Ngày10/8/2010 có một Hội nghị cũng mang một ý nghĩa to lớn đã được tổ chức thànhcông đó là Hôi nghị triển khai Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 củaThủ Tướng Chính phủ đề án Phổ cập
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯƠNG NGỌC MỸ PHƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯƠNG NGỌC MỸ PHƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Quốc Lâm
NGHỆ AN, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đối với Ban giám hiệu, quý thầy cô TrườngĐại học Vinh và Trường Đại học Đồng Tháp; Quý thầy giáo, cô giáo đã trựctiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập lớp Caohọc Quản lý Giáo dục khóa 20 tại Đại học Đồng Tháp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với TS Phan Quốc Lâm - Ngườithầy, Người hướng dẫn khoa học - đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôirất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy bannhân dân và các phòng ban chuyên môn của huyện Châu Thành; Ban chỉ đạophổ cập giáo dục của huyện Châu Thành và các xã, thị trấn; các Ông (Bà)Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên ở các trường trên địabàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ban cán sự lớp Cao học Quản lý Giáo dụckhóa 20 và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn tốt nghiệpcũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, do đó rất mong nhận được nhiều ýkiến góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Tác giả
Trương Ngọc Mỹ Phương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu…… 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp luận văn .4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.3 Một số vấn đề về công tác phổ cập giáo dục mầm cho trẻ em năm tuổi 14
1.4 Một số vấn đề quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi……… ……… ……… 24
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi 29
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 32
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp 33
2.2 Thực trạng công tác PCGD MN CTENT ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp: 38
Trang 52.3 Thực trạng quản lý công tác PCGD MNCTENT ở huyện ChâuThành 61
2.4 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân……….………… …….70
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CB-GV-CNV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
CMC-PCGD Chống mù chữ-phổ cập giáo dục
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CTENT Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổiCTGDMN Chương trình giáo dục mầm non
GD-ĐT Giáo dục - đào tạo
Trang 7Bảng 2.4 Bảng thống kê tỷ lệ huy động trẻ 0-4 tuổi
Bảng 3.1 Kết quả thăm dò về tính cấp thiết của các giải pháp quản lý công tác PCGD MN CTENT
Bảng 3.2 Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp quản công tácPCGD MN CTEN
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Năm 1960 Đại hội II của Đảng đã chính thức đưa Phổ cập giáo dục chothiếu niên vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1960 đến 1965) của nước ViệtNam dân chủ cộng hòa Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản là thực hiện phổ cập vỡ lòngcho vùng đồng bằng ( trẻ 6 tuổi) và hoàn thành xóa mù chữ cho miền núi, đểtiến tới phổ cập cấp Phổ thông Đến năm 1986 dưới ánh sáng của Nghị QuyếtĐại hội VI của Đảng đất nước ta bước vào cuộc đổi mới, cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của kinh tế-xã hội, giáo dục cũng từng bước phát triển đáp ứng với yêucầu xã hội Mục tiêu PCGD đã được nhiều Tỉnh, Thành phố đặc biệt quan tâm
Đối với ngành học Mầm non Hội nghị Mẫu giáo lần đầu tiên của nướcViệt Nam được tổ chức tại Thôn Ngòi, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang từngày 2/11/1949 đến 9/11/1949 có ý nghĩa lịch sử to lớn đánh dấu bước pháttriển của ngành học trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Ngày10/8/2010 có một Hội nghị cũng mang một ý nghĩa to lớn đã được tổ chức thànhcông đó là Hôi nghị triển khai Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 củaThủ Tướng Chính phủ đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giaiđoạn 2010-2015, với mục tiêu chung: đảm bảo hầu hết trẻ em năm tuổi ở cácvùng miền được đến lớp để thực hiện chương trình giáo dục 2 buổi/ngày, đủ mộtnăm học nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẫm mỹ, tiếng Việt vàtâm lý để trẻ sẵn sàng vào lớp 1; Quyết định trên ra đời làm rõ hơn nữa sự quantâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho sự phát triển giáodục mầm non một cách có hệ thống, lâu dài và bền vững
Trong văn kiện Đai hội XI Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011-2020 cũng đã nêu rõ định hướng phát triển kinh tế xã hội là " Mở rộng giáodục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi "
Phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tớiquá trình học tập của trẻ cho đến tuổi trưởng thành Vì vậy phải bắt đầu phổ cập
ở bậc mầm non Bởi vì bậc học này là nền tản cho các bậc học tiếp theo Việclàm quen với môi trường học tập sẽ giúp các em tự tin bước vào lớp 1 và quan
Trang 9trọng hơn là học tập thật tốt ở các cấp học sau Thực hiện chủ trương chung của
Bộ và thức được tầm quan trọng của việc phổ cập ở bậc mầm non Uỷ ban nhândân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch số 58/KH/UBND ngày 14 tháng 06năm 2011 về việc thực hiện Đề án
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015, Uỷban nhân dân huyện Châu Thành cũng đã ban hành kế hoạch số 112/KH/UBNDngày 25 tháng 08 năm 2011 về việc thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ em 5 tuổi trên đại bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015
Tuy các địa phương đều đưa ra lộ trình và quyết tâm thực hiện đề án,nhưng năm học đầu tiên (2010 - 2011) thực hiện phổ cập cho trẻ 5 tuổi, khókhăn nhất chính là nhiều nơi đang đứng trước mối lo thiếu chỗ học Thống kêcủa Bộ GD&ĐT cho thấy, trong tổng số 135.909 phòng học mầm non có tới nonnửa là bán kiên cố và còn tới gần 21% là học nhờ và học tạm (28.315 phòng).Chuyện thiếu trường, thiếu phòng học không chỉ xảy ra ở vùng sâu, xa, vùngnông thôn khó khăn, mà cả ở thành phố lớn
Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2015 cả nước đạt chuẩn phổ cậpnhưng hiện nay theo thống kê tiến độ phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi ( tính đếntháng 06/2013) chỉ có 6/63 tỉnh- Thành phố đã hoàn thành phổ cập đạt 9,5%,vẫn còn 35% số tỉnh, thành phố chưa có huyện nào đạt chuẩn phổ cập giáo dụcmầm non cho trẻ em 5 tuổi Một số địa phương có tỷ lệ số xã đạt phổ cập rấtthấp như Kiên Giang đạt 4,8%, Sóc Trăng đạt 6,4%, An Giang đạt 9%
Riêng ở Huyện Châu Thành, Đồng Tháp tính đến thời điểm này đã đi hếtmột nữa chặn đường chỉ còn chưa đầy 2 năm để hoàn thành phổ cập cho trẻ 5tuổi Tuy nhiên cho đến thời điểm này huyện có tổng số 13 xã thì mới có 4/13được công nhận hoàn thành phổ cập cho trẻ 5 tuổi chỉ đạt 30,8% trên tổng số xã
Đó là những con số thực tế mà ngành giáo dục đang phải đối mặt, vậy phải làmsao để có thể hoàn thành phổ cập cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015 Đó là lý do màchúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ em 5 tuổi ở Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm công tác phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ 5 tuổi ở Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Thực hiện Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi( PCGDMN) giai đoạn 2010-2015” và
Kế hoạch “thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địabàn huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5tuổi ở Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khảthi, thì sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở Huyện ChâuThành, tỉnh Đồng Tháp một cách có chất lượng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ởhuyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Đápứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và yêu cầu thựchiện Đề án “ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015” và
Kế hoạch “thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địabàn huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015”
Trang 116 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận cócác phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo về quản lý thực hiện Phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ 5 em tuổi
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, các thông tư, chỉ thị của Nhà Nước,của Bộ ngành, các văn bản chỉ đạo của địa phương và các cá nhân có liên quanđến vấn đề, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạnhiện nay
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháptrong giai đoạn hiện nay
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực hiện Phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
- Nghiên cứu kết quả thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về thực trạng phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
7 Đóng góp của luận văn
7.1 Về mặt lý luận:
Góp phần tổng hợp lý luận về quản lý phổ cập giáo dục vào việc nghiêncứu hoạt động quản lý phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở các tỉnh nóichung và ở địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nói riêng
Trang 127.2 Về mặt thực tiễn:
7.2.1 Đánh giá được thực trạng, tổng thể chung về phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ 5 tuổi ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp Tình hình quản lý phổcập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong thực tiễn, mặt mạnh, mặt yếu, nguyênnhân tồn tại, bất cập về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở huyện ChâuThành, tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng trong thực tế
7.2.2 Đề xuất một số giải pháp cần thiết để quản lý phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ 5 tuổi ở các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Thápgiúp cho UBND huyện Châu Thành, PGD huyện Châu Thành có hướng chỉ đạođảm bảo hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Chương 3 Một số giải pháp quản lý công tác quản lý công tác phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO
DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước:
Không có một mô hình chung cho GDMN ở tất cả các nước Tuy nhiên, vaitrò của giáo dục GDMN ngày càng được coi trọng đối với mọi quốc gia Đếnnay có 160 nước và các tổ chức quốc tế đã cam kết coi GDMN là một mục tiêuquan trọng của giáo dục cho mọi người Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là
“thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường
tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học khôngmất tiền, 3 tiếng/ngày Ở New Zealand, Chính phủ hỗ trợ cho các loại trườngGDMN dựa trên kết quả họat động mà các cơ sở đó đã đạt được Điều kiện đượcnhận hỗ trợ là cơ sở GDMN phải đáp ứng được các Chuẩn do Bộ Giáo dục đưa
ra Chính phủ hỗ trợ 50% chi phí hoạt động của các cơ sở GDMN không phânbiệt cơ sở công lập hay tư thục Phần còn lại do cha mẹ đóng góp Các gia đìnhkhó khăn về thu nhập hoặc có con ở tuổi mầm non bị khuyết tật có thể làm đơnxin miễn đóng góp Luật hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhậnGDMN là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản Luật Giáo dục củaThái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đốivới GDMN nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em
1.1.2 Nghiên cứu trong nước:
Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, nhà nước ta đã chú trọng đếncông tác giáo dục, thể hiện cụ thể trong các sắc lệnh như Sắc lệnh số 17 ngày8/9/1945 đặt ra bình dân học vụ, Sắc lệnh số 20 ngày 8/9/1945 định rằng từ nayviệc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền, Sắc lệnh số 146 ngày10/8/1946 đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới,… Trong thời đạihiện nay, khi mà cả thế giới đang hướng đến nền kinh tế tri thức thì vấn đề chínhsách phát triển giáo duc của nhà nước càng cần được chú trọng hơn nữa đặc biệt
là đối với giáo dục mầm non Chính những vì đó mà Đề án Phổ cập giáo dục
Trang 14mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 chính thức được Thủ tướngChính phủ ban hành tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 và tổ chứchội nghị triển khai từ tháng 8/2010 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trungương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong đó mục tiêu cụ thể cho giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất,
tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo
và miễn học phí trước năm 2020 Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trườngmầm non Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp vớiđiều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục
PCGD MN CTENT là một xu hướng chung của thế giới, từ 2010 đến nay đã
là một trong những chủ trương lớn của Đảng ta "Mục tiêu giáo dục là đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáodục năm 2005) Với ý nghĩa đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáodục cơ bản, có chất lượng để trở thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoahọc kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nhà nước quan tâm sâu sắc và coi đó là điều kiện cơ bản ban đầu để pháttriển con người đặc biệt đối với trẻ mầm non, phát triển sản xuất, phát triển xãhội, theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới Thể hiện qua các văn bản sau:+ Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Quốc hội khóa
X Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015
Trang 15+ Công văn số 2658 /BGDĐT-CSVCTBTH ngày 17 tháng 05 năm 2010của Bộ giáo dục & Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng trường, lớp học mầm nonthực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
+ Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trìnhcông nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
+ Công văn số 7605/VPCP-KGVX ngày 28 tháng 10 năm 2011 về việcthực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015
+ Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm
2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiệnchi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quyđịnh tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giaiđoạn 2010 – 2015
+ Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ chính trị vềphổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểuhọc và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vàxóa mù chữ cho người lớn
+ Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điềukiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ emnăm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng
12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tại Đồng Tháp sau khi Thủ tướng Chính Tại Phủ phê duyệt Đề án Phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 UBNN tỉnh đã có
kế hoạch số 58/KH-UBND ngày14 tháng 6 năm 2011 về việc Thực hiện Đề ánPhổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011 – 2015 Ngày 29
Trang 16tháng 06 năm 2012, Ban thường vụ tỉnh ủy Đồng Tháp có chương trình hànhđộng số 126-CTr/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về “thực hiện Chỉ thị số 10CT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi,củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phânluồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn”
Đối với huyện Châu Thành đã có đề án số 112/ĐA-UBND ngày thángnăm về việc thực hiện PCGD MN CTENT trên địa bàn huyện Châu Thành giaiđoạn 2011-2015 , nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể
về vấn đề quản lý công tác phổ cập giáo dục MN CTENT trên địa bàn huyện.Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu, ngoài các báo cáo về triển khai và kếtquả PCGD MN CTENT, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này
Trong lĩnh vực khoa học, một số nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức
đã có một vài công trình nghiên cứu về PCGD MN CTENT, tiêu biểu như:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp
phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” do TS Trần Thị Ngọc Trâm Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và giải pháp PCGD MN CTENT ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã đề xuất lộ trình và giải pháp thực hiện PCGDMN cho trẻ em năm tuổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các bài nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau có liên quan đến PCGDđược công bố trên các báo, tạp chí khoa học; các luận văn Thạc sĩ nghiên cứuthực trạng và giải pháp thực hiện PCGD MN CTENT ở địa phương
Nhìn chung, vấn đề PCGD đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện,
cả về lý luận lẫn thực tiễn ở nước ta và trên thế giới Tuy nhiên, các vấn đề liênquan đến PCGD, đặc biệt là PCGD MNCTE5T ở từng địa phương vẫn luôn cónhững đặc điểm riêng biệt Vì thế, nghiên cứu PCGD MN CTENT gắn liền vớithực tiễn giáo dục của địa phương sẽ mang đến hiệu quả nhất định góp phầnthực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục ở địa phương
Trang 171.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giáo dục và phổ cập giáo dục
1.2.1.1 Giáo dục
Giáo dục được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, giáodục là quá trình hình thành cho con người cơ sở khoa học của thế giới quan, lýtưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, phát triển và nâng cao thể lựccủa con người Quá trình này được xem là một bộ phận của quá trình giáo dụctổng thể, được thực hiện trong tất cả các mặt của cuộc sống ở nhà trường, ngoài
xã hội và ở gia đình Theo nghĩa rộng, “Giáo dục là quá trình đào tạo con ngườimột cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con người tham gia đời sống xã hội, thamgia lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinhnghiệm lịch sử - xã hội của loài người” [21; tr 11]
1) Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện
để thực hiện phổ cập trong cả nước
2) Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độphổ cập giáo dục
3) Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đìnhtrong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập”
Trang 181.2.2 Quản lý và quản lý công tác phổ cập giáo dục
1.2.2.1 Quản lý:
Theo quan niệm của một số nhà khoa học Việt Nam thì quản lý là quátrình định hướng, quá trình tác động có mục tiêu đến hệ thống, những mục tiêunày đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý Dưới đây là một số quanniệm chủ yếu:
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu củatừng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức
và phối hợp hoạt động của họ
- Đặc trưng cơ bản của quản lý là: tính lựa chọn, tính tác động có chủ định
và khả năng làm giảm sự bất định, làm tăng tính tổ chức, tính ổn định của hệthống
- Chức năng quản lý: là các dạng hoạt động được chuyên môn hóa, nhờ
đó mà chủ thể quản lý tác động lên đối tượng để thực hiện mục tiêu Các chứcnăng quản lý có tính chất độc lập tương đối, nếu tách riêng và sắp xếp theo mộttrình tự hợp lý sẽ tạo ra chu trình quản lý “Tổ hợp các chức năng quản lý, sẽ tạonên nội dung của quá trình quản lý nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản
lý là cơ sở cho sự phân công lao động quản lý giữa những người cán bộ quản lý
và là nền tảng để hình thành và hoàn thiện cấu trúc tổ chức sự quản lý
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, quản lý là hệ thống gồm bốn chứcnăng:
- Kế hoạch hoá: là khâu đầu tiên của chu trình quản lý Nội dung chủ yếu
là xác định và hình thành mục tiêu đối với tổ chức; xác định và đảm bảo chắcchắn về nguồn lực; lựa chọn phương án và biện pháp tối ưu để đạt mục tiêu
- Tổ chức: là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằmchuyển hóa những ý tưởng được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực Nhờ đó
mà quan hệ giữa các bộ phận trong các tổ chức liên kết thành một cấu trúc chặtchẽ và nhà tổ chức có thể điều phối nguồn lực tốt hơn
Trang 19- Chỉ đạo: là chức năng được thể hiện rõ trong nội hàm của khái niệmquản lý Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệthống là cốt lõi của chức năng chỉ đạo Nội dung của chức năng này là liên kếtcác thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên họ nỗ lực, phấn đấu hoàn thànhnhiệm vụ được giao để đạt mục tiêu của tổ chức Nó kết nối, thẩm thấu và đanxen vào hai chức năng trên
- Kiểm tra: là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý Theo lý thuyếtthông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâu không thể thiếutrong quản lý Kiểm tra để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra Thôngqua việc kiểm tra chủ thể quản lý đánh giá được thành tựu hoạt động của tổchức, uốn nắn, điều chỉnh hoặc tự uốn nắn, tự điều chỉnh hoạt động cho đúnghướng
- Trong một chu trình cả bốn chức năng trên được thực hiện liên tiếp, đanxen vào nhau, phối hợp bổ sung cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình này sangchu trình sau theo hướng phát triển Trong đó, yếu tố thông tin luôn giữ vai tròxuyên suốt, không thể thiếu trong việc thực hiện chức năng và là cơ sở cho việc
- “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp qui luật của chủ thể quản lí nhằm tổ chức, điều khiển và quản lí hoạt độnggiáo dục của những người làm công tác giáo dục” [21, tr 11]
- “Quản lí giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý trong công tácgiáo dục, bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quátrình giáo dục” [22]
Thực chất của quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều chỉnh sự vận hành
Trang 20của các yếu tố cơ bản sau đây:
- Đường lối, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước
- Tập hợp những chủ thể và khách thể quản lý, bao gồm cán bộ quản lí giáodục, giáo viên, học sinh…
- Cơ sở vật chất (đồ dùng, trang thiết bị dạy học trường lớp…
Nội dung quản lí giáo dục là quản lý tất cả các yếu tố cấu thành quá trìnhgiáo dục, bao gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; phương pháp giáodục; tổ chức giáo dục; người dạy; người học; trường sở và trang thiết bị; môitrường giáo dục, các lực lượng giáo dục; kết quả giáo dục
Bản chất của quản lí giáo dục là quản lý quá trình sư phạm, quá trình dạyhọc diễn ra ở các cấp học, bậc học và ở tất cả các cơ sở giáo dục Nơi thực hiệnquản lý quá trình sư phạm có hiệu quả nhất là nhà trường
1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non
Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một sốkhái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau của cáckhái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một côngviệc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnhđến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đếntrình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích.Theo Hoàng Phê, phương pháp là “ hệ thống các cách sử dụng để tiến hànhmột công việc nào đó” [24] Còn theo Nguyễn Văn Đạm, phương pháp đượchiểu là trình tự cần theo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành mộtcông việc có mục đích nhất định” [12, tr 325]
Trang 21Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cách giảiquyết một vấn đề cụ thể” [33, tr 64].
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệmtrên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấnmạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhấtđịnh Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp
1.2.3.2 Giải pháp quản lý
Giải pháp quản lý là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển hoạt độngcủa một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những mục đích vànhiệm vụ chung
Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý thực chất là đưa ra các cách thức tổchức, điều khiển có hiệu quả hoạt động của một nhóm (hệ thống, quá trình) nào
đó Tuy nhiên, các cách thức tổ chức, điều khiển này phải dựa trên bản chất,chức năng, yêu cầu của hoạt động quản lý
1.3 Một số vấn đề về công tác phổ cập giáo dục mầm cho trẻ em năm tuổi
1.3.1 Vị trí, vai trò của phổ cập non giáo dục mầm cho trẻ em năm tuổi
Trong bài phỏng vấn về việc Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyếtđịnh số 239/QĐ-TTg ngày 9-2-2010 phê duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục mầmnon (GDMN) cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 Thứ trưởng Nguyễn ThịNghĩa đã nói: “Tôi nghĩ rằng, việc ban hành Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5tuổi đánh dấu một mốc son mới trong sự phát triển của GDMN, khẳng định vaitrò, vị trí của cấp học đầu tiên trong hệ thống giáọ dục quốc dân Đó là cấp họcđặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ emViệt Nam Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm, càng thúc đẩy quá trình họctập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo Chính những kỹ năng mà trẻ tiếpthu được qua Chương trình chăm sóc GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập saunày
Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi thể hiện tính ưu việt của chế độ ta vàkhẳng định thành tựu quốc gia trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, là cơ sở đểNhà nước tăng đầu tư có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GDMN nói chung
Trang 22và trẻ em năm tuổi nói riêng, chuẩn bị cho trẻ em ở mọi vùng miền, đặc biệt làtrẻ em vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo có kỹ năng, thểchất và trí tuệ sẵn sàng vào lớp 1.
