1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh

130 746 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương XHHGD là: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội;

Trang 1

NGUYỄN THỊ MAI TRINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ

TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGHỆ AN –Tháng 06 năm 2014

Trang 2

Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải TPHCM ” Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Bá Minh - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này.

Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo nhà trường, các cán

bộ, giáo viên thuộc các phòng, ban, khoa, tổ bộ môn, các đoàn thể, các em học sinh, sinh viên trong Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải TPHCM đã giúp

đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn những thiếu xót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Tác giả

Nguyễn Thị Mai Trinh

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TrangBảng 2.1 Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP.HCM 43Bảng 2.2 Danh mục các phòng chức năng trực thuộc Ban Giám hiệu 43Bảng 2.3 Danh mục các phòng chức năng trực thuộc Ban Giám hiệu 44Bảng 2.4 Danh mục các Khoa, Xưởng, Trung tâm trực thuộc BGH 44Bảng 2.5 Tự đánh giá của người học về mức độ biểu hiện của vi phạm

chuẩn mực và nội quy nhà trường.

thành viên trong nhà trường trong công tác xây dựng VHNT

60

Bảng 2.11 Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về nội dung XDVHNT 62Bảng 2.12 Nhận thức của CBQL, GV, SV về các nội dung G D V H N T 63Bảng 2.13 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo

dục văn hoá nhà trường

Trang 4

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một trong những tư tưởng cốt lõi về giáodục (GD) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là chủ trương, quan điểm xuyênsuốt của Đảng và Nhà nước ta từ thời lập quốc đến nay.

Từ ngày có Đảng, nhất là từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tưtưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của sự học, xem học tập là nhu cầu của cuộcsống đã được thể hiện một cách nhất quán trong đường lối, chủ trương của Đảng vàNhà nước Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, khi vận mệnh nước nhàđang như ngàn cân treo sợi tóc, Đảng và Bác Hồ đã chủ trương huy động tối đa các

nguồn lực để cùng một lúc chống ba thứ giặc "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm",

xem chống giặc dốt cũng quan trọng, cấp bách như chống giặc đói để dân được ấm no

và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập nước nhà

Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) ngày nay là yếu tố quyết định tương lai củamỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hoá phát triểnrộng khắp, cách mạng khoa học - công nghệ đạt những bước tiến thần kỳ, cáchmạng thông tin bùng nổ, tri thức của nhân loại có sự tiến bộ không ngừng Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác GD & ĐT, phát triển GD & ĐTcùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD

là đầu tư cho phát triển Phát triển GD & ĐT là một động lực quan trọng thúc đẩy

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Sự nghiệp GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, củacác lực lượng xã hội Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này mới tạo thànhsức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp trồng người thắng lợi

Nội dung cơ bản của XHHGD bao gồm hai khía cạnh song hành có quan hệ

mật thiết và tác động lẫn nhau một cách biện chứng: Một là, mọi tổ chức, mọi tập

thể, mọi cá nhân theo khả năng của mình đều có thể đóng góp cơ hội học tập cho

cộng đồng Hai là, mọi người dân trong cộng đồng đều có thể tận dụng cơ hội để

học tập và tham gia phát triển GD, học tập để lập thân, lập nghiệp, nâng cao chấtlượng cuộc sống

Trang 5

XHHGD là chủ trương, quan điểm cơ bản, xuyên suốt của Đảng và Nhà nướcta; là sự đúc kết bài học kinh nghiệm xây dựng nền GD cách mạng và truyền thốnghiếu học của nhân dân ta; là sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng và pháttriển GD của các nước tiên tiến trên thế giới; là xu thế mới, có tính tất yếu trong quátrình phát triển của loài người đương đại Định hướng XHHGD được thể hiện rõ quacác chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta:

Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân” [31].

Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Thực hiện chủ trương XHHGD, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ GD" [32]

Văn kiện Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: "… thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá (XHH)", chấn hưng nền GD Việt Nam" [35] Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương XHHGD là: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT), tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời" [37]

Ngày 18 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số

05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; ngày 30tháng 5 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sáchkhuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hoá,

thể thao, môi trường Nghị quyết số 05 của Chính phủ xác định: "Qua 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 90/1997/NQ-CP và 5 năm thực hiện Nghị định 73/1999/NĐ-CP, công tác XHH các hoạt động GD, y tế, văn hoá và thể dục thể thao

đã thu được những kết quả quan trọng… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHH

đã bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập Hạn chế lớn nhất là tốc độ XHH còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng của Nghị quyết 90; mức độ phát triển XHH không đồng đều giữa các vùng miền và cả giữa các tỉnh, thành phố, địa phương có

Trang 6

điều kiện kinh tế - xã hội như nhau" "Công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện Việc triển khai thực hiện còn chậm

và nhiều lúng túng Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; cơ chế chính sách chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Các lực lượng xã hội chưa được tổ chức và phối hợp tốt để chủ động, tích cực tham gia vào quá trình XHH " "Nguyên nhân của những hạn chế trước hết là do nhận thức còn chưa đầy đủ, xem XHH chỉ là biện pháp huy động

sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp Tư tưởng và thói quen bao cấp vẫn còn khá nặng nề" [22].

Bình Thuận là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ với đặc điểm tình hình kinh tế

-xã hội còn nhiều khó khăn; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông nghiệp còn chiếm

tỷ trọng lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; việc cụ thể hoá Nghịquyết số 05/2005/NQ-CP còn nhiều khó khăn, thiếu sót: nhận thức về XHHGDkhông đồng đều; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể tạo thuận lợi cho công tácXHHGD; kết quả huy động các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp GD còn khiêm tốn Hiện nay, ở Bình Thuận chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống

về vấn đề XHHGD Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, huy động có hiệu quả cácnguồn lực xã hội cho sự nghiệp GD, tạo sự chuyển biến quan trọng về chất lượngnguồn nhân lực tỉnh Bình Thuận đến năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII

Đảng bộ Tỉnh (nhiệm kỳ 2010 - 2015), chúng tôi chọn định hướng nghiên cứu “Một

số giải pháp quản lý công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận” làm đề tài luận văn tốt

nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lýcông tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác XHHGD

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý công tác XHHGD ở tỉnh Bình

Thuận

Trang 7

3.3 Phạm vi nghiên cứu:

Để việc nghiên cứu có tập trung, luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi nghiêncứu một số hoạt động XHHGD ở tỉnh Bình Thuận đến năm 2018 Chúng tôi chỉ tổchức khảo sát, đánh giá các giải pháp chứ không tổ chức thử nghiệm

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì cóthể nâng cao chất lượng công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề XHHGD

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề XHHGD ở tỉnh Bình Thuận

- Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhóm phương pháp này nhằm thuthập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phươngpháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;

+ Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhóm phương pháp này nhằmthu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhómphương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

+ Phương pháp điều tra xã hội học;

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD;

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

- Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về lý luận

Trang 8

- Khẳng định tầm quan trọng của XHHGD trong sự nghiệp GD, từ đó, nhấnmạnh sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý XHHGD trên địa bàn tỉnh BìnhThuận.

- Xác định cụ thể các yếu tố của quản lý XHHGD cần phải thay đổi để thíchứng với thực tiễn, hướng công tác quản lý XHHGD đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, chất lượng GD của tỉnh Bình Thuận

7.2 Về thực tiễn

- Chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết về nhận thức và hành động của cáccấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về XHHGD; về công tác quản lý XHHGDtrên địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Đề xuất được một số giải pháp khoa học, khả thi nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản lý XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng GD của tỉnh Bình Thuậnđến năm 2018

8 Cấu trúc nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, đềtài còn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý xã hội hoá giáo dục

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Bình Thuận Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Bình

Thuận

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

Trang 9

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trong nước

XHHGD là một truyền thống quý báu từ xa xưa của dân tộc Việt Nam, trảiqua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống đó luôn luôn được giữgìn và nhân rộng

Vào thế kỷ XI (1070), Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám; năm

1075, vua Lý Thánh Tông cho mở khoa thi đầu tiên để lựa chọn nhân tài Sang thờinhà Hồ, Hồ Quý Ly thể hiện sự quan tâm đến công việc học hành qua chủ trương mởrộng trường học ở các lộ, châu, phủ Vào những năm 1420, nhà Lê mở rộng chế độ

GD, thi cử so với các triều đại trước, con em mọi tầng lớp nhân dân đều được thamgia dự thi Vào thế kỷ XVIII (năm 1788), triều đại Tây Sơn chủ trương mở rộng nền

