6. Bố cục của luận văn
1.2. Thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại
1.2.1. Sự hình thành một “quyền lực riêng” của nữ giới trong thơ Nhân loại được hình thành từ hai giới: nam và nữ. Trong đó, một giới dường như luôn bị lãng quên, thậm chí bị đè nén. Đó là quy luật của xã hội chứ không phải quy luật của tự nhiên. Mặc dù, tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ những thiên chức đặc biệt mà đàn ông không thể nào có được, trong đó có thiên chức làm mẹ. Antoinette Fouque (1936, nhà phân tâm học, chính trị gia, nhà biên tập, người được đánh giá là gương mặt tiêu biểu trong phong trào phụ nữ cuối thế kỷ XX) từng khẳng định: “Cơ thể người mẹ, bộ phận tử cung là môi trường đầu tiên của một con người. Dù sinh ra là con gái hay con trai thì người đàn bà vẫn là nguồn thương yêu đầu tiên”. Cũng như người đàn ông, phụ nữ cũng phải làm việc để sống, để tồn tại; cơ thể họ không chỉ là đối tượng gây khoái cảm cho người đàn ông mà còn là nơi chứa
đựng và nuôi dưỡng sinh thể con người. Địa vị của người phụ nữ thật cao quý!
Cho đến hôm nay, phong trào đấu tranh đòi bình quyền cho những người phụ nữ chưa hề ngừng nghỉ. Riêng trong lĩnh vực văn chương, văn học viết bởi những người nữ, hẹp hơn là thơ nữ vẫn chưa có được vị trí xứng đáng, vẫn bị xem là ngoại biên, phi trung tâm. Trong khi, những sáng tạo nghệ thuật của người nữ chiếm một phần không nhỏ trong kho tàng văn học.
Thơ nữ nói riêng, văn học nữ nói chung vẫn đã và đang cố gắng khẳng định vị thế của mình, khẳng định một “quyền lực riêng” mà những cây bút nam giới không thể nào có được.
Thơ nữ, trước hết là thơ viết về những người phụ nữ, những người mà tạo hóa đã ban tặng cho những phẩm chất đặc biệt: dịu dàng, kín đáo, hy sinh, yếu đuối, cần được che chở…; những người mà xã hội (cụ thể là nam giới) đã hoạch định cho họ một không gian riêng biệt: không gian hướng nội, gắn với gia đình, con cái, tình yêu của người nam…; những người mà trong tư thế và hành động khó lòng vượt thoát khỏi mấy chữ: chờ đợi, đón nhận, gìn giữ, nuôi dưỡng, vun trồng… Liệu có ai nữa, ngoài họ, chính những người phụ nữ ấy, có thể viết một cách trung thực hơn, chân thành hơn thế giới nội tâm của chính mình?
Ngay từ thuở xa xưa, nghe câu ca dao: Thân em như tấm lụa đào/
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?/ Thân em… bất cứ ai cũng cảm nhận đó chính là tiếng lòng của những người phụ nữ. Chữ em ngọt ngào và tha thiết quỏ, nú đó xỏc định rừ rệt khụng gian tõm hồn của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Cho đến hôm nay, có những lúc người nữ không còn xưng hô như vậy trong thơ thì cá tính nữ, những tố chất đặc biệt của họ vẫn tiếp tục khẳng định quyền lực của mình trong thơ. Từ những đề tài thường nhật cho đến những đề tài liên quan đến vận mệnh xã hội, có tính chất thời sự,
đều được họ suy tư, chiêm nghiệm, soi chiếu qua lăng kính, cảm quan, cách nhìn nữ.
Từ những mềm mại, dịu dàng:
Mất hút nỗi đau, riêng mình sâu thẳm Tôi thấy tôi trong khắp kiếp nhân sinh Nắng chứa chan Sài Gòn nhật thực Tôi khát thương yêu dịu ngọt
cỏ hoang tàn…
(Trích Nắng từ những dấu chân - Ngô Thị Hạnh) Cho đến táo bạo, quyết liệt, đầy nóng bỏng:
Hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hồn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi hãy vĩnh biệt cuộc sống tĩnh mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chờ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi.
(Bản đồ tình yêu - Vi Thùy Linh) Dấu ấn của người nữ làm thơ là rất rừ nột, khụng thể nào trộn lẫn.
