Do đó cở sở vật chất và thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở các cơ sở giáo dục nói chung và ở trường Tiểu học L
Trang 11 Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1 Lý do pháp lý
Giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế đất nước có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người , đối với nền kinh tế - văn hóa của đất nước Do đó cở sở vật chất và thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở các cơ sở giáo dục nói chung và ở trường Tiểu học Long Thạnh nói riêng được khẳng định trong Điều lệ trường tiểu học như:
Điều 20 mục 5 của Điều lệ trường Tiểu học nêu Nhiệm vụ và quyền hạn
của Hiệu trưởng có nội dung: Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
Điều 46 Phòng học
1 Phòng học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về
vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi
2 Phòng học có các thiết bị sau đây:
a) Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh;
b) Bàn, ghế giáo viên;
c) Bảng lớp;
d) Hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện);
e) Hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học
Điều 47 Thư viện
1 Thư viện trường phải phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh Nhà trường tổ chức cho học sinh, theo từng loại đối tượng, được mượn sách giáo khoa, bảo đảm tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập;
tổ chức tủ sách lưu động đưa đến các điểm trường
2 Mỗi trường có một thư viện với các phương tiện, thiết bị cần thiết theo quy định về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Điều 48 Thiết bị giáo dục
1 Trường được trang bị đủ thiết bị giáo dục, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục, tự làm đồ dùng dạy
Trang 2học theo các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục
Luật giáo dục năm 2005 có nội dung:
Điều 106 chương VII, mục 2 nêu rõ: “Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết
bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác, ”
Thông tư số 59/2012/QĐ-BGD ĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại Điều 9 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có những nội dung sau:
1 Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập
a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục;
b) Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh;
c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao
2 Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
a) Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học ba ca Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;
b) Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định
về vệ sinh trường học
3 Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học
a) Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiết bị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp;
c) Phòng y tế trường học có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu;
d) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí
và giảng dạy
4 Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
a) Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ;
b) Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;
Trang 3c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường
5 Thư viện
a) Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh;
c) Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hàng năm
6 Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Nhà trường có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trình giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần thiết khác;
- Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tập tối thiểu Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học,
tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp
để hỗ trợ học tiếng Việt;
b) Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học ở Tiểu học
c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng năm
1.2 Lý do về lý luận
1 Khái niệm về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng học bộ môn…), sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các môn học, các phương tiện nghe, nhìn …
2 Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
a) Khái niệm
Trang 4- Quản lý nói chung là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp vói quy luật khách quan
- Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo
- Quản lý trường học là quản lý về quy mô trường, lớp, diện tích mặt bằng, các mẫu thiết kế, khuôn viên trường, trang bị phòng học, phòng thí nghiệm và phòng bộ môn
- Quản lý thư viện trường học là quản lý công tác tổ chức thư viện, lựa chọn và bổ sung sách cho thư viện
- Quản lý thiết bị dạy học là quản lý công tác tiếp nhận, bảo quản và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học
b) Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
Tất cả thiết bị dạy học của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học,
dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy Tùy theo tính chất, quy
mô của thiết bị mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng Các thí nghiệm
có độc hại, gây tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường Thiết bị dạy học phải được sử dụng
có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục Thiết bị dạy học phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài sản
c) Nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học: Trong công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, người quản lý phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các cơ sở vật chất - thiết bị dạy học (Đồng bộ giữa trường sở - phương thức tổ chức dạy học; chương trình, sách giáo khoa và thiết bị dạy học; trang thiết bị và điều kiện sử dụng; trang bị và bảo quản giữa các thiết bị với nhau …)
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục
- Bố trí hợp lý các cơ sở vật chất trong khu trường, trong lớp học, trong phòng bộ môn
Trang 5- Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà trường
Vì vậy cở sở vật chất và thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp một phần cho định hướng phát triển nền giáo dục nước nhà theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện
1.3 Lý do thực tiễn
Ở trường Tiểu học Long Thạnh, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Kĩ năng sử dụng cở sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên - học sinh còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học một cách có hiệu quả
Sau khi học xong lớp Cán bộ Quản lý Giáo dục Tiểu học tại Long An bản
thân nhận thấy công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của nhà trường là rất cần thiết Chính vì những lý do trên nên tôi chọn chủ đề tiểu luận “ Công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tại trường Tiểu học Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An Năm học 2013-2014”.
