Một số giải pháp quản lý nguồn lực trong công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an

104 618 0
Một số giải pháp quản lý nguồn lực trong công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ––––––––––––––––––––– ĐẶNG QUỐC LÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ––––––––––––––––––––– ĐẶNG QUỐC LÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI VĂN TƯ NGHỆ AN – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đặng Quốc Lành i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ tình cảm và lời biết ơn tới Lãnh đạo Trường Đại học Vinh, các Thầy giáo Cô giáo đã tham gia giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường. đặc biệt là Tiến sĩ Mai Văn Tư, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Thành phố Vinh; Phòng GD&ĐT và các phòng, ban liên quan; Cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS thành phố Vinh đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp. Nghệ An, tháng 8 năm 2014 Tác giả Đặng Quốc Lành ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 7. Các phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc luận văn 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 CBGV : Cán bộ, giáo viên 2 CBQL : Cán bộ quản lí 3 CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 4 CSVC : Cơ sở vật chất 5 GV : Giáo viên 6 GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo 7 THCS : Trung học cơ sở 8 HS : Học sinh 9 HĐGD : Hội đồng giáo dục 10 HĐND : Hội đồng nhân dân 11 QLGD : Quản lí giáo dục 12 UBND : Ủy ban nhân dân iii 13 THCS : Trung học cơ sở 14 THPT : Trung học phổ thông 15 TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên 16 PP : Phương pháp 17 XHH : Xã hội hóa DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI CẢM ƠN ii 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC THCS. 3 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: MỘT SỐ GIẢI PHÁPQUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC THCS Ở THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 7. Các phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc luận văn 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ LỜI CẢM ƠN ii 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC THCS. 3 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: MỘT SỐ GIẢI PHÁPQUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC TRONG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC THCS Ở THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 7. Các phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc luận văn 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục - Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng ta. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “ Xuất phát từ nhận thức chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, chúng ta chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hoá”[19]. Điều 11 Luật Giáo dục đã ghi: “ Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”[27]. Quán triệt tư tưởng chiến lược của Đảng, nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, Chính phủ đã có Nghị quyết 05/2007/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, văn hoá, thể thao, môi trường; Nghị quyết số 90/NQ-CP về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, quy định cụ thể chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập trên các mặt cơ sở vật chất, đất đai, thuế, lệ phí, tín dụng bảo hiểm. Nghị quyết đại hội X của Đảng đã khảng định tầm quan trọng của công tác XHH giáo dục và xác định cần phải đẩy mạnh xã hội hóa GD hơn nữa. Tuy nhiên, do nước ta vốn tồn tại rất lâu quan niệm và cách làm bao cấp đối với giáo dục và đào tạo nên tư duy quản lý vẫn chưa đổi mới kịp. Vẫn còn phổ biến 1 tình trạng hiểu xã hội hoá giáo dục chỉ là huy động vốn trong nhân dân, chưa hiểu đúng bản chất của xã hội hoá giáo dục là ngoài việc huy động vốn còn là việc huy động tối đa nguồn lực, bao gồm cả vật lực (CSVC), tài lực ( tài chính) và nhân lực, trong đó quan trọng là trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục. Thực tế triển khai công tác xã hội hoá giáo dục hơn 10 năm qua đã đem lại những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, nhận thức xã hội về giáo dục đã có chuyển biến cơ bản, mọi người ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội và nhận thức rõ muốn phát triển giáo dục phải huy động mọi nguồn lực của xã hội, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và đông đảo các lực lượng trong xã hội cả về nhân lực, vật lực, tài lực cho phát triển giáo dục. Trong thời gian qua, việc huy động và quản lý các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nói chung và Thành phố Vinh nói riêng đã đạt kết quả đáng ghi nhận song trên thực tế vẫn còn một số bất cập, khó khăn và hạn chế do nhận thức của xã hội nói chung còn chưa đầy đủ về nguồn lực trong XHH giáo dục, coi công tác này chỉ đơn thuần là huy động sự đóng góp thêm về tài chính trong nhân dân hoặc coi việc xã hội hoá giáo dục theo nghĩa tư nhân hoá, thương mại giáo dục, chưa nhận thức đầy đủ về các nguồn lực trong xã hội cho giáo dục như nguồn nhân lực là công sức, trí tuệ, sức mạnh của cộng đồng; nguồn tài lực là sự ủng hộ hỗ trợ tiền của vật chất của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội cho Giáo dục. Ở những vùng khó khăn, nhiều người lại cho rằng không thể có điều kiện để huy động các nguồn lực, còn trông chờ nhiều vào sự trợ giúp của Nhà nước. Việc phân cấp quản lí giữa các tổ chức để thực hiện công tác huy động các nguồn lực phát triển giáo dục chưa cụ thể, chưa phát huy quyền tự chủ cho địa phương, cho ngành giáo dục cũng như cơ sở trường học thực hiện công tác này. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan trong việc huy động các nguồn lực cho XHH giáo dục còn 2 chậm và chưa đồng bộ, công tác quản lý các nguồn lực trong XHH giáo dục trung học cơ sở hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp thực hiện quản lí các nguồn lực trong XHH giáo dục là nhiệm vụ cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo cùa tỉnh, của địa phương và xu thế phát triển chung của đất nước. Từ những lí do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý nguồn lực trong công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số một số giải pháp quản lý nhằm góp phần làm cho công tác huy động các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đạt kết quả tốt hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải phápquản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS. 4.2. Khảo sát thực trạng về công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh tỉnh, Nghệ An. 4.3. Đề xuất một số một số giải pháp quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 3 [...]... phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2 Thực trạng công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An Chương 3 Một số giải pháp quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN... vấn đề quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục là đề cập đến các khía cạnh: Quản lý nguồn nhân lực; quản lý cơ sở vật chất; quản lý tài chính Nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục gồm: nhân lực; vật lực và tài lực Các nguồn lực giáo dục trên có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục và phát triển của mỗi cơ sở giáo dục, trong đó, nguồn nhân lực có vai... khoa học - Nếu đề xuất được một số giải pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục THCS hiện nay thì công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An sẽ có hiệu quả hơn 6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất một số một số giải pháp quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục. .. động xã hội hoá giáo dục phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện và đúng pháp luật 1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý các nguồn lực trong 18 XHH giáo dục THCS 1.3.1 Mục tiêu của quản lý các nguồn lực trong XHH giáo dục THCS * Quản lý các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THCS Quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS nhằm huy động cộng đồng, các lực lượng xã hội phối... sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục là một trong những phương thức quan trọng trong quản lý các nguồn lực XHH giáo dục THCS 1.3.5 Vai trò của công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS 1.3.5.1 Quản lý các nguồn lực trong XHH giáo dục THCS có vai trò quan trọng trong việc khai thác tối đa tiềm năng của xã hội, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển giáo dục THCS 28... nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu lý luận về công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện cụ thể của công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS để thu thập số liệu, phát hiện những... 1.3.3.2 Quản lý cơ sở vật chất trong XHH Giáo dục THCS Cơ sở vật chất trong xã hội hoá giáo dục THCS bao gồm cơ sở trường lớp; phương tiện dạy - học; giáo trình, giáo khoa, tài liệu dạy - học, các loại phòng học, phòng chuyên dùng, đảm bảo cho hoạt động giáo dục của nhà trường Quản lý cơ sở vật chất trong XHH giáo dục THCS là quản lý tất cả phương tiện, vật chất và sản phẩm khoa học công nghệ được huy... mọi nhân tố, mọi lực lượng xã hội cho giáo dục b Quản lý cơ sở vật chất 17 Cơ sở vật chất là một nguồn lực rất quan trọng trong giáo dục - đào tạo, góp phần cùng các nguồn nhân lực, tài lực để các đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo Không thể có hoạt động giáo dục nếu không có các phương tiện, điều kiện vật chất nhất định Nguồn vật lực này nằm trong tiềm lực của xã hội, của nhân dân... giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức giáo dục phải thuộc về xã hội XHH giáo dục là quá trình huy động các lực lượng xã hội tham gia đầu tư cho giáo dục bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực; Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và quản lý giáo dục một cách hiệu quả Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý và giáo. .. chữa trong quá trình thực hiện kế hoạch Thông tin được coi là sợi dây, là huyết mạch liên kết với cả 4 chức năng của quản lý Dựa vào thông tin mà 4 chức năng của quản lý gắn kết chặt chẽ, tạo nên chất lượng của toàn bộ hoạt động quản lý 1.2.3.2 Quản lý nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục Quản lý nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục gồm 3 nội dung cơ bản sau: 16 Quản lý nhân lực; quản lý CSVC (vật lực) . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ––––––––––––––––––––– ĐẶNG QUỐC LÀNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ. trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài Một số giải pháp quản lý nguồn lực trong công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý. sở lý luận về công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS. 4.2. Khảo sát thực trạng về công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh tỉnh, Nghệ

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS.

    • 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải phápquản lý các nguồn lực trong xã hội hóa giáo dục THCS ở Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Giả thuyết khoa học

    • 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    • 7. Các phương pháp nghiên cứu

    • 8. Cấu trúc luận văn

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan