6. Bố cục của luận văn
2.1. Các đặc điểm nổi bật ở phương diện nội dung 1. Khát khao khẳng định nữ quyền
Trong lịch sử, từ khi hệ thống văn tự được xác lập, nam giới gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối. Mặc nhiên, nữ giới bị coi là phụ thuộc và chịu mọi sự áp chế của nam giới. Điều đó đã dẫn đến ý thức phản kháng âm ỉ trong suốt hành trình tồn tại, cho đến tận ngày hôm nay. Cuộc đấu tranh đòi bình quyền để giành lại vị thế đã mất của nữ giới được hình thành từ rất lâu trong lịch sử và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với những thay đổi lớn lao trong đời sống tư tưởng của nhân loại, Phê bình nữ quyền, với tư cách là một trường phái phê bình chính trị, xã hội, đã xuất hiện, mở rộng, chia thành nhiều nhánh và mang nhiều sắc thái khác nhau. Cũng từ đó, âm hưởng nữ quyền ngấm sâu vào văn học, tạo thành một tiếng nói, một bản sắc độc đáo trong văn học hiện đại và hậu hiện đại.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của làn sóng tân thư, một số cây bút như Đạm Phương, Sương Nguyệt Anh… đã bắt đầu bàn đến vai trò của phụ nữ. Một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã nói nhiều hơn về phụ nữ trong quá trình tự giải phóng thông qua các hình ảnh “gái mới”.
Vẻ đẹp thể chất và những khát khao thân xác cũng bắt đầu được các nhà văn lãng mạn chú ý miêu tả. Khác với các cây bút Tự lực văn đoàn, các nhà văn hiện thực phê phán lại chú ý nhiều hơn đến khía cạnh đấu tranh xã hội. Nhân vật nữ thường là những nạn nhân thê thảm, hậu quả của sự nghèo đói và dốt nát. Hình ảnh những kẻ thống trị vẫn là khuôn mặt đàn ông. Tuy nhiên, vì coi trọng việc thể hiện xung đột giai cấp nên nhìn chung, trong văn học hiện thực phê phán, các nhà văn tập trung miêu tả sự tha hóa và sự tha hóa của
nhân cách nhiều hơn là vấn đề phái tính. Sau năm 1945, cùng với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam, đội ngũ các cây bút nữ ngày càng đông đảo và tài năng của họ được thừa nhận rộng rãi hơn. Song do nhiều nguyên nhân, đời sống tinh thần của nữ giới mới chỉ được khai thác ở khía cạnh xã hội mà chưa được chú ý nhiều đến đặc trưng về giới. Những cây bút nữ chưa có điều kiện khẳng định mình với tư cách là người thiết tạo nên một hệ thống tư tưởng nghệ thuật riêng.
Sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới kể từ 1986 đến nay đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp người đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, khiến cho họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết định số phận của mình. Người đàn bà không còn quanh quẩn nơi xó bếp mà đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Quan trọng hơn, ý thức về giới, một cách tự giác, đã ăn sâu vào tâm thức của đội ngũ cầm bút và tạo nên âm hưởng nữ quyền trong văn học.
Riêng trong lĩnh vực thơ ca, một số cây bút nữ 197x, 198x như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Trương Quế Chi, Lynh Barcady, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Khương Hà… đã đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài năng của họ. Vi Thùy Linh, với tư cách là đại diện của những người nữ trẻ, đã không ngần ngại tuyên bố:
Thơ cho những người phụ nữ thoát khỏi ảo ảnh cam chịu buông xuôi
Cự tuyệt vai trò thứ yếu Chẳng chịu lượng sức mình Vì trái tim đa tình bẩm sinh
Chối bỏ những kiểu yêu vụng trộm
(Hồng hồng tuyết tuyết - Vi Thùy Linh)
Hay:
Hãy vĩnh biệt cuộc sống tịch mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động Hãy yêu nhau đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hồn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi hãy vĩnh biệt cuộc sống tịch mịch đơn điệu Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau, đừng chần chờ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu điều tiếng lên án từ những kẻ vô hồn bạc nhược
Nào cùng đi.
