1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm)

143 692 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 746 KB

Nội dung

Lưu Khánh Thơ cũng đề cập đến những cây bút đương đại, trong đó có các nhà thơ nữ 197x, 198x: "…các tác giả trẻ đang khao khát thể hiện tiếng nói của thế hệ mình như một giá trị.. Giá tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ QUỲNH LƯU

THƠ NỮ VIỆT NAM THẾ HỆ 197X, 198X

(Diện mạo và đặc điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ QUỲNH LƯU

THƠ NỮ VIỆT NAM THẾ HỆ 197X, 198X

(Diện mạo và đặc điểm)

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2014

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục của luận văn 8

Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ THƠ NỮ TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ THƠ NỮ THẾ HỆ 197X, 198X 9

1.1 Tổng quan về thơ Việt Nam đương đại 9

1.1.1 Sự góp mặt của nhiều thế hệ 9

1.1.2 Sự đa dạng của những xu hướng tìm tòi 12

1.1.3 Sự phân hóa sâu sắc trong quan niệm về thơ và thực hành thơ 27

1.2 Thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại 31

1.2.1 Sự hình thành một “quyền lực riêng” của nữ giới trong thơ 31

1.2.2 Những chủ đề, hình tượng nổi bật 35

1.2.3 Những giới hạn trên một số phương diện 41

1.3 Về lớp nhà thơ nữ thế hệ 197x, 198x 45

1.3.1 Điểm danh 45

1.3.2 Điều kiện sáng tạo 50

1.3.3 Những thành tựu đã được ghi nhận 52

Chương 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ NỮ THẾ HỆ 197X, 198X 54

2.1 Các đặc điểm nổi bật ở phương diện nội dung 54

2.1.1 Khát khao khẳng định nữ quyền 54

2.1.2 Khẳng định quyền được riêng trong sáng tạo 61

Trang 4

2.1.3 Cảm hứng đối thoại 65

Trang 5

2.2.1 Sự “quá khích” của hệ thống hình tượng 72

2.2.2 Sự táo bạo của hệ từ vựng 80

2.2.3 Một số thể nghiệm cực đoan về thể loại 84

2.3 Những nỗ lực cân bằng truyền thống và hiện đại 92

2.3.1 Cơ sở của vấn đề 92

2.3.2 Nỗ lực tạo sự cân bằng trong cảm hứng sáng tạo 95

2.3.3 Nỗ lực tạo sự cân bằng trong các thể nghiệm hình thức 99

Chương 3 MỘT SỐ GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU CỦA THƠ NỮ THẾ HỆ 197X, 198X 104

3.1 Vi Thuỳ Linh 104

3.1.1 Vi Thùy Linh và hành trình sáng tác thơ ca 104

3.1.2 Quan niệm sáng tạo nghệ thuật 110

3.1.3 Nhìn chung về thế giới nghệ thuật trong thơ Vi Thuỳ Linh 113

3.2 Trang Thanh 116

3.2.1 Vài nét về giải thưởng Lá trầu 116

3.2.2 Trang Thanh với tập thơ Bay lặng im 117

3.3 Nguyễn Ngọc Tư 122

3.3.1 Nguyễn Ngọc Tư và hành trình nghệ thuật 122

3.3.2 Tập thơ Chấm 125

KẾT LUẬN 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 132

Trang 6

Trong luận văn, chúng tôi sử dụng một số ký hiệu viết tắt như sau:

1 Nxb: Nhà xuất bản

2 KHXH và NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cách tân là thuộc tính của sáng tạo, là quy luật bản chất, là con đườngsống còn của văn học nghệ thuật Tìm đến với cái mới là khát vọng của bất cứngười nghệ sĩ nào Đó vừa là khát vọng, vừa là thử thách đặt ra cho các nhàthơ trên bước đường sáng tác, nhất là đối với các nhà thơ trẻ Những nhà thơđương đại coi việc sáng tác của mình như một sự khai phóng, như bứt phá,như giải thể để làm nên một cuộc cách mạng tâm thức, cách tân thơ để thơ cóđịa vị và chức năng sáng tạo, ngoài sự sáng tạo, bản chất thơ còn mang tínhnghệ thuật như những nghệ thuật khác, đôi khi còn vượt xa hơn thế nữa Mọi

sự cố gắng của họ có khi được tán đồng, có khi bị phê phán kịch liệt, tuynhiên họ đã và đang làm nên một cuộc cách mạng mới trong thi ca, đưa thơViệt Nam từng bước hoà nhập với thơ ca thế giới

Trong hành trình hội nhập ấy của thơ ca đương đại, các nhà thơ nữ đãđóng góp một phần không nhỏ Thơ nữ là sự phản ánh tâm hồn, tình cảm củamột nửa nhân loại qua lăng kính của chính những người phụ nữ Những ngườiphụ nữ làm thơ đã vượt lên những rào cản, định kiến về giới để cất lên tiếngnói tự trái tim mình cùng những nỗi khát khao, trăn trở Đặc biệt, các nhàthơ nữ trẻ thế hệ 7x, 8x đã cố gắng khám phá và thể nghiệm một giọng thơriêng, vừa mang hơi thở thời đại, vừa có nét thuần Việt không thể trộn lẫn

Có thể nói, những nhà thơ nữ muôn đời vẫn gửi gắm vào trang viết của mìnhnhững ước mong, những thông điệp về tình yêu, hạnh phúc nhưng để có mộtcái tôi bản thể trỗi dậy mạnh mẽ và dữ dội, thì đến thơ nữ trẻ đương đại mớibắt đầu trổ những nụ hoa đầu tiên Họ đang cố gắng tạo dựng cho mình mộtphong cách mới trong trào lưu thơ Việt Nam đương đại

Trang 8

Chính sự nỗ lực ấy của các nhà thơ nữ nói chung, thơ nữ thế hệ 7x, 8xnói riêng đã là động lực thôi thúc chúng tôi chọn đề tài này làm đối tượngnghiên cứu cho luận văn của mình Việc góp thêm một tiếng nói về sự khẳngđịnh giá trị văn học của giới nữ, đặc biệt là thế hệ 7x, 8x, bất cứ lúc nào cũngcần thiết, và trên hết, thay đổi nhận thức về việc tiếp nhận, sẵn lòng đón nhậncái mới cũng là một đóng góp cho nền văn hoá, văn học dân tộc.

2 Lịch sử vấn đề

Thơ nữ trẻ đã và đang đạt những bước tiến mới trong dòng chảy chungcủa văn học đương đại Rất nhiều cây bút nữ thế hệ 7x, 8x đã có những tácphẩm ghi được dấu ấn trong lòng độc giả Thơ của họ là tiếng nói của thế hệbiết tận hiến và tận hưởng những vang âm của đời sống Họ không muốn chỉ

là người biểu hiện cuộc sống trên trang viết mà còn muốn tạo dựng, phơi mởmột thế giới khác trong chính thế giới hiện thực này, thế giới của sự vươn tới

mãnh liệt và đầy khao khát, thế giới của yên bình và tình yêu "Tâm hồn thi

ca của họ đa cảm, tinh tế, luôn rung lên những nhịp cảm xúc nóng bỏng, chân thực và đầy liều lĩnh" (Trần Hoàng Thiên Kim).

Vì lẽ đó, thế giới thơ nữ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giớinghiên cứu Theo tìm hiểu sơ bộ của chúng tôi, hiện nay, thơ nữ 197x, 198xthường được đề cập đến dưới hai hình thức:

Một là, các công trình, các bài viết nghiên cứu một cách khái quát, tổngthể diện mạo và đặc điểm chung của thơ Việt Nam, giai đoạn sau năm 1975,trong đó, thơ nữ 197x, 198x là một trong những đối tượng được nhắc đến

Hai là, những bài viết, những công trình nghiên cứu riêng về một vàitác giả nữ nào đó

Xin lược thuật về một số ý kiến đánh giá tiêu biểu:

Tác giả Phạm Quốc Ca, trong chuyên luận Mấy vấn đề về thơ 1975

-2000, Nxb Hội Nhà văn, 2003, khi đề cập lực lượng sáng tác thơ giai đoạn

Trang 9

1975 - 2000, có nhắc đến một số nhà thơ nữ 197x, 198x : "Những năm gần

đây đã xuất hiện các tác giả trẻ mà tiêu biểu là: Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh,

Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh… Dư luận công chúng đánh giá về thơ họ còn rất phân tán" Phạm Quốc Ca dẫn lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo:

"Thơ họ thường chứa đựng đầy ắp những trăn trở của tuổi trẻ trước biến

động khôn lường của xã hội Đọc họ thấy cả tin yêu lẫn chán chường, trinh bạch bên cạnh xác thịt, cao siêu chứa đựng bỉ ổi, tởm lợm Họ khiến ta vừa

hy vọng, vừa lo lắng" và đưa ra ý kiến: "Về cơ bản có thể đồng ý với nhận định này trừ một đôi từ dùng với sắc thái hơi quá như "bỉ ổi", "tởm lợm" [3, 40].

Tác giả Nguyễn Việt Chiến, khi tuyển chọn và giới thiệu Thơ Việt Nam

- Tìm tòi và cách tân 1975-2005, Nxb Hội Nhà văn - Công ty văn hóa trí tuệ

Việt, 2007, đã nói đến lực lượng thơ trẻ thời hậu chiến trong đó có cả các câybút nữ như Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trương Quế Chi

"Họ đã làm nên dòng chảy đầy sức sống sáng tạo và đa dạng của nền thơ

đương đại" [7, 27].

