Những nội dung học tập được ở trường thông qua tài liệu được các nhà giáo lên lớphướng dẫn nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đã giúp tôi nâng cao nhậnthức để hoàn thiện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HOÀNG DANH TRUNG
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT
ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An - 2013
Trang 2Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo Nhà trường,Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôiđược học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao củanhiệm vụ mới.
Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, giúpchúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua Đặc biệt tôi xin chân thành
cảm ơn nhà giáo PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH đã chân tình hướng dẫn giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả anh, chị em bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Những nội dung học tập được ở trường thông qua tài liệu được các nhà giáo lên lớphướng dẫn nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đã giúp tôi nâng cao nhậnthức để hoàn thiện đề tài Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học góp phần nâng cao chấtlượng dạy và học tại Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2013
Tác giả
HOÀNG DANH TRUNG
Trang 3NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 41 Lý do chọn đề tài
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là 1 trong những yếu tố quan trọng đảm bảochất lượng hoạt động giáo dục trong các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo nghề nóiriêng
- Nghị quyết Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương, Khóa VIII của ĐảngCộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ: “…Nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấusớm có một số trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáoviên mạnh, tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học.”
Nghị quyết Trung ương 2, Khoá VIII của Đảng cũng đã đề ra những giải phápchủ yếu quan trọng nhất, có tính khả thi cao, để phát triển giáo dục: “…Tiếp tục đổimới nội dung, phương pháp giáo dục, tăng cường CSVC-KT các trường học Từngbước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và sử dụng phương tiện hiện đại.Tăng cường CSVC-KT là một yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng giáodục”
Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Khóa IX bàn vềcông tác giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ đã nêu: “CSVC-KT (trường, lớp,thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học) ở nhiều địa phương vẫn còn rất thiếu thốn.Trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập mới đáp ứng khoảng20% yêu cầu Tình trạng dạy chay còn phổ biến Việc kết nối mạng internet trongcác trường học còn chưa đáng kể, nếu không muốn nói là một mong muốn xa vời.Yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa CSVC-KT vẫn đang là một thách thức lớn”
Trong báo cáo của BCHTW Đảng khoá IX về phương hướng nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng đã xác định: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cấp chất lượng dạy và học, đổimới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo vàđộc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên”
Trang 5- Hiện nay, CSVC, TBDH được xem như những điều kiện quan trọng, là mộtthành tố để thực hiện nhiệm vụ dạy học trong các trường dạy nghề trên toàn tỉnhNghệ An nói chung và trường trung cấp nghề KT- KT Đô Lương nói riêng Trongnhững năm gần đây, được Đảng, Nhà nước quan tâm, Chính quyền và nhân dân ĐôLương đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựngCSVC-TBDH để phát triển giáo dục Tuy đã có nhiều cố gắng và đã tạo ra sựchuyển biến, nhưng nhìn chung trang thiết bị phục vụ dạy học và sinh hoạt trong nhàtrường còn thiếu thốn, nhiều thiết bị chất lượng không đảm bảo và không đủ để tổchức thực hành thí nghiệm Trong khi đó việc quản lý CSVC-TBDH của ngành chưađược quan tâm đúng mức Công tác bảo vệ vẫn còn bị coi nhẹ, dẫn đến tình trạngCSVC-TBDH xuống cấp nhanh chóng Ở nhiều nơi việc sử dụng CSVC-TB chưahợp lý, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí lớn
Với những lý do nêu trên việc tìm kiếm các giải pháp quản lý CSVC- THDH
ở trường trung cấp nghề Kinh tế- kỹ thuật Đô Lương trở nên cấp bách Vì thế, chúng
tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học ở trường Trung cấp nghề Kinh tế- Kỹ thuật Đô Lương, tỉnh Nghệ An”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nâng caohiệu quả quản lý CSVC - TBDH ở Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương, tỉnhNghệ An
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý CSVC- TBDH ở các Trường Trung cấp nghề
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý CSVC-TBDH ở trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương,tỉnh Nghệ An
4 Giả thuyết khoa học
Trang 6Nếu xác định và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tínhkhả thi, thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TBDH ở trường Trung cấpnghề KT- KT Đô Lương, tỉnh Nghệ An
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý CSVC-TBDH ở các trường Trungcấp nghề
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý CSVC-TBDH ở trường Trungcấp nghề KT- KT Đô Lương, tỉnh Nghệ An
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý CSVC-TBDH ở trường Trung cấp nghề
KT-KT Đô Lương, tỉnh Nghệ An
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.Gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp phân tích - tổng hợplý; PP phân loại- hệ thống hóa và pp cụ thể hóa lý thuyết
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.Gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp điều tra; Phươngpháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạtđộng; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
7 Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý CSVC-TBDH tại trườngTrung cấp nghề
- Làm rõ thực trạng quản lý CSVC-TBDH ở trường Trung cấp KT-KT ĐôLương, tỉnh Nghệ An
Trang 7- Đề xuất được một số giải pháp quản lý CSVC- TBDH ở trường Trung cấpKT-KT Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo… luận văn gồm có 3
Chương 3: Một số giải pháp quản lý CSVC-TBDH ở trường Trung cấp nghề KT-KT
Đô Lương, tỉnh Nghệ An
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT-THIẾT BỊ
DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
CHƯƠNG 1
Trang 81.1.1 Ở nước ngoài
Quá trình phát triển của khoa học giáo dục, hoạt động giáo dục và dạy học đãđược nghiên cứu có hệ thống từ thời Komenxky cho đến ngày nay Nhưng hầu nhưcác công trình nghiên cứu chỉ tập trung nhiều vào mục tiêu, nội dung và phươngpháp của việc giáo dục và dạy học, còn phương tiện và điều kiện để thực hiện cácthành tố trên dường như chưa được quan tâm một cách triệt để, đó là CSVC-KT củatrường học (đất đai, môi trường tự nhiên, trường sở, các cấp khối công trình, phònghọc, phòng thí nghiệm thực hành, bàn ghế GV và HS, bảng, thiết bị và các trangthiết bị khác…)
V.A Xukhomlinski, Nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga trong tác phẩm
“Trường trung học Pavlưsh” (Tổng kết kinh nghiệm công tác giảng dạy - giáo dụctrong nhà trường trung học) đề cập đến vị trí vai trò CSVC- KT trường học
Trong cuốn sách “Tổ chức lao động của hiệu trưởng” tác giả Zakharốp đãtrình bày về yêu cầu, điều kiện và tác dụng của CSVC-KT của trường học [39,tr.268]
Trong cuốn sách “Những vấn đề quản lý trường học” của các tác giả P.V.Zimin - M.I Kônđkốp - N.I Saxerđôtôp đã đề cập các phương tiện cơ sở vậtchất của trường học (thiết bị của các phòng học, hệ thống các phòng học trongtrường phổ thông…), đồng thời cũng nêu ra yêu cầu và cách thức quản lý cácphương tiện nhưng mang tính chất khái quát [38, tr.231, 246, 247, 257, 271]
