1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Công Tác Phổ Cập Giáo Dục Mầm Non Cho Trẻ Em 5 Tuổi

34 1,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

+ Kiện toàn, bổ sung thành phần, chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phổcập giáo dục ở cấp huyện, cấp xã để tổ chức triển khai phổ cập GDMN cho trẻ emnăm tuổi cùng với phổ cập giáo dục ti

Trang 1

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI

- Phòng Giáo dục và Đào tạo Cô Tô -

I- Đặc điểm tình hình

Huyện Cô Tô có 03 đơn vị hành chính: (02 xã, 01 thị trấn) Dân sốkhoảng 5.700 người Tổng số đơn vị trường học trên địa bàn có 10 trường từmầm non đến THPT, trong đó cấp học mầm non có 03 trường công lập vớitổng số 28 nhóm, lớp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 474trẻ

Năm 2012, huyện Cô Tô đã được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dụcmầm non cho trẻ em 5 tuổi và duy trì tốt kết quả cho tới nay Tuy nhiên, trongquá trình thực hiện có một số thuận lợi và khó khăn sau:

1 Thuận lợi

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Cô Tô luôn nhận được sự quan tâmchỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, của Huyện ủy, HĐND, UBNDhuyện, sự phối kết hợp chặt chẽ của các phòng ban, ngành, các xã, thị trấn trênđịa bàn

Công tác PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi sau hơn 3 năm triển khaithực hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và tổ chức thựchiện Mục tiêu PCGDMNCTENT được xem là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của địa phương và đã được các cấp cụ thể hóa trong các Chỉ thị,Nghị quyết, Kế hoạch hành động của địa phương

100% các trường mầm non được trang cấp đầy đủ về cơ sở vật chất, 100

% trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; đội ngũ cán bộ, quản

lý, giáo viên, nhân viên các trường luôn được đảm bảo đủ về số lượng, trình độchuyên môn đạt chuẩn trở lên (trong đó có trên 50% giáo viên có trình độ trênchuẩn), chất lượng ngày càng được nâng cao Cán bộ, giáo viên, nhân viên cáctrường mầm non đều đã thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tácphổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

2 Khó khăn

Đời sống kinh tế của người dân còn nhiều thiếu thốn và thu nhập không

ổn định vì thế nên sự quan tâm đến việc học hành của con em của một bộ phậnphụ huynh chưa được chú trọng, việc đăng ký hộ khẩu thường trú, làm giấykhai sinh cho trẻ ở một bộ phận gia đình còn chậm, độ chính xác chưa cao.Công tác huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp và duy trì sĩ số, tỷ lệ chuyên cần củatrẻ cũng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng công tác phổ cập giáodục

Số lượng trẻ tại các xã, thị trấn có nhiều biến động trong quá trình chuyểnđến, chuyển đi, thay đổi nơi ăn chỗ ở nên gây khó khăn cho việc điều tra, tổnghợp Đội ngũ giáo viên mầm non phải làm việc cả ngày trên lớp nên thời gian

Trang 2

dành cho nhiệm vụ điều tra phổ cập gặp nhiều khó khăn Phần mềm phổ cậpgiáo dục mầm non còn nhiều lỗi kĩ thuật nên gây khó khăn cho quá trình tổnghợp dữ liệu của xã, của huyện.

II Một số giải pháp thực hiện Phổ cập và kết quả

1 Công tác chỉ đạo

Ngay từ khi Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/1010 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em nămtuổi giai đoạn 2010 - 2015 được ban hành và các văn bản chỉ đạo của UBNDtỉnh Quảng Ninh, HĐND-UBND huyện đã đưa vào Nghị quyết của các cấp ủyĐảng, Chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhằm tập trung chỉ đạo,huy động mọi lực lượng và nguồn lực để thực hiện Phổ cập

2 Công tác tham mưu

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Thường trực Huyện uỷ;HĐND-UBND huyện Cô Tô ban hành các Nghị quyết, Chương trình hànhđộng, văn bản chỉ đạo, triển khai và hướng dẫn thực hiện công tác phổ cập giáodục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn huyện Cô Tô, cụ thể:

Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đưa mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáodục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào Nghị quyết để chỉ đạo thực hiện (Nghịquyết số 04-NQ/HU, ngày 22/12/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện vềphương hướng, nhiệm vụ năm 2011);

Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 63/2010/NQ-HĐND,ngày 29/12/2010 về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011, trong đó có nhiệm vụthực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trên địa bànhuyện; Nghị quyết số 66/2010/NQ-HĐND, ngày 29/12/2010 về việc hỗ trợ tiền

ăn trưa cho trẻ em dưới năm tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trênđịa bàn huyện Cô Tô, bằng nguồn ngân sách huyện

Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ, Nghị quyết của HĐND, UBNDhuyện đã ban hành Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 về việcthành lập Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện Cô Tô; kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 26/01/2011 về Kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ em 5 tuổi đến năm 2015 trên địa bàn huyện Cô Tô; Quyết định số 90/QĐ-UBND, ngày 04/3/2011 về việc qui định hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em dướinăm tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn huyện Cô Tô

Uỷ ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợpvới các phòng ban chức năng của huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ,chính sách đối với giáo viên mầm non và trẻ em mẫu giáo theo các quy địnhhiện hành;

3 Triển khai thực hiện

- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác Phổ cập GDMN cho trẻ

em năm tuổi nhằm tạo sự ủng hộ, tham gia của các cơ quan, đơn vị, mọi ngườidân và toàn xã hội đối với công tác Phổ cập giáo dục;

- Chỉ đạo triển khai thực hiện Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi:

Trang 3

+ Kiện toàn, bổ sung thành phần, chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phổcập giáo dục ở cấp huyện, cấp xã để tổ chức triển khai phổ cập GDMN cho trẻ emnăm tuổi cùng với phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS.