Điều đáng nói là “quyền lực riêng” ấy của nữ giới trong thơ đã được hình thành từ trong lịch sử để hôm nay thơ nữ có thể tự tin tiếp nối nguồn mạch đáng quý này. Trong văn học dân gian đã từng có những câu ca dao mở đầu với hai chữ thân em... và hàng loạt những câu hát than thân, những bài ca
dao yêu thương tình nghĩa. Những sáng tác dân gian ấy đã cho thấy những tâm tư, khát vọng thầm kín của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đến văn học trung đại, nếu như nam nhi tập trung thể hiện khí phách của một người anh hựng: tề gia, trị quốc, bỡnh thiờn hạ thỡ người phụ nữ ra sức thể hiện rừ vai trũ tam tòng, tứ đức, cùng với việc đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc cho riờng mỡnh. Cú thể thấy rừ điều này qua bản dịch Chinh phụ ngõm của Đoàn Thị Điểm (?), thơ Hồ Xuân Hương... Trong phong trào Thơ mới, các nhà thơ nữ như Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương, Ngân Giang, Mộng Tuyết... tiếp tục bộc lộ cảm xúc chân thật của mình qua các chủ đề: thiên nhiên, tình yêu...
Đặc biệt, có một thi nhân xuất hiện với một bút danh khá bí ẩn - T.T.Kh. Nhà thơ đã gây được ấn tượng cho người đọc qua một loạt bài thơ như: Hai sắc hoa Tigôn, Đan áo cho chồng, Bài thơ thứ nhất và Bài thơ cuối cùng. Bút danh ấy chưa thể kết luận là phụ nữ hay nam giới nhưng qua những vần thơ để lại, người đọc vẫn luôn tin rằng, đó là tiếng lòng của một người phụ nữ đang buồn đau, nuối tiếc trước sự ra đi của một mối tình đẹp đẽ. Nhưng trên hết, tác giả đã phần nào mở đường cho các tác giả nữ cùng thời và thế hệ tiếp theo mạnh dạn phơi mở cừi lũng thầm kớn của chớnh người phụ nữ trước cuộc đời. Trong thơ ca kháng chiến, mặc dù đích chính là phục vụ kháng chiến, phục vụ Cách mạng nhưng những người phụ nữ làm thơ vẫn cố gắng giãi bày những nỗi niềm riêng tư, những tâm sự thầm kín ấp ủ trong lòng họ. Và cho đến hôm nay, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới kể từ năm 1986 đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp người đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết định số phận của mình. Đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc nam giới phải thừa nhận tài năng của mình, người phụ nữ làm thơ hôm nay tự tìm đến cái tôi của chính mình, viết về chính mình, tung tẩy, hết sức tự do bằng ý thức phái tính của mình.
Chính vì lẽ đó mà thơ ca được viết bởi chính những người phụ nữ đã tìm được sự đồng cảm của một bộ phận lớn người đọc. Không chỉ là những độc giả nữ mà cả nam giới, bởi họ biết sự chân thành là một trong những phẩm chất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, là cầu nối cho những người đàn ông đến với một nửa của nhân loại qua văn thơ.
1.2.2. Những chủ đề, hình tượng nổi bật
Không ai có thể phủ nhận được “quyền lực riêng” của nữ giới trong thơ.
Điều đó đồng nghĩa với việc có những phạm vi đời sống đã trở thành mảnh đất riêng của họ. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập một vài vấn đề chính - những chủ đề, hình tượng nổi bật - trong thơ nữ đương đại Việt Nam: sự thể hiện cái tôi cá nhân độc đáo và sự giãi bày tình yêu thẳng thắn, bộc trực.
1.2.2.1. Cái tôi cá nhân độc đáo
Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1986, được sự hậu thuẫn của điều kiện kinh tế - xã hội mới, cái tôi cá nhân có những điều kiện thuận lợi để thể hiện mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có thể coi khát vọng bộc lộ đời sống tinh thần, xúc cảm cá nhân là một nhu cầu tất yếu và lớn nhất của thơ ca đương đại. Trong sáng tác của các nhà thơ nữ, cảm hứng tìm về với đời sống cá nhân, nhu cầu khắc họa chân dung tinh thần cái tôi… là một nhu cầu rất mạnh mẽ. Chính nhu cầu thẩm mỹ này đã tạo nên trong thơ họ chân dung một cái tôi với rất nhiều sắc thái thẩm mỹ riêng biệt, độc đáo.
“Thơ sinh ra không phải để cho người đời chơi chữ mà cốt để chuyển tải nỗi lòng. Bài thơ hay nhiều khi không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng, số phận” (Vương Trọng, Đổi mới nội dung thơ mới khó, evan.com 9/2006). Đó cũng chính là lý do mà người đọc bắt gặp những trang thơ với bao nhiêu nỗi niềm tâm sự. Và trong muôn vàn những điều tự bạch ấy, nỗi buồn sầu, cụ đơn được thể hiện rừ nột nhất.