GD đến tận thôn, xóm Với câu nói bất hủ: “Dựng nước, trước tiên phải lo việc học”,vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã ban hành Chiếu lập học, các xã phải lập ra nhà xãhọc, chọn người hay chữ và có đức hạnh phụ trách việc giảng dạy (gọi là xã giảngdụ), cho phép một số địa phương mở một số đền, chùa làm trường học Những chínhsách nêu trên chứng tỏ vua Quang Trung có hoài bão muốn xây dựng nền học thuật,

GD dân tộc, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, thoát khỏi những ràng buộc của nền

GD khuôn sáo cũ [38]

Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam mới ra đời Với sựlãnh đạo của Đảng, Nhà nước, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền GD ViệtNam đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hạn chế, thiếu thốn để chuyển mình

sang giai đoạn mới: Phát triển "nền GD của dân, do dân, vì dân" Trong giai đoạn

sau khi thống nhất đất nước đến trước đổi mới (trước năm 1986), với cơ chế tậptrung, quan liêu, bao cấp, đất nước nói chung và nền GD nước ta nói riêng rơi vàokhủng hoảng, sự nghiệp GD toàn dân có lúc chưa được coi trọng, bản chất xã hộicủa GD không quan tâm đầu tư đúng mức, không thu hút được các nguồn lực củatoàn xã hội tham gia vào các hoạt động GD Cơ sở vật chất GD xuống cấp, lạc hậu,nền GD nước ta rơi vào tụt hậu nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế phát triển chung của thời đại

Trang 10

Trước yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thểchế kinh tế - xã hội toàn cầu, Đảng ta đã kịp thời ban hành những chủ trương, quyếtsách đúng đắn về GD & ĐT Từ Đại hội VII đến Đại hội XI của Đảng, Đảng ta luôn

xác định "GD & ĐT là quốc sách hàng đầu", ''XHH'' là một trong những quan điểm,

chủ trương lớn để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội

Bàn về vấn đề XHHGD, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý GD đều có chungnhận định về vai trò, vị trí, ý nghĩa chiến lược của công tác XHHGD trong sựnghiệp GD & ĐT ở nước ta

Tác giả Phạm Minh Hạc đã viết: “XHH công tác GD, một con đường phát triển GD nước ta” [39]

Tác giả cho rằng, XHHGD là "Làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm đối với

GD, GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT - XH, thực hiện việc kết hợp GD trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hoá GD" “XHH công tác

GD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối chiến lược, một con đường phát triển GD của nước ta… Sự nghiệp GD không chỉ là của Nhà nước mà

là của toàn xã hội, mọi người cùng làm GD, nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm GD” [40].

Theo tác giả Lê Ngọc Lan: “Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam, khái niệm XHHGD ngày càng được mở rộng và phong phú hơn Đây không phải là giải pháp tình thế nhằm tháo gỡ khó khăn của nước nghèo Ngay khi chúng ta đạt được mức tăng trưởng nhiều lần so với hiện nay thì tư tưởng XHHGD vẫn giữ được giá trị chủ đạo cơ bản” [45].

Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “XHHGD phản ánh bản chất của luận đề: GD cho tất cả mọi người, tất cả cho sự nghiệp GD” Vậy, huy động toàn xã hội

làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới

sự quản lý của Nhà nước không phải là một ý tưởng mới lạ PGS.TS Đặng Quốc

Bảo nhấn mạnh: “Không có xã hội nào có thể tồn tại nếu không có sự GD và mọi sự

Trang 11

GD đều hướng tới sự tiến bộ của xã hội Như vậy là luôn luôn tồn tại nền GD xã hội” [13].

Tác giả Vũ Văn Phúc (Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản) khẳng định: "Đẩy mạnh XHHGD, huy động mọi nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD và xây dựng XHHT… XHHGD vừa là mục tiêu vừa là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển GD & ĐT" [50].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt (Chủ tịch, Tổng giám đốc, Invest Consult

Group) cho rằng: "XHHGD là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách

GD, bảo đảm sự thành công của cải cách GD" Ông cũng cho rằng: "XHHGD có ý nghĩa là nhà nước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực GD mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp GD, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng GD, tức là GD phải thuộc về xã hội" và

"XHHGD không chỉ là đa dạng hoá hình thức và các nguồn đầu tư cho GD & ĐT,

mà quan trọng nhất là đa dạng hoá nội dung hay đa dạng hoá, hiện đại hoá chương trình GD thích ứng với những đòi hỏi của xã hội" [15].