+ Xây dựng Kế hoạch, ban hành các văn bản để triển khai, hướng dẫncông tác Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn; tổ chức bồi dưỡng,tập huấn công tác điều tra, tổng hợp kết quả, lập hồ sơ để đề nghị công nhậnkết quả Phổ cập giáo dục;

+ Rà soát hiện trạng các cơ sở GDMN trên địa bàn, củng cố mạng lướitrường lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, huy động các nguồn lực, ưu tiên kinh phíxây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị để tạo điều kiện cho trẻ em 5 tuổiđến trường lớp và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

+ Chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo viên, trẻ mầm non: hỗ trợkinh phí chi trả tiền công và các khoản đóng góp theo tiền công cho giáo viênhợp đồng đạt chuẩn đào tạo trong các cơ sở GDMN công lập (Quyết định số234/2010/QĐ-UBND ngày 22/1/1010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh); hỗ trợ tiền

ăn tại các cơ sở GDMN cho trẻ 5 tuổi (Quyết định số 289/2011/QĐ-UBNDngày 26/01/2011, Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 13/6/2011 của Ủy bannhân dân tỉnh);

+ Chỉ đạo Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các xã, thị trấn tiến hành điều tra,tổng hợp kết quả Phổ cập GDMN năm tuổi; tổ chức kiểm tra, công nhận đạtchuẩn Phổ cập trên địa bàn cấp xã; tự kiểm tra và đề nghị tỉnh kiểm tra côngnhận kết quả Phổ cập trên địa bàn cấp huyện theo quy định tại Thông tư số32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ GD&ĐT

4 Kết quả

- Kiện toàn Ban chỉ đạo, tổ thư ký Phổ cập các cấp: xã, huyện;

- Huyện và 100% các xã, thị trấn đã có Kế hoạch Phổ cậpGDMNCTENT được phê duyệt;

- Tăng cường mở rộng hệ thống mạng lưới trường lớp: có 03 trườngmầm non có 08 lớp mẫu giáo 5 tuổi ; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%

- 100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi có trình độ chuyên môn đạtchuẩn trở lên (trong đó có 70% đạt trình độ trên chuẩn) và được hưởng đầy đủchế độ chính sách theo quy định của nhà nước

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường, lớp mẫu giáo 5 tuổi:Tính tới thời điểm hiện tại 100% các trường mầm non được công nhận đạtchuẩn quốc gia

- Ban chỉ đạo PCGD của huyện đã chủ trì mở các hội nghị về triển khai vàtập huấn công tác lập kế hoạch phổ cập, điều tra phổ cập, lập hồ sơ phổ cập đốivới địa phương cho đối tượng là lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác phổ cập củacác xã, thị trấn các trường học và nhân viên phụ trách công tác phổ cập của cáctrường

5 Phương hướng tiếp theo

Trang 4

- Tiếp tục duy trì vững chắc kết quả và từng bước nâng cao chất lượngphổ cập GDMNCTENT cấp huyện đã được công nhận từ năm 2012.

III Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác PCGDMNCTENT trên địabàn, Ban chỉ đạo PCGD huyện Cô Tô đã rút ra một số bài học kinh nghiệm nhưsau:

- Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm, đônđốc và chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, sự điều hành có kế hoạch theo Nghị quyết củaHĐND, UBND và Ban chỉ đạo PCGD Phải phát huy được sức mạnh tập thể,tăng cường sự ủng hộ tích cực, hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể, các tổchức kinh tế - xã hội và của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn

- Phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương củaĐảng và Nhà nước về chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em nămtuổi nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân để góp phần nâng cao hiệu quảcủa công tác phổ cập giáo dục

- Phải có những cơ chế chính sách phù hợp với thực tế địa phương nhằmđộng viên, khuyến khích phụ huynh cho con em mình ra trường, lớp học

- Phải có đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đoàn kết nhất trí cótrách nhiệm và lương tâm cao, tay nghề vững vàng, nhiệt tình, sẵn sàng phấnđấu không mệt mỏi vì sự nghiệp giáo dục

- Phòng Giáo dục và các nhà trường là lực lượng nòng cốt trong việc chỉđạo thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi Vì vậy,một mặt phải chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương

và Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã để xây dựng kế hoạch, có biện pháp cụ thể phùhợp trong việc thực hiện các mục tiêu phổ cập, mặt khác phải nắm vững các vấn

đề về kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ của công tác phổ cập giáo dục để triểnkhai có hiệu quả

- Ban chỉ đạo phổ cập phải kiểm tra đôn đốc thường xuyên và đúc rút kinhnghiệm sau mỗi năm, mỗi kỳ Chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm (nhất làcác đơn vị khó khăn) và bổ sung kịp thời những vấn đề còn tồn tại

- Tích cực huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi ra lớp học, duy trì sĩ số, tổchức ăn băn trú cho trẻ tại trường bằng nhiều hình thức, có các biện pháp giảm

tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng

Trên đây là kết quả về việc thực hiện Phổ cập GDMNCTENT trên địa bànhuyện Cô Tô trong những năm qua Rất mong nhận được sự quan tâm góp ýcủa các cấp lãnh đạo và quý vị

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM CHẤT LƯỢNG

- Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Yên -

Thị xã Quảng Yên có 20 trường Tiểu học, 19 trường Trung học cơ sởcông lập Trong những năm qua giáo dục thị xã Quảng Yên có nhiều đổi mới

và phát triển Chất lượng giáo dục tiếp tục được khẳng định, một số lĩnh vựcđạt kết quả cao, tuy nhiên cả chất lượng và đại trà chưa tương xứng với tiềmnăng, chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của những người làm côngtác giáo dục trên địa bàn cũng như của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địaphương Các văn kiện quan trọng của Đảng và nhà nước xác định giáo dục vàđào tạo có nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Tuy cấp Tiểu học và Trung học cơ sở chưa phải là cấp học trực tiếp đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhưng là cơ sở quan trọng, là nền móng, là đầuvào cho các cấp học cao hơn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhữngnhân tài cho quê hương đất nước Nếu nguồn đầu vào này tốt sẽ góp phần chosản phẩm những con người có trí tuệ và nhân sách tốt Với nhận thức như vậynên trong nhiều năm qua huyện Yên Hưng ( nay là thị xã Quảng Yên) luônquan tâm hài hòa giữa nâng cao chất lượng đại trà với chất lượng mũi nhọn,quan tâm nhiều hơn đến việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi

Huyện Yên Hưng trước đây đã có trường THCS Trọng điểm làm

nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi cho huyện Từ khi thực hiện chủtrương bỏ trường chuyên, lớp chọn, Trường THCS Trọng điểm đổi tên thànhTrường THCS Lê Quý Đôn Đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ nhưng thực chấttrường THCS Lê Quý Đôn vẫn kế thừa nhiệm vụ chủ yếu của trường Trọngđiểm cũ, vẫn đứng đầu về chất lượng giáo dục và là nòng cốt trong việc bồidưỡng học sinh giỏi cho thị xã Để nhà trường hoạt động có hiệu quả hơn, cần

có “chính danh” hơn cho nhà trường và cần có sự đầu tư nguồn lực nhiều hơn, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND thị xã xây dựng “ Đề án Xây dựng trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn thành trường trọng điểm chất lượng cấp trung học cơ sở giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020”.

Đề án đã được Hội đồng nhân dân thị xã khóa XVIII- kỳ họp thứ 5 phê duyệttại Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND

1 Nội dung cơ bản của Đề án

Về mục tiêu: Xây dựng nhà trường thành trường trọng điểm chất lượng

cấp THCS, có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ giáo viên; làtrung tâm đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi của thị xã; là địa chỉ tin cậy để họcsinh và phụ huynh học sinh lựa chọn cho con em học tập, rèn luyện

Mục tiêu cụ thể:

(1) Đầu tư xây dựng trường THCS Lê Quý Đôn thành trường trọngđiểm chất lượng cấp THCS

Trang 6

Nâng cao số lượng và chất lượng học sinh xếp loại học lực giỏi; tăng tỷ

lệ học sinh giỏi trong các cuộc thi và giao lưu các cấp: Thị xã, tỉnh và quốc gia

Phấn đấu học sinh các lớp trọng điểm xếp loại học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ75% trở lên, năm 2020 đạt tỷ lệ 82% trở lên Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào cáctrường THPT chuyên, các trường có chất lượng cao tăng hàng năm; đồng thờinâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

- Học sinh được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và phát triển năng khiếu vềcác nội dung: Tin học, tiếng Anh, các môn học tự chọn khác

(2) Bồi dưỡng và nâng cao năng lực, trình độ cho các giáo viên để làmnòng cốt về đội ngũ cho cấp THCS và cho hoạt động chuyên môn của thị xã

Một số cơ chế có tính chất đặc thù cho trường:

Về tuyển sinh:

- Đối với lớp đại trà: trường có trách nhiệm tuyển sinh vào lớp đại trà sốhọc sinh trên địa bàn phường Yên Giang- nơi trường đóng để làm nhiệm vụphổ cập giáo dục

- Đối với các lớp trọng điểm chất lượng: trường được tuyển sinh trên địabàn toàn thị xã đối với học sinh đạt học lực giỏi hoặc đạt học sinh giỏi cấp thị xãtrở lên

Về bố trí cán bộ quản lý, giáo viên:

- Cán bộ quản lý,giáo viên dạy các lớp trọng điểm được lựa chọn lànhững người có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy vàbồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc Nhà trườngđược lựa chọn trên địa bàn toàn thị xã để đề nghị điều động giáo viên chotrường

- Đối với giáo viên đã nghỉ chế độ nhưng có sức khoẻ, có năng lực vàtrình độ, kinh nghiệm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường được uỷquyền hợp đồng thỉnh giảng, chi trả tiền công theo thỏa thuận

Ưu tiên bố trí sau tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động đối với những giáoviên tốt nghiệp sư phạm chính quy loại giỏi, qua khảo sát thấy năng lực giảng dạytốt

Về chế độ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Căn cứ vào khả năng ngân sách và các nguồn thu hợp pháp, thị xã cóquy định về việc hỗ trợ, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy các lớptrọng điểm chất lượng cho phù hợp

- Trên cơ sở tổng biên chế được giao, căn cứ vào điều kiện thực tế và cácquy định hiện hành, khi phân bổ biên chế cho các trường sẽ có sự ưu tiên biênchế giáo viên cho các trường trọng điểm chất lượng

Về chương trình:

(1) Chương trình nâng cao:

Đảm bảo chương trình chính khóa, đồng thời các lớp trọng điểm học 2buổi/ ngày, buổi 2 học chương trình nâng cao từ 2 đến 3 buổi/tuần

Trang 7

Chương trình nâng cao được bố trí theo lớp, nhóm bộ môn hoặc độituyển phù hợp với năng khiếu, năng lực học sinh đảm bảo nguyên tắc dạy học

sát đối tượng (Chương trình này hiện tại không thu tiền)

(2) Chương trình học theo nhu cầu:

Trên cơ sở nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, nhà trường tổ chứchọc thêm một số bộ môn, trước hết tập trung vào các bộ môn Tiếng Anh, Tinhọc, khi điều kiện cho phép sẽ mở rộng thêm một số bộ môn khác

Thù lao cho giáo viên trả theo thỏa thuận giữa phụ huynh, giáo viên vànhà trường trên cơ sở những quy định hiện hành

Về đầu tư cơ sở vật chất:

Trên cơ sở tận dụng và phát huy tối đa công năng của các công trình và cơ

sở vật chất hiện có, từng bước xây bổ sung, thay thế các công trình: Nhà bếp vàphòng ăn, nghỉ cho 50 học sinh; xây thay thế nhà hiệu bộ và bổ sung đủ phòng

do đáp ứng nhu cầu tăng số lớp; xây dựng khu nhà tập đa năng trong khu giáodục thể chất

Đầu tư bổ sung bàn ghế, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu nâng cao chấtlượng và nhu cầu cho các môn: Tin học, Ngoại ngữ và chương trình nâng cao,

tự chọn khác

Về nhu cầu kinh phí tăng thêm, dự kiến:

Giai đoạn từ 2013-2015: 1.500 triệu đồng, (trong đó: Kinh phí đầu tư cơ

sở vật chất: 650 triệu đồng; kinh phí chi thường xuyên tăng thêm để chi hỗ trợcán bộ, giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng các độituyển: 850 triệu đồng)