Trong bài viết Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại, PGS.TS Lưu

Khánh Thơ cũng đề cập đến những cây bút đương đại, trong đó có các nhà

thơ nữ 197x, 198x: "…các tác giả trẻ đang khao khát thể hiện tiếng nói của

thế hệ mình như một giá trị Giá trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cái hiện đại trong quan niệm về thơ, trong giọng điệu, bút pháp, hình thức thể hiện…

Dù có thể những tìm tòi, cách tân chưa trở thành xu hướng chủ đạo, chưa dễ tìm được sự đồng thuận trong đánh giá và tiếp nhận của người đọc nhưng vẫn có thể cảm nhận được một nguồn sinh lực mới đang tiềm ẩn trong thơ hiện nay” (http:// vannghetre.net)

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra cái nhìn khái quát về thơđương đại, các nhà thơ nói chung (cả nam lẫn nữ), chứ chưa có công trình nàotập trung nghiên cứu về thơ nữ 197x, 198x

Trang 10

Năm 2010, tác giả Hoàng Thị Xuyên, trong luận văn thạc sĩ Ý thức cá

nhân trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995, Trường đại học Vinh, đã

có cái nhìn tương đối hệ thống về thơ nữ nhưng chỉ dừng lại ở giai đoạn 1975

- 1995 với lực lượng các cây bút nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ như: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Ý Nhi, NguyễnThị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, Phạm Thị Ngọc Liên, Đoàn Thị Lam Luyến…

Rải rác có một số bài viết về thơ nữ, đáng kể như Nhận diện thơ nữ trẻ

đương đại của Trần Hoàng Thiên Kim Tác giả này viết: “Gần đây, mặc dù

đã bớt đi những ồn ào, nhưng có lẽ chúng ta khó có thể quên một đội ngũ thơ

nữ trẻ đương đại đã từng khuấy động đời sống văn học nữ thời gian qua, có thể kể những cái tên như như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Vũ Thị Huyền, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Thúy Hằng, Trương Quế Chi, Trang Thanh, Lê Ngân Hằng, Lynh Bacardy, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà, Trần Lê Sơn Ý Họ là những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn học trên thế giới, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ Tuy họ đã trổ được những hoa văn, nhưng chưa tạo thành mảng, chưa tạo nên khuôn cửa

để mở ra một thế giới khá” (http:// suckhoevadoisong).

Trong số các nhà thơ nữ 197x, 198x, có lẽ người được nói đến nhiềunhất là Vi Thùy Linh với những ý kiến đa chiều, có khi trái ngược nhau Cónhững người tích cực ủng hộ giọng thơ này như: Trần Đăng Khoa, NguyễnHuy Thiệp, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên, Thanh Thảo Nhưngcũng có những người chưa mấy tin vào hướng tìm tòi của chị, tiêu biểu là:Hoàng Xuân Tuyền, Chu Thị Thơm, Nguyễn Thanh Sơn… Trong số đó,

chúng tôi rất tâm đắcvới ý kiến của tác giả Chu Văn Sơn trong bài viết: Thi sĩ

Vi Thùy Linh: Bạo chữ và cật lực: “Cuộc dấn thân của Vi Thùy Linh (còn gọi

là ViLi), vậy là, đã mười lăm năm Để được chấp nhận, thật lắm truân

Trang 11

chuyên Nhớ hồi mới trồi lên, mầm thơ Linh chưa được nâng niu đã phải đương đầu Mưa đá của hoài nghi tới tấp trút xuống Nếu non bấy, hẳn chồi mầm kia đã tiêu rồi May nhờ nội lực, nó đã thách thức những bài bác cay nghiệt để gắng vượt lên Mỗi tập mới là một vụ nổ chữ mới Mười lăm năm, dẹp sang bên những băng rôn khua chiêng, hàng tít gõ trống, Linh vẫn là hiện tượng trẻ khuấy được dư luận nhất trong đời sống thơ Việt Đến nay, mỗi xuất hiện mới của Linh xem chừng đều muốn làm bận rộn cả người đọc lẫn giới truyền thông” Vậy là đã gần hai mươi năm, Linh hiện hữu trong thơ

ca Việt Không dừng lại ở năm tập thơ mà là bảy tập Thêm hai tập tùy bút.Tiếc là chưa có cái nhìn toàn vẹn về Vi Thùy Linh, cho đến thời điểm này

Trong bài viết Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại, tác giả Bùi Công Thuấn đã có những nhận xét về thơ Phan Huyền Thư: “Thơ cuả Phan Huyền

Thư cũng không dễ đọc dễ cảm, đó là thơ cuả lý trí Phan Huyền Thư sử dụng cách nói ngụ ý, từ đó tứ thơ phát triển thành ẩn dụ Những liên tưởng nhiều khi nhảy vọt, đứt đoạn, lắp ghép, khiến cho trí tưởng tượng cuả người đọc không theo kịp Mỗi bài thơ là một mảnh cuả suy tư và tâm trạng, vì thế cần ghép nhiều mảnh lại với nhau mới có thể đọc được tiếng nói trái tim nhà thơ Chỉ khi người đọc cùng nhà thơ thâm nhập sâu vào thế giới cảm thức đằng sau hình ảnh, ngôn từ, lúc ấy mới nhận ra ánh sáng rất riêng trong thơ Phan Huyền Thư” [59].

Thi sĩ, dịch giả Dương Tường, người đầy tâm huyết với các tác giả trẻ,

đã nói về thơ Lê Ngân Hằng: "Tôi là người rất dễ dãi trong cuộc sống thường

nhật nhưng rất khó tính trong vai trò của một người đọc Nhưng khi đọc thơ của Hằng, tôi thấy hài lòng và tin tưởng vào thế hệ trẻ" Và chính ông, khi đọc

tập thơ “ORIENT – Trên những vòm cây” đã từng đánh giá: “Chưa phải là

một tác phẩm toàn bích nhưng tôi nhận thấy trong đó một trường lực, một mỏ quặng mà nếu khéo tinh luyện thì sẽ thành vàng”.

Trang 12

Năm 2007, năm thành công của giải thưởng Lá trầu, cũng là dịp để cácnhà nghiên cứu đánh giá về thơ nữ Hàng loạt bài viết xoay quanh các nhà thơđược đánh giá cao như: Trang Thanh, Lê Mỹ Ý, Từ Huy, Trần Lê Sơn Ý,Trương Thị Kim Dung, Đinh Thị Như Thúy Ngoài giải cao nhất thuộc về

Trang Thanh, ba dấu ấn thuộc về các nhà thơ nữ 197x, 198x bao gồm: Độc

đáo cho tập Chữ cái của Từ Huy, Ngôn ngữ đẹp cho Căn phòng và bóng tối

của Lê Mỹ Ý, Mới lạ cho Cơn ngạt thở tình cờ của Trần Lê Sơn Ý Đấy cũng

là ý kiến xác đáng nhất của Hội đồng thẩm định về những giọng thơ nổi bậttham gia dự giải Lá trầu

Từng nổi danh với những truyện ngắn đặc sắc, Nguyễn Ngọc Tư vẫnkhiến cho các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực khi công bố tập thơ đầu tay

của mình: Chấm Đến với Tư, sẽ thấy: “những vần thơ giàu tính gợi hình và

mang nặng một nỗi niềm khôn nguôi Thơ của cô là những khúc buồn của tâm hồn được lọc qua một lăng kính khác Có lần, cô bảo, ở thơ, nỗi buồn của cô như được chắt lại Với tập thơ Chấm, người đọc sẽ được thử chạm vào những nỗi buồn ấy của Nguyễn Ngọc Tư, đôi lúc đặc quánh, khiến cổ họng như thấy nghèn nghẹn, có khi lại mênh mang, thoang thoảng như những cơn gió chiều vô định ”(Nguồn: internet).

Dự báo phi thời tiết, tập thơ của nhóm Năm con ngựa trời cũng khiến

dư luận hết sức ồn ào Có người cho là “tập thơ quái đản” Có người ra sức

tung hô Cuối cùng, tập sách bị thu hồi Người ta cũng ít nói về Năm conngựa trời hơn Và giờ đây, có chăng, chỉ còn cái tên Nguyệt Phạm, người

“lành” nhất trong nhóm là được nhắc đến nhiều Tập thơ Mắt giấy của chị được Nguyễn Đức Hiệp đánh giá : “Tác giả có ý thức trong việc sáng tạo, tìm

tòi lối viết mới, mang lại những hình ảnh, cảm giác và góc nhìn mới cho ngưòi đọc Và trong thực tế, Nguyệt Phạm đã dùng nhiều phưong thức để đưa những tác phẩm của cô đến đông đảo những ngưòi yêu thơ một cách ấn

Trang 13

tưọng và hiệu quả nhất, cụ thể là trình diễn thơ….Hành trình tâm linh qua thơ của Nguyệt Phạm là một hành trình tiêu biểu của tuổi trẻ ngày nay đang trên đường tự khám phá mình là ai trong một xã hội càng ngày càng đa dạng

và có lẽ chính xã hội này đang mất đi định hướng, không những ở Việt Nam

mà ở nhiều nơi trên thế giới hiện tại…” (Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/).

