SDLĐ………………………………… Sử dụng lao động. SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn DNNN…………………………………. Doanh nghiệp nhà nước DNLKNN……………………………….Doanh nghiệp liên kết nước ngoài HTX…………………………………… Hợp tác xã HCSN………………………………… Hành chính sự nghiệp ĐTNN………………………………… Đầu tư nước ngoài UBND…………………………………. Ủy ban nhân dân SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 3 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, BHXH đã góp phần rất lớn trong việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc tăng cường sự hoạt động của công tác BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Các chế độ BHXH đã góp phần ổn định đời sống của NLĐ và gia đình họ trong qua trình làm việc, khi hết tuổi lao động hay khi gặp các rủi ro trong cuộc sống mà không mà không giải quyết được hậu quả của rủi ro đó. Một trong những tiêu chí để đảm bảo sự phát triển của BHXH dó là sự ổn định về quỹ tài chính BHXH. Chính vì vậy, công tác thu BHXH cần phải được chú trọng, đảm bảo thu đúng, thu đủ giảm thiểu tới mức tối đa việc nợ đóng và trốn đóng BHXH của các đối tượng tham gia. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ BHXH nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và gia đình của họ. Trong những năm qua BHXH huyện Thanh Thủy thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ đã thu đạt được nhiều thành tựu, kết quả như: thu BHXH bắt buộc và thu BHYT tự nguyện ngày càng nhiều đã góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Nhưng trong quá trình quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc như: chưa khai thác hết lực lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị. doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, tổ hộ sản xuất kinh doanh cá thể vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh không nộp BHXH cho người lao động. Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH đạt chưa cao, do vậy để không ngừng mở rộng đối tượng thu BHXH trên nhiều mặt khác nhau thì phải cải cách tốt thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH; đồng thời nêu cao tinh thần SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 4 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Thanh Thủy trong thực hiện nhiệm vụ thuận tiện, đầy đủ và kịp thời. SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 5 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn Chính vì vậy mà trong quá trình thực tập để làm đề tài tốt nghiệp em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác thu và quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014”. Mục đích của chuyên đề của em nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách BHXH, nhất là trong công tác thu BHXH tại BHXH huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. Qua đó em xin đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách BHXH, nâng cao hiệu quả thu BHXH và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận chuyên đề của em bao gồm ba chương sau: Chương I: Tổng quan về BHXH và công tác thu BHXH Chương II: Đánh giá kết quả công tác thu và công tác quản lý thu BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng công tác thu và quản lý thu BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú tại cơ quan BHXH huyện Thanh Thủy, và đặc biệt là thầy giáo ThS Phan Anh Tuấn đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 6 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 7 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về Bảo Hiểm Xã Hội 1.1.1 Khái niệm về Bảo Hiểm Xã Hội Trên bình diện quốc tế, theo công ước 105 năm 1952 của tổ chức lao động quốc tế ILO, BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp các gia đình đông con. Theo Luật BHXH: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Ngày nay, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy có thể có nhiều định nghĩa khác nhau song thể khái quát như sau: BHXH là tổng thể những mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa Nhà nước với NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để trợ cấp cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ tham gia BHXH gặp phải những rủi ro và sự kiện bảo hiểm dẫn tới bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm nhằm góp phần ổn định cuộc sống NLĐ và gia đình họ từ đó bảo đảm ASXH. 1.1.2 Mục tiêu của Bảo Hiểm Xã Hội Từ việc bảo về an toàn cho cuộc sống trước những rủi ro trong cuộc sống, đặc biệt là với NLĐ và gia đình NLĐ, mục tiêu chính mà BHXH đặt ra là nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được ILO cụ thể hóa như sau: SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 8 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn + Bù đắp cho NLĐ những khoản thu nhập bị mất, giảm để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ; + Chăm sóc sức khỏe, chống và chữa trị bệnh tật; + Xây dựng và nâng cao điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em. Với những mục tiêu trên, BHXH trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10-12-1948 rằng “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt trên cơ sở sự thỏa mãn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”. Ở nước ta, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách an sinh xã hội(ASXH). Ngoài BHXH, chính sách ASXH còn có cứu trợ xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo.v.v… 1.1.3 Vai trò của Bảo Hiểm Xã Hội BHXH có vai trò rất quan trọng đối với NLĐ, NSDLĐ và với toàn xã hội, tạo ra những tiền đề cho sự phát triển của đất nước. Vai trò này được thể hiên rất rõ: * Đối với người lao động: - BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ tham gia BHXH gặp phải những rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Rủi ro thường xảy ra bất ngờ, không báo trước và không phải lúc nào NLĐ và gia đình họ đều có khả năng giải quyết những hậu quả mà rủi ro đó để lại. Vì thế, khi tham gia BHXH NLĐ sẽ được bù đắp một phần nào đó để nhanh chóng ổn định lại được cuộc sống gia đình họ, tránh tình trạng làm cho NLĐ ngày càng trở nên khó khăn nhiều hơn khi không may gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. - BHXH tạo tâm lý ổn định, yên tâm làm việc để từ đó NLĐ nâng cao được năng suất lao động cá nhân của mình và đương nhiên sẽ góp phần nâng cao thu nhập của họ trong tương lai. Khi đã tham gia vào BHXH, NLĐ có thể yên tâm rằng nếu chẳng may mình gặp phải rủi ro, sự kiện bảo hiểm thì sẽ được bù đắp một phần thu nhập, giảm bớt gánh nặng về tài chính. Vì vậy, họ sẽ yên tâm, tích cực lao động sản xuất, tập trung vào công việc của mình từ đó làm cho năng suất lao động của bản than NLĐ tăng lên và thu nhập trong tương lai của họ cũng sẽ cao hơn, cuộc sống sẽ bớt khó khăn hơn. SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 9 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn - BHXH góp phần đoàn kết những NLĐ trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp và kích thích những NLĐ chưa tham gia BHXH hăng hái tham gia. NLĐ tham gia vào BHXH là thể hiện sự quan tâm của mình tới những người trong cùng cơ quan, doanh nghiệp khi không may một ai đó trong doanh nghiệp mình gặp phải rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. BHXH đã giúp những người chưa tham gia BHXH nhìn vào đó thấy được những lợi ích mà BHXH mang lại sẽ chủ động tham gia để bảo vệ cho chính mình và gia đình mình. * Đối với người sử dụng lao động: Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền nhất định ra từ lợi nhuận của mình song nếu xét về lâu dài BHXH vẫn có những vai trò nhất định đối với NSDLĐ: - NLĐ làm thuê cho mình sẽ yên tâm, phấn khởi hơn để từ đó gắn bó một cách lâu dài hơn với cơ quan, doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng muốn NLĐ của mình có tay nghề cao, làm việc tốt và cũng vì vậy mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đến NLĐ, có những đãi ngộ, khuyến khích họ làm việc và BHXH là một trong những biện pháp để giữ NLĐ gắn bó hơn với mình vì sau một thời gian làm việc thì NLĐ sẽ có nững kinh nghiệm, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu NSDLĐ không quan tâm tới NLĐ và gia đình họ cũng muốn rời doanh nghiệp và điều đó sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của NSDLĐ đặc biệt là đối với những lao động có tay nghề cao. - Nếu chính sách BHXH được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế các hiện tượng đình công, bãi công, biểu tình của NLĐ từ đó làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách kiên tục, ổn định. Đình công, bãi công, biểu tình là mối nguy hại đối với dopanh nghiệp mà không NSDLĐ nào muồn điều này xảy ra vì khi điều này diễn ra thì nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc dân và trên nhiều khía cạnh khác. Vì vậy, khi NSDLĐ tham gia vòa BHXH và khi chính sách BHXH được thực hiện tốt thì đó cũng là cách để làm cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước phát triển hơn. - NSDLĐ sẽ không phải bỏ ra những khoản tiền lớn cùng một lúc để giải quyết hậu quả do những vụ tai nạn, rủi ro mang tính tập thể gây ra. Những vụ tai nạn, rủi ro mang tính tập thể thường để lại những hậu quả rất lớn và cần có một khoản chính sách vững chắc mới có thế giải quyết được nhưng không phải doanh SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A 10 Chuyên đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn nghiệp này cũng có khả năng này. Vì vậy, khi tham gia vào BHXH, NSDLĐ sẽ không phải bỏ ra nhiều để giải quyết hậu quả này vì đã có BHXH trợ cấp, chi trả làm cho doanh nghiệp không bị phá sản. - Thông qua chính sách BHXH, NSDLĐ thể hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của của mình đối với NLĐ làm việc cho mình và cũng là thể hiện được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn xã hội. Sự thể hiện này là công khai. minh bạch, được Pháp Luật thừa nhận. Chính điều này càng làm cho NLĐ tin tưởng hơn vào giới chủ và Nhà nước. * Đối với nền kinh tế: - BHXH góp phần đóng góp giữa NSDLĐ với NLĐ làm cho mối quan hệ trên thị trường lao động phát triển lành mạnh và vững bền hơn. Đặc biệt, mâu thuẫn vốn có giũa NSDLĐ và NLĐ về cơ bản được giải quyết. Và đây là tiền đề rất quan trọng để giúp NLĐ nâng cao năng suất lao động của mình, phát huy khả năng sáng tạo góp phần làm cho sản xuất ngày càng phát triển. - Quỹ tài chính BHXH các nước, đặc biệt là những nước phát triển đã trở thành một khâu tài chính trung gian vô cùng quan trọng góp phần đầu tư, phát triển và tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Quỹ BHXH mà chủ yếu trong đó là Quỹ hưu trí ngày càng được tồn tích lại trong khoảng thời gin khá dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác vì vậy nó trở thành vốn quan trọng đối với những dự án đầu tư dài hạn của Chính phủ do thông thường những dự án của Chính phủ thường là những dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thời gian thu hồi vốn chậm. Khoản tiền nhàn rỗi của Quỹ BHXH luôn là khá lớn và có mức độ tin cậy cao được đem đi đầu tư đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ,từ đó trở thành kênh trung gian, phân phối vốn cho cá tổ chức, cá nhân cần vốn. Từ đó cho thấy Quỹ BHXH đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. * Đối với xã hội: BHXH là một chính sách xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Bởi đúng như tên gọi đã phản ánh, BHXH không chỉ có vai trò quan trọng đối với NLĐ và người SDLĐ mà nó còn có những vai trò xã hội to lớn như: - Tạo ra một cơ chế chia sẻ rõ ràng, để nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Tuy không nhằm mục đích sinh lợi, kinh doanh nhưng BHXH được xem như một công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro, tạo động SV: Nguyễn Quốc Việt Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 53A [...]