Quyết định 239 sẽ giải quyết hai vấn đề cấp thiết hiện nay đối với GDMN làviệc xây dựng đội ngũ GV, CBQL và cơ sở vật chất trường lớp; sẽ giải quyếtđược những vấn đề mà Quyết định 149/2006/QĐ-TTg chưa đề cập một cách cụthể Theo QĐ 239, sẽ bố trí đủ giáo viên cho các cơ sở GDMN (theo định mứcquy định) và có những bước phát triển về chính sách mới cho giáo viên; quyđịnh xây dựng đủ phòng học cho các lớp mầm non năm tuổi; bảo đảm đủ thiết bị
và đồ chơi để thực hiện Chương trình GDMN (như đã đề cập ở trên); nơi có điềukiện còn được trang cấp các bộ đồ chơi làm quen với tin học, ngoại ngữ
Quyết định 239 được ban hành đúng vào dịp xuân về, đây là món quà hết sức có
ý nghĩa, mang đến niềm vui, nguồn cổ vũ động viên vô cùng lớn lao đối với cán
bộ quản lý, giáo viên mầm non; niềm vui, niềm hạnh phúc cho các cháu mầmnon, các bậc cha mẹ và toàn xã hội, đem đến sinh khí mới, khởi đầu cho bướcphát triển mới của cấp học giáo dục mầm non”
Mục tiêu chung của Quyết định 239 có nêu “Bảo đảm hầu hết trẻ em nămtuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm,thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ emvào lớp 1.” Bởi vì vào lớp 1 là một bước ngoặt rất quan trọng rất quan trọngtrong cuộc đời của trẻ Ở lớp 1 nhiều yêu cầu mới đặt ra cho trẻ, phạm vi giaotiếp của trẻ được mở rộng hơn, trẻ có những quyền hạn và nhiệm vụ mới chính
vì điều đó mà trẻ cần phải có sự chuẩn bị chu đáo nhằm thích nghi với môitrường mới, một môi trường mà hoạt động học tập xem là chủ đạo Nếu nói rằnggiai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể vàtâm lý thì giai đoạn từ 3 – 5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiếnthức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực Vì thế, khi trẻ được
5 tuổi thì bé đã có khả năng tiếp thu một lượng kiến thức không nhỏ Theo A.X
Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga thì: “ Nền tảng của giáo dục
Trang 23chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm đến 90% chất lượng của cả quá trình giáo dục”
Trong cuộc trao đổi giữa phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và Thứtrưởng Đặng Huỳnh Mai về chủ đề phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn
mới Bà đã khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với việc phát triển thể lực, nhân cách, trí tuệ của trẻ em ,vị trí của bậc học này trong hệ thống giáo dục quốc gia:“Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan
trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người Nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội đãkhẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyếtđịnh để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai.Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những nămđầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch
vụ GDMN có chất lượng đã khiến các Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới, trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển GDMN.”
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xácđịnh nhiệm vụ GDMN là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ
ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ vào học lớp một Giáo dục mầm non có vị trí là bậc học đầu tiên trong hệthống giáo dục quốc dân Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015'' đã thểhiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục mầm non thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp thu các lý luận và kinh nghiệm của cácnước tiên tiến trên thế giới Đề án cũng đã tổng kết, phân tích và đánh giá thựctrạng giáo dục mầm non cả nước và mỗi vùng miền trong hơn 10 năm qua; trên
cơ sở đó, đặt yêu cầu phát triển giáo dục mầm non trong bối cảnh phát triển kinhtế-xã hội chung của đất nước.”
Tất cả những điếu đó cho ta thấy vị trí quan trọng và vai trò không
hề nhỏ của PCGD MN CTENT trong thời kì CNH-HĐH đất nước
Trang 241.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi
1.3.2.1 Mục tiêu chung
Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thựchiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thểchất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảmchất lượng để trẻ em vào lớp 1
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non,đảm bảo 100% giáo viên dạy mầm non năm tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo vàonăm 2010, phấn đấu đến năm 2015 có 50% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sưphạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá;
- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơicho các lớp mầm non năm tuổi ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Xây dựng trườngmầm non đạt chuẩn quốc gia tại các huyện nghèo làm mô hình mẫu và là nơi tậphuấn, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục mầm non;
- Đưa số tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ55% năm 2010 lên 85% năm 2012 và 100% năm 2015
1.3.2.3 Điều kiện phổ cập MN CTENT
- Có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn;
Trang 25- Trường, lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trìnhgiáo dục mầm non mới; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi, phầm mềm tròchơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với vi tính để học tập;
- Có đủ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; giáo viênđược hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lương giáo viên mầmnon;
- Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng các chế độ, chínhsách theo quy định hiện hành, được chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáodục mầm non mới, trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khivào lớp 1
1.3.2.4 Tiêu chuẩn phổ cập MN CTENT
- Đối với xã, phường, thị trấn
Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồchơi trong các trường, lớp mầm non năm tuổi;
+ Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng)theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếngViệt để vào học lớp 1;
+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt từ 90% trở lên;
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%
- Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dụcmầm non cho trẻ em năm tuổi
- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bảo đảm 100% số huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
Trang 261.3.2.5 Tổ chức và điều hành
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm
+ Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Đề án;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện các dự ánthuộc Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 –2015; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, xây dựng các đề án chi tiết, cụ thểhóa những nội dung của Đề án này để triển khai thực hiện;
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng dự ánđầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục giai đoạn 2011 – 2015,trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
+ Xây dựng và ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; điều kiện,tiêu chuẩn cụ thể và quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ emnăm tuổi;
+ Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý
để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;
+ Tổ chức, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định
kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
+ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành trung ương, cácđịa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện phổcập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phát triển giáo dục mầm non, bảo
vệ quyền trẻ em được học đầy đủ Chương trình giáo dục mầm non trước khi vàohọc lớp một;
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việcthực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khácđối với giáo viên và trẻ mầm non
- Bộ Y tế có trách nhiệm
Trang 27+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoàn thiệncác chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trongđào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;
+ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát công tácchăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường, lớp mầm non năm tuổi theocác mục tiêu phổ cập; phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chămsóc, giáo dục tại gia đình
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm
+ Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định các
dự án thuộc Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào Chươngtrình mục tiêu quốc gia giáo dục giai đoạn 2011 – 2015, trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt;
+ Chủ trì phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương thực hiện Đề án Phổcập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
- Bộ Tài chính có trách nhiệm
+ Bố trí ngân sách thường xuyên, chương trình mục tiêu chi cho giáodục mầm non để bảo đảm các mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án, kiểm tra, thanhtra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai cơ chế tài chính mớicho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 – 2015
- Bộ Nội vụ có trách nhiệm
+ Ban hành chính sách mới đối với giáo viên mầm non, nghiên cứu,sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáodục mầm non thuộc các loại hình nhà trường; bố trí đủ giáo viên cho các cơ sởgiáo dục mầm non
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm
Trang 28+ Xây dựng chương trình, dự án cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ,giải pháp của Đề án để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn;
+ Chỉ đạo thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, huy động trẻ đến trường;
+ Chỉ đạo việc dành quỹ đất, xây dựng đủ phòng học, bảo đảm thuậntiện cho việc thu hút trẻ em đi học trên địa bàn, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồchơi đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới; ban hànhchính sách phát triển giáo dục mầm non của địa phương; bảo đảm bố trí đủ ngânsách chi cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và giáo dục mầmnon nói chung theo đúng quy định;
+ Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng,tuyển dụng và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên mầm non trên địabàn theo quy định;
+ Huy động các nguồn lực, thực hiện đồng bộ về cơ sở vật chất, giáoviên và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ em dân tộc, miền núi để thực hiện phổcập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi có chất lượng;
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện phổ cập giáo dụcmầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, HộiKhuyến học Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể tham gia tích cực phát triển giáodục mầm non, vận động trẻ em đến lớp, thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ em năm tuổi
1.3.3 Hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nước ta về công tác phổ cập giáo dục:
1.3.3.1 Các văn bản của trung ương:
- Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Quốc hội khóa
X Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015
Trang 29- Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 thàng 02 năm 2010 của của BộGiáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bịdạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non
- Công văn số 2658 /BGDĐT-CSVCTBTH ngày 17 tháng 05 năm 2010của Bộ giáo dục & Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng trường, lớp học mầm nonthực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
- Công văn số 4148 /BGDĐT-GDMN ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Bộgiáo dục & Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện PCGDMN CTENT
- Kế hoạch số 6254 /BGDĐT- GDMN ngày 27 tháng 09 năm 2010 của Bộgiáo dục & Đào tạo về kế hoạch triển khai đề án PCGDMN CTENT
- Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trìnhcông nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
- Thông tư số 248/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 01 năm 2011 của Bộ Giáodục và Đào tạo về việc Ban hành kế hoạch triển khai quyết định số 239/QĐ-TTgngày 02/02/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáodục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015
- Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướngchính phủ về việc Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giaiđoạn 2011 - 2015
- Công văn số 7605/VPCP-KGVX ngày 28 tháng 10 năm 2011 về việc thựchiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015
- Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 7 năm
2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiệnchi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non theo quyđịnh tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giaiđoạn 2010 – 2015
Trang 30- Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ chính trị về phổcập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa
mù chữ cho người lớn
- Quyết định 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ giáodục & đào tạo về việc Ban hành Chương trình hành động của ngành Giáo dụcthực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Công văn 2882/BGDĐT-GDMN ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ giáodục & đào tạo về việc hướng dẫn quy trình, hồ sơ và nội dung kiểm tra côngnhận PCGDMN CTENT
- Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 09 năm 2013 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung, một số thiết bị quy định tại Danhmục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm nonban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng
12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.3.3.2 Các văn bản của Tỉnh Đồng Tháp ban hành:
- Công văn số 397/SGDĐT-GDMN ngày 08 tháng 04 năm 2011 củaSGDĐT Đồng Tháp về việc tập huấn hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu điều traphổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi
Trang 31- Công văn số 566/SGDĐT-GDMN ngày 12 tháng 05 năm 2011 củaSGDĐT Đồng Tháp về việc hướng dẫn dẫn điều tra và cách ghi phiếu điều traPCGDMN cho trẻ em 5 tuổi.