2 Phân tích tình hình thực tế về Công tác quản lý cơ sở vật chất –thiết
bị dạy học tại Trường Tiểu học Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm học 2013-2014
2.1 Khái quát về trường Tiểu học Long Thạnh, điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm nổi bật
2.1.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Long Thạnh
-Trường Tiểu học Long Thạnh được thành lập năm 1996 Trường có tổng diện tích là 14 638 m2, với 03 điểm trường ở 3 ấp của xã gồm 01 điểm chính, 02 điểm lẻ, điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn nên việc quản lý cơ sớ vật chất - thiết bị dạy học còn hạn chế Phân hiệu Bà Giải phòng học đang xuống cấp (1 phòng) Phân hiệu Ông Cả thiếu 01 phòng học, sân chơi chưa được san lấp Còn thiếu phòng đa năng và phòng giáo dục nghệ thuật
- Năm học 2013-2014 trường có 20 lớp với 452 học sinh Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 36 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 3; Giáo viên: 31; Nhân viên: 2 Trình độ chuyên môn (cán bộ, giáo viên): 34/34= 100% đạt chuẩn, trong đó: Trên chuẩn 29/34 chiếm 85,3% (Đại học: 11/34 chiếm 32,4%; Cao đẳng: 18/34 chiếm 52,9%; Đạt chuẩn Trung học sư phạm 05/34 chiếm 14,7%)
Trang 6- Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo phục vụ cho việc tổ chức hoạt động dạy và học ở nhà trường Diện tích nhà trường đảm bảo cho việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Có đội ngũ cán bộ, giáo viên đa số là trẻ, có tâm huyết, nhiệt tình, đoàn kết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý; giảng dạy và giáo dục
- Về học sinh: Năm học 2013 – 2014 tổng số học sinh của nhà trường là
452 em Chia thành 20 lớp Cụ thể như sau: Khối 1: 04 lớp 102 học sinh Khối 2:
04 lớp 87 học sinh Khối 3: 04 lớp 90 học sinh Khối 4: 04 lớp 98 học sinh Khối 5: 04 lớp 75 học sinh Có 100% học sinh các lớp học từ 8 đến 10 buổi/tuần
- Đa số học sinh của trường chăm ngoan, lễ phép, phấn đấu trong học tập
và rèn luyện
2.1.2 Điều kiện kinh tế -xã hội của xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
a) Địa lý tự nhiên:
- Địa hình xã đơn giản, bằng phẳng, với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên diện tích của xã được xếp vào loại ngập nước
- Hàng năm xã bị ảnh hưởng của nước lũ từ giữa tháng chín đến tháng mười một, trong thời gian này mưa nhiều nên gây ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất của đời sống bà con, khó khăn cho việc đi lại, học hành của học sinh
b) Hành chính và dân số: Xã Long Thạnh nằm phía Bắc của huyện Thủ Thừa, có 3 ấp, tổng diện tích 3 327 ha, có 1 232 hộ với 5 380 nhân khẩu
Người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và làm thuê Xã có 89 hộ nghèo
c) Kinh tế - xã hội:
- Nền kinh tế của xã tăng trưởng khá dần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phục vụ được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân
- Lĩnh vực văn hóa xã hội, quốc phòng quân sự được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, hệ thống đường giao thông bước đầu được củng cố, giáo dục được phát triển, hệ thống mạng lưới trường lớp được đầu tư và trang cấp đảm bảo cho việc dạy và học
Trang 72.1.3 Đặc điểm nổi bật của đơn vị
Thành tích đơn vị/giáo viên 2010-2011 2011-2012 2012-2013
2.2 Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tại trường Tiểu học Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
- Trường được thành lập trong địa bàn xã khó khăn, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hư hỏng nhiều, nhiều trang thiết bị còn lạc hậu, không đáp ứng được chương trình đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học Xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với quá trình đào tạo, trường đã có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này Thực hiện lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia trong từng năm học lãnh đạo nhà trường đã thực sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị dạy học theo chuẩn bằng nhiều nguồn cho nên cơ sở vật chất - thiết bị dạy học nói chung từng bước cải thiện, bổ sung đáng kể Tuy vậy bên cạnh những việc đã và đang làm tốt, thì công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường vào đầu năm học vẫn còn một số hạn chế như sau: Nhà trường không có phòng đảm bảo diện tích rộng cho việc sắp xếp và bảo quản thiết bị Chưa có cán bộ chuyên trách về công tác thiết bị, thư viện, phải chọn cử giáo viên làm công tác này Chưa
có đủ phòng học bộ môn Chất lượng thiết bị còn thấp, nhiều thiết bị không sử dụng được hoặc sử dụng được nhưng cho kết quả không chính xác
- Đa số là giáo viên trẻ, nhà ở xa trường nên không có điều kiện trông coi, đặc biệt là những ngày nghỉ, những hư hỏng mất mác có báo cáo nhưng chưa kịp thời, chưa thường xuyên nhắc nhở học sinh bảo quản cơ sở vật chất trường lớp Những hư hỏng nhẹ giáo viên có sửa chữa nhưng chưa kịp thời dẫn đến hư hỏng nặng Một số giáo viên thiếu kinh nghiệm chưa có ý thức bảo quản đồ dùng dạy học Giáo viên làm công tác thiết bị chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theo dõi và quản lý thiết bị dạy học