Em nhận ra niềm vui kia mang theo gương mặt của nỗi buồn Và từ đó nỗi buồn cứ theo em mỗi lần bay lên và rơi xuống
Suốt một đời em…
(Bông tuyết - Trần Lê Sơn Ý)
Nếu như các nhà thơ nữ thế hệ trước thường diễn tả nỗi cô đơn bằng một biểu tượng nào đó, hoặc nói một cách xa vời, ý tại ngôn ngoại… thì các nhà thơ nữ đương đại giãi bày tâm sự một cách trực diện và đôi khi hơi ồn ã:
Không thấy, không nghe, không hiểu là những gì tôi rút ra từ cuộc sống này
(Bầu trời và chiếc gương soi - Lê Thị Mỹ Ý) Rơi vào trạng thái hoang mang, hoài nghi, bất lực, trống rỗng, cô đơn họ cố tìm cách để lý giải, nhận diện chính mình. Nhu cầu cắt nghĩa trong thơ với cái tôi đầy suy tư, trăn trở hiện hình từ đó.
Thật ra nỗi buồn đâu có màu sắc gì
Chỉ là màu vàng của ánh đèn vàng đêm đêm soi vào mắt cô gái trẻ để tìm cho ra nỗi buồn có màu sắc gì
Nhưng mắt quá trong Khoắng lên cũng vô ích
(Lô lô - Ly Hoàng Ly)
Nhưng trên hết, vẫn là một cái tôi đầy nữ tính, giàu yêu thương, chia sẻ:
Bà già không chốn nương thân, lọ mọ nhặt quanh bãi rác
Chị nông dân nói ngọng xệch mông đạp xe thồ rau từ nửa đêm kịp đến chợ Long Biên lúc 3h sáng
Cụ gỏi đen đỳa đội thỳng bỏnh mỡ, gầy đen như ngừ tối rao khản giú Ông bán bóng đói lả phùng má thổi bóng bay lên cắm mặt xuống ho Những thằng bé còi lăn lóc đánh giày rạc chân rao báo
(Ký họa đen - Vi Thùy Linh)
Hướng lòng mình đến những cảnh đời lam lũ, các nhà thơ nữ càng trân trọng hạnh phúc, cố gắng vun đắp cho tổ ấm của riêng mình. Và lúc ấy thơ nữ như một khúc hoan ca khi nghĩ về một miền yêu dấu:
Tôi chạy về con đường ngập hoa mẫu đơn Đánh thức tôi gió rét mưa phùn
Cha chuốt lạt mềm nứa mỏng Tuổi thơ ngọt vị nếp nương…
(Mưa tượng hình - Trần Hoàng Thiên Kim)
…
mẹ đã thấy nơi thung xanh mặt hồ hoa trái thơm nồng nàn hơi sữa những chàng ngựa nghênh bờm hý vang
và những cánh tay đàn ông vạm vỡ gieo
Ánh sáng.
(Sự sống - Bùi Mai Hạnh) Soi vào mắt con, mẹ thấy cả một trời xanh cứu rỗi
Quỳ xuống và tin, ngây thơ trong trẻo còn tồn tại trên đời
……….
Con là người lớn, mẹ là trẻ con
Trái đất thoắt vuông, trái đất thoắt tròn Ta chạy thênh thang đồng lộng lộng gió Châu chấu, cào cào hoa vàng hoa đỏ
Ta ôm nhau ngủ cùng trăng cùng sao Hoa vàng hoa đỏ châu chấu cào cào
(Nói cùng con - Nguyễn Phan Quế Mai) 1.2.2.2. Tình yêu mãnh liệt và hạnh phúc lứa đôi
Tình yêu thuộc phạm trù vĩnh cửu. Con người còn tồn tại là tình yêu còn hiện hữu. Song, ở mỗi giai đoạn lịch sử, tình yêu lại có những điểm đặc thù. Khi chiến tranh đã qua đi, con người trở về với đời sống tự do, tất cả những gì chất chứa, dồn nén trong lòng thì giờ đây đều được gửi hết vào trong các trang thơ. Tất cả hạnh phúc, khổ đau, hy vọng, tuyệt vọng, được mất, thành công hay thất bại… đều đi vào thơ giai đoạn này một cách giản dị, tự nhiên như tình yêu vốn có trong lòng con người. So với các giai đoạn trước, thơ nữ viết về tỡnh yờu thời kỳ này càng thể hiện rừ hơn “thiờn tớnh nữ” của họ. Con người trong tình yêu hôm nay dám chấp nhận những mất mát khổ đau, họ tự do, công khai thể hiện những lỡ lầm, lỡ dở, dám nói cả những điều mà trước đây cấm kỵ. Chính vì vậy mà tình yêu trong thơ nữ giai đoạn này thể hiện với đủ mọi cung bậc, màu sắc và những biến thái tinh vi của nó: có yêu thương nhưng cũng có những giận hờn, có hạnh phúc những cũng có khổ đau, có chối từ nhưng cũng có những khát khao, có ồn ào, mạnh mẽ, dữ dội, nhưng cũng có những dịu êm, nhẹ nhàng, đằm thắm, da diết… Tình yêu ấy gần gũi với hiện thực cuộc sống của con người hơn nhưng vì vậy mà càng trở nên phức tạp, đa đoan.