Trên đây là những nhận định, đánh giá về thơ nữ đương đại nóichung, thơ nữ 197x, 198x nói riêng mà chúng tôi đã thu thập được Tuychưa thể liệt kê hết nhưng chúng ta cũng nhận thấy việc nghiên cứu, đánhgiá về thơ nữ 197x, 198x chưa nhiều Đặc biệt, chưa thấy có một công trìnhnào tương đối đầy đủ về thơ nữ 197x, 198x để có cách nhìn nhận và đánhgiá đúng mức sự đóng góp của các chị trong tiến trình thơ ca đương đại.Tiếp nối hướng ngiên cứu mà những người đi trước đã gợi mở, chúng tôimuốn đi sâu khám phá thơ nữ 197x, 198x trên hai phương diện nội dung vàhình thức nghệ thuật để có cái nhìn trọn vẹn hơn về một thế hệ thơ nữ trongvăn học nước nhà

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ của các nhà thơ nữ Việt Namthế hệ 197x, 198x

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thơ của các nhà thơ nữ như: ViThùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, NguyễnThúy Hằng, Trương Quế Chi, Trang Thanh, Trần Hoàng Thiên Kim, LynhBacardy, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà, Trần Lê SơnÝ… Đặc biệt là thơ của các nhà thơ nữ sau đây: Vi Thùy Linh với các tập thơ

Linh, Khát, Đồng Tử, Vili in love; Trang Thanh với Bay lặng im; Nguyễn

Ngọc Tư với Chấm.

Trang 14

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Khái quát về vị trí của thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại và thơ

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi sử dụng cácphương pháp chính sau đây:

- Phương pháp hệ thống - cấu trúc

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp…

6 Bố cục của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

văn gồm 3 chương:

Chương 1 Nhìn chung về thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại và thơ

nữ thế hệ 197x, 198x

Chương 2 Các đặc điểm nổi bật của thơ nữ thế hệ 197x, 198x

Chương 3 Một số gương mặt tiêu biểu của thơ nữ thế hệ 197x, 198x

Trang 15

Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ THƠ NỮ TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

VÀ THƠ NỮ THẾ HỆ 197X, 198X

1.1 Tổng quan về thơ Việt Nam đương đại

Sau thời kỳ Thơ mới (1932-1945), thi ca Việt Nam đi thẳng vào khóilửa trận mạc ròng rã suốt 30 năm với tên gọi thơ ca kháng chiến (1945-1975)

Và trong suốt 30 năm ấy, thơ Việt Nam đã thăng trầm cùng số phận dân tộc

để vượt lên và tồn tại, làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của mình Chiến tranh điqua, thế hệ thơ Hậu chiến đã và đang tiếp nối, hướng tới một cuộc cách tân đểđưa thơ Việt hội nhập với thơ ca thế giới Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI (12/1986), đời sống văn học nghệ thuật nước nhà đã đượcthổi một luồng gió mới về không khí dân chủ, tạo điều kiện cho sự cởi mởtrong đời sống cũng như trong sáng tạo nghệ thuật Thơ Việt từ mốc Đổi mớinày được hiểu là thơ ca đương đại

1.1.1 Sự góp mặt của nhiều thế hệ

Nhìn lại chặng đường gần 30 năm qua (1986-2014), có thể thấy thơ cađương đại vừa có sự tiếp nối gánh nặng văn chương từ thế hệ các nhà thơ đãhành trình trong suốt 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975), vừa có sự bứt phá ngoạn mục để đưa thơ ca sải những bước dài trêncon đường hiện đại hóa Và trên hành trình thơ ấy có sự góp mặt của nhiềuthế hệ

Ấn tượng đầu tiên là thế hệ các nhà thơ đã thành danh trong chiến tranhvẫn tiếp tục viết và tiếp tục được khẳng định: Lưu Quang Vũ (mất 1988),Phùng Khắc Bắc, Bế Kiến Quốc, Hoàng Hưng, Thanh Thảo, Trúc Thông, ThiHoàng, Ý Nhi, Nguyễn Trọng Tạo… Đây là lớp nhà thơ trưởng thành từnhững năm chiến tranh nhưng vẫn giàu nội lực sáng tạo trong những tìm tòi

Trang 16

đổi mới chính thơ mình trong giai đoạn Hậu chiến Không chỉ cách tân vềhình thức nghệ thuật, lớp nhà thơ kháng chiến đã đổi mới cách phản ánh bảnchất đời sống của thơ bằng chính những cảm nhận về cuộc đời trầm luân khónhọc này với những suy tưởng đớn đau và nhân bản về một thế giới đang phải

tự hàn gắn những đổ vỡ sau những đêm dài chiến tranh và bạo lực Dù cănbản vẫn là sự cách tân trên nền mỹ học truyền thống, cách tân một phần củacảm hứng, bút pháp…, một số nhà thơ chống Mỹ vẫn tạo được những dấu ấnsáng tạo riêng Một Hoàng Hưng với những thể nghiệm thơ gây khá nhiềutranh cãi Một Thi Hoàng với lối nói trạng nửa ỡm ờ, nhấm nhẳng; nửa uyênthâm, triết lý Một Thanh Thảo luôn trăn trở với những tìm tòi, thể nghiệmtrên con đường tìm nguồn-nước-thi-ca…

Một điều khá thú vị là một loạt các nhà thơ đã từng xuất hiện trongphong trào Thơ mới, trong cuộc cách tân lần thứ nhất của thi ca Việt, giờ đây,chính họ lại là những người đầu tiên đặt nền móng cho ngôi nhà cách tân thơlần thứ hai Không giống như các nhà thơ cách tân nửa vời khác, Trần Dần đã

âm thầm triển khai “cuộc-chơi-thể-nghiệm-thơ” với rất nhiều cung bậc trongsuốt cuộc đời thơ của mình.(Và chính những thể nghiệm ấy đã trở thành ngọngió tinh thần cứu rỗi lớn nhất trong những năm tháng hoạn nạn của ông).Cùng với Trần Dần là Lê Đạt, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, DươngTường… Với những tư duy thẩm mỹ hiện đại, đầy mới mẻ, thơ của họ đãvượt thoát khỏi những khuôn sáo ước lệ của vần điệu để thắp lên những hìnhtượng thơ mới Không gian thơ được mở rộng hơn, đào sâu hơn, vươn tới cácchiều kích của những suy tưởng lớn mang tính khái quát cao Và trongtrường-thẩm-mỹ này, những vấn đề tưởng chừng lớn lao lại được khái quátlên từ những cái tầm thường nhỏ bé của đời sống quê hương máu thịt hàngngày Người đọc sẽ không thể nào quên được một Trần Dần - “Thi-sơn-thơ”,một Hoàng Cầm - “tràng-giang-thơ”, một Lê Đạt -“phu-chữ-thơ”, một Đặng

Trang 17

Đình Hưng với bến mê đầy kỳ bí và một Dương Tường với lạ” Với những cách định danh này, có thể thấy được tâm huyết và tiềm năng

“nẻo-đường-nhạc-sáng tạo của một thế hệ kỳ tài (chữ dùng của Nguyễn Việt Chiến) trong thơ ca

đương đại

Song hành với các nhà thơ nói trên là cả một thế hệ thơ mới, họ lànhững gương mặt của thời kỳ Hậu chiến nối tiếp đến hôm nay Họ đã làm nêndòng chảy đầy sức sáng tạo và đa dạng của nền thơ đương đại

Trước hết, phải kể đến nhóm tác giả thành danh sau năm 1986 Ấy là:

“một Nguyễn Lương Ngọc bừng cháy và ngạo nghễ trong tìm tòi; mộtNguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ-trường-thơ mới; một Dư Thị Hoàn độcđáo trong sáng tạo thơ; một Nguyễn Khắc Thạch thích sự nguyên khối của ýtưởng hơn là sự gia công bằng cảm xúc; một Mai Văn Phấn đang hành trìnhtới bến bờ của sự cách tân; một Trần Tiến Dũng say mê thử nghiệm các cấutrúc thơ; một Lãng Thanh kỳ bí và ám ảnh; một Dương Kiều Minh hướng vềbản ngã phương Đông; một cõi thơ lạ đến say đắm của Nguyễn Bình Phương;một Đỗ Minh Tuấn lập trình thơ bằng những suy tưởng mới; một Đặng HuyGiang luôn hướng tới tính triết luận; một Trần Anh Thái đang tìm tòi để trởlại chính mình; một Inrasara cất cánh từ văn hóa Chăm sang chân trời mới;một Thảo Phương luôn khát vọng đổi mới thơ; một Tấn Phong đang soạn tiếpnhững giao-hưởng-thơ; một Nguyễn Linh Khiếu đang mê man trong dạo khúcphồn sinh, một Phan Thị Vàng Anh đang cố gắng vượt lên bằng một bản lĩnhthơ mới…” (Nguyễn Việt Chiến) Trong số những gương mặt vừa kể trên, cóthể nói Nguyễn Quang Thiều là một trong những giọng thơ nổi bật nhất Bằngnhững nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, Nguyễn Quang Thiều

đã xác lập được một giọng điệu mới trong thơ Việt Và giải thưởng của Hội

nhà văn Việt Nam năm 1993 trao cho tập Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn

Quang Thiều chính là sự ghi nhận những tìm tòi, đổi mới thơ của anh cho nềnvăn học Việt Nam đương đại