- Một số em chưa có ý thức tốt trong việc bảo quản cơ sở vật chất, một số biểu hiện mà các em hay làm là đùa giỡn, xô đẩy bàn ghế, chạy nhảy lên bàn làm
hư hỏng bàn ghế, các em vẽ lên tường làm dơ bẩn trường lớp
- Trình độ quản lý của giáo viên quản lý về công tác thư viện, thiết bị còn hạn chế Chưa đề ra được nội quy cụ thể cho việc bảo quản, tu sửa và sử dụng thiết bị của giáo viên phụ trách thiết bị và giáo viên trong trường Giáo viên phụ
Trang 8trách thiết bị, thư viện của nhà trường chưa được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ trong việc quản lí thiết bị và đồ dùng dạy học
- Phòng chứa thiết bị dạy học chưa đúng loại, hiện đang lấy phòng học để chứa tạm thiết bị dạy học nên chưa đúng quy cách, các thiết bị dạy học sắp xếp chưa khoa học, khi lấy để sử dụng rất khó khăn gây tâm lý ngại ngùng khi sử dụng Công tác bảo quản, bảo trì chưa thường xuyên thực hiện tốt
- Việc xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của đơn
vị chưa kịp thời, chưa sát với thực tế Công tác tổ chức chưa chặt chẽ từ quản lý đến giáo viên Công tác chỉ đạo của Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học của đơn vị chưa kịp thời thiếu thông tin hai chiều Công tác kiểm tra còn hạn chế, chưa thường xuyên, chỉ chú ý vào số lượng không chú ý vào chất lượng, đánh giá không đúng thực chất của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Năm học 2013 - 2014 nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý và
sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học Nhà trường được sự ủng hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thủ Thừa và của Sở giáo dục đào tạo tỉnh Long An, của các cấp ủy Đảng - chính quyền địa phương, do đó đã mua sắm và trang bị được một số lượng thiết bị dạy học đáng kể, song so với nhu cầu phát triển của nhà trường chuẩn bị xây dựng thành trường chuẩn quốc gia mức độ 1 thì còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, đặc biệt
là vấn đề quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý, sử dụng và bảo quản, tăng cường mua sắm và bổ sung cơ sở vật chất - thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia
Trang 9Bảng thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
1 Cơ sở vật chất
2 Diện tích sân chơi, bãi tập 8 635 10 318 12 618
2 Thi t b :ết bị: ị:
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
2.3.1 Điểm mạnh:
- Trường có đủ các thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như bảo quản tài sản chung của nhà trường, tài sản của giáo viên, học sinh như: trường có tường rào, cổng trường kiên cố, có đủ bàn ghế, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy Phần lớn học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản tài sản chung
Trang 10- Về cơ bản nhà trường có đủ các phòng học theo quy định của ngành, trong đó có một số phòng học bộ môn như: phòng tin học, phòng Tiếng anh được đưa vào sử dụng Một số thiết bị dạy học được cấp mới và hiện đại như: 3 máy chiếu, toàn bộ hệ thống đường truyền internet được kết nối với toàn bộ hệ thống máy tính trong trường
- Ban giám hiệu nhà trường luôn nhắc nhở cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh bảo quản tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để để được sử dụng lâu dài Cán bộ giáo viên, nhân viên phần lớn có ý thức đối với việc bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như những hư hỏng nhẹ giáo viên tự sửa chữa, nhắc nhở học sinh bảo quản cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học Phần lớn học sinh có ý thức trong việc bảo quản giữ gìn cơ sở vật chất nhưbàn ghế, không vẽ hay làm bẩn tường,
2.3.2 Điểm yếu:
- Ban lãnh đạo nhà trường chưa sửa chữa kịp thời những cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giáo viên báo cáo là hư hỏng nặng Công tác kiểm tra của nhà trường còn hạn chế
- Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách và có nghiệp vụ về công tác thiết
bị và đào tạo đúng chuyên môn Do đó chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theo dõi và bảo quản
- Công tác bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, còn ỷ lại việc chỉ đạo, sửa chữa trực tiếp của cấp trên, chưa tự giác sửa chữa trong quá trình công tác giảng dạy Một số giáo viên chưa thấy hết được vai trò của thiết bị dạy học trong việc giảng dạy, chưa có kỹ năng sử dụng, chưa
có trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng, mang tính chiếu lệ, hình thức
- Ý thức bảo quản cơ sở vật chất và sử dụng thiết bị dạy học của một số em học sinh chưa cao như còn vẽ bẩn lên tường, lên bàn ghế,
- Còn thiếu các phòng học chức năng hiện đại như: nhà tập đa năng, phòng học giáo dục nghệ thuật Thiết bị của nhà trường được trang bị nhưng chưa đồng bộ
2.3.3 Cơ hội
- Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thủ Thừa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện để nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm 2013 Sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tìm nguồn lực để giúp nhà trường phát triển giáo dục