- Công văn số 23/SGDĐT-GDMN ngày 12 tháng 05 năm 2011 củaSGDĐT Đồng Tháp về việc triển khai công tác điều tra trẻ em từ 0-5 tuổi đểthực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Đồng Tháp
- Kế hoạch số 58/KH- UBND ngày 14 tháng 06 năm 2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2011-2015
- Kế hoạch số 239/UBND –KTTH ngày 04 tháng 07 năm 2011 của
UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt kinh phí chi cho công tác điều tra phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi trên địa bàn tỉnh
- Công văn số 34/SGDĐT-GDMN ngày 10 tháng 01 năm 2012 củaSGDĐT Đồng Tháp về việc tập huấn phần mềm quản lý thực hiện phổ cập giáodục mầm non dành cho phường/ xã
- Công văn số 1374/SGDĐT-GDMN ngày 02 tháng 11 năm 2012 củaSGDĐT Đồng Tháp về việc triển khai sử dụng phần mềm phổ cập GDMN chotrẻ em 5 tuổi
- Kế hoạch số 25/KH- UBND ngày 14 tháng 03 năm 2013 của UBNDtỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện chương trình hành động số 126-CTr/TU củaBan Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiệm Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ Chính trị về
“Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dụctiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
và xóa mù chữ cho người lớn”
- Công văn số 1786/SGDĐT-GDMN ngày 09 tháng 12 năm 2013 củaSGDĐT Đồng Tháp về việc thực hiện Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày6/11/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quiđịnh, điều kiện tiểu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ em 5 tuổi
Trang 321.4 Một số vấn đề quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi
Ở cấp độ PCGD, quản lý công tác PCGD MN CTENT là hoạt động điềuhành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác PCGD MNCTENT thực hiện mục tiêu bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miềnđược đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học,nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lýsẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1
Vậy, mục đích của công tác quản lý công tác PCGD MN CTENT đượcxác định là nhằm bảo đảm tốt các hoạt động quản lý để đưa các địa phương chưađạt chuẩn PCGD MN CTENT tiếp tục đẩy mạnh công tác để được công nhậnđạt chuẩn và các đơn vị đã đạt chuẩn PCGD MN CTENT tiếp tục được côngnhận đạt chuẩn PCGD MN CTENT, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa với tráchnhiệm hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm nonđáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.4.2 Nội dung quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi
Nội dung quản lý công tác PCGD MN CTENT gồm
- Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động công tác PCGD MNCTENT;
- Lập kế hoạch quản lý chất lượng PCGD MN CTENT;
- Quản lý việc điều tra, cập nhật các loại sổ sách theo qui định;
- Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục;
- Quản lý hoạt động chăm giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng chăm giáo dục trẻ
sóc Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL;
- Quản lý cơ sở vật chất, điều kiện hỗ trợ hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ
Trang 331.4.3 Cách thức quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
- Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Đề án;
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện các dự án thuộc
Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015;chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, xây dựng các đề án chi tiết, cụ thể hóanhững nội dung của Đề án này để triển khai thực hiện;
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng dự án đầu tưthuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục giai đoạn 2011 – 2015, trình Thủtướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
Xây dựng và ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; điều kiện, tiêuchuẩn cụ thể và quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em nămtuổi;
Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đểthực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;
Tổ chức, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳhàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Trang 341.4.4.3 Sự phối hợp của các Bộ, ngành:
Để thực hiện công tác PCGD MN CTENT, ngoài lực lượng của ngành giáodục phải có sự tham gia, hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của các Bộ ngành phốihợp để giải quyết các vấn đề sau đây:
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đàotạo, các Bộ, ngành trung ương, các địa phương tăng cường công tác truyềnthông, vận động xã hội để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em nămtuổi và phát triển giáo dục mầm non, bảo vệ quyền trẻ em được học đầy đủChương trình giáo dục mầm non trước khi vào học lớp một; Chủ trì, phối hợpvới Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xãhội, Bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên và trẻ mầmnon
Bộ Y tế : Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và hoànthiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghéptrong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đàotạo kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường,lớp mầm non năm tuổi theo các mục tiêu phổ cập; phổ biến kiến thức, kỹ năng
và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại gia đình
Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạotổng hợp, thẩm định các dự án thuộc Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em năm tuổi vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục giai đoạn 2011 –
2015, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chủ trì phân bổ vốn đầu tư cho cácđịa phương thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
Bộ Tài chính : Bố trí ngân sách thường xuyên, chương trình mục tiêu chicho giáo dục mầm non để bảo đảm các mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án, kiểmtra, thanh tra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Chủ trì, phối hợp vớicác Bộ, ngành triển khai cơ chế tài chính mới cho giáo dục và đào tạo giai đoạn
2010 – 2015
Trang 35Bộ Nội vụ : ban hành chính sách mới đối với giáo viên mầm non, nghiêncứu, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lýgiáo dục mầm non thuộc các loại hình nhà trường; bố trí đủ giáo viên cho các cơ
Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng,tuyển dụng và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên mầm non trên địabàn theo quy định;
Huy động các nguồn lực, thực hiện đồng bộ về cơ sở vật chất, giáo viên
và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ em dân tộc, miền núi để thực hiện phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi có chất lượng;
Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện phổ cập giáo dục mầm noncho trẻ em năm tuổi trên địa bàn