Trang 18

Một thế hệ thơ táo bạo và đầy tài năng - đấy là nhận định chung nhấtcho những nhà thơ trẻ đương đại Điểm nổi bật nhất trong những sáng tác của

họ là ở sự trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí tuệ Những cây bút trẻ đương đạiđược nhắc tới nhiều nhất có thể kể đến: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, LyHoàng Ly, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Vĩnh Tài, NguyễnVĩnh Tiến, Trương Quế Chi, nhóm Mở miệng, nhóm Năm con ngựa trời…Hầu hết các tác giả này còn rất trẻ, trên dưới 20 tuổi vào thời điểm họ xuấtbản các tập thơ đầu tay của mình (cá biệt có Trương Quế Chi trình làng thơkhi mới 16 tuổi) Điểm chung nhất ở họ là sự khao khát thể hiện tiếng nói củathế hệ mình như một giá trị Và giá trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cáihiện đại trong quan niệm về thơ, trong giọng điệu, bút pháp, hình thức thểhiện… Dù có thể những tìm tòi, cách tân chưa dễ tìm dược sự đồng thuậntrong đánh giá và tiếp nhận của người đọc nhưng vẫn có thể cảm nhận đượcmột nguồn sinh lực mới trong thơ trẻ hôm nay

Cuối cùng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các nhàthơ hải ngoại: Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Thị Khánh Minh, Đỗ Kh., LêThị Thẩm Vân, Nguyễn Thị Hoàng Bắc… Nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhữngphương tiện thông tin hiện đại, những cây bút xa quê hương đã thể hiện được

vị thế của mình trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam đương đại

1.1.2 Sự đa dạng của những xu hướng tìm tòi

Có thể nói, đặc điểm bao trùm của văn học đổi mới là tính chất “phi sửthi hóa” (chữ dùng của GS Trần Đình Sử) Điều đó đồng nghĩa với sự phá vỡ

hệ thống quy phạm chi phối văn học suốt ba mươi năm chiến tranh, thậm chícòn tiếp tục ảnh hưởng đến văn học mười năm sau đó như một quán tính.Khuynh hướng phi sử thi hóa đưa văn học thâm nhập sâu hơn những khíacạnh bộn bề, phức tạp của đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặcbiệt là những vấn đề về con người cá nhân Nó cũng kích thích văn học phát

Trang 19

triển nhiều thể nghiệm, tìm tòi đa dạng phong phú về nội dung tư tưởng,phương pháp sáng tác, giọng điệu… Văn học đổi mới, vì thế, có xu hướng đathanh hóa, hội tụ trong mình nhiều dòng mạch Cốt lõi sâu xa của nhữngchuyển động ấy là những đổi thay trong ý thức con người, trong cách nhìnnhận những vấn đề của đời sống Quan sát những diễn biến trong thơ ca thời

kỳ đổi mới có thể thấy được điều đó

Thơ ca thời kỳ đổi mới là sự hợp lưu của nhiều dòng chảy khác nhau.Hầu hết các công trình nghiên cứu về thơ giai đoạn này đều cố gắng nhậndiện, phân loại những xu hướng đáng chú ý của nó Theo Mai Hương, PhạmQuốc Ca, ba khuynh hướng tương đối nổi bật của thơ ca thời kỳ đổi mới là:

xu hướng hiện đại chủ nghĩa (Mai Hương gọi là xu hướng hiện đại hóa), xuhướng tự do hóa hình thức thơ và xu hướng đổi mới trên truyền thống thơ dântộc Theo Nguyễn Đăng Điệp, có thể kể đến các xu hướng: tiếp nối mạch sửthi, trở về với cái tôi các nhân, hướng về cõi tâm linh, hiện đại chủ nghĩa LêLưu Oanh trong chuyên luận “Thơ trữ tình 1975-1990” dựa vào đặc điểm loạihình của cái tôi trữ tình phân chia thơ giai đoạn này thành ba xu hướng chính:

xu hướng sử thi, xu hướng thế sự và đời tư, xu hướng hiện đại chủ nghĩa…Mỗi cách phân loại đều có cái lý của nhà nghiên cứu, hoặc căn cứ vào cáchứng xử đối với những chuẩn mực truyền thống (phá vỡ hay kế thừa) hoặc xuấtphát từ nội dung - thể tài Trong đó, xu hướng hiện đại chủ nghĩa được cácnhà nghiên cứu nhất trí dùng để gọi những thể nghiệm cách tân thơ quyết liệt,táo bạo, được biểu hiện một cách cực đoan, kịch phát nhằm rũ bỏ ảnh hưởngcủa thi pháp truyền thống Mặt khác, cần nói thêm là các cách phân loại nhưtrên đang còn bao hàm cả văn học giai đoạn hậu chiến (trước đổi mới) và từ

1986 cho đến năm 2000 Theo ý kiến của chúng tôi, thi đàn hôm nay không

có người “lĩnh xướng” như ở thời kỳ trước mà mỗi người có cách thể hiệnnhãn quan nghệ thuật riêng của mình Sự gần gũi về quan niệm và phong cách

Trang 20

ở mỗi nhà thơ có thể hình thành một xu hướng, một phái nhóm chứ khôngxuất phát từ một xu hướng độc tôn nào đó Cũng như ở mỗi tác giả có nhữngbiểu hiện thuộc nhiều xu hướng khác nhau chứ không thuộc về một xu hướngsáng tác nhất định Điều quan trọng nhất là những xu hướng ấy sẽ tạo nênnhững đường nét đa dạng trong diện mạo thơ ca của một thời kỳ văn học.

Trong luận văn này, chúng tôi tạm xếp các khuynh hướng tìm tòi vàohai “ô” nội dung và hình thức như sau:

1.1.2.1 Về phương diện nội dung

a Tiếp nối mạch nguồn truyền thống

Chiến tranh đã lùi xa, các nhà thơ thời chống Mỹ vẫn hiện diện trongthơ đương đại với tư cách công dân, mang cảm hứng thời đại, cảm hứng lịch

sử dân tộc Giọng điệu thơ, dẫu trầm lắng, đầy trăn trở trước sự đổi thay củathời cuộc nhưng vẫn một lòng thủy chung với cách mạng, vẫn thể hiện niềmtin tưởng vào tương lai của đất nước

Với các nhà thơ trẻ như Trang Thanh, Lệ Bình Quan, Phạm Vân Anh,Quốc Sinh…, cuộc sống hàng ngày hàng giờ hiện đại hóa đến chóng mặt đãcuốn họ theo những vòng xoay bất tận nhưng từ trong máu thịt và hơi thở vẫnmãnh liệt sức sống làng quê:

Vẫn thường ám ảnh tôi là chiếc nón mê

Mẹ chông chênh đội cạn mùa giông bão

(Tự dỗ - Bùi Đức Vinh)

Và phía sau những ồn ào của cuộc sống phố phường là những âm thanh

vi diệu vẫn ngân lên trong tâm tưởng mà người ta chỉ có thể cảm nhận bằngtình yêu, bằng sự tĩnh lặng của tâm hồn:

Trong giai điệu nắng

Gió tấu lên vũ khúc mùa màng

Ngàn mắt nắng nhíu mày băn khoăn trên mái lá

Trang 21

Có bài ca nào vang lên trên vòm cây (Mùa thơm - Phạm Vân Anh)

Và vì thế, những thao thức trở trăn của con người cũng dịu mềmnhư cỏ:

Giá vùi mặt xuống đất kia như cỏ Thì nỗi niềm có dễ chịu hơn không?

(Đom đóm rừng dương - Thụy Anh)

b Băn khoăn đi tìm cái tôi bản thể

Đất nước qua chiến tranh, nền kinh tế thị trường được chấp nhận, sự kếthừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ, sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duynghệ thuật, sự tiếp thu các luồng văn hóa văn học khác nhau trên thế giới đãtạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam đươngđại Vì lẽ đó, xu hướng cơ bản bao trùm nhất vẫn là sự trở về với cái Tôi cánhân, đào sâu vào bản ngã của người nghệ sĩ Trước sự đổi thay mạnh mẽ của

xã hội, con người trở nên hoang mang trước sự phức tạp của đời sống với sựđảo lộn của những giá trị, những quan hệ, chuẩn mực cũ Trong thơ xuất hiệnnhu cầu nhận thức lại đời sống, nhận thức lại những nỗi đau, bi kịch của conngười trong điều kiện lịch sử mới Trong đó có nỗi buồn về thần tượng bị gẫy

đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng

Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện

tồn tại mà “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa: Em chết trong nỗi buồn - Chết như từng giọt sương - Rơi

không thành tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ) Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành

gam giọng phổ biến

Tôi/ ta là ai? Câu hỏi lớn muôn thuở của kiếp người Với những ngườitrẻ, câu hỏi này càng thường trực và đầy bức bối:

Những được mất, có và không có

Trang 22

Hạnh phúc, khổ đau, buồn vui

Cứ mãi là câu hỏi

Tôi là ai?

(Sao tôi thấy tôi ngày càng giống họ - Đoàn Văn Mật)

Nỗi khát khao tìm mình, giải đáp chính mình đã thôi thúc họ đi tìm câutrả lời ở ngoài mình Họ lao ra biển nhân loại, cuốn vào thế giới vô tận, tìmmình trong đời sống cả trong cả giấc mơ

Lọt qua kẽ tay Tôi muốn nhoài ra biển lớn

Tìm mình (Sóng sánh mẹ và anh - Trương Gia Hòa)

Vẫn còn đó những câu hỏi đầy nhức nhối:

Em là ai mà chưa chính mình?