Giai đoạn từ 2016-2020: 14.500 triệu đồng, ( trong đó: kinh phí đầu tư

cơ sở vật chất: 13.100 triệu đồng; kinh phí chi thường xuyên tăng thêm để chi

hỗ trợ cán bộ, giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng cácđội tuyển: 1.400 triệu đồng)

2 Những việc đã làm được

Đề án xây dựng trường trọng điểm chất lượng của Quảng Yên mới thựchiện được hơn 1 năm học, một số nội dung quan trọng của Đề án đã được thựchiện như: Việc lựa chọn và bố trí cán bộ quản lý, bố trí giáo viên giỏi chotrường, việc tuyển sinh học sinh giỏi cho các lớp trọng điểm của trường Nămhọc 2013-2014 Trường Lê Quý Đôn mỗi khối có 2 lớp trọng điểm và 1 lớp đạitrà

Kết quả bước đầu, năm học 2013-2014 học sinh các lớp trọng điểm chấtlượng học lực khá-giỏi chiếm tỷ lệ trên 90%, học sinh lớp 9 thi đỗ vào THPTcông lập đạt 98%, trong đó có nhiều học sinh thi vào trường chuyên Hạ Long,chuyên Trần Phú Hải phòng với số điểm cao

Tuy số học sinh các lớp trọng điểm còn ít ( với tổng số 275 học sinh,bằng 3,1% số học sinh THCS của toàn thị xã) nhưng trường THCS Lê QuýĐôn đã khẳng định vai trò nòng cốt về bồi dưỡng học sinh giỏi của thị xã; đạtkết quả tốt qua các cuộc thi, hội thi các cấp: Năm học 2013-2014 trường

Trang 8

THCS Lê Quý Đôn có 227học sinh đạt giải cấp huyện ( chiếm 28% tổng sốgiải cấp huyện); 46 học sinh đạt giải các cuộc thi cấp tỉnh ( chiếm 37% tổng sốhọc sinh thị xã đạt giải); 9 giải cấp quốc gia ( chiếm 50% số học sinh thị xã đạtgiải)

3 Những khó khăn và kiến nghị

Tuy mới triển khai nhưng mô hình trường này bước đầu đã khẳng định

sự phù hợp với điều kiện của địa phương và đã đạt được những kết quả nhấtđịnh

Tuy vậy việc triển khai nhưng gặp những khó khăn dẫn đến Đề án chưađạt được kết quả như mong muốn, đó là:

(1) Về đầu tư cơ sở vật chất: Thời điểm bắt đầu thực hiện Đề án cũng làgiai đoạn nền kinh tế và nguồn ngân sách nhà nước khó khăn, thực hiện đìnhhoãn xây dựng Việc đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho trường vì vậy khôngthực hiện được như dự kiến: Không bổ sung được phòng học, không xây đượckhu nhà ăn và bán trú cho học sinh, hầu như cơ sở vật chất của nhà trườngkhông được bổ sung, điều kiện học tập ít được cải thiện, cũng mới thu hútđược số học sinh ở các xã, phường lân cận vào trường học ( học sinh ở xakhông có chỗ ăn nghỉ bán trú nên không đến học được)

(2) Về cơ chế chính sách: Tinh thần của Đề án là có cơ chế hỗ trợ, bồidưỡng cho giáo viên dạy các lớp trọng điểm nhưng chưa thực hiện được Giáoviên dạy các lớp trọng điểm được lựa chọn là giáo viên giỏi, nhiệt tình; dạy cáclớp này yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao, cường độ cao hơn và thời gian làmviệc nhiều hơn nhưng chưa được hưởng thêm bất kỳ một sự hỗ trợ bồi dưỡngnào ngoài những lời động viên hoặc giấy khen, bằng khen Hiện nay đang cóhiện tượng giáo viên giỏi không muốn về dạy lớp trọng điểm

Từ những khó khăn trên xin được đề nghị:

Trường trọng điểm chất lượng giáo dục ở Quảng Yên thực chất là trường

có một số lớp trọng điểm chất lượng trong trường THCS công lập, tiến tới có lớp dịch vụ chất lượng cao trong trường THCS công lập

Khó khăn như nêu vượt quá thẩm quyền của huyện vì: mức thu học phítrường công lập do Tỉnh quy định- thị xã không được tăng học phí để bồidưỡng thêm cho giáo viên Bồi dưỡng học sinh ngoài giờ, bồi dưỡng học sinhgiỏi không được thu tiền Giáo viên bồi dưỡng học sinh quá giờ quy quy địnhkhông được thanh toán thừa giờ vì Thông tư quy định chỉ thanh toán nếutrường thiếu biên chế Thực tế năm 2014 Phòng Giáo dục đã bố đã đề nghị bốtrí gần 200 triệu đồng để bồi hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên dạy các lớp trọngđiểm nhưng không chi được do quy định hiện hành không cho phép

Từ khó khăn trên, kính đề nghị Sở GD&ĐT, UBND tỉnh, ban hành cơchế hoặc ủy quyền cho cấp huyện vận dụng cơ chế chính sách để loại hìnhtrường-lớp này duy trì, phát triển; trong đó trước hết là cơ chế thu ( như: mứchọc phí cao hơn, dịch vụ tăng thêm, tăng cường cơ sở vật chất ) phù hợp vớiđiều kiện địa phương; cơ chế chi để bồi dưỡng, khuyến khích kịp thời giáo viên

Trang 9

dạy các lớp trọng điểm, cơ chế tăng tỷ lệ giáo viên lớp trọng điểm so với địnhbiên

Rất mong được Sở GD&ĐT, lãnh đạo tỉnh quan tâm

Trân trọng cám ơn các đồng chí, các đại biểu đã quan tâm./

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC

MỚI TẠI VIỆT NAM TỚI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông

Triều-Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là Triều-Dự án VNEN) là

Dự án về sư phạm với trọng tâm là đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chứclớp học và đánh giá học sinh theo xu hướng của một nền giáo dục hiện đại, phùhợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam

Quảng Ninh có 16 trường tiểu học tham gia Dự án, trong đó có trường

TH Mạo Khê B huyện Đông Triều Ngay từ giai đoạn đầu mới tiếp cận, Lãnhđạo phòng GD&ĐT xác định đây là mô hình dạy học hiện đại, rèn luyện tínhđộc lập, sự tự tin, đồng thời kích thích sự sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, để

mô hình được triển khai hiệu quả rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của BanQuản lý Dự án VNEN tỉnh và Phòng Giáo dục huyện, sự đồng thuận ủng hộ cả

về vật chất lẫn tinh thần của phụ huynh học sinh, sự nỗ lực quyết tâm của độingũ cán bộ giáo viên nhà trường, đặc biệt là sự quan tâm của toàn xã hội Cónhư thế, mô hình Trường học Việt Nam mới mới có thể thành công không chỉ

ở giai đoạn thí điểm, mà sẽ trở thành xu thế phát triển tất yếu, trong giai đoạntiếp theo

I Giải pháp triển khai hiệu quả mô hình VNEN tại huyện Đông Triều

1 Công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai kế hoạch

Ngay sau khi nhận được kế hoạch triển khai Dự án từ Sở, PhòngGD&ĐT đã kịp thời tham mưu UBND huyện về việc đăng ký triển khai Dự ántại địa phương Được UBND huyện ủng hộ và tạo điều kiện cho tổ chức triểnkhai Phòng GD&ĐT đã phân công lãnh đạo và chuyên viên cấp TH trực tiếpchỉ đạo việc triển khai dạy học theo mô hình VNEN

- Phòng GD đã thống nhất lựa chọn, giới thiệu trường tham gia Dự án cóđội ngũ BGH nhiệt tình, tận tụy trong công việc, có kinh nghiệm trong quản lý,chỉ đạo

- Trong triển khai nhiệm vụ năm học, Phòng GD&ĐT đưa việc thực hiện

mô hình VNEN là nhiệm vụ chuyên môn cần quan tâm đặc biệt đối với cấptiểu học Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Ban quản lý Dự án, của

Trang 10

Sở GD&ĐT tới nhà trường để cán bộ quản lý, giáo viên dễ dàng triển khai thựchiện

- Chỉ đạo trường TH Mạo Khê B làm tốt công tác tuyên truyền tới toànthể phụ huynh và các lực lượng xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa cao đẹpcủa Mô hình VNEN; kêu gọi sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phươngủng hộ về phương châm chỉ đạo và tổ chức thực hiện của ngành giáo dục

- Chỉ đạo nhà trường chuẩn bị điều kiện tốt nhất thực hiện mô hình hiệuquả, cụ thể: Thành lập tổ thực hiện Dự án cấp trường, phân công nhiệm vụ cụthể cho mỗi thành viên; Ưu tiên lựa chọn đội ngũ giáo viên tinh nhuệ để tậphuấn và tiếp thu các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, xây dựng môhình lớp học, mô hình nhà trường, gia đình và cộng đồng;

- Kết thúc năm học, Phòng GD&ĐT báo cáo UBND huyện về kết quảthực hiện mô hình trường học mới tại trường TH Mạo Khê B sau gần hai nămthực hiện dự án và quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT vềviệc triển khai nhân rộng mô hình VNEN

2 Công tác xây dựng và tập huấn đội ngũ

- Căn cứ sự chỉ đạo của BQL dự án tỉnh về công tác tập huấn, PhòngGD&ĐT đã chỉ đạo nghiêm túc trường tham gia dự án chọn và cử giáo viên cốtcán tham gia các đợt tập huấn tại các lớp tập huấn Trung ương và tỉnh Trongquá trình tập huấn, học viên được bồi dưỡng, huấn luyện và thực hiện đầy đủnội dung liên quan của mô hình VNEN, đáp ứng được nhu cầu thực hiện dự áncho các giảng viên cốt cán VNEN Học viên được tự đánh giá trước và sau tậphuấn, được tập huấn qua thực tế và trong môi trường giả định Chất lượng tậphuấn đảm bảo nội dung, phương pháp phù hợp cho việc dạy và học tại trườngthực hiện thí điểm

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo trường TH Mạo Khê B tổ chức nghiêm túc tậphuấn cấp trường về tổ chức lớp học, sinh hoạt chuyên môn, huy động sự thamgia của cộng đồng, phương pháp giảng dạy các môn học theo mô hình trườnghọc mới Đồng thời mời chuyên gia tư vấn cấp tỉnh đến các trường kiểm tra,giám sát và hỗ trợ trong công tác tập huấn Trong quá trình triển khai tập huấnlại tại trường, những vấn đề vướng mắc phát sinh trong tập huấn đã được tổnghợp đầy đủ, phản ánh về Phòng GD&ĐT và BQL dự án tỉnh để chỉ đạo giảiquyết kịp thời Chính vì vậy mà kết quả tập huấn cấp trường đạt hiệu quả cao

- Tổ chức chuyên đề, hội nghị, hội thảo cấp huyện, cấp tỉnh về dạy họctheo mô hình VNEN với các thành phần tham gia là các đồng chí CBQL, cácđồng chí tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán trong toàn huyện và mờichuyên gia của Ban dự án cấp tỉnh về dự để tư vấn, góp ý

- Tổ chức cho các nhà trường tham quan thực tế về cách trang trí lớp học,cách tổ chức lớp học, tại trường TH Mạo Khê B, đơn vị tham gia Dự án

- Trong dịp hè 2013 và 2014, Phòng GD&ĐT đã tổ chức 24 lớp bồidưỡng cho GV, CBQL các nhà trường về dạy học theo mô hình VNEN vớitổng số gần 700 cán bộ, GV về: Quan điểm thực hiện mô hình VNEN; Những

Trang 11

đặc trưng cơ bản của mô hình VNEN; Cách thức tổ chức lớp học theo mô hìnhVNEN; Những hình thức trang trí lớp theo mô hình VNEN; Cách thức tổ chứcgiảng dạy từng môn học theo mô hình VNEN và Cách đánh giá họcsinh theo mô hình VNEN.