(Bản đồ tình yêu - Vi Thùy Linh)
Khát khao khẳng định nữ quyền là khát khao “bắn nát sự cam phận” từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của nữ giới, khát khao một cái tôi tự do, tự lập, không chấp nhận sự gò bó, áp đặt từ phía những người đàn ông. Ý thức nữ quyền trong thơ là ý thức của người phụ nữ về chính bản thân mình như một sự sống có ý nghĩa. Vì lẽ đó, trong thơ nữ 197x, 198x có thể dễ dàng bắt gặp niềm khao khát được sống trọn vẹn với thiên tính và phẩm giá của mình, trung thực với những khát khao, ham muốn của những người phụ nữ.
Nhiều khi đơn độc
muốn thức dậy ở cừi khỏc hình dung một nụ cười đưa sợi tóc lên ngậm miệng cũng đỡ nhớ niềm vui
(Buổi sáng - Phan Huyền Thư) Khi anh không ở bên tôi
Luôn luôn tôi nghe thấy những tiếng gọi mơ hồ ở đâu đó
Luôn luôn tôi thấy mình như một con sói hoang thèm ngọn gió lạc Thèm giọt sương lạnh buốt lưỡi giữa đêm
(Mùi vị bản thân - Lê Mỹ Ý) Và đây là cảm giác rất thật của những người nữ trẻ:
Quẩn quanh - Tôi - Nỗi buồn - Quẩn quanh (Phi lý cuộc sống. Miễn cưỡng hài lòng.
Cười khóc - khóc cười Chán nhân gian)
(Cổ tích Một Người đã mất - Trương Quế Chi) Cảm giỏc bơ vơ, lạc lừng khi khụng tỡm được “tri õm” trong cuộc sống hiện đại đầy rẫy sự phức tạp nên đôi khi:
Đôi khi ước một chốn nào để khóc Một khóm cỏ hoa
Một tháp chuông chiều Một bờ vai ấm
………...
(Đôi khi - Trần Lê Sơn Ý)
Họ không ngần ngại tỏ bày những đam mê bất tận trước tình yêu:
Khi tình yêu dồn lý trí vào tim
Anh và em bỗng dưng thành ngớ ngẩn Người độ lượng bỏ qua vì tình ái
Kẻ khắt khe trách: chúng ta điên cuồng
……….
Vậy mà ta vẫn đến cùng nhau - không hề toan tính Mặc những rủa nguyền ta lú lẫn vì Yêu
(Vì yêu - Lưu Ly)
Giải phóng phụ nữ, theo Vi Thùy Linh, không phải là việc đòi hỏi được cởi bỏ những sự lo toan, những bổn phận… của nữ giới mà nhắc họ phải sống
đúng với thiên chức của mình, sống đúng với nữ tính của mình. Yêu và được yêu, người nữ cần phải biết thụ hưởng những cảm xúc thân thể sinh ra trong tình yêu, trong sự hiến dâng chứ không phải tất cả dành cho nam giới.
Khi nằm nơi anh,
Em như ở trên hòn đảo bình yên của cuộc đời mình.