(Chữ gọi mùa đam mê - Nguyệt Phạm)

Và còn đó, nỗi khổ sở, đau đớn trên con đường tìm lại chính mình:

Tôi chạy mãi không đuổi kịp bóng mình…

Bóng đuổi tôi ngã dúi dụi vào sa mạc toàn là nắng…

Tôi không nhận ra tôi nữa (Sự điên rồ của ngày - Hồ Huy Sơn)

Rơi vào trạng thái hoang mang, hoài nghi, bất lực, trống rỗng, cô đơn,

họ luôn cảm thấy mình bị ngăn cách với thế giới:

máu chảy tự khô vết đau tự liếm láp cúc tự cài,

hát mình nghe chưa bao giờ mình mời ai tới đó

Trang 23

nơi ấy không mặt nạ không lời ngọt nhạt lạ xa chỉ mình thôi với ngọn gió cuối cùng (Chốn về - Nguyễn Ngọc Tư)

Và đây là nỗi cô đơn lớn nhất khi người ta trẻ:

Giữa thế giới Con người lấy lại thăng bằng bằng hoang tưởng, diệu vợi

và ngộ nhận Tất cả chúng ta đều bội thực u buồn

Có những nỗi buồn mặt người không lộ diện (Huyền tích - Vi Thùy Linh)

Dù có những lúc cô đơn, không được chia sẻ, nhưng họ vẫn khôngngừng khát khao và tin tưởng:

Không thấy, không nghe, không hiểu

là những gì tôi rút ra được từ cuộc sống này Dưới bầu trời, chiếc gương sẽ thấy, sẽ nghe, sẽ hiểu những lời không được thốt qua môi

(Bầu trời và chiếc gương soi - Lê Thị Mỹ Ý)

Những nỗi buồn, niềm đau mang nặng tính nhân văn tạo nên một xuhướng thơ nổi bật luôn là điều khiến người đọc phải suy ngẫm

c Hướng tới tình yêu như là chốn cứu rỗi tinh thần

Nếu như trong chiến tranh, tình yêu là nơi bình yên nhất, là sự thanhthản, là biểu hiện của sự sống bất diệt trong bom đạn; là hậu phương, nơi gửigắm, đợi chờ của người ra trận thì tình yêu trong thơ hôm nay là một cõi riêng

tư với rất nhiều dạng vẻ: mất mát, tan vỡ, hờn giận, đớn đau, sự trống rỗng,day dứt, nồng nàn… phức tạp và đầy trần tục Viết về tình yêu là xu hướng cơbản của thơ ca đương đại Bởi đó là nơi mà người ta có thể phơi mở mọi ngócngách tâm hồn mình:

Trang 24

Anh yêu của em

Em yêu Anh cuồng điên Yêu đến tan cả em

………

Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ những nỗi buồn - những sợi tầm gai

- không ai nhìn thấy Gai tầm gai đâm em đau đớn

Em chờ Anh mãi……

(Người dệt tầm gai - Vi Thùy Linh)

Không còn nhiều những tiếng nói dịu dàng ca ngợi tình yêu Bao trùmhơn là tiếng nói quyết liệt, táo bạo, bột phát từ những hoàn cảnh bức bối, tréongoe, buộc người trong cuộc phải tỉnh táo, nhận diện, cắt nghĩa, bình giá vàcảnh báo:

Em không là đối tượng anh chiếm đoạt rồi treo bảng coi chừng chó dữ

là chủ thể bên ngoài anh tham lam thống trị không là cánh đồng anh lục xục xới đào rồi bỏ quên mùa màng cho cỏ hoang

………….

Em là mùa xuân, mùa xuân (Không là cái giống thứ hai - Thanh Tuyền)

Trang 25

Và đằng sau những ngôn từ bạo liệt, ẩn nhẫn nỗi đau của những tâmhồn bị tổn thương khi cay đắng nhận ra:

(Ngày thứ ba - Dạ Thảo Phương)

Chính vì lẽ đó, thơ ca nói nhiều về tính dục như một sự giải thoát:

Vú nóng Người đàn bà dán thân thể nâu bóng vào nỗi đợi Ngày thứ 22 mẩy cong, phỏng rộp

Nhớ

Bụng tròn Tiếng thở dài úp mặt thầm thĩ giấu Đôi má hực sắc đỏ

Rốn hở da căng cánh buồm no gió Ngày thứ 22 dựng lên trên đỉnh cọc Đợi

Xé toàng toạc ẩn mật đàn bà đàn bà

Con chim bay vọc vào nỗi ngượng ngùng

Một tấc hai

Trang 26

Xa hơn nghìn trùng đường đi ánh sáng

(Ngày thứ 22 - Lam Hạnh)

d Đi sâu vào cõi tâm linh

Sự trở về với cái tôi cá nhân đã mở đường cho khả năng đi sâu vàothế giới bên trong của con người với những không gian, thời gian tâm tưởng,một cõi miền rất sâu, rất xa xôi và đầy bí ẩn bên trong thế giới tinh thần củacon người

Về thực chất, đây là sự phát triển sâu hơn của khuynh hướng thứ

hai Nhân thân tiểu vũ trụ, đi sâu vào vũ trụ người, khám phá chiều sâu không

cùng của nó bao giờ cũng là một thách thức đối với nghệ sĩ Nỗ lực đào sâuvào cái tôi ẩn giấu, cố gắng phát hiện chiều sâu tâm linh của con người là nétnổi bật của xu hướng này Sự khác biệt giữa xu hướng này và xu hướng thứhai chủ yếu nằm ở cấp độ và cách khai thác sự đa chiều của cái tôi Nếu như

xu hướng thứ hai chủ yếu tìm hiểu bản thể cái tôi trong các quan hệ đời sống,

sự tương tác giữa cá nhân với hoàn cảnh thì ở xu hướng thứ tư này, các nhà

thơ tập trung tìm hiểu cấu trúc cái tôi trong quan hệ với chính nó Tại đây,

tính “tự động tâm lý” đậm màu siêu thực và sự “ú ớ” trong cảm thức nghệthuật được đề cao Muốn thế, nhà thơ, theo cách nói của Đặng Đình Hưng,

phải “nhập - thấy” Trong trường hợp ấy, thơ là hình ảnh nội tâm về thế giới

nội tâm, là ý thức chống lại các quy tắc có sẵn trong thơ, là sự khước từ sự cómặt của tư duy duy lý trong nghệ thuật Về thực chất, các cây bút đi theohướng này muốn trình loài người hình ảnh về con người tâm linh Đây là một

đoạn thơ của Đặng Đình Hưng trong Ô mai:

Cơn thể njiệm đầy triển vọng hoàn thành, thì một hôm (có lẽ tại thời tiết, jở jời) bỗng phát sinh một số biến chứng, biến chứng từ trong ra Hôm ấy trời se se- mùa chuyển, anh lại thấy người gai gai khó nói- như man mác- như mây trôi- lại như trống trải cô li- như tiếng gọi mùa:

Trang 27

xuân hạ thu đông

đi jiữa mùa em jó lộng

tự của tác giả cũng khác so với từ ngữ quen dùng (jiữa, jó…)… Xu hướng

này có thể tìm thấy trong thơ “vụt hiện” của Hoàng Hưng, một số thi phẩmcủa Hoàng Cầm, Lê Đạt, Dương Tường… Tất nhiên không phải nhà thơ nàochủ trương phải đi sâu vào con người tâm linh và đề cao lối viết tự động, tìmmọi cách đưa ngôn ngữ thơ ca khỏi phạm trù tiêu dùng cũng đều đều “ú ớ” vàtắc tị như có người lên tiếng phủ nhận Một số câu thơ của họ khá hay nhưng

nếu đẩy quá xa, xu hướng này rất dễ rơi vào bế tắc như trước đây Xuân thu

nhã tập từng một lần thất bại Tất nhiên, trên quan điểm lịch sử, đây là những

cách tân cần được tôn trọng vì có những thứ cực đoan còn có ý nghĩa hơn rấtnhiều những cái “đung đúng”, chừng mực đúng nhưng vô hồn và nhàm chán.Điều đáng nói nhất là việc hướng đến những miền kỳ bí ấy cũng chỉ là để trảinghiệm, lý giải cho những nỗi đau trần thế của mọi kiếp người

1.1.2.2 Về phương diện hình thức

a Khước từ lý trí, tư duy lô gic trong thơ

Xuất phát từ quan niệm thơ là hình ảnh và tiếng nói của tâm linh, vôthức, xu hướng này muốn khước từ, loại bỏ sự ám ảnh và áp lực của lý trí, của

Trang 28

tư duy lôgic trong thơ Các nhà thơ thuộc xu hướng này đề xuất “lối viết tựđộng”, kiểu “thơ vụt hiện”, và một số trường hợp đi theo hướng siêu thực,tượng trưng Những nhà thơ lớp trước như Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm đãđến với xu hướng này ngay từ những năm 50 và những năm 60 ở thế kỷ trước(riêng Trần Dần đã là thành viên của nhóm Dạ Đài theo khuynh hướng tượngtrưng từ những năm 1945) Hoàng Hưng lại đưa ra lối “thơ vụt hiện” như làbản tốc ký của những chớp lóe từ tiềm thức, vô thức Bài thơ là tập hợp củanhững câu, những mệnh đề rời, không có mối liên kết nào với nhau, tập hợp

một cách ngẫu nhiên “lời, chữ tự động cuốn nhau đi như bị dẫn dắt bởi một

lực giấu mặt tạo ra một trường gợi tưởng hơn là một trường ý tưởng” (Lời

tác giả Hoàng Hưng) Một ví dụ: “Biển hà hát - tóc mướt Vòng cong Ríu rít

cánh bàng bàng Châm chấm nở Phanh phanh bay Núm núm.