Trong những năm gần đây có một số nghiên cứu đề cập đến CSVC-KT: + Evaluation Rating criteria for the VTE Institution ADB/ILO-Bangkok
1997, đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo dục - đào tạo:
Trang 93 Chương trình giáo dục và đào tạo 135
1.1.2.1 Giai đoạn trước cuộc CCGD và dạy nghề
Trang 10Trước hết chính quyền cần giúp đỡ nhà trường phấn đấu xây dựng nhữngCSVC- KT tối thiểu sau:
- Có đủ phòng học bàn ghế, bảng đen đúng quy cách
- Có đủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh, có đủ tạp chí chuyên môn,sách báo tham khảo cần thiết để giúp GV làm tốt công tác giảng dạy và tự bồidưỡng
- Có tủ thí nghiệm và những thiết bị dạy học khác nhau theo tiêu chuẩn thiết
bị thí nghiệm tối thiểu
- Có xưởng trường, vườn trường, bãi tập và một số cơ sở thực hành khác đủ
để thực hiện chương trình sinh vật, thể dục thể thao, kỹ thuật công nghiệp, nôngnghiệp và lao động sản xuất
- Có tủ đựng hồ sơ về hành chính và chuyên môn và những phương tiện làmviệc tối thiểu khác
- Nhà trường phải tổ chức tốt việc xây dựng bảo quản và sử dụng TBDH
CSVC CSVCCSVC TBDH của nhà trường chủ yếu phục vụ cho việc giáo dục và họctập Không một cơ quan hay cá nhân nào được tự ý sử dụng CSVC-TBDH của nhàtrường vào mục đích khác không trực tiếp phục vụ cho công tác giáo dục HS, kể cảtrong thời gian nghỉ hè Trường hợp đặc biệt, cơ quan, đoàn thể ở địa phươngmuốn sử dụng trường sở, phải được Hiệu trưởng đồng ý
- Chính quyền địa phương nơi trường đóng có trách nhiệm giúp đỡ nhà trườngbảo quản CSVC - KT đã có”
- Có kế hoạch hàng năm bổ sung CSVC-KT của nhà trường để bảo đảm cácnhiệm vụ giáo dục toàn diện HS
- Quản lý toàn bộ thiết bị, tài sản, CSVC-KT đã có, vào việc giáo dục HS”
1.1.2.2 Giai đoạn từ cuộc CCGD dạy nghề lần thứ ba
Trang 11Phải tăng cường CSVC-KT các trường học vì CSVC-KT của trường học lànhững điều kiện vật chất cần thiết giúp HS nắm vững kiến thức, tiến hành lao độngsản xuất, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ, rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo và rèn luyện thân thể… bảo đảm thực hiện tốt phương pháp giáo dục và đàotạo mới Phối hợp những cố gắng đầu tư của Nhà nước với sự đóng góp của nhândân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao động của thầy trò trong việc xâydựng trường sở, phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường, bổ sung thư viện,chế tạo và sửa chữa những thiết bị học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học Cầnban hành những quy chế nhằm tổ chức sử dụng hợp lý những thiết bị Đưa vàotrường học những phương tiện kỹ thuật hiện đại, như máy ghi âm, điện ảnh, vôtuyến truyền hình và những phương tiện kỹ thuật nghe - nhìn khác Đi đôi với xâydựng mới, cần tổ chức tốt việc bảo quản và sử dụng những CSVC-KT hiện có"
Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và đượcthiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trườngdạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số 21/2003/QĐ-BXDngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cụ thể:
- Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
- Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trìnhdạy nghề trình độ trung cấp;
- Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trìnhdạy nghề trình độ trung cấp;
- Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định Diệntích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tốithiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành;
Trang 12- Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học tậpcủa học sinh;
- Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêuchuẩn thiết kế;
- Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe chocán bộ, giáo viên và học sinh trong trường
- Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đàotạo theo quy định
a Địa điểm, diện tích của trường
1 Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáodục Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường
2 Tổng diện tích sử dụng của trường tối thiểu đủ theo tiêu chuẩn quy định,đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục
b Các khối công trình của trường
1 Phòng học, phòng học bộ môn
* Phòng học:
- Có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày
- Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định
- Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáoviên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát
Trang 133 Khối hành chính - quản trị.
Gồm phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phònghọp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn,phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng,Đoàn thể
4 Khu sân chơi, bãi tập
Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, khu sân chơi
có hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thểdục thể thao và đảm bảo an toàn
5 Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước
* Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáoviên và học sinh, riêng cho nam, nữ, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, khônglàm ô nhiễm môi trường;
* Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theoquy định về vệ sinh môi trường
6 Khu để xe: bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệsinh
7 Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý
và dạy học
Nhìn chung, các văn bản pháp quy của Nhà nước đã định hình rõ nét về kháiniệm, về các yêu cầu và các yếu tố cấu thành nên CSVC-TBDH Tuy nhiên, có thểchia ra thành hai hướng nghiên cứu chính:
- Hướng thứ nhất là các nghiên cứu cơ bản mang tính lý luận nhằm xác định nộihàm của khái niệm CSVC-TBDH, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và nội
Trang 14dung của CSVC-TBDH là chủ yếu Cụ thể có một số sách viết về tổ chức và quản lýCSVC-TBDH của trường học
- Hướng thứ hai là một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn quản lý TBDH ở trường phổ thông mà tác giả là giáo viên, cán bộ quản lý trường
CSVC-Điểm qua hệ thống các nghiên cứu nói trên cho thấy các tác giả đi sâu vàoviệc nghiên cứu cơ bản về CSVC-TBDH ở trường học, nghiên cứu thực nghiệm,tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng: các chuẩn thiết kế thích hợp, các yêucầu tối thiểu, các quan điểm tư tưởng nhận thức về CSVC-TBDH trường học và quytrình tổ chức và đổi mới phương pháp quản lý CSVC-TBDH trường phổ thông
Các nghiên cứu về quản lý CSVC-TBDH chưa được thực hiện nhiều, cóchăng chỉ có một số đề tài nghiên cứu hay những bài báo nói về một bộ phận, mộtkhía cạnh của CSVC-TBDH Các nghiên cứu về quản lý CSVC- TBDH ở trườngdạy nghề chưa được thực hiện nhiều, chính vì vậy trong điều kiện công tác của bảnthân, chúng tôi thấy cần có sự nghiên cứu cơ bản về thực trạng quản lý CSVC-TBDH
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là toàn bộ hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật do conngười tạo nên để phục vụ cho nhu cầu và mục đích nào đó trong cuộc sống như: Nhàcửa, máy móc, xe cộ
1.2.2 Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảngdạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáodục
Hệ thống CSVC và thiết bị dạy học bao gồm từ các công trình xây dựng (vớicác lớp học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm ) sân chơi, bải tập, vườn thựcnghiệm, phương tiện nghe - nhìn cho đến quyển sách ngòi bút, viên phấn … Đây là
Trang 15một hệ thống đa dạng về chủng loại và có một số bộ phận tương đối và phức tạp vềmặt kỹ thuật Tính đa dạng và phong phú của hệ thống tạo ra không ít trở ngại trongquản lý và sử dụng.