1.4.4.5 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:Kiện toàn Ban Chỉ đạo PCGD-CMC giai đoạn 2010 - 2015 của địaphương, bổ sung thêm cán bộ quản lý GDMN tham gia Ban Chỉ đạo Hướng dẫncác xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch thực hiện
Đề án trên địa bàn
Trang 36Hàng năm lập kế hoạch và thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi; chỉ đạo, đônđốc, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, xã thực hiện công tácPCGDMN trẻ 5 tuổi; tổ chức kiểm tra, công nhận đơn vị cơ sở; đề nghị UBNDTỉnh kiểm tra, công nhận theo lộ trình đã đăng ký; cụ thể:
- Điều tra, khảo sát trẻ em trong độ tuổi, các nguồn lực trên địa bàn, xâydựng kế hoạch phổ cập của địa phương, đưa mục tiêu PCGDMN cho trẻ em 5tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm
- Chỉ đạo xây dựng, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN; kế hoạch xâydựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; kế hoạch sử dụng và dành quỹ đất đểxây dựng đủ phòng học, đảm bảo thuận tiện cho việc thu hút trẻ trên địa bàn đếntrường, lớp mầm non nhằm đạt được mục tiêu PCGDMN cho trẻ 5 tuổi theo lộtrình đã đăng ký với Tỉnh
- Xây dựng dự toán kinh phí PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; đầu tư cơ sở vậtchất, trang thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDMNmới; bảo đảm bố trí đủ ngân sách chi cho phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi vàGDMN nói chung đúng theo qui định
- Chỉ đạo việc thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyểndụng và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên mầm non trên địa bàntheo qui định;
- Xây dựng cơ chế tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận thựchiện PCGDMN theo tiêu chuẩn qui định trên địa bàn Định kỳ hàng tháng, hàngquý, 6 tháng và hàng năm báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báocáo về Trung ương và UBND Tỉnh theo qui định
Trang 371.4.5 Kiểm tra và đánh giá việc quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên, ít nhất hai lần trong mộtnăm Có sự tham gia kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểuQuốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Ban Chỉ đạo Tỉnh tổ chức giao ban định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng nămvới các huyện, thị xã, thành phố; thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ đạo Trungương và các Bộ, ngành liên quan để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắctrong quá trình triển khai thực hiện
Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tình hình, kết quảthực hiện Kế hoạch, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủtướng Chính phủ
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
1.5.1 Yếu tố khách quan
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công tác PCGD MNCTENT ngành học mầm non là thiếu cơ sở vật chất, sử dụng cơ sở vật chất cũxuống cấp, phải học nhờ phòng học, một số điểm trường chưa có nhà vệ sinhriêng nên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn từ đó việc tổchức cho trẻ học 2 buổi/ngày, nâng cao tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trìnhGDMN là không dễ
Công tác PCGD MN CTENT đang được các địa phương bước đầu triểnkhai, do đó việc tìm hiểu học tập kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lýcông tác chất lượng PCGD MN CTENT từ các đơn vị khác chưa thể thực hiệnđược
1.5.2 Yếu tố chủ quan
Nguồn vốn do thực hiện Nghị Quyết số 11/NQ-CP của Chính Phủ vềnhững giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát nên Chương trình kiên cố
Trang 38hóa trường học dự kiến giai đoạn 2013-2015 của Bộ GD-ĐT tạm dừng Trongkhi đó phần lớn số lượng phòng học xây dựng thuộc kế hoạch phát triển giáodục mầm non, đặc biệt là trẻ 5 tuổi nằm trong chương trình này Nguồn vốn đốiứng, hỗ trợ thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2008-
2012 khi hỗ trợ về huyện gặp khó khăn
Một số địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tácPCGDMN cho trẻ 05 tuổi, chưa ưu tiên cho những mục tiêu quan trọng, tiến độxây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn chậm so với kế hoạch, nhiềuđịa phương vẫn còn thiếu giáo viên
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Một nền giáo dục phát triển mạnh, bền vững là một nền giáo dục đòi hỏichất lượng toàn diện, học sinh được học, được bồi dưỡng, rèn luyện một cáchtoàn diện và phải quan tâm ngay từ gốc đến ngọn Chính vì thế PCGD MN làđiều tất yếu
Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệmchủ yếu, những đặc trưng của công tác PCGD MN CTENT, trong đó đề cập sâu
về mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn và những yếu tố có liên quan đến việc quản lýcông tác PCGD MN CTENT; chúng tôi nhận biết được những vấn đề lý luậnmang tính định hướng cho việc quản lý công tác PCGD MN CTENT
Muốn quản lý công tác PCGD MN CTENT, cần nhận biết chính xác thựctrạng về công tác PCGD MN CTENT Vấn đề này được chúng tôi đề cập đến ởchương 2
Trang 40Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP
GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI 2.1 Khái quát tình hình kinhh tế- xã hội, giáo dục và đào tạo ở huyện Châu Thành
2.1.1 Đôi nét về vùng đất, con người Châu Thành
Châu Thành là một huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm Sa Đéccủa tỉnh Đồng Tháp Huyện có diện tích 245,94 km2 và dân số là 149.983 người.Huyện ly là thị trấn Cái Tàu Hạ nằm trên đường quốc lộ 80 cách chân cầu MỹThuận 4 km về hướng tây và cách thành phố Sa Đéc 12 km về hướng đông.Huyện Châu Thành có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn huyện lỵ
và 11 xã, địa hình có hướng dốc từ sông tiền vào trong nội đồng và tương đốibằng phẳng Cao độ phổ biến từ + 0,8 đến + 1,2, cao nhất là + 1,5, thấp nhất là +0,7 (Theo viện khảo sát thiết kế thuỷ lợi Nam bộ năm 1982) Bề mặt địa hình bịchia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu Huyện có đặcđiểm khí tượng chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở Đồng Bằng Sông Cửu Longchịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo Về mặt giao thôngthuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ (sông Tiền , Quốc lộ 80, Tỉnh lộ ĐT 854)
có điều kiện để liên kết và hợp tác phát triển với các huyện của tỉnh như: Lấp
Vò, Lai Vung, Sa Đéc, … các trung tâm kinh tế phát triển của vùng Đồng bằngsông Cửu Long (Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Trà Vinh, RạchGiá…)
Huyện Châu Thành còn biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống như:gạch ngói, gốm, rèn, sản xuất bột, đan thủ công từ sản phẩm lục bình…sảnphẩm đã có mặt nhiều nơi trên thị trường trong và ngoài nước ngoài ra, Huyệncòn có nguồn lao động trẻ dồi dào, trình độ dân trí và tay nghề cao tiếp thunhanh những công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống đoàn kết, cần cù vàsáng tạo Châu Thành còn nhiều tiềm năng và nhiều lĩnh vực chưa được đầu tưkhai thác, là một trong những điểm sáng về cơ hội đầu tư trong khu vực; Châu