Tay vo giấy Sáng ù xe cộ Săn tiếng Trôi dạt Óc im trơ Dù giăng giọng xé Thét còi Hồn tiêu tán chở vàng lang thang góc ghế Xòe tóc nhăm nhe vứt tưởng lục Du du”

Một khi lô gic bị khước từ thì ranh giới thể loại cũng có xu hướng bị

nhòa lẫn Lê Ngân Hằng với tập thơ ORIENT - Trên những vòm cây là một ví

dụ Tập thơ chia làm 4 phần Mỗi phần gồm nhiều bài thơ? (nhưng hình nhưkhông phải thế) được đánh số Có bài? (số) là một chuỗi con chữ nhiều (cả

đoạn) và ít (chỉ một chữ) Đọc thơ Nguyễn Thúy Hằng, 3 tập thời hôm nay,

khoái cảm và điên rồ hợp lý khó có thể nhớ được bởi đơn vị bài dường như

không tồn tại trong suốt cả tập thơ

Không thể nói rằng mọi thể nghiệm của xu hướng này đều có thể chấpnhận được, nhưng cũng không thể không thấy rằng những cách tân theo xuhướng này đã đem lại cho thơ là rất có ý nghĩa Đấy là chưa kể, một số thiphẩm đặc sắc như: Lá diêu bông, Cây tam cúc, Mưa Thuận Thành… củaHoàng Cầm với dấu ấn siêu thực đã tạo được dấu ấn trong lòng người đọc chođến tận hôm nay

Trang 29

b Khai thác tiềm năng con chữ

Tập quán làm thơ ngàn đời nay đã lấy nghĩa làm chủ sau đó mới là khách - chữ Người viết phải có tư tưởng, ý tưởng trước đã rồi mới tìm ngôn

ngữ để thể hiện Điều này đã trở thành một khuôn thức trong thơ, rộng ratrong mọi nền văn học mô phỏng/ phản ánh hiện thực

Với ý muốn thoát ra khỏi những quan niệm và thi pháp thơ truyềnthống, muốn giải phóng thơ ra khỏi những chức năng làm phương tiện biểuđạt những cái ngoài nó, đưa thơ về với chính nó, những nhà thơ theo xuhướng này đã đưa ra một quan niệm mới về chữ và nghĩa trong thơ Họ muốnChữ thoát khỏi chức năng ký hiệu thay thế cho những cái được biểu đạt, đọc

thơ không phải là đi tìm nghĩa sau các Chữ và làm thơ chính là “làm chữ” Lê

Đạt tuyên bố “Chữ bầu lên nhà thơ”, nhà thơ làm chữ chủ yếu không phảibằng nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị của nó mà ở diện mạo, âm lượng, độ vangvọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan với câu thơ, bài thơ Trần Dầnthì nói “Tôi viết tức là tôi để con chữ tự mình làm nghĩa” Có thể nói, nhữngquan niệm này còn xa lạ với số đông người đọc thơ ở nước ta nhưng nó khôngphải là mới ở phương Tây Điều đáng ghi nhận ở các nhà thơ theo xu hướngnày là họ đã rất chú trọng khai thác và làm giàu các giá trị của mỗi chữ trongtiếng Việt, làm mới những chữ đã quá quen thuộc bằng cách tạo ra những kếthợp khác với cách thông thường của một trật tự ngữ pháp cứng nhắc Khuynh

hướng “Thơ dòng chữ” đã xuất hiện và ngày càng khẳng định chỗ đứng của

nó trong tiến trình hiện đại hóa thơ Việt với Chữ làm nghĩa của Trần Dần;Vân chữ, bóng chữ của Lê Đạt; Con chữ - con âm của Dương Tường, con chữgiàu giai điệu trong thơ của Nguyễn Trọng Tạo, con chữ - ý niệm trong sángtác của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư… Con chữ đã trở thành những kýhiệu, lấy vỏ vật chất và hình thức làm cơ sở, trở thành “Thơ chữ cái” - thơ TừHuy Con chữ xoay vần trong một giới hạn tưởng như bất biến, ổn định mà lại

đa chiều kích, liên tục tạo sinh trong Những câu phức của Như Huy…

Trang 30

Những câu thơ sau đây là một ví dụ:

Anh đến mùa thu nhà em

Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ

Mà cho đấy rửa lông mày

Nông nỗi heo may từ đó

Mưa đêm tuổi nổi ao đầy

Đồi cốm đường thôn ngõ cỏ

Bướm lượn bay hoa ngày

Tin phấn vàng hay thuở gió

Tóc hong mùi ca dao

Thu rất em

và xanh rất cao

(Bóng chữ - Lê Đạt)

Và đây là cảm nhận của Đặng Tiến: “Câu thơ Tóc hong mùi ca dao chỉ vỏn

vẹn có 5 chữ mà nói lên được năm cảm giác của ngũ quan Câu cuối cùng

biến từ loại thành từ tính Chữ rất biến em thành tính từ, trong khi chữ xanh

thành thể từ Không gian từ hữu thể như tan biến, như thăng hoa thành vô thểtrong “quãng trời hình như không có màu nữa, cao lên và rộng mông mênh”(Nhất Linh)”

Với những thể nghiệm mang tính phá cách nêu trên, các nhà thơ đã gópphần mở ra một đường hướng mới cho sáng tạo nghệ thuật trên con đườngcách tân thơ ca

c Kết hợp phương thức biểu đạt quen thuộc của thơ với phương thức biểu đạt của các ngành nghệ thuật khác

Trước hết là thơ âm thanh (Sound poetry) Thứ thơ này được biểu hiệndựa trên âm thanh và các tổ hợp âm thanh Ý tưởng chính của loại thơ này là

từ bỏ hoàn toàn thứ ngôn ngữ mà các tác giả của nó cho là đã bị báo chí và

Trang 31

cuộc sống hàng ngày lạm dụng và làm hỏng Ở đây, các nhà thơ sử dụng âmthanh như là thứ vật liệu duy nhất để tạo nên ký hiệu nhằm kích hoạt ở độcgiả những ký ức tiềm ẩn liên hệ một cách nào đó với những âm thanh đó.Nhưng cũng chính vì thế mà loại thơ này bị một số người cho là "vô nghĩa".Trường hợp sau đây là một ví dụ:

(Buồn - Nguyễn Bình Phương)

Cấu trúc thơ đã có sự đổi mới tạo nên sự chia cắt, ngắt quãng từ theo nhiềucách khác nhau để tạo độ vang cho thơ và có thể diễn đạt những điều chấtchứa bên trong đôi khi khó giãi bày trong tâm hồn con người

Tiếp theo là thơ thị giác Là sự kết hợp của từ với việc trình bày mangtính đồ họa của ngôn ngữ Có thể thấy rõ điều này qua thơ của Nguyễn ThếHoàng Linh:

Chim

bay trong nắng huy hoàng

trong mây lộng lẫy bỗng

Trang 32

(chim - Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Ấn tượng thị giác rất đậm Những câu thơ trải dài mở ra một khung cảnh huyhoàng và tráng lệ Tiếng nổ xé toang bầu trời, từng chú chim bay xuống cùngvới tiếng kêu thảng thốt, bàng hoàng của con người trước cảnh tượng vô cùngnghiệt ngã Cảm xúc thơ hiển hiện, rõ ràng trên trang giấy chứ đâu xa?

Đọc bài Chợt thu 2 của nhà thơ Dương Tường có thể các âm chữ như

vang ngân lên trong một bản nhạc kỳ thú:

Sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ ca và các ngành nghệ thuật khác thể hiện

rõ nhất là trong loại hình thơ trình diễn Năm 2001, họa sĩ Như Huy là ngườikhơi mào cho thơ trình diễn ở Việt Nam, bằng một màn trình diễn thơ trước…

Trang 33

ít khán giả Mãi đến năm 2005, số đông độc giả mới biết đến loại hình thơ này

qua chương trình Chiều buông đầy những tiếng thở dài của nhà thơ Dương

Tường tại L′Espace (Trung tâm văn hóa Pháp) Chỉ từ năm 2007, với sự hỗtrợ đắc lực của Hội đồng Anh, sau đó là Trung tâm văn hóa Pháp, thơ trìnhdiễn mới nở rộ Ý tưởng của các nhà thơ là dùng yếu tố trình diễn (cơ thể, vậnđộng, biểu cảm của nhà thơ) kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng cùng những vậtthể khác mang tính sắp đặt để tạo nên một cảm quan thơ mới Nghĩa là cácloại hình nghệ thuật có sự kết hợp với ngôn ngữ thơ để tạo nên một tác phẩmnghệ thuật mới lạ nhưng vẫn thuộc phạm trù thơ Thế nhưng hiệu quả nghệthuật thực sự từ những hoạt động ấy vẫn chưa cao Ở đây chúng tôi chỉ đề cậpđến vấn đề này như một xu hướng cách tân trong thơ ca Việt Nam đương đại

1.1.3 Sự phân hóa sâu sắc trong quan niệm về thơ và thực hành thơ

1.1.3.1 Quan niệm về thơ

Từ xưa đến nay, khi sáng tạo, người nghệ sĩ tất yếu phải có một quan

niệm về nghệ thuật Thơ là gì? Là câu hỏi lớn mà mỗi nhà thơ trong suốt hành

trình sáng tạo luôn nung nấu, trăn trở và tìm tòi để có lời giải, nhiều khi đã kếttinh thành những tuyên ngôn nghệ thuật bất hủ