Có khi ngọt ngào, say đắm:
Khi anh nhìn em
……….
Khi anh gọi tên em
………
Khi anh lắng nghe em Mặt trời nghiêng đợi
Thu xừa túc vào đụng, xuõn hồng vào nắng hạ Lo toan trở dạ, bình yên sinh thành
Nắng úa cuối mùa rạng rỡ màu xanh
(Gửi người yêu dấu - Nguyễn Phan Quế Mai) Có khi mộc mạc đến nao lòng:
Sao anh không về hôn mặt ruộng tím lục bình trôi Để em giấu anh vào chiều, vào ngực em oi khói bếp
(Không đề cho anh - Huỳnh Thúy Kiều)
Điểm nổi bật trong thơ nữ đương đại là những khát khao nồng ấm trong tình yêu. Những khát khao ấy ẩn chứa trong ánh sáng mong manh của tình yêu lứa đôi cùng những tia lóe chớp của số phận. Và chúng quay quắt trong nỗi cô đơn, sự trống trải, đầy lo toan về hạnh phúc:
không đến được cuối con đường cùng anh
khi bóng chiều rạn vỡ sao em cần hơi ấm
đôi khi chỉ thoáng một nụ cười?
(Chiều nay sông khóc - Nguyễn Thị Anh Đào) Dù thế, người phụ nữ trong thơ vẫn không ngại ngần khi bày tỏ những mong muốn khát khao của riêng mình:
giữa muôn trùng thăm thẳm nỗi khát khao người đàn bà trong em luôn tỉnh giấc
nhưng biết lấy gì làm dịu đi cơn khát
khi gối chăn đã lâu không phơi kịp nắng trời (Khát… - Đặng Thị Thanh Hương)
Tình yêu trong thơ nữ đương đại không chỉ là một chủ đề “thuần túy, vĩnh viễn” của thơ ca mà còn thể hiện sâu sắc ý thức về tính nữ, khát khao khẳng định quyền lực riêng của giới nữ.
Trong tập Lô Lô, Ly Hoàng Ly viết:
Đêm là của chúng mình
Sao nỡ ngủ hả anh?
Câu thơ như một tuyên ngôn hiện sinh cháy bỏng khao khát yêu đương của người phụ nữ. Điều ấy có thể gây sốc với những người phụ nữ chịu ảnh hưởng sâu nặng của quan niệm đạo đức truyền thống nhuốm màu sắc Nho gia. Nhưng lại phù hợp với những người phụ nữ hiện đại khi họ luôn có ý thức rằng người phụ nữ vẫn có quyền được yêu và được thụ hưởng tất cả những giá trị của tình yêu, kể cả những giá trị về phương diện nhục cảm mà đã có thời được xem như là một điều cấm kỵ trong cuộc sống cũng như trong văn học.
Không chỉ khẳng định quyền được yêu của người phụ nữ, Vi Thùy Linh còn cho thấy sức mạnh, quyền năng của tình yêu - tình yêu thuần khiết có thể cứu cả thế giới.
Em giấu anh toàn bộ nước mắt mình
Còn lại tất cả em và tình yêu - Anh thu nạp
Tình yêu cứu vớt chúng ta khỏi đau thương, đớn hèn và tha hoá Cả thành phố bỗng lộng lẫy nhiệm màu như bài thơ đá trắng Không solo...
(Solo - Vi Thùy Linh)
Không chỉ dừng lại ở đó, Linh còn đẩy niềm lãng mạn đi xa hơn khi xem tình yêu là sự hoàn thiện bản thể. Mỗi con người vốn là một bản thể đầy mâu thuẫn, một bản thể thiếu khuyết: Tôi là tôi / Một bản thể đầy mâu thuẫn.
Cái tôi ấy chỉ trở nên hoàn thiện bởi tình yêu và trong tình yêu: Vào lúc những kim đồng hồ nhập một / Chúng ta trở thành một bản thể / và khi ấy / Em nhận ra / Anh là bản đồ thế giới. Tình tự là lúc cảm nhận được sự bình yên mặt đất, bình yên của phận người: Khi hôn mắt Anh, mắt trong mắt Anh / Em nhìn thấy sự vận động của thế giới từ những hạt mầm còn nằm trong ngấn nước / Khi nằm nơi Anh / Em như ở trên hòn đảo bình yên của cuộc đời mình / Khi áp vào tai Anh / Em nghe thấy muôn tiếng sóng vỗ về miên man