Theo tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn “CSVC-TB là những hệ thống cácphương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáodục và đào tạo toàn diện HS trong nhà trường Đó là những đồ vật, những của cảivật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường” CSVC-TB theo họ baogồm: trường học, thư viện trường học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học, dụng cụ thínghiệm, thiết bị giáo dục chính quy, thiết bị giáo dục tự làm, phòng thí nghiệm,phòng thực hành, phòng bộ môn.v.v
Quan niệm phổ biến về CSVC-TBDH trong nhà trường cho rằng đó là cáckhối công trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, TBGD và các trang thiết bị khác…được trang bị riêng cho nhà trường, và chia ra làm 3 bộ phận: Trường sở, TBDH vàthư viện Nhà trường trực tiếp quản lý và sử dụng
+ Trường sở: là nơi tiến hành dạy học và giáo dục Đó là những tòa nhà, sânchơi, vườn trường…và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường Là một trong ba bộphận quan trọng hình thành nên CSVC-KT của trường học, bao gồm các khối, khucông trình:
Trang 16tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung vàphương pháp trong từng tiết học Các thiết bị giảng dạy và học tập tại lớp, thiết
bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc - họa và các thiết bịkhác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống… nhằm đảm bảocho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dụctoàn diện
+ Thư viện: bao gồm sách báo,sách giáo khoa và sách tham khảo là thànhphần chính của thư viện trường học, đó là sách được Bộ giáo dục và Đào tạo chophép sử dụng trong trường học, phòng đọc và cho mượn, kho sách, là loại CSVCtrọng yếu là phương tiện cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứucủa GV, HS và công nhân viên trong nhà trường Đồng thời là nguồn tri thức quantrọng của học sinh và giáo viên” [25, tr.268]
1.2.3 Công tác CSVC-TBDH trong nhà trường
Nội dung của công tác CSVC-TBDH trong nhà trường là:
a) Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnhCSVC và TBDH:
- Xây dựng trường sở, các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành,sân bãi tập hợp lý đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn
- Mua sắm TBDH theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị củatrường không những phục vụ trước mắt mà phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài bằngviệc huy động các nguồn lực tài chính một cách phù hợp, tiết kiệm hiệu quả
b) Duy trì bảo quản thiết bị dạy hoc
Phải thực hiện bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước theo quychế quản lý tài sản, mua sắm tài sản theo quy định tài chính Thực hiện tốt chế độkiểm tra, kiểm kê hàng năm
Bảo quản theo chế độ kỹ thuật đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật máymóc, phương tiện thiết bị bao gồm: Bảo dường thường xuyên, bảo dưỡng đột xuất,
Trang 17bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy trình của nhà chế tạo và có kinh phí cho công tácbảo dưỡng.
c) Sử dụng TBDH: quá trình dạy học mà không có TBDH thì không bao giờđạt được mục tiêu, nhưng việc sử dụng TBDH không đúng cũng không phát huyđược hiệu quả của quá trình dạy học Vì vậy để sử dụng tốt TB cần:
- TBDH phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản kỹ thuật tốt và
Đạt được hệ thống CSVC - TBDH hoàn chỉnh phục vụ cho dạy và học là việclàm lâu dài và tốn kém Phải xây dựng từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến hiện đại, bámsát vào nội dung chương trình, mục tiêu giáo dục và đổi mới phương pháp dạy họcthì mới thực hiện được
1.2.4 Quản lý
Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sởnhững cách tiếp cận khác nhau Theo nghĩa gốc từ “Quản” là trông nom, “Lý” là sắpđặt lo liệu công việc, quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn đề thuhút quan tâm nhiều nhất của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu lý luận quản lý
* Theo Từ điển tiếng Việt do trung tâm Từ điển học biên soạn 1998, kháiniệm quản lý được định nghĩa:
1 Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định
2 Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định
Trang 18* Theo Frederick Winslow Taylor (1856 -1915) cho rằng: “Quản lý là biếtđược chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoànthành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” Đây cũng là tư tưởng cơ bản của ông
về quản lý [21, tr.89]
* Theo Henry Fayol (1841-1925), là cha đẻ của thuyết quản lý hành chínhquan niệm rằng: “Quản lý hành chính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điềukhiển, phối hợp và kiểm tra” [21, tr.103] Trong học thuyết quản lý của mình, ôngđưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý:
ra nền tảng của các tổ chức và trở thành động lực cho tổ chức phát triển và đó cũng
là thực chất của quản lý
* Theo Harold Koontz, được coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại, đãviết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cánhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi tập thể là phải đạt
Trang 19được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân
ít nhất”
* Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm haiquá trình “Quản” và “Lý” tích hợp vào nhau trong đó: “Quản” có nghĩa là duy trì và
ổn định hệ, “Lý” có nghĩa là đổi mới hệ
* Theo tác giả Phan Văn Kha quản lý được định nghĩa:
- Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm việcvới con người
- Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc
và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra
- Quản lý là vận dụng khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) kể cảnguồn nhân lực, để đạt đến những kết quả kỳ vọng
- Quản lý là sự tác động của con người (cơ quan quản lý) đối với con người vàtập thể người nhằm làm cho hệ thống quản lý hoạt động bình thường có hiệu lực giảiquyết được các nhiệm vụ đề ra, là sự trông coi giữ gìn theo những yêu cầu nhất định,
tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu và nhiệm vụ nhất định
- Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển, hướng dẫn hành vi, quá trình xãhội để chúng phát triển hợp quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và đúng ý chí củangười quản lý
- Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việccủa các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phùhợp để đạt được mục đích đã định
* Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong tác phẩm: “Những vấn
đề cốt yếu trong quản lý”, 1987 thì quản lý là một quá trình định hướng, quá trình cómục tiêu quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Nhữngmục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mongmuốn
Trang 20Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: “Quản lý là quátrình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộcmột hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mụcđích đã đề ra”.