3 Công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của cộng đồng

Việc tuyên truyền về dạy học theo mô hình mới được Phòng GD&ĐTđặc biệt quan tâm, Phòng đã cùng nhà trường trực tiếp thảo luận tìm giải pháptối ưu nhất để triển khai dự án tại trường Về phía nhà trường đã tổ chức nhiềucuộc họp, hội thảo với cha mẹ học sinh, gặp gỡ chính quyền địa phương để làmtốt tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồngcủa chính quyền địa phương về mô hình VNEN Qua các cuộc họp, gặp gỡ tưvấn trực tiếp ,thậm trí được cùng dự giờ cùng nhà trường, các bậc phụ huynh

đã có cách nhìn khác, toàn diện hơn từ cách dạy, cách học theo mô hình mới,sẵn sàng hỗ trợ hàng trăm công lao động trong việc sửa sang trang trí lớp học,làm đồ dùng dạy học, làm bản đồ cộng đồng; sưu tầm các sản phẩm địaphương cho góc cộng đồng, ủng hộ tài liệu học tập bổ sung cho các thư việnlớp học…

II Đánh giá chung về triển khai dự án VNEN tại Đông Triều

TH Mạo Khê B đã đạt được một số kết quả cụ thể:

+ Tạo được môi trường học tập thân thiện: Học sinh được nâng cao vàphát triển về kỹ năng tự học tập, mạnh dạn, tự tin trong học tập, linh hoạt hơntrong giao tiếp Việc gắn kết, song hành giữa kỹ năng học tập và kỹ năng sốngtrong từng hoạt động học tập đã đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện trong sựnhẹ nhàng, thoải mái và ham thích của học sinh góp phần nâng cao chất lượng

GD toàn diện

+ Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt làcách tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh tự học, tự quản, phát huy tính độclập, tính tập thể cho học sinh

+ Huy động được sự tham gia vào cuộc của các lực lượng xã hội, đặc biệtcủa cha mẹ học sinh, cho dù không có sự ủng hộ bằng vật chất nhưng bằngchính công lao động cùng xây dựng cảnh quan trường lớp và môi trường họctập cho các em

2 Một số khó khăn và hạn chế:

Ngay năm đầu tiên triển khai, một số phụ huynh chưa nhiệt tình ủng hộ,còn hoài nghi về hiệu quả của mô hình VNEN, chưa thật sự tin vào khả năng tự

Trang 12

học của con em; Việc cấp phát tài liệu hướng dẫn học tập còn chậm nên ảnhhưởng tâm lý học sinh, phụ huynh; Đồ dùng dạy học theo mô hình trường họcmới có đặc trưng riêng, không được cấp phát lại không có tài liệu hướng dẫn;giáo viên phải tự thiết kế, tự làm nên còn ít và chất lượng chưa cao.

3 Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai mô hình VNEN

1 Đối với Phòng GD&ĐT:

- Làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện về các vấn đề có liênquan đến mô hình trường học mới

- Theo sát, đồng hành với các trường trong dự án trong thời gian thíđiểm.Thường xuyên giám sát, kiểm tra, hỗ trợ, giúp đỡ các nhà trường trong dự

án để tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền tới toàn thể các trường trong huyệnbằng các hình thức: Tổ chức Chuyên đề, Hội thảo cấp huyện các môn họctheo mô hình mới, tham quan lớp học tại các trường tham gia dự án để nhânrộng mô hình

2 Đối đối trường tham gia dự án và các trường nhân rộng mô hình:

- CBQL các trường phải nghiên cứu và nắm chắc về phương pháp dạy họctheo Mô hình VNEN để có những chỉ đạo, đánh giá sát thực, giúp đỡ GV kịpthời

- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm tạo ra sự đồng thuận, thốngnhất và phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường khi tham giacác hoạt động giáo dục, trong đó sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xãhội giữ vai trò nòng cốt Tạo được sự tin tưởng và hứng thú cho phụ huynh họcsinh để họ cùng chia sẻ, ủng hộ và hợp tác trong quá trình triển khai mô hình

- Coi trọng khâu bồi dưỡng giáo viên, thường xuyên kiểm tra, dự giờ,thăm lớp bằng nhiều hình thức để giúp đỡ và kịp thời uốn nắn

- Tăng cường công tác tham quan học tập trường bạn bằng hình thứcphối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường hiệu quả

III Kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình:

Sau khi thực hiện thí điểm dự án tại Trường Tiểu học Mạo Khê B, nhậnthấy tính ưu việt và những hiệu quả của mô hình này mang lại đối với cấp tiểuhọc, Phòng GD&ĐT Đông Triều đã xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng

mô hình cho 26 trường tiểu học còn lại và trình UBND huyện phê duyệt

Như vậy, năm học 2014-2015 Phòng GD&ĐT huyện Đông Triều sẽ có

100 % trường tiểu học triển khai áp dụng mô hình VNEN, trong đó 54% sốtrường đăng ký nhân rộng toàn phần mô hình trường học mới Tuy kết quả đạtđược chưa cao song điều đó phần nào khẳng định được sự đồng lòng, ý chíquyết tâm của tập thể lãnh đạo ngành giáo dục huyện, của tập thể trường tiểuhọc Mạo Khê B, của nhân dân huyện Đông Triều và đặc biệt là ý thức, sự cốgắng của đội ngũ lãnh đạo các trường tiểu học trên địa bàn huyện; sự quan tâmtạo điều kiện của Sở GD&ĐT, của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương đã

Trang 13

cùng vào cuộc với giáo dục huyện Đông Triều trong việc thực hiện thắng lợinhiệm vụ năm học

Trong thời gian tới Phòng GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu làm tốt và cóhiệu quả mô hình trường học mới ở các trường tiểu học trong giai đoạn tiếptheo./

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN XÂY DỰNG

TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu -

Xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong những nội dung quan trọngcủa kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015

và định hướng đến năm 2020 Chuẩn quốc gia về trường học được xem làthước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hìnhtrường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

Là huyện miền núi, vùng cao, biên giới đời sống nhân dân còn nhiều khókhăn, điều kiện giao thông đến một số cơ sở trường chưa thuận lợi, cơ sở vậtchất trường lớp đầu tư chưa nhiều, nguồn lực hạn chế, nhưng thời gian qua,huyện Bình Liêu đã khắc phục mọi khó khăn để thực hiện kế hoạch xây dựngtrường chuẩn quốc gia