... Quản lý thu Bảo Hiểm Xã Hội 1.3.2.1 Khái niệm của quản lý thu BHXH Như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên tắc Quỹ BHXH là cân bằng thu - chi với mục đích chính là để chi trả cho các chế độ trong BHXH và công tác thu BHXH là công tác chính để thực hiện mục tiêu đó Tuy nhiên, để Quỹ BHXH tồn tại và ngày một phát triển và đảm bảo công bằng và hiệu quả hơn trong công tác thu BHXH thì quản lý thu. .. nói, công tác thu BHXH là công tác ảnh hưởng lớn nhất đến sự hoạt động hiệu quả của Quỹ BHXH Do đó tính chất ổn định, hiệu quả và bền vững trong công tác thu BHXH là mục tiêu mà mỗi cơ quan quản lý BHXH hướng đến Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó là không hề đơn giản và công tác quản lý thu BHXH sẽ được cơ quan quản lý BHXH sử dụng để đảm bảo tính ổn định, hiệu quả và bền vững trong công tác thu BHXH: ... huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ được thành lập từ ngày 01/10/1999 theo Quyết định số 1933/QĐ -BHXH- TCCB ngày 16/08/1999 của BHXH Việt Nam BHXH huyện Thanh Thủy thu c BHXH tỉnh Phú Thọ, BHXH Thanh Thủy đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 4867/Q BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và theo điều 10 của Quy chế làm việc và chế độ quản lý của hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ. .. lợi ích của người tham gia BHXH Thứ ba, dưới các chính sách quản lý thu và sử chỉ đạo của người quản lý mà công tác thu BHXH vốn rất phức tạp đã được tổ chức, phối hợp nhịp nhàng, điều hòa, giúp tăng cường tính ổn định trong hệ thống BHXH nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra - Tăng thu BHXH, bảo đảm cân đối Quỹ Vì công tác quản lý thu BHXH tác động rất lớn đến công tác thu BHXH do đó cũng ảnh hưởng không... một quốc gia và giúp cho công tác thu dễ kiểm soát và giảm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Như vậy, quản lý thu BHXH sẽ giúp cho công tác thu BHXH trên phạm vi quốc gia được thống nhất về đối tượng tham gia, quy trình thu nộp phí BHXH, hồ sơ thu, bảng biểu mẫu… và giúp cho cơ quan quản lý BHXH nắm chắc được nguồn thu, kiểm soát được các đối tượng tham gia BHXH thông qua đó đề ra... động trên lãnh thổ Việt Nam, DN, HTX, hộ KD cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thu mướn, sử dụng và trả công cho lao động Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý thu BHXH là phải xác định rõ đối tượng thu c phạm vi mình quản lý phải tham gia BHXH, từ đó có những biện pháp thực hiện công tác thu BHXH tốt hơn Để quản lý dễ dàng, cơ quan BHXH thường phối hợp với các cơ quan cấp phép cho DN hoạt... cứ thu BHXH - Đối tượng thu Với mỗi điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng thu có thể là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hay dựa vào toàn bộ số thu nhập của NLĐ Tuy vậy, đối tượng thu của BHXH thường phải ổn định để thu n lợi cho các công tác quản lý nguồn thu Đối với các nước phát triển, có bộ máy quản lý và trình độ sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý. .. Chuyên đề thực tập Tuấn GVHD: ThS: Phan Anh 1.3.3 Quy định về công tác thu và quản lý thu của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam 1.3.3.1 Một số văn bản liên quan đến thu và quản lý thu Căn cứ theo quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc( ban hành kèm theo QĐ số 902/QĐ- BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam) Căn cứ theo Quyết định số 1111/QĐ -BHXH ban hành ngày 15/10/2011 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt... của mình Do đó, công tác thu BHXH là công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, lien tục, kéo dài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia BHXH - Công tác thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai Vì một trong những nguyên tắc của BHXH là có đóng có hưởng, nếu không thu được thì BHXH sẽ không... việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, thu BHYT; quản lý sổ BHXH, sổ BHYT Căn cứ theo Quyết định số 1080/QĐ -BHXH ban hành ngày 10/10/2014 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quản lý thu, chi BHXH, BHYT 1.3.3.2 Nội dung a Đối tượng thu BHXH Nguồn thu BHXH được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: đóng góp của NLĐ, đóng góp của NSDLĐ và phần hỗ trợ từ Ngân . quả công tác thu và công tác quản lý thu BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng công tác thu và quản lý thu BHXH huyện Thanh Thủy, tỉnh. Thủy, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2014 . Mục đích của chuyên đề của em nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách BHXH, nhất là trong công tác thu BHXH tại BHXH huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. . đề thực tập GVHD: ThS: Phan Anh Tuấn Chính vì vậy mà trong quá trình thực tập để làm đề tài tốt nghiệp em đã chọn đề tài: Thực trạng công tác thu và quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Thanh Thủy,