Khi áp vào tai anh,
Em nghe thấy muụn tiếng súng vừ về miờn man, như ỏp con ốc biển
Khi em hòa trong tàn vẹn anh,
Em đã vén được bức màn bí ẩn về sự sống…
Và em biết
Với tình yêu của em
Anh có thể ngẩng cao, trở thành chính anh
Mặt trời - cuộn len màu đỏ đang sổ tung triệu sợi Gió thổi rối những sợi len nắng đan nhau đan chúng
(Đôi mắt anh - Vi Thùy Linh)
Viết về tình yêu, không chỉ để giãi bày cảm xúc yêu đương mà quan trọng hơn, để những người phụ nữ suy tư, day dứt, kiếm tìm những giá trị của bản thân. Từ đó, hướng đến những giá trị của cuộc sống, của muôn đời. Vì thế, cú thể thấy rừ sự thua thiệt, bị phụ thuộc của những người nữ trong cõu chuyện tình yêu do những thành kiến của xã hội đem lại nhưng chính lúc ấy, những phẩm chất đẹp đẽ như: lòng tín nghĩa, sự hy sinh… có cơ hội được khẳng định và đề cao:
Trong không
Tiếng lá rơi khô nước mắt ngày rỗng Một vùng anh trong không
Nhớ và yêu
Hờn và mong
Cơn ngủ ấm nặng anh trên ngực Chìm trôi miên man tình
Của những ngày trong không Lặng lẽ hiến dâng
Lặng lẽ cảm nhận yêu anh, em đã khóc Dù chỉ mơ thấy anh bay đi…
(Trong không - Trang Thanh) Anh ở đâu về đi
Đường phố dài làm chi Gió to nhiều bụi
Cay những nếp nhăn Em gọi anh về
Em bắc cầu cho anh về…
Yêu anh cầu vồng mờ nước mắt
(Cầu vồng mưa - Nguyệt Phạm) Đợi anh
Quên tỉnh Đợi anh Quên ngủ Đợi anh Quên thở Đợi anh
Đập vỡ sự kiên nhẫn để dành trong tủ kính
(Đợi - Trương Quế Chi) Dẫu mỏi mòn trong sự ngóng trông, chờ đợi nhưng:
Tay em
Lúc quấn quýt thành giường
Lúc mỏi mòn ngậm miệng Anh biết không
Em vẫn chìa tay
(Van nài - Phan Huyền Thư)
Công khai chống lại sự lệ thuộc vào nam giới, những người phụ nữ làm thơ thế hệ 197x, 198x không ngần ngại hướng ngòi bút vào những vùng nhạy cảm, cấm kỵ ví như đề tài tình dục.
Cái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em Làm thế giới hóa lỏng
(Sinh ngày mồng 4 tháng 4 - Vi Thùy Linh) Hay:
Tôi nhảy hoang dại trong cái muốn
Và vọt lên túm lấy cái sừng bò treo lơ lửng giữa trời, ngậm chặt và cắn
(Một ngày chưa có trong sự thật - Vi Thùy Linh) Nhưng nếu như với Vi Thùy Linh, tính dục đã hòa trộn trong tình yêu lứa đôi một cách hấp dẫn thì đến Lynh Barcady, tiếng nói nữ quyền đã vượt lên phía trước. Cô nói về cô, về cuộc sống riêng tư một cách tự nhiên, thoải mái. Không hề che giấu sự quan sát chính mình và cả xã hội nhơ nhớp xung quanh:
… chiếc chiếu sờn lòng giữa
em save anh vào document tử cung trét lên tường
(Trích trong “ Dự báo phi thời tiết” - Lynh Barcady) Thực ra, tình dục không có gì là xấu. Chỉ vì trong quá khứ, văn chương viết về tình dục đa phần là sản phẩm của nam giới. Phụ nữ, một mặt, do bản tính e dè, kín đáo; mặt khác, do định kiến xã hội nên hầu như không bao giờ
đề cập. Người đàn ông kể, nói, chỉ, “dạy”, diễn tả… những cảm xúc, “cách thức” rung động, thèm muốn (thay cho) người đàn bà. Họ không cần để ý đến việc tính tự thuật trong việc bộc lộ cảm xúc của những người phụ nữ sẽ đem đến cho văn chương sức hấp dẫn như thế nào. Vì lẽ đó, việc những người phụ nữ, những cô gái 197x, 198x dám nói tới những vấn đề nhạy cảm cũng là một cách để khẳng định mình, đòi hỏi sự bình quyền trong cuộc sống.