Để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, thực hiện được các mụctiêu, chỉ tiêu về giáo dục đào tạo, ngay từ đầu nhiệm kỳ, năm học 2011-2012,Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Kếhoạch số 1059/KH-UBND ngày 15/7 2011 về xây dựng trường chuẩn quốc giagiai đoạn 2011-2015

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND huyện về xây dựng trường chuẩn quốcgia, hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa bằng nhiệm vụ nămhọc và tích cực tham mưu với UBND huyện quan tâm chỉ đạo các cơ quanchuyên môn, UBND các xã, thị trấn phối hợp với ngành giáo dục thực hiện cóhiệu quả các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia đối với các trường trong lộtrình xây dựng trường chuẩn qua các năm học Đồng thời tuyên truyền sâurộng trong nhân dân và cha mẹ học sinh, phối hợp tích cực giữa gia đình vànhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng trường đạtchuẩn quốc gia trên địa bàn

1 Thực trạng về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của huyện

Xác định xây dựng trường chuẩn quốc gia là mục tiêu nằm trong kếhoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện giai đoạn 2011-2015.Theo đó, đến năm 2015, toàn huyện có 70% trường đạt chuẩn quốc gia Đây là

Trang 14

mục tiêu quan trọng mang tính đột phá đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạocủa huyện

Trên cơ sở 5 tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, Phòng Giáo dục và Đàotạo đã tích cực tham mưu với huyện hoàn thiện các tiêu chí của trường chuẩnquốc gia và kết quả đạt được như sau:

- Huyện đã đầu tư, chăm lo và tạo mọi điều kiện cho phát triển đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý; củng cố, nâng cao năng lực quản lý trường học,đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và các hoạtđộng dạy và học ; tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diệnnhằm thực hiện tốt mục đích thúc đẩy, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời cáchoạt động của nhà trường

- Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ đạt kết quả khả quan, huyện

đã hoàn thành việc chuẩn hóa, nâng chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên và thườngxuyên tổ chức lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ;100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn 58,40%(Mầm non: 60,4%; Tiểu học: 65,3%; THCS: 38,6%) Tổ chức bộ máy hợp lý,

ổn định, xây dựng biên chế đáp ứng đủ các yêu cầu hoạt động chung củangành

- Toàn huyện có 27 trường (08 trường Mầm non; có 09 trường Tiểu học;7trường Trung học cơ sở; 01 trường Trung học phổ thông; 01 trườngTHCS&THPT; 01 trường phổ thông DTNT Hiện nay, có 11/27 trường đạtchuẩn quốc gia Ngoài các trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chưa

có trường nào đạt chuẩn về cơ sở vật chất

- Một số trường, điểm trường được xây dựng đã lâu nên kích thước, thiết

kế không đủ tiêu chuẩn so với quy định của trường chuẩn quốc gia Phần lớncác điểm trường lẻ chưa có tường rào; sân chơi, bãi tập không đủ diện tích;Các phòng chức năng thiếu rất nhiều, khó khăn trong việc tổ chức thực hànhthí nghiệm; Đồ dùng, thiết bị dạy học ở các trường phổ thông được trang bị đãlâu, nhiều thiết bị đã hư hỏng, không còn sử dụng được

- Ngành giáo dục đã tích cực chủ động triển khai và tổ chức thực hiệnviệc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng tíchcực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tổ chức các chuyên đề ởcác cấp học để tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả, đồng thời chỉ đạo vàquán triệt đến tất cả cán bộ quản lý các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin để phục vụ công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học của giáoviên và học sinh; Chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học ngày càng đượcnâng lên, kết quả các mặt giáo dục được nâng cao; kết quả tốt nghiệp cuối cấpđạt tốt; số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng tăng

- Các xã, thị trấn tham gia phối hợp trong việc xây dựng trường đạtchuẩn quốc gia, đặc biệt quan tâm dành quỹ đất mở rộng diện tích, để xây dựng

cơ sở vật chất cho nhà trường Việc phối hợp với cha mẹ học sinh chăm lo chocông tác giáo dục được thực hiện tốt Đặc biệt là sự chăm lo phát triển sự

Trang 15

nghiệp giáo dục của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và lãnh đạo địaphương thể hiện qua việc quan tâm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ,giáo viên, sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất…Vì vậy hoạt động giáo dục cónhững chuyển biến tích cực

Tuy nhiên, trong qua trình triển khai thực hiện việc xây dựng trườngchuẩn quốc gia huyện Bình Liêu còn gặp không ít khó khăn nên tỷ lệ trườnghọc đạt chuẩn quốc gia của huyện còn ở mức thấp so với các huyện thị kháctrong tỉnh, có 11/27 trường = 40,74%,(06 trường MN, 03 trường Tiểu học, 02trường THCS ) Đáng lưu ý là tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia của huyệnmới đạt 28,57%

2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Công tác tham mưu chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao; Côngtác tuyên truyền chưa mang tính chiều sâu; một số cấp ủy, chính quyền, ban,ngành, đoàn thể và một bộ phận nhân dân chưa thật sự quan tâm đến công tácxây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia;

- Nguồn vốn hạn hẹp, đầu tư thiếu tập trung; chưa huy động được nguồnlực đầu tư;

- Phần lớn các trường THCS trong huyện còn chưa đạt chuẩn về cơ sởvật chất, thiết bị dạy học; thiếu các phòng bộ môn, thiết bị thí nghiệm thựchành, thư viện, sân chơi, bãi tập;

- Một bộ phận cán bộ quản lý các nhà trường chưa chủ động, sáng tạo,còn trông chờ vào nguồn đầu tư của Nhà nước Một số giáo viên chưa thật sựnhiệt tình trong công tác, chậm đổi mới phương pháp dạy học Chất lượng họctập của học sinh không đồng đều, tỉ lệ học sinh giỏi thấp, học sinh yếu kémcao;

- Công tác xã hội hoá giáo dục, sự phối kết hợp giữa các ban, ngành,đoàn thể ở một số địa phương còn đối với công tác xây dựng trường chuẩn cònhạn chế, chưa phát huy được nguồn lực trong nhân dân

Những nguyên nhân chủ yếu trên đã khiến cho công tác xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả thấp