Quan sát bức tranh toàn cảnh thơ Việt trong suốt gần 30 năm qua, cóthể thấy khát vọng và nỗ lực cách tân của những người cầm bút Cách tân đãtrở thành một ý thức tự giác, một nhu cầu khẩn thiết, một cao trào phổ biến,rộng rãi Sự chuyển mình đó xuất phát từ những đổi mới về ý thức nghệ thuậtcủa những người nghệ sĩ

a Thơ là… thơ

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Thơ là phươngtiện để kêu gọi, tập hợp sức mạnh tinh thần của quần chúng nhân dân Thơ đãphát huy được chức năng cải tạo xã hội, đã tham dự trực tiếp vào đời sốngchiến đấu của toàn dân Nhưng khi cơn binh lửa đã qua đi thì mọi sự đã đổi

Trang 34

khác Thơ tiếp tục được đề cao song không phải là đề cao chức năng xã hội.Thơ trước hết phải là thơ Thơ không thể là công cụ Khả năng to lớn của thơ

ca phải xuất phát từ chính đặc trưng, bản chất nghệ thuật của nó “Thơ sinh

ra… cốt để chuyển tải nỗi lòng Bài thơ hay nhiều khi không còn thấy thơ đâu

mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng, số phận” (Vương Trọng) “Tôi làm thơ để giải tỏa những mong đợi” (Vi Thùy Linh) Thơ là phương tiện tự thể hiện, đáp

ứng nhu cầu tự khám phá của con người Thơ xoa dịu nỗi đau, xua tan nhữnggiá lạnh của cuộc đời, đem đến cho con người niềm tin để sống, thậm chí hồisinh cho mỗi kiếp người Đây là sự tiếp nối quan niệm thơ truyền thống: thơ cónhững khả năng kỳ diệu, những sứ mệnh cao cả, thơ là một ngôi đền thiêng

Bên cạnh đó, những người làm thơ cũng đã nhận ra những giới hạn củathơ ca trong chính sứ mệnh cao cả của nó Có người cho rằng đây chính là sự

đời thường hóa thơ ca Ngô Tự Lập từng cho rằng “…chớ nên cường điệu vai

trò của thơ, dù là vai trò thẩm mĩ hay vai trò chính trị xã hội Nếu thơ làm rung động hàng triệu trái tim, như thơ Tố Hữu từng làm được, thì đó là điều hay Nhưng nếu nó không làm được, thì cũng không vì thế mà dở.” Điều này

xuất phát từ một góc nhìn mới, một cảm quan nghệ thuật mới và một hiệnthực cuộc sống hoàn toàn mới Hiện thực được phản ánh giờ đây không phảichỉ ở bề mặt mà còn ở bề sâu, bề xa, những góc khuất, thậm chí cả những xótối Chính vì lẽ đó, những nhà thơ cần phải nhìn nhận cuộc sống với tư cách

chủ thể chủ động, tích cực “Anh hãy rời bỏ những gì quá xa vời dù có cao

siêu/ để trở lại thế giới thực quanh anh còn những người nhặt rác/ Anh hãy đi

bộ dọc theo những ngõ phố hoàng hôn/ để thấy trái tim mình đau thắt” (Ngô

Thế Oanh)

b Thơ - một trò chơi

Thực chất, quan niệm thơ - trò chơi chính là hệ quả của quan niệm thơ

là thơ, thơ có khả năng ẩn chứa, khơi mở diệu kỳ… Giờ đây, không còn

Trang 35

những trói buộc, không phải gánh vác, lo toan những trọng trách xã hội, thơtrở về với chức năng đích thực của nó, là khoảng không bao la cho sáng tạo.Quan niệm này đã đưa đến cho thơ những phẩm chất mới: sự phóng khoáng,

tự do, đối lập với tính hàn lâm, trang trọng, mực thước của thơ truyền thống

Chơi ở đây là chơi với chữ (nói một cách nghiêm túc hơn là lao độngvới chữ) Với nhiều thủ thuật: co kéo chữ, phân mảnh, lai ghép, giãn nở, cắtxén, sắp đặt, bài trí chữ… họ đã mang lại cho chữ vô số hình dạng khác nhau,khơi gợi vô số cảm xúc mới mẻ khác nhau Phát hiện ra trò chơi này là mộtminh chứng cho sự nhạy cảm của họ trước những tiềm năng dồi dào của chữ,của Tiếng Việt

Trần Dần là một trong những người khởi xướng Thơ dòng chữ đầu tiên

ở Việt Nam, để rồi sau đó, những người cùng chí hướng với ông đã phát triểntheo nhiều cách khác nhau: Lê Đạt- “phu chữ”, chăn dắt, nâng niu “bóngchữ”; Dương Tường với thủ pháp “thi âm bồi”; Đặng Đình Hưng để cho chữ

“tự hành”… Và càng ngày thơ Việt Nam càng có chiều hướng trở về đúng vớibản chất của một loại hình nghệ thuật đặc thù: nghệ thuật của ngôn từ Cácnhà thơ trẻ rất có ý thức trong việc xác lập những giá trị đã bị đánh mất của

thơ, trong đó đáng chú ý nhất là ngôn ngữ Mặc xanh áo em của Trần Nguyễn

Anh là tập thơ mang tính trò chơi rất rõ Chủ yếu nhà thơ chơi bằng cách cắtxén, lai ghép một cách không hạn định các từ, chữ, âm; sắp xếp chúng theomột khuôn hình chủ yếu nào đó; hình thoi, hình tam giác, hình thang, hìnhchữ nhật…; chọn một câu thơ chốt rồi sắp xếp, đảo vị trí của chúng một cáchbất định để tạo thành một câu thơ mới mang ý nghĩa mới; hoặc kỳ công tạo ranhững đoạn thơ gồm những từ lấp láy, những dãy từ bắt đầu từ một chữ cái,

có khi là một câu hỏi điệp đi điệp lại sau những dòng thơ chỉ sắc thái nhưnhững ký hiệu chỉ sắc thái ghi trong một bản nhạc Nguyễn Thị Từ Huy lạichơi với chữ cái bằng cách sắp xếp các câu, từ thành hình các chữ cái Người

Trang 36

đọc có thể tự do lựa chọn các kết hợp câu bởi trật tự sắp xếp mở của chị Với

tập thơ Chữ cái, người đọc có thể thấy mỗi chữ cái là một cơ thể, một sinh

thể, một tế bào đang vận động

1.3.1.2 Quan niệm về nhà thơ

Quan niệm thơ “tải đạo”, thơ đánh giặc, có từ ngàn đời nay tất yếu sẽdẫn đến quan niệm nhà thơ - chiến sỹ Sự thần tượng hóa thơ ca tất yếu sẽdẫn đến thần tượng hóa nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh từng phác họa chândung nhà thơ:

Kẻ phản kháng và tìm đến những chân trời

Kẻ khát khao những địa hạt mà những mẫu tự thường nhật không thể đạt tới

Kẻ tìm đến một đoạn tuyệt trong thực tại

Kẻ tới hơi sớm tương lai (Khoảng 3h sáng)

Nhiều người khác lại cho rằng nhà thơ cũng là những người bìnhthường như bao nhiêu người bình thường khác Nhà thơ vẫn làm thơ nhưngkhông thể cứu người, không thể cải tạo xã hội Lê Minh Quốc tự nhận mình lànhà thơ “cà trớn” Nguyễn Duy tuyên bố về tư cách thi nhân của mình - cái tôi

“thảo dân”, cái tôi “cơm bụi” Quan niệm trên đã rút ngắn khoảng cách giữanhà thơ và người đọc Nhà thơ được cảnh báo rằng: anh ta phải ý thức đượcmình là ai, mình có thể và không thể làm được những gì, hiệu ứng tác độngcủa thơ mình có thể đến đâu để có thể có những ứng xử phù hợp Ngược lại,người đọc cũng phải có sự tỉnh táo để đừng quá kỳ vọng vào khả năng cải tạo

xã hội của nhà thơ, anh ta phải tự thân vận động

Nhưng không phải vì thế mà người làm thơ hôm nay chấp nhận sự dễdãi trong ngòi bút Họ chính là những người có chí hướng cách tân sâu sắc

Họ sẵn sàng đơn thương độc mã để mình được là mình, mình khác với người

Trang 37

khác “Riêng anh một chân trời/ Riêng anh một tuyên ngôn, một cuộc chơi” (Sự sống thật - Nguyễn Hữu Hồng Minh) “Tôi không nói bằng chiếc lưỡi

của người khác” (Lời - Trần Quang Quý) Vi Thùy Linh thì quyết liệt: “Tôi

là một nhà thơ solo Tôi không cần dàn đồng ca Tôi sẵn sàng là một chiến binh có thể bị tử đạn để tạo nên một làn sóng mới trong thi ca” Những lời

tuyên ngôn ấy có thể hơi ồn ào song đấy là một phẩm chất đẹp ở các nhà thơtrẻ: sự tự tin Và tất cả chúng ta đều biết rằng để có thể làm thơ, chơi thơ phảithật sự có tài năng và bản lĩnh

Như vậy, những quan niệm về thơ (và vị trí của nhà thơ) giờ đây khôngđơn thuần là những phát ngôn thuần túy Các nhà thơ đương đại ý thức rất rõmình đang đi về đâu Vì lẽ đó, quan niệm luôn gắn liền với những thể nghiệm

Và dẫu cho những quan niệm đó được đánh giá như thế nào đi chăng nữa thìđiều quan trọng nhất là sự phong phú, đa dạng của những tuyên bố và hànhđộng thơ ấy cũng đã là một thành công của thơ ca Việt Nam đương đại

1.2 Thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại

1.2.1 Sự hình thành một “quyền lực riêng” của nữ giới trong thơ

Nhân loại được hình thành từ hai giới: nam và nữ Trong đó, một giớidường như luôn bị lãng quên, thậm chí bị đè nén Đó là quy luật của xã hộichứ không phải quy luật của tự nhiên Mặc dù, tạo hóa đã ban tặng cho ngườiphụ nữ những thiên chức đặc biệt mà đàn ông không thể nào có được, trong

đó có thiên chức làm mẹ Antoinette Fouque (1936, nhà phân tâm học, chínhtrị gia, nhà biên tập, người được đánh giá là gương mặt tiêu biểu trong phong

trào phụ nữ cuối thế kỷ XX) từng khẳng định: “Cơ thể người mẹ, bộ phận tử

cung là môi trường đầu tiên của một con người Dù sinh ra là con gái hay con trai thì người đàn bà vẫn là nguồn thương yêu đầu tiên” Cũng như

người đàn ông, phụ nữ cũng phải làm việc để sống, để tồn tại; cơ thể họkhông chỉ là đối tượng gây khoái cảm cho người đàn ông mà còn là nơi chứa

Trang 38

đựng và nuôi dưỡng sinh thể con người Địa vị của người phụ nữ thật caoquý!