1.2.5 Quản lý cơ sở vật chất- thiết bị dạy học
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí khi xây dựng công tác quản lý quá trình đào tạo,chúng ta cần trả lời những câu hỏi sau:
- Đối tượng quản lý là ai? (Quản lý ai? Những hoạt động nào? )
- Mục tiêu và yêu cầu của quản lý như thế nào? (Các kết quả và yêu cầu cầnđạt?)
- Nội dung quản lý là cái gì? (Quản lý những yếu tố nào của đối tượng?)
- Hệ thống tổ chức quản lý ở đâu? (Quản lý dựa trên những đơn vị tổ chức vàchức danh nào?)
Quản lý CSVC-TBDH trong nhà trường là sự tác động có hướng đích củangười quản lý đến các đối tượng như: Người xây dựng CSVC-TBDH, cũng nhưngười sử dụng CSVC-TBDH, tổ chức phối hợp hoạt động của các đối tượng sao choduy trì và phát triển CSVC-TBDH nhằm đạt được mục đích nhất định
Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ
xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đíchnày và theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho phương pháp dạy họccũng ra đời và phát triển Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò hỗ trợ tíchcực cho quá trình Dạy – Học Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổchức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham giathực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù hợpmới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả Do vậy cơ sở vậtchất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng
Trang 21có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhậnthức Hiện nay CSVC-TBDH được xem như một trong những điều kiện quan trọng
để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vậtchất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học
có hiệu quả Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho cácphương pháp dạy học Để đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế các trường Trungcấp nghề nói chung và trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương nói riêng: vấn đềCSVC- TBDH đã được quan tâm song vẫn còn có nhiều bất cập và khó khăn Việcđánh giá thực trạng những vấn đề đã làm được và những khó khăn đặt ra, cần phải
có những giải pháp cụ thể để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đồng thờiphát huy có hiệu quả về CSVC-TBDH hiện có chính là nhiệm vụ quan trọng mà mỗinhà quản lí phải hết sức quan tâm
Để quản lý tốt công tác TBDH, người quản lý phải nắm chắc cơ sở lý luận vàthực tiễn về lĩnh vực quản lý, các chức năng quản lý Biết phân lập và phối hợp cácnội dung quản lý, các mặt quản lý Phải hiểu rõ mục tiêu chương trình đào tạo đòihỏi để tập trung các nguồn lực nhằm đưa công tác TBDH phục vụ đắc lực cho giáodục đào tạo
Nội dung CSVC - TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng vàsâu tương ứng Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: CSVC - TBDH chỉ phát huyđược tác dụng tốt trong dạy học khi được quản lý tốt Do đó đi đôi với việc đầu tư,trang bị thì điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý CSVC - TBDHtrong nhà trường Do CSVC - TBDH là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế -giáo dục; vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuânthủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học; Mặt khác, cần tuân thủ các yêucầu quản lý chuyên ngành giáo dục Như vậy có thể nói quản lý CSVC - TBDH làmột trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà
Trang 22trường Do vai trò quan trọng của công tác quản lý mà gần đây, trong việc chỉ đạohoạt động ngành GD, Bộ GD&ĐT đã coi việc đổi mới quản lý trường học là mộttrong những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng GD - ĐT.
1.3 Một số vấn đề về CSVC-TBDH ở trường Trung cấp nghề
1.3.1 Về trường trung cấp nghề
Điều 17 (Luật dạy nghề năm 2006)
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thứcchuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làmviệc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâmnghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện chongười học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặctiếp tục học lên trình độ cao hơn
1.3.2 Vị trí, vai trò của CSVC-TBDH trong đào tạo nghề
* Vị trí của CSVC-TBDH trong quá trình đào tạo nghề
- Là thành tố trong quá trình dạy học, nó có mỗi quan hệ tương hỗ với các thành tốkhác trong quá trình dạy học
- Thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi vớihành, lý luận gắn liền với thực tiến”
- TBDH được coi là tiền đề để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ
lý thuyết, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động với tư cách là trung tâm của quá trìnhdạy học
- Thiết bị dạy học là yếu tố cần thiết không thể thiếu được trong quá trình dạy học,chúng có tác dụng tích cực và có tính động lực, tác động một cách có hiệu quả đốivới quá trình dạy của thầy và học của trò
- Thiết bị dạy học đẩy mạnh hoạt động nhận thức và phát triển năng lực nhận thứccủa học sinh, giúp học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới nhằm phát triển tư
Trang 23duy, óc quan sát năng lực ghi nhớ, khả năng vận dụng sáng tạo, củng cố rèn luyện kỹnăng.
- Cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do
đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của học sinh
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm học sinh lĩnh hội đủ nội dung họctập
- Gia tăng cường độ lao động của cả giáo viên và học sinh do đó nâng cao hiệu quảDH
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó khăn hoặc không quan sát tiếp cậnđược
Hình 1.2 Sơ đồ diễn tả các thành tố cấu thành quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng
* Vai trò, đặc trưng của CSVC-TBDH trong quá trình đào tạo nghề
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu Hiện nay cácquốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đàotạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính
Mục tiêu dạy học
Phương pháp DH
Học sinhGiáo viên
Nội dung
DH
CSVCTB
Trang 24tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người họchướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Muốn vậycần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy
và học là một thành tố quan trọng
Nói chung, trong quá trình dạy học, CSVC-TBDH giảm nhẹ công việc củagiáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có đượcCSVC-TBDH thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo củamình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nênnhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học
Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinhtăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe -thấy - làm được (những gì nghe đượckhông bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tựtay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điềukiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả củaquá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em
Tính chất của CSVC-TBDH biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thôngtin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong phương tiện - đồ dùng và phảidưới sự tác động của giáo viên hoặc học sinh tính chất đó mới đựơc bộc lộ ra Nhưvậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và chức năng của phương tiện dạy học Trong quá trình dạy học, chức năng của CSVC-TBDH thể hiện sự tác động đạtđược.mục đích dạy - học
Là phương tiện để làm sáng tỏ lý thuyết, kiểm nghiệm lại lý thuyết, học sinh
tự chiếm lĩnh tri thức, khám phá ra những tri thức mới
Thực hiện nguyên lý “ trực quan”, nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với hành,
lý luận gắn với thực tiễn” Góp phần thực hiện đổi mới giáo dục thể hiện qua các tácdụng sau:
- Đảm bảo chất lượng dạy học
- Đa dạng hóa các hình thức dạy học
Trang 25- Đổi mới phương pháp dạy học
- Thực hiện phương pháp “ học tập đa giác quan ”
- Tăng khả năng truyền tải thông tin, nâng cao hiệu quả sư phạm cụ thể
+ Giảm nhẹ khó khăn trong truyền tải thông tin
+ Mở rộng các khả năng sư phạm
+ Tiết kiệm thời gian
+ Lao động sư phạm văn minh hợp lý hơn
+ Tạo nên sự trình bày sinh động
+ Giúp tập trung cho người học
Như vậy, có thể khẳng định rằng: CSVC-TBDH là thành phần không thể thiếuđược trong việc đào tạo con người trong nhà trường; là yếu tố tác động trực tiếp đếnquá trình giáo dục và góp phần quyết định vào chất lượng giáo dục của nhà trường;
là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm; là phương tiện để tác động đến thế giớitâm hồn của HS và cũng là phương tiện để truyền thụ lĩnh hội tri thức Là thành tốquan trọng trong hệ thống giáo dục Vì vậy để làm tốt các vai trò trên thì toàn bộkhung cảnh nhà trường với các công trình phải được xây dựng đúng chuẩn mực,trang bị đầy đủ khang trang sạch đẹp thể hiện nét hiện đại của nhà trường XHCN,bền vững theo thời gian, phù hợp với tâm sinh lý của HS, tạo được cảm giác yên tâmcủa các bậc phụ huynh, đồng thời nó sẽ có giá trị giáo dục hết sức to lớn, gây ấntượng sâu sắc và lưu lại suốt đời trong ký ức HS
1.3.3 Những yêu cầu cơ bản đối với CSVC-TBDH ở Trường Trung cấp nghề
Theo Quyết định số: 21/2003/QĐ-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2003 của Bộ xây dựngquyết định về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60 : 2003
“Trường dạy nghề - tiêu chuẩn thiết kế ” quy định
Trang 26+ Địa điểm xây dựng trường dạy phải phù hợp với quy hoạch các điểm dân cư vàmạng lưới trường dạy nghề Gần các cơ sở sản xuất có ngành nghề mà trường đào tạonhư xí nghiệp công nghiệp, công trường xây dựng, nông trường, lâm trường, bếncảng v.v…
+ Khu đất xây dựng trường dạy nghề cần bảo đảm yên tĩnh cho việc giảng dạy
và học tập Giao thông thuận tiện và an toàn Thuận tiện cho việc cung cấp điện,nước Ở trên nền đất tốt, cao ráo Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đối với các xínghiệp công nghiệp thải ra chất độc hại
+ Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật để phục vụcho việc giáo dục và đào tạo của nhà trường
+ Bố trí hợp lý các yếu tố của CSVC- TBDH trong khu vực nhà trường, bố tríhợp lý địa điểm của nhà trường trong khu vực dân cư, làm cho quá trình giảng dạy
GD của GV và học tập của HS diễn ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức ngườinhất
+ Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, các điều kiện về vệsinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặtsạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục
+ Khai thác và sử dụng đạt hiệu quả tối ưu các phương tiện CSVC-TBDHtrong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, phải làm cho mọi thành viên,đặc biệt là HS trong nhà trường được hưởng thụ chất lượng nhận thức do cácphương tiện đó mang lại
+ Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo quản và bảo trì các phương tiện vật chất kỹthuật của nhà trường vì nó là tài sản quí báu phục vụ cho sự nghiệp giáo dục
1.4 Một số vẫn đề về quản lý CSVC- TBDH ở trường Trung cấp nghề
1.4.1 Mục đích quản lý CSVC –TBDH ở trường Trung cấp nghề
Trang 27Quản lý CSVC - TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xâydựng phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ cho công tác giáodục đào tạo (26 tr 262)
- Để quản lý CSVC-TBDH người quản lý cần nắm vững:
+ Cơ sở lí luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lí
+ Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phân phối các nộidung quản lý (trường học, sách-thư viện, TBDH)
+ Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện CSVC TBDH
-để thực hiện chương trình
+ Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi
+ Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng chocông việc
+ Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất,đảm bảo CSVC-TBDH để nâng cao chất lượng giáo dục
- Nguyên tắc quản lí CSVC-TBDH:
+ Trang bị đầy đủ và đồng bộ các CSVC-TBDH
+ Bố trí hợp lý CSVC-TBDH trong khu trường, trong lớp học, trong phònghọc thực hành, thí nghiệm, phòng bộ môn v.v
+ Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục
+ Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhàtrường
Tóm lại, quản lý CSVC - TBDH là tác động có mục đích của người quản lýnhằm xây dựng phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ cho côngtác giáo dục đào tạo (26 tr 262)
Trang 28Để quản lý tốt công tác TBDH, người quản lý phải nắm chắc cơ sở lý luận vàthực tiễn về lĩnh vực quản lý, các chức năng quản lý Biết phân lập và phối hợp cácnội dung quản lý, các mặt quản lý Phải hiểu rõ mục tiêu chương trình đào tạo đòi hỏi để tập trung các nguồn lực nhằm đưa công tác TBDH phục vụ đắc lực cho giáodục đào tạo
1.4.2 Nội dung quản lý CSVC- TBDH ở Trường Trung cấp nghề
Theo tác giả Nguyễn Đức Trí khi xây dựng công tác quản lý quá trình đào tạo,chúng ta cần trả lời những câu hỏi sau:
- Đối tượng quản lý là ai? (Quản lý ai? Những hoạt động nào? )
- Mục tiêu và yêu cầu của quản lý như thế nào? (Các kết quả và yêu cầu cầnđạt?)
- Nội dung quản lý là cái gì? (Quản lý những yếu tố nào của đối tượng?)
- Hệ thống tổ chức quản lý ở đâu? (Quản lý dựa trên những đơn vị tổ chức vàchức danh nào?)