3 Giải pháp khắc phục khó khăn xây dựng trường chuẩn quốc gia

Từ thực trạng kết quả công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của

huyện trong thời gian qua, để thực hiện thành công chỉ tiêu xây dựng trườngchuẩn quốc gia theo kế hoạch chung của huyện và để khắc phục những khókhăn trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia nói riêng, chúng tôi

đề ra một số giải pháp cơ bản như sau:

(1) Tiếp tục rà soát đánh giá hiện trạng và kết quả phấn đấu theo từngtiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia ở mỗi cấp học, mỗi trường học; giao chocác xã, thị trấn, các trường tự tổ chức đánh giá, kiểm tra từng tiêu chuẩn củađơn vị mình và xây dựng kế hoạch phấn đấu theo các tiêu chuẩn ở mỗi cấp học

mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành

Trang 16

(2) Phòng Giáo dục & Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩnthuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, tiến hành kiểm tra, đề nghị Sở Giáo dục

& Đào tạo giúp đỡ trên cơ sở kết quả kiểm tra và rà soát, chỉ đạo các trường tậptrung hoàn thiện các tiêu chuẩn chưa đạt, tham mưu với UBND huyện về côngtác đầu tư cơ sở vật chất theo thứ tự ưu tiên và công tác xã hội hóa giáo dụccho từng đơn vị

(3)Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ quản lý, giáoviên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường; rà soát sốcán bộ quản lý và giáo viên của từng trường, tham mưu cho UBND huyện bổnhiệm đủ cán bộ quản lý đối với các trường; điều động, tuyển mới để bổ sungcán bộ, giáo viên cho các trường theo yêu cầu của trường chuẩn Tổ chức kiểmtra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và đề racác biện pháp tốt nhất để đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn quy định

(4) Đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng trong việc thammưu xây dựng trường chuẩn, bám sát nhiệm vụ từng năm học; xây dựng kếhoạch chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình của nhà trường; cập nhật, lưugiữ đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách của trường; tăng cường mua sắm các trangthiết bị cần thiết phục vụ dạy và học, sắp xếp, bố trí đủ các phòng học, phòngchức năng cơ bản để phục vụ dạy và học, xây dựng cảnh quan môi trường nhàtrường xanh, sạch, đẹp

(5) Các cơ quan chức năng liên quan tập trung hoàn thành thủ tục đểtriển khai, khởi công các công trình; chuẩn bị các nguồn vốn xây dựng côngtrình, ưu tiên nguồn kinh phí để xây dựng các phòng học, phòng chức năng chocác trường học, đảm bảo đủ điều kiện đạt chuẩn theo kế hoạch đề ra

(6) Đối với các trường chưa được xây dựng chuẩn trong giai đoạn

2011-2015, Hiệu trưởng cần tham mưu đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chấthàng năm tạo tiền đề cho việc xây dựng trường chuẩn cho những năm tiếptheo

* Một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để xây dựng trường THCS đạt

chuẩn quốc gia trong thời gian tới:

Một là: Tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ phẩm chất đạo đức, trình

độ, năng lực quản lý của BGH, thực hiện tốt nhiệm vụ theo Điều lệ trường học;

cử cán bộ quản lý theo học các lớp đào tạo trên chuẩn, lớp quản lý nhà nước,lớp bồi dưỡng chính trị; phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể

và hoạt động giáo dục trong nhà trường; nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo củaĐảng, chính quyền địa phương và của Phòng Giáo dục&Đào tạo

Hai là: Tham mưu với huyện cử giáo viên theo học các lớp đào tạo trên

chuẩn tại các trường chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh để nâng cao tỷ lệ giáoviên đạt trình độ trên chuẩn ( Giáo viên THCS mới đạt 38,6%); Nâng cao phẩmchất đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Chỉ đạo cácnhà trường tăng cường hoạt động chuyên môn, đổi mới nội dung sinh hoạt tổ,khối nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn; Thực hiện nghiêm túc

Trang 17

chương trình bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng trong hè theo sự chỉ đạocủa Sở Giáo dục&Đào tạo.

Ba là:Tham mưu với huyện đầu tư kinh phí, quy hoạch diện tích mặt

bằng đảm bảo các điều kiện chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị trường học Có

đủ diện tích khuôn viên, sân chơi, bãi tập; Có đủ phòng học, phòng học bộ môn

và các phòng chức năng theo đúng tiêu chí của trường THCS chuẩn quốc gia

Bốn là: Để nâng cao chất lượng giáo dục cần tập trung thực hiện tốt các

giải pháp: Quan tâm xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ; Tích cực thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học; Thực hiện tốt kế hoạch, chương trình giáo dục;Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định, nâng dần

tỷ lệ học sinh khá giỏi về học lực, (hạn chế tỷ lệ yếu kém); học sinh tốt khá vềhạnh kiểm (hạn chế tối đa tỷ lệ yếu)

Năm là: Làm tốt công tác tuyên truyền về công tác xã hội giáo dục để huy

động nguồn lực của toàn xã hội (các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp,các xã, thị trấn,để kha các nhà hảo tâm…) cùng chăm lo đến công tác giáo dục;Xây dựng cơ chế huy động xã hội hoá một cách cụ thể để các nhà trường thựchiện tốt công tác xã hội hóa nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư CSVC trườnghọc ( các hạng mục công trình nhỏ, đồ dùng, thiết bị dạy học…)

Trên đây là thực trạng và một số giải pháp chủ yếu để khắc phục khókhăn trong việc xây dựng trường chuẩn quốc của huyện Bình Liêu, rất mongđược sự quan tâm và đóng góp ý kiến của quý vị đại biểu./

VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hải Hà-

Được sự phân công của Ban Tổ chức Hội nghị, thay mặt lãnh đạo PhòngGiáo dục và Đào tạo Hải Hà, tôi xin được trình bày tham luận về công tác tổchức hoạt động của trường PTDTBT

I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Với đặc điểm một huyện miền núi, biên giới của tỉnh, 24,8% là người

dân tộc thiểu số, vấn đề Nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao là trăn trở từ

Ngày đăng: 03/03/2017, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w