Cho đến hôm nay, phong trào đấu tranh đòi bình quyền cho nhữngngười phụ nữ chưa hề ngừng nghỉ Riêng trong lĩnh vực văn chương, văn họcviết bởi những người nữ, hẹp hơn là thơ nữ vẫn chưa có được vị trí xứngđáng, vẫn bị xem là ngoại biên, phi trung tâm Trong khi, những sáng tạonghệ thuật của người nữ chiếm một phần không nhỏ trong kho tàng văn học.Thơ nữ nói riêng, văn học nữ nói chung vẫn đã và đang cố gắng khẳng định vịthế của mình, khẳng định một “quyền lực riêng” mà những cây bút nam giớikhông thể nào có được

Thơ nữ, trước hết là thơ viết về những người phụ nữ, những người màtạo hóa đã ban tặng cho những phẩm chất đặc biệt: dịu dàng, kín đáo, hy sinh,yếu đuối, cần được che chở…; những người mà xã hội (cụ thể là nam giới) đãhoạch định cho họ một không gian riêng biệt: không gian hướng nội, gắn vớigia đình, con cái, tình yêu của người nam…; những người mà trong tư thế vàhành động khó lòng vượt thoát khỏi mấy chữ: chờ đợi, đón nhận, gìn giữ,nuôi dưỡng, vun trồng… Liệu có ai nữa, ngoài họ, chính những người phụ nữ

ấy, có thể viết một cách trung thực hơn, chân thành hơn thế giới nội tâm củachính mình?

Ngay từ thuở xa xưa, nghe câu ca dao: Thân em như tấm lụa đào/

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?/ Thân em… bất cứ ai cũng cảm nhận đó

chính là tiếng lòng của những người phụ nữ Chữ em ngọt ngào và tha thiết

quá, nó đã xác định rõ rệt không gian tâm hồn của những người phụ nữtrong xã hội cũ Cho đến hôm nay, có những lúc người nữ không còn xưng

hô như vậy trong thơ thì cá tính nữ, những tố chất đặc biệt của họ vẫn tiếptục khẳng định quyền lực của mình trong thơ Từ những đề tài thường nhậtcho đến những đề tài liên quan đến vận mệnh xã hội, có tính chất thời sự,

Trang 39

đều được họ suy tư, chiêm nghiệm, soi chiếu qua lăng kính, cảm quan, cáchnhìn nữ

Từ những mềm mại, dịu dàng:

Mất hút nỗi đau, riêng mình sâu thẳm

Tôi thấy tôi trong khắp kiếp nhân sinh

Nắng chứa chan Sài Gòn nhật thực

Tôi khát thương yêu dịu ngọt

cỏ hoang tàn…

(Trích Nắng từ những dấu chân - Ngô Thị Hạnh)

Cho đến táo bạo, quyết liệt, đầy nóng bỏng:

Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu

Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động

Hãy yêu nhau đừng chần chừ nữa

Đừng giam đời trong hồn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược

Nào cùng đi hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu

Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động

Hãy yêu nhau, đừng chần chờ nữa

Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược

Nào cùng đi.

(Bản đồ tình yêu - Vi Thùy Linh)

Dấu ấn của người nữ làm thơ là rất rõ nét, không thể nào trộn lẫn

Điều đáng nói là “quyền lực riêng” ấy của nữ giới trong thơ đã đượchình thành từ trong lịch sử để hôm nay thơ nữ có thể tự tin tiếp nối nguồnmạch đáng quý này Trong văn học dân gian đã từng có những câu ca dao mở

đầu với hai chữ thân em và hàng loạt những câu hát than thân, những bài ca

Trang 40

dao yêu thương tình nghĩa Những sáng tác dân gian ấy đã cho thấy nhữngtâm tư, khát vọng thầm kín của người phụ nữ trong xã hội xưa Đến văn họctrung đại, nếu như nam nhi tập trung thể hiện khí phách của một người anh

hùng: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì người phụ nữ ra sức thể hiện rõ vai trò

tam tòng, tứ đức, cùng với việc đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc cho

riêng mình Có thể thấy rõ điều này qua bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn

Thị Điểm (?), thơ Hồ Xuân Hương Trong phong trào Thơ mới, các nhà thơ

nữ như Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương, Ngân Giang, Mộng Tuyết tiếptục bộc lộ cảm xúc chân thật của mình qua các chủ đề: thiên nhiên, tình yêu Đặc biệt, có một thi nhân xuất hiện với một bút danh khá bí ẩn - T.T.Kh Nhà

thơ đã gây được ấn tượng cho người đọc qua một loạt bài thơ như: Hai sắc

hoa Tigôn, Đan áo cho chồng, Bài thơ thứ nhất và Bài thơ cuối cùng Bút

danh ấy chưa thể kết luận là phụ nữ hay nam giới nhưng qua những vần thơ

để lại, người đọc vẫn luôn tin rằng, đó là tiếng lòng của một người phụ nữđang buồn đau, nuối tiếc trước sự ra đi của một mối tình đẹp đẽ Nhưng trênhết, tác giả đã phần nào mở đường cho các tác giả nữ cùng thời và thế hệ tiếptheo mạnh dạn phơi mở cõi lòng thầm kín của chính người phụ nữ trước cuộcđời Trong thơ ca kháng chiến, mặc dù đích chính là phục vụ kháng chiến,phục vụ Cách mạng nhưng những người phụ nữ làm thơ vẫn cố gắng giãi bàynhững nỗi niềm riêng tư, những tâm sự thầm kín ấp ủ trong lòng họ Và chođến hôm nay, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sựbình đẳng về giới kể từ năm 1986 đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúpngười đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồntại độc lập và có khả năng tự quyết định số phận của mình Đem đến cho vănđàn những tiếng nói mới mẻ, buộc nam giới phải thừa nhận tài năng củamình, người phụ nữ làm thơ hôm nay tự tìm đến cái tôi của chính mình, viết

về chính mình, tung tẩy, hết sức tự do bằng ý thức phái tính của mình

Ngày đăng: 20/07/2015, 14:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1998), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 -1995, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 -1995
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
3. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000
Tác giả: Phạm Quốc Ca
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2003
4. Dương Cầm (18/12/2009), “Thế giới của thơ Vi Thuỳ Linh”, http://evan.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới của thơ Vi Thuỳ Linh”
5. Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, tái bản lần 1, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
6. Trương Quế Chi (2006), Tôi đang lớn, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi đang lớn
Tác giả: Trương Quế Chi
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
7. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam - Tìm tòi & cách tân (1975- 2005), Nxb Hội Nhà văn và Công ty văn hóa trí tuệ Việt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam - Tìm tòi & cách tân (1975-2005)
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn và Công ty văn hóa trí tuệ Việt
Năm: 2007
8. Thái Thị Diện (2009), Chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ đề tình yêu trong thơ Vi Thuỳ Linh
Tác giả: Thái Thị Diện
Năm: 2009
9. Xuân Diệu (2009), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tái bản
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2009
10. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình), Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình)
Tác giả: Phan Huy Dũng
Năm: 1999
11. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông- một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông- một góc nhìn, một cách đọc
Tác giả: Phan Huy Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
12. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
14. Văn Giá (2011), “Thơ Vi Thùy Linh - những trận bạo động chữ”, http://phongdiep. net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Vi Thùy Linh - những trận bạo động chữ”
Tác giả: Văn Giá
Năm: 2011
15. Lê Bá Hán (chủ biên), Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (2001), Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm
Tác giả: Lê Bá Hán (chủ biên), Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Bùi Mai Hạnh (2012), Hồn xác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồn xác
Tác giả: Bùi Mai Hạnh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2012
18. Trần Mạnh Hảo (1997), Thơ phản thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ phản thơ
Tác giả: Trần Mạnh Hảo
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1997
19. Lê Ngân Hằng (2006), ORIENT - Trên những vòm cây,Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ORIENT - Trên những vòm cây
Tác giả: Lê Ngân Hằng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2006
20. Nguyễn Thúy Hằng (2006), Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý I, Cửa sổ đập, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý I, Cửa sổ đập
Tác giả: Nguyễn Thúy Hằng
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w