Chu trình quản lý quá trình diễn ra gồm năm giai đoạn:
Sơ đồ 1.1 Chu trình quản lý
Quá trình quản lý là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn Sự phân chia thànhcác giai đoạn chỉ có tính chất tương đối giúp cho người lãnh đạo, người quản lý địnhhướng thao tác trong hoạt động của mình Trong thực tế, các giai đoạn diễn ra khôngtách bạch rõ rệt, thậm chí có những chức năng chúng diễn ra đan xen ở một số giaiđoạn nhất định khác nhau
Chuẩn bị
kế hoạch
Lập kế hoạch
Tổ chức thực hiện
Chỉ đạo lãnh đạo
Kiểm tra đánh giá
Chuẩn bị
kế hoạch
Lập kế hoạch
Trang 29+ Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hoàn thành một hệ thống hoàn chỉnhCSVC-TBDH ( trường sở, sách, thư viện và TBDH )
+ Duy trì, bảo quản CSVC-TBDH, bảo quản theo chế độ quản lý tài sản nhànước, bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật
+ Sử dụng CSVC- TBDH
Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vẫn đề về mặt quản lý như đầu tư trang
bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ,
kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyênmôn.v.v
- Nội dung cụ thể của việc quản lí CSVC-TBDH
+ Quản lý trường học: Quy mô trường lớp; diện tích mặt bằng; mẫu thiết kế;khuôn viên trường; các khối công trình; phòng học; trang bị phòng học; phòng thínghiệm và phòng bộ môn
+ Quản lý thư viện trường học: Tổ chức thư viện; lựa chọn sách cho thư viện;phát huy hiệu quả sử dụng của thư viện
1.4.3.Phương pháp quản lý CSVC-TBDH ở trường Trung cấp nghề
* Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnhCSVC-TBDH:
- Xây dựng trường sở, các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành,sân bãi tập hợp lý đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn
- Mua sắm TBDH theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị củatrường không những phục vụ trước mắt mà phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài bằngviệc huy động các nguồn lực tài chính một cách phù hợp, tiết kiệm hiệu quả
* Duy trì bảo quản thiết bị dạy hoc
Trang 30Phải thực hiện bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước theo quychế quản lý tài sản, mua sắm tài sản theo quy định tài chính Thực hiện tốt chế độkiểm tra, kiểm kê hàng năm.
Bảo quản theo chế độ kỹ thuật đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật máymóc, phương tiện thiết bị bao gồm: Bảo dường thường xuyên, bảo dưỡng đột xuất,bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy trình của nhà chế tạo và có kinh phí cho công tácbảo dưỡng
* Sử dụng TB: quá trình dạy học mà không có TB thì không bao giờ đạt đượcmục tiêu, nhưng việc sử dụng TB không đúng cũng không phát huy được hiệu quảcủa quá trình dạy học Vì vậy để sử dụng tốt TB cần:
- TB phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản kỹ thuật tốt và tổchức khai thác tốt TB
- Phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất - môi trường có điều kiện kỹ thuậtđiện, nước, trang bị nội thất phòng học sân bãi
- Người sử dụng TB (cán bộ thiết bị, giáo viên) phải có trình độ chuyên mônphù hợp, làm chủ TB và tâm huyết nghề nghiệp để truyền thụ kiến thức cho ngườihọc thông qua TB
Vậy, để sử dụng tốt TB phải giải quyết tốt một số vấn đề về quản lý như đầu
tư trang bị tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độnghiệp vụ kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên cho cán bộ phụ trách thiết bị thínghiệm Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn, kỹ thuật
Đạt được hệ thống CSVC - TBDH hoàn chỉnh phục vụ cho dạy và học là việclàm lâu dài và tốn kém Phải xây dựng từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến hiện đại, bámsát vào nội dung chương trình, mục tiêu giáo dục và đổi mới phương pháp dạy họcthì mới thực hiện được
Tóm lại, quản lý CSVC - TBDH là thực hiện các chức năng quản lý đối vớicác mặt cụ thể của công tác CSVC - TBDH
Trang 31- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (cá nhân, tập thể)
- Làm cho TB thật sự là phương tiện để đạt được mục tiêu dạy học đề ra
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý CSVC- TBDH ở Trường Trung cấp nghề
Các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn thiếu các loại phòng chứcnăng và các khu so với quy định, cụ thể:
- Chưa có nhà thể dục thể thao
- Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước chưa đạt chuẩn
- Sân chơi bãi tập một số trường còn chưa đủ chuẩn, diện tích đất của 1 sốtrường không đảm bảo
- Phòng bộ môn và các trang thiết bị chưa trang bị đầy đủ
- Thiếu hội trường đa chức năng
- Bàn ghế không đúng quy cách, không đảm bảo vệ sinh môi trường, nhiệt độ
ở các loại phòng chưa đạt chuẩn, tiếng ồn cao gây ảnh hưởng lớn cho hoạt động của
GV và HS trong quá trình dạy - học
- Thư viện đạt chuẩn còn chiếm tỉ lệ rất thấp
- Trình độ chuyên môn của giáo viên và nhân viên không đồng đều, thiếu kỹnăng sử dụng, chưa được bồi dưỡng cập nhật kỹ thuật mới…Nhân viên phụ tráchcác phòng chức năng kiêm nhiệm và trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật chưacao
- Tinh thần, thái độ của một số giáo viên và nhân viên chưa tích cực sử dụngTBGD do chế độ không thỏa đáng, sử dụng CSVC-TB chưa trở thành thói quen, cácthiết bị hiện đại một số giáo viên không biết sử dụng
- Công tác quản lý CSVC-TBDH trong nhà trường chưa chặt chẽ
Trang 32- Thiếu các chế định về quản lý CSVC- TBDH.
- Thiếu các chính sách động viên khuyến khích
- Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá còn xem nhẹ
- Thiếu các thông tin liên quan đến CSVC- TBDH
- Tổ chức bộ máy chuyên trách và cơ chế phối hợp trong quản lý TBDH chưa đầy đủ và đồng bộ
CSVC-* Về công tác bảo quản, bảo trì duy tu CSVC-TBDH còn những bất cập, đơn
kể như tình trạng ô nhiểm môi trường tại các trường là chiếm mức độ khá cao, theođánh giá của CBQL và GV chiếm giá trị TB lớn hơn 3,0 Đây là vấn đề báo độngcho các cấp lãnh đạo và các hiệu trưởng trường dạy nghề Hiện tượng hư hỏng trangthiết bị trong các trường cũng thường xảy ra, giá trị TB đánh giá của CBQL và GV ởmức độ là 2,5 Công việc vệ sinh ở các cấp khối công trình và các loại phòng chưađảm bảo Về quản lý và tổ chức sử dụng CSVC-KT hiện có tại các trường phục vụcho hoạt động dạy và học: tốt chiếm tỷ lệ 15%, khá 67% và có 18% là đạt ở mức độtrung bình Các trang thiết bị quản lý chuyên môn đã được sử dụng đúng mục đíchvào công tác quản lý chuyên môn, tạo ra môi trường học tập, quan hệ hợp tác vàgiao tiếp Tuy
nhiên, tỷ lệ đạt trung bình còn đến 19 %
Việc sử dụng trang thiết bị đã làm thay đổi, tiến bộ về tri thức và kỹ năng quản
lý nhưng về giá trị trung bình và yếu còn chiếm tỷ lệ 23% (bảng 2.5)
* Về hiệu quả sử dụng CSVC-TBDH chưa cao:
- Hiệu suất trong bao gồm: tần suất sử dụng, mức độ sử dụng, tính thành thạokhi sử dụng và tính kinh tế khi sử dụng CSVC-TBDH tỷ lệ đạt mức độ trung bình vàyếu chiếm gần 20%
Trang 33- Hiệu suất ngoài bao gồm: mức độ cải thiện phương pháp và kỹ năng dạy họccủa GV, các quan hệ trên lớp giữa GV và HS, giữa HS và HS đạt mức độ tỷ lệ trungbình chiếm 10%
- Về các kết quả đạt được so với kế hoạch và mục tiêu đề ra, CBQL và GVcác trường điều tra đánh giá tốt 63%, khá 25%, trung bình 9% và yếu là 3% (bảng2.6)
Điều này trong đề tài nghiên cứu và các hiệu trưởng cần phải suy ngẫm để cónhững biện pháp tăng cường trong việc quản lý CSVC-TB hiện có nhằm nâng caohiệu quả sử dụng CSVC-TB phục vụ cho quá trình dạy và học
Tóm lại, qua phân tích phiếu điều tra của CBQL, GV của các trường Dạynghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
+ Nhìn chung, CSVC-TBDH hiện tại còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo,chưa đáp ứng một cách đầy đủ cho việc triển khai đổi mới nội dung, đổi mới chươngtrình và đổi mới phương pháp dạy học theo xu thế mới hiện nay;
+ Một số trường quan tâm chưa đúng mức công tác quản lý CSVC-TBDHhiện có, chưa chú ý đến việc bố trí hợp lý và đồng bộ các cấp khối công trình bêntrong nhà trường và các trang thiết bị bên trong các phòng chức năng;
+ Các biện pháp quản lý chủ yếu chỉ đạt ở mức trung bình khá, phương phápquản lý còn những hạn chế bất cập;
+ Hiệu quả sử dụng CSVC-TBDH nói chung, các trang thiết bị hiện có nóiriêng chưa cao;
+ Công tác bảo quản, bảo trì duy tu CSVC-TBDH chưa được quan tâm đúngmức;
Nguyên nhân của thực trạng trên có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên ngườinghiên cứu xin nêu vài nguyên nhân chủ yếu sau:
Trang 34* Những nguyên nhân gián tiếp:
- Hệ thống các văn bản pháp quy: Quy định, hướng dẫn, các chuẩn, các chếđịnh về quản lý sử dụng CSVC-TBDH chưa đầy đủ và cụ thể
- Đa số các trường CSVC-TBDH tương đối đủ về số lượng, nhưng về chấtlượng không đảm bảo đúng chuẩn theo xu thế mới hiện đại, dẫn đến hiệu quả sửdụng không cao
* Những nguyên nhân trực tiếp:
- Trình độ sử dụng CSVC-TBDH của GV và NV phụ trách còn thấp, khâu đàotạo bồi dưỡng việc sử dụng chưa đảm bảo và chưa thường xuyên
- CSVC-TBDH bao gồm: Phòng học, bàn ghế, tỉ lệ HS/lớp quá đông và cáctrang thiết bị khác… không đảm bảo chất lượng, không đúng quy cách dẫn đến việc
sử dụng thiết bị giáo dục sẽ gặp khó khăn
Một vấn đề mà xã hội và nhà giáo đang quan tâm hiện nay là làm thế nào đểnâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TBDH nói riêng, CSVC-TBDH nói chung tạicác trường dạy nghề Người nghiên cứu cho rằng có hai vấn đề liên quan đến hiệuquả sử dụng CSVC-TBDH, đó là:
+ Thứ nhất là sự nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý ngành,của GV và NV trong việc sử dụng CSVC-TBDH
+ Thứ hai là chất lượng của CSVC-TBDH và việc tổ chức đào tạo bồi dưỡngviệc sử dụng CSVC-TBDH trong trường học
Cả hai vấn đề nêu ở trên đều liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Hệ thống văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của các cấp lãnh đạo
- Vấn đề kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn TBDH và mua sắm trang thiết bị
CSVC Vấn đề chất lượng, chuẩn của CSVCCSVC TBDH
- Việc cung ứng, đào tạo bồi dưỡng và chỉ đạo của ngành
Trang 35- Sự quyết tâm chủ động tích cực của CBQL, GV và NV ở các trường.
Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ lao động thươngbinh & Xã hội rất quan tâm đến việc đầu tư CSVC-TBDH cho các cấp học theohướng kiên cố, hiện đại chính vì sự quan tâm và đầu tư đó mà điều kiện dạy và họctrong các nhà trường ngày càng hiệu quả tốt hơn Tuy nhiên, thực trạng về CSVC-TBDH cũng như ý thức khai thác sử dụng và bảo quản và cơ chế phối hợp trongcông tác quản lý ở các nhà trường còn có nhiều hạn chế bất cập
Với những nội dung trên, việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp để Hiệutrưởng quản lý tốt CSVC-TBDH ở các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An lànội dung cần thiết để quan tâm nghiên cứu
Trang 36THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT- THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KT-KT ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Khái quát về Trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương, tỉnh Nghệ An 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ra đời từ năm 1981 với tên gọi Trường quản lý kinh tế nông nghiệp củahuyện Đô Lương, sau đó để phù hợp với tình hình mới đơn vị được đổi tên thànhTrung tâm dạy nghề huyện Đô Lương Đến tháng 03/2002 Trung tâm dạy nghềhuyện Đô Lương được nâng cấp lên Trung tâm vùng của tỉnh với tên gọi mới Trungtâm Dạy nghề - Hướng nghiệp Đô Lương, trực thuộc Sở LĐ TB & XH tỉnh Nghệ An( theo quyết định số 722/QĐ.UBND ngày 14/03/2002 của UBND tỉnh Nghệ An
Đến ngày 23/07/2010 theo quyết định số 3182/QĐ-UBND của UBND tỉnhNghệ An, Trung tâm được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹthuật Đô Lương, trực thuộc Sở LĐ TB & XH Nghệ An, nằm trên địa bàn xóm 7- xãĐông Sơn – huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 47 người
Công đoàn Trường : 47 người
Ban giám hiệu: 03 người, gồm:
CHƯƠNG 2
Trang 37Các khoa chuyên môn: 02 khoa
+ Khoa Kinh tế - Kỹ thuật
+ Khoa Khoa học cơ bản
Tổ chức công đoàn trường:
Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường:
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên gồm 47 người
Kế hoạch, giải pháp tăng số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên:
Hàng năm có kế hoạch tiếp nhận thêm giáo viên có trình độ từ đại học (chínhquy) trở lên
Tiếp nhận thêm giáo viên thỉnh giảng, chủ yếu giáo viên trường Đại học sưphạm kỹ thuật Vinh, các trường Đại học kỹ thuật và các kỹ sư giỏi, thợ bậc cao tạicác đơn vị sản xuất
Có chính sách phù hợp để thu hút giáo viên và khuyến khích giáo viên học tậpnâng cao trình độ Các giáo viên đi học cao học được hưởng nguyên lương và đượcnhà trường trả học phí
2.1.3 Ngành nghề và quy mô đào tạo
- Đào tạo lao động kỹ thuật có cấp trình độ khác nhau (trung cấp nghề sơ cấpnghề) các nghề: Công nghệ hàn, Điện Công nghiệp, Kỹ thuật điện lạnh và điều hòa
Phòng công tác học sinh sinh viên
Trang 38không khí, Điện tử, Điện lạnh, Điện dân dụng, Tin học, May thời trang, Chăn nuôigia súc gia cầm Thú y, Trồng trọt Bảo vệ thực vật, Kế toán doanh nghiệp
- Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo;
- Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho xuất khẩu lao động; Sản xuấtdịch vụ vừa và nhỏ phục vụ đào tạo
- Liên kết đào tạo các bậc học khác nhau với các trường, cơ sở đào tạo trongnước và quốc tế
- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ vào công
tác đào tạo và sản xuất
2.1.4 Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường
Tính đến năm 2013 đội ngũ CBGV nhà trường có 100% giáo viên có trình độđại học 100% GV có trình độ sư phạm dạy nghề, hàng năm 70 % cán bộ, giáo viên,công nhân viên đạt danh hiệu lao động giỏi; 25% đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở
2.2 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
2.2.1 Mục đích:
* Về ưu điểm:
- Đảng và Nhà nước đã có những định hướng rõ ràng về việc đầu tư tăng cườngCSVC-TBDH Điều này được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộngành liên quan
- Hiệu trưởng cũng như GV các trường dạy nghề đều nhận thức đúng đắn tầmquan trọng của CSVC-TBDH trong quá trình dạy học Đây là điều kiện cần thiết đểgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình đào tạonghề hiện nay Do vậy trách nhiệm CBQL và ý thức của GV được nâng cao
- Hệ thống văn bản pháp qui hiện hành về công tácCSVC-TBDH tương đối hoànchỉnh
Trang 39- CSVC-TBDH ở các trường dạy nghề hiện nay trang bị tương đối đảm bảo theomức yêu cầu tối thiểu của Bộ LĐ&TBXH quy định Nguồn kinh phí được đầu tưtăng nhiều lần so với thời gian trước đây.
* Về hạn chế:
- Một bộ phận CBQL và GV còn xem nhẹ vai trò, tác dụng của TBDH trong côngtác giảng dạy nên chưa được quan tâm đầu tư đúng mức Đội ngũ GV còn ngại khókhi sử dụng TBDH, phương pháp và kỹ năng sử dụng TBDH còn lúng túng, nênhiệu quả chưa cao
- Kinh phí đầu tư cho việc trang bị TBDH và xây dựng CSVC trường học mặcdầu tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế Hiện nay việc đầu tư chỉ quantâm đến xây dựng các phòng học để giải quyết nhu cầu số lượng HS, còn các phòngchức năng, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, kho chứa thiết bị chưa được quantâm đúng mức
- Công tác tập huấn sử dụng TBDH cho GV chưa được tổ chức thường xuyên vàđồng bộ Việc kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của GV và học tập của HS chưa
đề cập cụ thể đến khâu sử dụng thiết bị
- Công tác quản lý CSVC-TBDH của một số CBQL còn nhiều bất cập, hạn chế từkhâu lập kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện và kiểm tra Một số CBQL buông lỏng côngtác quản lý CSVC-TBDH
* Nguyên nhân:
a Nguyên nhân khách quan
- CSVC, trang thiết bị bảo quản còn thiếu nhiều làm ảnh hưởng đến việc quản lý,
Trang 40- Việc đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với việc cải tiến, đổi mới TBDHnhưng việc trang bị, cung ứng TBDH không kịp thời, người Hiệu trưởng thiếu chủđộng, chưa có kế hoạch dài hạn, hơn nữa kinh phí chỉ dựa vào ngân sách Phong trào
tự làm TBDH chưa được đa số GV hưởng ứng nên TBDH chưa đáp ứng được vớinội dung của chương trình
b Nguyên nhân chủ quan
- Một số bộ phận GV nhận thức về vai trò, vị trí của TBDH chưa cao, thói quendạy chay-học chay vẫn còn ảnh hưởng nặng nề, tạo tư tưởng ngại khó khi sử dụng
GV chưa có ý thức tự học, tự rèn luyện nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vớiTBDH hiện đại
- Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực huy động các nguồn lực để trang bị TBDHcòn yếu, chưa có biện pháp khả thi vào ngân sách nhà nước để thu hút các nguồnđầu tư kinh phí mà đầu tư chủ yếu hiện nay đều dựa vào ngân sách nhà nước
- Năng lực quản lý TBDH của Ban giám hiệu nhà trường, các phòng khoa chuyênmôn còn nhiều hạn chế, quản lý theo kinh nghiệm, chưa có những suy nghĩ để đề ranhững giải pháp khả thi
- Công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác quản lý TBDH của Hiệu trưởngcòn xem nhẹ,
2.2.2 Nội dung khảo sát:
- Thực trạng CSVC-TBDH của trường Trung cấp nghề KT-KT Đô lương
- Thực trạng quản lý CSVC-TBDH ở trường Trung cấp nghề KT-KT Đô Lương
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CSVC-TBDH ở trường Trungcấp nghề KT-KT Đô Lương
2.2.3.Đối tượng và địa bàn khảo sát:
- Cán bộ quản lý?
- GV?