Ngày đăng: 21/07/2015, 08:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương I: Tổng quan về BHXH và công tác thu BHXH

  • Chương II: Đánh giá kết quả công tác thu và công tác quản lý thu BHXH

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

  • 1.1. Tổng quan về Bảo Hiểm Xã Hội

    • 1.1.1 Khái niệm về Bảo Hiểm Xã Hội

    • 1.1.2 Mục tiêu của Bảo Hiểm Xã Hội

    • 1.1.3 Vai trò của Bảo Hiểm Xã Hội

    • 1.1.4 Đối tượng và đối tượng tham gia BHXH

    • 1.1.5 Các chế độ của BHXH

    • 1.2. Quỹ Bảo hiểm xã hội

      • 1.2.1 Khái niệm

      • 1.2.2 Đặc điểm của Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội

      • 1.2.3 Mục đích sử dụng và nguồn hình thành Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội

        • 1.2.3.1 Nguồn hình thành Quỹ BHXH

          • Sơ đồ 1.1: Nguồn hình thành Quỹ BHXH bắt buộc.

          • 1.2.3.2 Mục đích sử dụng Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội

            • Sơ đồ 1.2 : Nội dung chi Quỹ BHXH

            • 1.3. Công tác thu và quản lý thu Bảo Hiểm Xã Hội

              • 1.3.1 Công tác thu Bảo Hiểm Xã Hội

                • 1.3.1.1. Khái niệm

                • 1.3.1.2 Vai trò của công tác thu BHXH

                • 1.3.2 Quản lý thu Bảo Hiểm Xã Hội

                  • 1.3.2.1 Khái niệm của quản lý thu BHXH

                  • 1.3.2.2 Vai trò của quản lý thu BHXH

                  • 1.3.3 Quy định về công tác thu và quản lý thu của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam

                    • 1.3.3.1 Một số văn bản liên quan đến thu và quản lý thu

                    • 1.3.3.2 Nội dung

                      • a. Đối tượng thu BHXH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan