Các đặc điểm nổi bật ở phương diện hình thức 1. Sự “quá khích” của hệ thống hình tượng

Một phần của tài liệu Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) (Trang 79 - 99)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Các đặc điểm nổi bật ở phương diện hình thức 1. Sự “quá khích” của hệ thống hình tượng

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật [16; 122]. Hình tượng nghệ thuật là phương thức để nhận thức và phản ánh cuộc sống có sự chọn lọc, sáng tạo của người nghệ sỹ. Cho nên, hình tượng được xem là yếu tố trung tâm của chỉnh thể tác phẩm, nơi tập trung mọi mối quan hệ nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật phong phú như bản thân đời sống vốn đa dạng và sinh động nhưng chung quy lại, vẫn là hình tượng con người và ngoại cảnh, thế giới xung quanh nó - thiên nhiên, không gian, thời gian. Mang những đặc trưng về giới, sống trong hoàn cảnh mới, thơ nữ 197x, 198x có những nét riêng trong nghệ thuật xây dựng hình tượng, tạo nên sự “quá khích” trong hệ thống hình tượng. Ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu vào hình tượng con người - chủ thể sáng tạo - cái Tôi cá nhân và hình tượng không gian, thời gian.

Sau năm 1975, nhu cầu tự bày tỏ mình, tự khẳng định nhân cách, cá tính của mình là nhu cầu phổ biến trong thơ. Nổi bật trong thơ nữ đương đại là hình tượng một cái tôi cá nhân hết sức đa dạng và phức tạp: cái tôi buồn sầu, cô đơn; cái tôi say đắm trong tình yêu; cái tôi giàu yêu thương chia sẻ...

Riêng với thơ nữ 197x, 198x, cảm xúc của cái tôi cá nhân lại được đẩy lên đến mức tận cùng trở nên cực đoan, “quá khích”.

Cái tôi với nỗi buồn, niềm đau thê thảm. Nói như Trương Quế Chi,

Không hiểu sao lại khóc nhiều đến thế? Không hiểu sao lại buồn nhiều đến thế?” (Viết cho ngày sinh nhật 10.10.2003).

Tôi

Nuốt vào lòng Bao tiếng than

Rủ xuống Tình yêu Chỉ

Bông quỳnh Héo rũ

(Chân dung - Trang Thanh) Cái tôi mãnh liệt, say đắm trong tình yêu:

Hãy siết em, cắn em hằn dấu vết

Hãy nhập vào em hãy khóa và “đánh mất chìa khóa” trong em Của em, máu đang chảy từng động mạch, tĩnh mạch

Cơn run tê cứng người

(Lá thư và ổ khóa - Vi Thùy Linh) Lại có khi vô hồn, trống rỗng:

Những bức bách vô hồn trong tôi Nhấn chìm niềm tin trong nỗi sợ hãi Chỉ dám băng qua mình bằng tuyên ngôn thở than và bất động

Rơi vào khoảng rỗng Tự lừa dối mình Mất cảm xúc Tự trách

Dừng lại ở những hố sâu trách móc Tôi đang chết.

(Bất lực - Nguyệt Phạm) Và cả những điên cuồng, rồ dại:

Tôi lao vào đêm với con dao trong tay lùng sục cái bóng của mình

chưa tìm ra mà đã vấy máu từ bức tường văn chương lở lói ngồi bệt xuống bờ cỏ

tôi khóc cho một người từng khen cái bóng của tôi đẹp hơn chủ nó…

(Trích trong “Dự báo phi thời tiết” - Khương Hà) Chính vì những mâu thuẫn, đối cực, khó lý giải mà nhiều khi, rơi vào trạng thái mơ hồ, thường nghĩ đến cái chết: Phan Huyền Thư Tôi nằm mơ một đám ma người chết là tôi. Tôi người đã chết… (Giấc mơ) và chị tự viết Cáo phó; còn Bùi Mai Hạnh thì Lầm lũi tôi đi xây mộ cho mình… (lạc loài)…

Đối với các thi sĩ phương Đông, thiên nhiên là “không gian sống - không gian tư tưởng - không gian văn hóa”, vì thế, nó có một vị trí vô cùng đặc biệt, thiên nhiên đã trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm nghệ thuật. Nhưng giờ đây, thiên nhiên không còn hiện hữu với những sắc màu đa dạng, những âm thanh rộn rã như chúng ta thường thấy trong Thơ mới hay thơ ca kháng chiến. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng và nỗi niềm của con người với bao nhiêu trăn trở suy tư. Vì lẽ đó, trong thơ Phan Huyền Thư, mùa hạ đã trở thành hè lỗi hẹn (Hè lỗi hẹn), hè đồng tính (Không thường), mùa Đông không đi liền với cái lạnh, rét mướt, đất trời u ám mà chỉ đơn thuần là: Dằn nỗi vô ơn không thoái thác - em thèm miết ngón tay - không vị mặn - cuả anh… và mùa xuân là để hát khúc Nằm vạ tháng giêng (Tên một bài thơ của Phan Huyền Thư trong tập Nằm nghiêng). Và đây là tiếng mùa trong thơ Trần Lê Sơn Ý:

Nỗi buồn biến động theo ngày mùa Mùa đông tím tái lạnh giá

Mùa hè bần thần xao xác

Mùa thu mù tăm mênh mông và nhớ tiếc Mùa xuân huy hoàng

(Nơi đó - Trần Lê sơn Ý)

Những đổi thay của hoàn cảnh sống trong sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và con người thời đại thông tin đã khiến các nhà thơ nữ tập trung nói nhiều hơn đến không gian xung quanh mình: không gian đô thị.

Ngoài đường cái quan xe rác chạy rầm rập

đống lửa bao nilon đựng rác đôi tình nhân khét lẹt

chàng thương binh ngực đầy huân chương vẫn hô một hai hành quân không chịu nghỉ nàng thất tình

hoa mướp bồng áo bông ru hời

Thoại Khanh - Châu Tuấn

đun nấu sụt sùi đứt ruột ống bơ…

(Rỗng ngực - Phan Huyền Thư) Hãy xem những gì hiện ra trước mắt một cô gái trẻ:

Năm đó tôi thấy em mang thai ở tuổi 19 và cần tôi tư vấn cách phóng sinh khi tôi là một bà cô già niêm phong thân thể xử nữ mình trước bọn đàn ông

Bên cửa sổ tôi nhìn thấy thằng tình nhân tuyệt vời lớn hơn 15 tuổi của em đang cần mẫn chuyển vào tài khoản của em một thù lao nho nhỏ em hí hoỏy cười cũng bừ cho một người mà em mờ tớt

Năm đó tôi thấy nó đăng quang với thế giới rằng nó là một thằng đồng tính cần tôi tư vấn cách đăng ký kết hôn mà không rắc rối khi tôi đang tập đánh vần SỞ-TƯ-PHÁP là gì

Bên cửa sổ tôi nhìn thấy một thằng sinh viên thiếu tiền trọ học đang cố nhoè nhoẹt giới tính của mình tưởng tượng tình ái với một ông già bị hoại tử phần-tất-yếu-nhất-của-cuộc-sống

Năm đó tôi thấy ả son phấn loè loẹt để dự thi hoa hậu và cần tôi tư vấn cách make up thế nào là style khi tôi chỉ biết nước vo gạo và dưa leo tươi

Bên cửa sổ tôi nhìn thấy một thân thể phì nộn đầy mụn giộp chạy đôn đáo vay tiền để mua mỹ phẩm cào trúng thưởng, ả nói với tôi ả cần đẹp để mồi chài một thằng đàn ông.

Năm đó bên cửa sổ tôi thấy tôi là một giai nhân bất lực

(Bên cửa sổ tôi nhìn thấy - Thanh Xuân) Vì lẽ đó, trong đôi mắt của những người nữ thế hệ 197x, 198x cuộc sống này đã trở nên một Thế giới thiếu sự sẻ chia (tên một bài thơ của Nguyệt Phạm). Đòi hỏi được sổ tung, bứt phá:

Tôi phóng sinh tất cả khỏi lề thói

Lao vào đêm ca hát những điều tôi thích Trong vẻ bất cần của những mặt nạ lặng câm Trong sự ồn ĩ của những mặt nạ phản đối

(Bay lặng im - Trang Thanh)

Không gian làng quê, bỗng nhiên trở thành một miền quá khứ đầy u uẩn, nơi đó có người mẹ, người chị nghèo, tội nghiệp (thơ Trang Thanh,…) nơi cất giấu những ký ức đẹp về một thời đã qua không bao giờ trở lại… và là không gian thấm đẫm nỗi buồn trong hiện tại của chủ thể trữ tình:

làng xóm hôm nay dường như bình yên

không còn áo cánh nâu non thôn nữ, không tiếng cười trẻ nhỏ không còn gió mát bóng râm một luỹ tre xanh

không còn màu trắng rưng rưng mềm môi hoa cau hoa bưởi khụng cũn tiếng gừ mừ tụng kinh chiờu hồn làng yờu dấu

khu vườn tổ tiên nay đã nên nhà mái bằng tanh tanh giọng người lạ

không còn chỗ cho con mỏi cánh bay về?

(vong quê - Bùi Mai Hạnh)

Dĩ nhiên, vẫn còn đó những trang thơ viết về miền quê yêu dấu, đầy bản sắc trong thơ Huyền Minh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Phan Quế Mai, Trần Hoàng Thiên Kim… nhưng như đã nói ở trên, tất cả đều thấm đẫm nỗi niềm của cái tôi tác giả.

Không gian bao la với những bộn bề của cuộc sống không đủ sức chia sớt nỗi niềm, người nữ thu mình lại trong những không gian riêng tư, nhỏ bé.

Đó là nơi ươm mầm hy vọng về tình yêu:

Hàng triệu tú cầu cùng đêm trườn qua ngón mềm khi chúng mình gắn nhau bằng hơi thở

Ngón mềm trườn trên thân thể

Tất cả tan vào tha thiết nguồn yêu…

(Một mình tháng Tư - Vi Thùy Linh) Nơi chứa đựng niềm đau vĩnh viễn

Nhớ và yêu Hờn và mong

Cơn ngủ ấm nặng anh trên ngực Chìm trôi miên man tình

Của những ngày trong không Lặng lẽ hiến dâng

Lặng lẽ cảm nhận yêu anh, em đã khóc Dù chỉ mơ thấy anh bay đi…

(Trong không - Trang Thanh) Và cả nỗi bức bối, ngột ngạt, đòi hỏi được giải phóng:

Khi vừa mở mắt ra tôi đã thấy chơ vơ ngồi thu lu đợi dưới chân giường

không đành lòng bỏ đi…

tôi chần chừ đợi

ngột ngạt căn phòng, bất động tôi

(Note trưa - Trần Lê Sơn Ý) Chúng tôi bức bối trong những căn phòng nóng nực Quên nỗi đau riêng, vui niềm vui giả tạo mỗi ngày Tôi kiệt sức - không thể nói về ngày mai

(Bay lặng im - Trang Thanh)

Ngổn ngang tâm trạng, cuộn xoáy những nỗi niềm, người nữ trẻ tìm đến với một thế giới khác, không gian tượng trưng, siêu thực.

không trở về, không ra đi

tôi kẹp giữa hai chiều xuôi ngược lơ lửng chiều thứ ba…

……….

sâu thẳm

chiều thoát duy nhất

(chiều thẳng đứng - Bùi Mai Hạnh) El nhỏ hẹp

Nhốt tôi vào những vòng tròn vô lý Cùng tâm điểm xuất phát

Tung về nhiều phía khác nhau 180 độ ngả nghiêng

Những con ốc màu gạch rỗng ruột

(Tình trạng - Nguyệt Phạm)

Đối mặt với những lo toan trong vòng xoay bất tận của đời sống dễ khiến người ta mệt mỏi. Vì lẽ đó đêm là hình tượng nghệ thuật nổi bật; là điểm tựa, nơi dựa của những người phụ nữ.

Đêm chan chứa nỗi niềm riêng:

Thiếu một ánh trăng nên chẳng rằm Người đi khuất mặt vào đêm tối Đêm câm.