2.1.2. Khẳng định quyền được riêng trong sáng tạo
Tôn ti trật tự và thái độ trọng nam khinh nữ từ chỗ là một vấn đề lớn trong đời sống xã hội đã chuyển dịch vào lãnh địa sáng tạo và thưởng thức văn học cũng như nhiều hoạt động tinh thần khác. Về phía sáng tạo văn học, công việc này cũng được coi là đặc quyền của người đàn ông. Bản thân cây bút (pen), ngoài hình dáng giống với sinh thực khí của đàn ông thì về mặt từ nguyên, nó cũng gần giống với penis (dương vật). Sự nhìn nhận thế giới và lý giải nó cũng được thực hiện bởi cái nhìn của nam giới. Ở phương Tây, ngự trị trên đỉnh Olempo là thần Zeus còn ở phương Đông, các vị thần tối cao cũng gắn với hình ảnh người đàn ông. Vị thế kẻ mạnh của nam giới còn thể hiện ở khâu tiếp nhận văn học. Những cuộc thù tạc, đàm đạo văn chương chỉ diễn ra giữa những người đàn ông với nhau, không có chỗ cho “đám nữ nhi”. Văn hóa Khổng giáo (tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam) cũng đặc biệt chú trọng đến vai trò áp chế của đàn ông so với những người phụ nữ (xuất giá tòng phu, tam tòng tứ đức…).
Vai trò thống trị của người đàn ông có ảnh hưởng khá sâu đậm trong văn học Việt. Ca dao cho thấy hình ảnh người đàn ông với tư thế kẻ đi chinh phục:
Bây giờ mận mới hỏi đào - Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?... có lúc còn hết sức táo tợn: Gặp đây anh nắm cổ tay - Anh hỏi câu này: Có lấy anh không?.
Cho dù là tiếng nói hồn nhiên nhất, ít bị áp chế bởi tính quy phạm nhất, văn học dân gian vẫn xác nhận vai trò kẻ mạnh của đàn ông so với đàn bà.
Trong văn học trung đại, cơ bản giới cầm bút vẫn là đàn ông. Trong vòng cương tỏa của tư tưởng nam quyền đã bắt đầu xuất hiện những tài danh văn học là nữ giới như Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương. Mặc dù giàu tinh thần nổi loạn và phản kháng nhưng những khúc tự tình của nữ sĩ họ Hồ vẫn chủ yếu là những tiếng than thân trách phận. Đó là lý do khiến Bà Chúa thơ Nôm phải ao ước: Ví đây đổi phận làm trai được-Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu. Câu thơ ẩn chứa trong đó một trạng thái tâm lý không chỉ riêng của Hồ Xuân Hương mà là của giới nữ: muốn nên sự nghiệp, phải đổi phận. Song mong ước kia, một mặt cho thấy sự đổi phận ấy dường như là bất khả trong thực tế, mặt khác, gián tiếp xác nhận vị thế ưu thắng của đàn ông.
Xã hội hiện đại, cùng với sự thay đổi tư duy và sự mở rộng của tinh thần dân chủ xã hội khiến cho nữ giới có điều kiện cất cao tiếng nói của mình với tư cách là chủ thể độc lập. Bản thân nữ giới đã có những thay đổi lớn về nhận thức, học vấn, điều kiện tự chủ về kinh tế, khả năng am hiểu luật pháp…
tức là có đủ các yếu tố để trở thành một chủ thể độc lập, thoát khỏi tình trạng bị “nó, anh ấy, ông ấy hóa”. Và trong thực tế, với những đặc điểm riêng về giới, có nhiều lĩnh vực phụ nữ có thể làm tốt hơn đàn ông. Đó là những cơ sở vững chắc để người nữ có thể tự tin khẳng định quyền được riêng trong sáng tạo nghệ thuật.
Từ vị trí ngoại biên, người nữ lặng lẽ chiếm một khoảng trời riêng trong sáng tạo nghệ thuật, không bị bó buộc trong bất cứ khuôn khổ nào.
Những người làm thơ nữ thế hệ 197x, 198x đã cho thấy “quyền lực riêng” của giới nữ. Họ tự do khai phá các kênh hình của đời sống, tự do thể hiện những cách cảm nhận không giống ai.