(Cừi riờng - Thanh Xuõn) Đêm xoa dịu nỗi đau:

đêm

kiếp người nhẹ

cô độc khỏa thân túa máu đau một câu thơ nín khóc êm một vết thương thiếp ngủ

cứu rỗi dịu dàng…

(cứu rỗi - Bùi Mai Hạnh)

Với Ly Hoàng Ly, đêm đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận. Có hẳn một khúc đêm trong tập Lô Lô của chị: Đêm chảy lên trời, Đêm là của chúng mình, Sóng đêm, Đêm và anh, Mở nút đêm, Lụt đêm, Ngoặc đơn trong đêm, Đêm về đi để sáng, Nửa đêm…

Trong thế giới nghệ thuật thơ nữ 197x, 198x khó có thể tìm thấy những hình tượng nghệ thuật đã trở nên quen thuộc trong rất nhiều thập kỷ đã qua:

Tổ quốc, đất nước, người lính, nhân dân, người mẹ anh hùng... Thay vào đó là một thế giới nghệ thuật với những hình tượng thơ mới. Tất cả đều khác biệt, chứa đựng rừ nột nhõn sinh quan, thế giới quan của một thế hệ mới. Đến với thơ nữ trẻ 197x,198x có thể nhận ra được tiếng nói thi ca của một thế hệ trên

hành trình thể hiện chính mình với những nét đặc sắc, riêng biệt của nữ giới trong thơ.

2.2.2. Sự táo bạo của hệ từ vựng

Thơ là nghệ thuật dùng từ, dùng chữ, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Mỗi bài thơ là một lâu đài ngôn ngữ “bí mật”, mỗi tập thơ của một nhà thơ là cấu trúc “câu” lớn ngân vang những “bí mật” mang dấu vết “ngữ pháp” tiếng lòng của riêng nhà thơ trong công cuộc khám phá bản chất của thế giới, cuộc đời.

Trong hành trình đó, lao động thơ - cuộc phiêu lưu của ngôn ngữ - là một cuộc du hành say mê và hứng thú nhất, nhưng cũng “tăm tối”, khổ nạn nhất của nhà thơ. Khám phá thơ nữ 197x, 198x, chúng ta sẽ nhận ra “sự táo bạo của hệ từ vựng”, có một hệ thống từ ngữ chưa hề xuất hiện trong thơ ca truyền thống.

Hiện tượng ngôn từ đầu tiên dễ nhận thấy là sự “biến mất” của lớp từ miêu tả chiến tranh. Những từ, cụm từ như máu, chiến sĩ, trận đánh, hy sinh, tiến công, đồng đội, đồng chí, vết thương, đạn pháo… không hề có mặt trên trang viết của những người trẻ. Thay vào đó là sự xuất hiện dày đặc của các từ nước ngoài. Chủ yếu là tiếng Anh - thứ tiếng thông dụng nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó là một số từ tiếng Pháp, Nga, Hy Lạp… Các từ nước ngoài xuất hiện dưới hai dạng. Thứ nhất là viết theo lối phiên âm tiếng Việt theo kiểu bê- tông, ma-nơ-canh, đô-la… Thứ hai là để nguyên. Xin được trích dẫn một vài câu thơ có sự hiện diện của những từ, cụm từ không phải ngôn ngữ mẹ đẻ: ta vừa hát vừa mốc xanh trên đĩa cd (Vay tạm - Nguyễn Thúy Hằng), “Tiếng chim gỡ khụng rừ. Thưa thớt trong mưa. FeelingBlues (Buổi sỏng - Phan Huyền Thư), Cô gái bịt mũi. Nằm thẳng. Sôi lên vì mùi Channel số 5 (Ảo giác - Ly Hoàng Ly), Đại dịch AIDS, ung thư chưa tìm ra thuốc chữa…cừu

Doly ra đời…(Tảng băng trôi - Vi Thùy Linh)… Các nhà thơ nữ 197x, 198x như đang cố chứng tỏ trình độ ngoại ngữ của mình với bạn đọc, họ không hề thua kém thế hệ đàn em, những cô gái 199x. Hiện tượng này còn phản ánh môt thực tế là tiếng Việt không còn giữ được vị trí độc tôn trong thơ ca như trước. Trào lưu học, giao tiếp, quảng bá… thơ ca bằng ngoại ngữ đang diễn ra phổ biến đã ít nhiều có ảnh hưởng đến các nhà thơ trẻ. Và thơ ca, phải chăng, cũng đang cố gắng bắt kịp xu thế “toàn cầu hóa” đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước?

Một lớp từ khác trong thơ cũng đáng được lưu tâm là lớp từ chỉ động vật. Bên cạnh các hình ảnh con kiến leo cành đa, con ngựa phi nước kiệu, con nhện giăng tơ… đã quen thuộc, ổn định với công chúng yêu thơ qua bao thế hệ, chúng ta bắt gặp bóng dáng của những con vật còn tương đối xa lạ, không thuộc hệ thống hình tượng các con vật đặc trưng cho dân tộc. Đó là các con vật như:

- Con tê giác một sừng. Vụt vĩ đại từ tiếng rên nguyên sinh cánh rừng (Song mã - Vi Thùy Linh)

- Những con bọ cạp dọc đường đi. Thành phố ngày bão bụi (Những con bọ cạp - Khương Hà)

(Và nếu như hình ảnh cũ thì lại khoác một bộ cánh ngôn từ mới mẻ). Cũng là con nhện giăng tơ ấy nhưng giờ đây:

- Giăng mắc niềm tin con nhện cái Ôm bọc trứng bão hòa

(Men theo mùa hạ - Phan Huyền Thư) - như những sợi tơ con nhện đen

vừa dệt vừa đỏnh vừng trong gúc nhà bụi bặm (Đồ vật cũ - Lê Mỹ Ý)

Lớp từ này, cùng với lớp từ nước ngoài kể trên, đã phản ánh xu hướng thích “cái lạ, cái mới” ở các nhà thơ trẻ.

Viết về tình yêu, các nhà thơ nữ thế hệ 197x, 198x thỏa sức với cuộc chơi ngôn từ, đem đến một hệ từ vựng vô cùng phong phú. Trước hết là đại từ Anh. Tác giả Vũ Thị Hoa, trong luận văn Thế giới nghệ thuật trong thơ Vi Thùy Linh đã đưa ra nhận xét: “Trong bốn tập thơ (đầu) của Vi Thùy Linh, trong những bài thơ viết về tình yêu, ta thấy đại từ Anh xuất hiện tới 809 lần… Có thể nói, Anh đã trở thành đối tượng trung tâm, là ngọn nguồn của mọi cảm giác giãi bày trong thơ”. Cùng với đối tượng trữ tình đặc biệt ấy là một kho từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình trước tình yêu: buồn, đau, nhớ, yêu, hôn, siết, cắn, phát điên, cuồng điên, say mê, tan chảy... Gây sốc nữa là hàng loạt từ miêu tả bộ phận sinh dục cùng những suy nghĩ, hành vi tính giao giữa nam và nữ: lông, đít, âm hộ, cuộc yêu, phóng sinh, khai hóa, ghì lấy, đỉnh yêu độc đạo, giao hoan, đường cong, Anh lên em lên Anh, thụ tạo, cài then, mở khóa…

Điều đó xuất phát từ tư tưởng dân chủ hóa trong thơ ca, khát khao và khả năng giải phúng giới tớnh, là động lực để phơi mở cừi riờng của những người phụ nữ.

Đàn ông là dương, đàn bà là âm. Bản năng phụ nữ, cùng những ràng buộc của xã hội khiến những người phụ nữ chọn lựa bóng đêm làm bầu bạn. Đêm, như đã nói ở phần trên, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những người phụ nữ làm thơ. Đêm cô đơn, khắc khoải trong thơ Vi Thùy Linh: Mưa xót mặn em chạy dạt vào đêm - Ru một tiếng cho mắt mình khô lại - Tự ru như độc thoại (Bập bênh); đêm bơ vơ, lạc lối trong thơ Bùi Mai Hạnh: từ đất - bóng tối phủ lên những ấn tích - ngập tràn gian tham ma mị - chúng ta vịn vào bóng tối, lần đi” (vịn tối). Và với Trương Quế Chi, đêm là sự cứu rỗi: Đêm - Mong những giấc mơ đến - Để liếm lành vết thương (Đồng dao Chi 18).

Một phần của tài liệu Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) (Trang 79 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w