Trong đêm đen con kiến đen lang thang đen
phiến huyền cẩm thạch
Khi thức dậy
Thượng đế nhìn con kiến Phiến cẩm thạch thấy Người con kiến thấy đêm
(Danh ngôn - Phan Huyền Thư)
Hàng loạt thể nghiệm ra đời: Nguyễn Thúy Hằng, Lê Ngân Hằng với sự bứt phá hình thức, dường như không còn khái niệm thể loại, không còn đơn vị bài, chỉ còn là chuỗi dài của các ký tự. Nguyễn Thị Từ Huy với việc tự bó buộc trong các chữ cái để rồi bùng nổ thành những suy tư, chứa đựng một nỗ lực vượt thoát khỏi những giới hạn của chính những chữ cái đó.
Các nhà thơ nữ 197x, 198x còn cố gắng đưa đến một chân trời mới cho thơ với những cách thức tiếp cận người đọc ngày càng đa dạng. Vi Thùy Linh, Nguyệt Phạm, Nguyễn Ngọc Tư… in thơ song ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn...). Nguyễn Ngọc Tư viết bài quảng cáo, kích cầu cho thơ. Ly Hoàng Ly khai thác sự hỗ trợ của nghệ thuật hội họa. Đặc biệt, trình diễn thơ là hoạt động nghệ thuật mà các nhà thơ nữ trẻ vô cùng yêu thích. Trong không gian ngoài trời tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội), Lê Ngân Hằng mời độc giả ăn kẹo lạc, uống nước vối và nghe thơ trên chiếu. Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trương Quế Chi và các nhà thơ trẻ khác háo hức tham dự ngày hội thơ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Vi Thùy Linh còn táo bạo đưa thơ ra công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội. Nhiều nhà thơ nữ đã đưa thơ vượt khỏi biên giới quốc gia…
Thể hiện vai trò cá nhân trong thơ dường như chưa đủ, các nhà thơ nữ thế hệ 197x, 198x còn kết hợp với nhau để tạo thành nhóm tăng thêm “sức chiến đấu” cho thơ. Đó là trường hợp của Ngựa Trời với những cái tên: Lynh Barcady, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm, Phương Lan và Khương Hà. Ngựa Trời
đã cùng nhau cho ra đời tập thơ Dự báo phi thời tiết với niềm hy vọng “sự ra đời của tập thơ là một sự dự báo cho làng văn chương, hy vọng rằng không khí văn chương sẽ tiếp tục được đẩy lên mà không bị kéo lùi. Dự báo này giống như thời tiết, sẽ tạo nên không khí mới, kích thích sự sáng tạo cho những người trẻ khác và cũng là cho chính chúng tôi. Đây là một dự báo, một niềm tin mãnh liệt của người làm nghệ thuật”.(Lynh Barcady, trả lời phỏng vấn của Diệu Hoa, www.tienve.com).
Các nhà thơ nữ trẻ còn có cơ hội để khẳng định mình, mặc sức khai phá địa hạt riêng với tư cách độc quyền: là người vợ, người mẹ. Những người đàn ông có thể đề cập đến lĩnh vực đó nhưng họ không thể có được tiếng nói tự thuật cao như chính những người phụ nữ. Họ không thể có được tiếng nói dịu dàng, tha thiết pha lẫn nỗi đớn đau:
Trong không
Dịu dàng khép rèm mi
Em không thể lặng im khi hạnh phúc Sẽ nức nở, sẽ thầm thì trên vai anh
Em yêu giây phút ấy, yêu anh, yêu anh, không thể nào yên lặng Em sẽ hôn anh… sẽ hôn anh… và sẽ…
Yêu anh… Em không thể nào yên lặng…
(Trong không - Trang Thanh)
Và họ làm sao có được những khao khát bản năng - khao khát được làm mẹ như những người phụ nữ trong thơ:
Con ơi… Con ơi!
Không biết bao lần, mẹ đặt tay lên bụng, gọi con
Mẹ khao khát mong con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ Con đang ở đâu
Hãy theo tình yêu của cha, đậu vào lòng mẹ…
(Những mặt trời đang phôi thai -Vi Thùy Linh)