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng:

"Sức mạnh tổng hợp của ngành GD & ĐT được đo bằng thước đo XHH… XHH cũng là con đường tốt nhất để tiếp cận các bài học thành công của nền GD các quốc gia tiên tiến trên thế giới để vận dụng sáng tạo, đúng đắn, sát thực vào thực tiễn Việt Nam, theo hướng đi tắt, đón đầu, bứt phá nhanh hơn với hiệu quả cao nhất" [43].

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu như tác giảNguyễn Mậu Bành, Trần Quang Nhiếp, Hồ Thiệu Hùng… có nhiều bài viết vềXHHGD Bộ GD & ĐT, Viện Khoa học GD Việt Nam đã và đang tiến hành hệthống hoá các đề tài nghiên cứu về XHHGD, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn quản

lý để phát triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lýluận, ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương, các đơn vị GD thực hiện nhiệm

vụ công tác XHHGD Trên cơ sở kết quả công tác XHHGD giai đoạn 2006 - 2010,

Trang 12

Bộ GD & ĐT đã đề xuất với Chính phủ ban hành Đề án đẩy mạnh công tácXHHGD và đào tạo giai đoạn 2012 - 2016 [63].

Ngoài ra, được sự hướng dẫn của các nhà khoa học, nhiều luận văn thạc sĩ,luận văn tiến sĩ trong nước đã đề cập đến vấn đề XHHGD ở nhiều khía cạnh khácnhau Trên địa bàn tỉnh, cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề XHHGD ở cấp huyện.Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn công tác XHHGD của địa phương, hầu hết cácnghiên cứu đã đề xuất được giải pháp quan trọng, có tính khả thi để đẩy mạnh côngtác quản lý XHHGD ở địa phương mình, song, hạn chế chung nhất của các nghiêncứu này là chưa tập trung đề xuất vấn đề mấu chốt, cốt lõi, có tính chi phối hiệu quảcông tác quản lý XHHGD: Đề xuất cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác XHHGD

1.1.2 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Cũng như nước ta, các nước phát triển trên thế giới đều coi trọng chính sáchXHHGD, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GD phát triển và quan tâm sâu sắc đếnhiệu quả GD mang lại cho nền kinh tế - xã hội Nhiều quốc gia chú trọng phát huysức mạnh tổng hợp của xã hội trong cải cách GD để bảo đảm ai cũng học tập, aicũng được hưởng thụ GD, ai cũng tham gia phát triển GD

Năm 1947, Nhật Bản đặt GD vào vị trí hàng đầu của các chính sách quốcgia Nhật Bản đẩy mạnh cải tổ hệ thống GD nhằm tạo ra một hệ thống GD mở vớimục đích tạo cho học sinh lòng ham học, tự chủ trong suy nghĩ, phát triển nhữngnăng lực khác nhau nhằm tạo cơ hội thích hợp với nhu cầu học tập và nghề nghiệpcủa học sinh, luôn dành cho địa phương và nhà trường quyền tự chủ Năm 1971,Nhật Bản thành lập Bộ GD, đề ra chính sách: Đối với các trường TH bắt buộc thì

"sự bình đẳng'' là nguyên tắc tối cao Còn đối với các trường sơ trung và cao trung thì nguyên tắc "tài năng" là cao nhất Quan điểm này không những xoá bỏ sự bất

bình đẳng trong xã hội về GD, mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiềm năng củacon người

Để xây dựng XHHT, Chính phủ Nhật Bản đã lập ra Uỷ ban Quốc gia về GDsuốt đời Ở Nhật Bản có hai hệ GD: GD nhà trường và GD xã hội GD nhà trườngchính là hệ GD ban đầu, gồm trường mẫu giáo, trường phổ thông và các loại hình

Trang 13

trường đào tạo nghề từ trung cấp đến đại học Nhật Bản rất quan tâm đến hệ GD xãhội (GD tiếp tục) vì đây là hệ GD có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực

Đối với Hàn Quốc, vai trò tư nhân trong GD là nhân tố quan trọng thúc đẩynền GD phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự công bằng, dân chủ trong thụ hưởng chínhsách GD Hàn Quốc tập trung mạnh các nguồn lực xã hội cho GD dựa trên đầu tưcủa nhà nước kết hợp với nguồn lực của tư nhân

Chính phủ Hoa Kỳ đầu tư mạnh cho hiện đại hoá GD, thực hiện mục tiêuhọc tập suốt đời và đề cao việc học để đạt trình độ học vấn cao Để đạt được điềunày, một trong những giải pháp quan trọng là Chính phủ chủ trương đa dạng hoácác loại hình trường học nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển GD dựa trên nềntảng công nghệ thông tin, đón đầu sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong thế kỷXXI

Ở Inđônêxia, ngoài hệ thống GD nhà trường, còn coi trọng các loại hình GDngoài nhà trường: ở gia đình, xã hội, các doanh nghiệp, các trường đại học mở, phục

vụ nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân

Chính phủ Vương quốc Thái Lan đã và đang thực hiện chính sách đa dạnghoá các loại hình đào tạo, đào tạo nghề nghiệp - kỹ thuật, tổ chức nhiều loại hìnhnghề nghiệp chính quy và phi chính quy để thích ứng với nhu cầu nhân lực của thịtrường lao động trong quá trình phát triển đất nước

Như vậy, chúng ta thấy rằng các nước có đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội

nhưng đều có điểm chung trong phương thức XHHGD: Đó là huy động mọi tiềmlực của cộng đồng cho GD Ở nhiều quốc gia, XHHGD là sự lựa chọn ưu tiên, cótính chất quyết định cho mô hình phát triển GD của riêng mình

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Xã hội hoá giáo dục

1.2.1.1 Xã hội hoá:

Có nhiều cách hiểu, định nghĩa XHH khác nhau:

- XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội

Trang 14

- XHH là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, củacộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội.

- Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm XHH được hiểu là "Làm cho một việc

gì, một cái gì đó thành của chung xã hội”.

Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộmáy Nhà nước theo hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa, thì thuật ngữ "XHH" được sử dụng khá phổ biến trong các văn kiện, hội

nghị, hội thảo…

Nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về XHH có các cách lý giải khácnhau, song, tựu trung lại có thể khẳng định: Bản chất của XHH là cách làm, cáchthực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng con đường tuyên truyền, huy động

và tổ chức sự tham gia của cộng đồng, mọi lực lượng xã hội; tạo ra sự phối hợpđồng bộ giữa các ngành, các cấp một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lýthống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích

cho nhân dân, thực sự "của dân, do dân và vì dân"

1.2.1.2 Xã hội hoá giáo dục:

XHHGD được hiểu trên phương diện rộng là toàn thể nhân dân, toàn thể xãhội tham gia vào sự nghiệp GD XHHGD là làm cho hoạt động GD trở thành hoạtđộng chung của toàn xã hội XHHGD là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữahoạt động GD và cộng đồng xã hội, là làm cho GD phù hợp với sự phát triển của xãhội, thích ứng với xã hội XHHGD là duy trì sự cân bằng động giữa hoạt động GD

và xã hội sẽ tạo động lực cho việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng và pháttriển GD

XHHGD là cách nói gọn của "XHH công tác GD" với nội hàm là phương

thức, cách thức, phương châm, cách làm GD, tổ chức và quản lý GD Đảng và Nhànước ta chủ trương XHHGD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận quan trọngtrong đường lối, chính sách GD

Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: “Đẩy mạnh XHH GD & ĐT Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

Trang 15

và dạy nghề Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng trường công lập; bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm

GD cộng đồng” [35].

Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP của Chính phủ xác định khái niệm XHHGD

là: "Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào

sự phát triển sự nghiệp GD" [19].

Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sáchkhuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, y tế, văn hoá, thể thao

ghi rõ: "XHH hoạt động GD là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp GD nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về GD trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân" [20].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, XHHGD là: "Làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm đối với GD, GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT - XH, thực hiện việc kết hợp GD trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hoá GD" [40]

Tác giả Trần Quang Nhiếp đưa ra một hệ thống các khái niệm về XHHGD:

"XHHGD là làm cho các hoạt động mang tính GD của xã hội được huy động vào quá trình GD một cách tích cực, có hiệu quả; là xã hội tham gia giải quyết một cách phù hợp những vấn đề GD đang đặt ra; là đa dạng hoá các loại hình GD; là mở rộng quy mô đáp ứng yêu cầu GD của xã hội; là xây dựng cơ cấu ngành học, cấp học hợp lý; là kiểm soát được chất lượng đào tạo toàn diện và ngày càng nâng lên; là hướng tới đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội; là quá trình tiếp thu có chọn lọc những tri thức, những thành tựu văn minh, tiến bộ của thời đại, của thế giới làm cho GD cập nhật với xã hội hiện đại XHHGD là phát huy vai trò của các chủ thể trọng yếu mà nền GD nước nhà đã tổng kết thành phương châm: GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội" [48].

XHHGD, theo chúng tôi phải được hiểu trên phương diện rộng là toàn thể xã

hội tham gia vào sự nghiệp GD, làm cho hoạt động GD trở thành hoạt động chung

Trang 16

của toàn xã hội

1.2.2 Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.2.1 Quản lý

Từ khi xã hội loài người xuất hiện, con người có sự hợp tác với nhau thì hoạtđộng quản lý đã được hình thành Ở đâu có nhóm xã hội thì ở đó cần đến hoạt độngquản lý Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng quản lý vào trong việc tổ chức hoạtđộng của mình

Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đờisống xã hội Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vựchoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà có những cách hiểu khácnhau về quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [64].

Frederics William Taylor (1856 - 1915) cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [26].

Các Mác khẳng định: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mực nhất định đến sự quản lý Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hình thành những chức năng chung, xuất hiện trong toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó” [46]

Có tác giả lại hiểu quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằngcách vận dụng và thực hiện một cách sáng tạo các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng:

“Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của mình” [18].

Tóm lại, quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một nhóm (hay nhiều

nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ và mục đích chung Quản lý có

Trang 17

vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của xã hội.

1.2.2.2 Quản lý GD

Quản lý GD là một bộ phận của quản lý xã hội, là sự tác động có ý thức củachủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống

GD đạt tới kết quả mong muốn

Quản lý GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quyluật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động GD củanhững người làm công tác GD

Quản lý GD cũng có các chức năng cơ bản: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra và đánh giá quá trình GD

Nội dung của quản lý GD là quản lý các yếu tố cấu thành quá trình GD tổngthể, bao gồm: mục tiêu GD, nội dung GD, phương pháp GD, nhà GD, người được

GD, kết quả GD, đồng thời quản lý các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, GD, môitrường GD, các lực lượng GD

Như vậy, quản lý GD là quản lý quá trình sư phạm, quá trình dạy học GD

diễn ra ở tất cả các cấp học, bậc học và cơ sở GD, làm cho quá trình đó vận hànhđúng đường lối, quan điểm GD của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

1.2.3 Quản lý Xã hội hoá giáo dục

Quản lý XHHGD được hiểu là quá trình chỉ đạo, điều hành công tác XHHGD,

là hệ thống những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luậtcủa chủ thể quản lý đến các lực lượng trong và ngoài ngành GD nhằm thực hiện cóchất lượng và có hiệu quả mục tiêu GD

Quản lý XHHGD đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo được nhữngphong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng

cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu GD: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

1.2.4 Giải pháp quản lý

Theo Từ điển tiếng Việt, "giải pháp" là cách giải quyết một vấn đề nào đó

[49]

Trang 18

Giải pháp có 02 loại: giải pháp hành chính và giải pháp quân sự Giải phápquản lý GD là loại giải pháp hành chính nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trongcông tác quản lý GD, để chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý theo mụctiêu đào tạo của nhà trường.

Giải pháp là hệ thống những tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên cácthông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành củađối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định

1.3 Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục

1.3.1 Chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh

về xã hội hoá giáo dục

1.3.1.1 Chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xã hội hoá giáo dục

Tư tưởng chỉ đạo và các hoạt động XHH giáo dục ở nước ta đã có từ khásớm Nhận định về XHHGD, Bác Hồ và Đảng ta đã đúc kết và phổ biến phương

châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm GD” Nguyên lý kết hợp “Nhà trường gia đình - xã hội” đã phổ biến sâu rộng đến các cấp uỷ, tổ chức đảng, các đoàn thể,

-chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện

Tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ thông qua Đề án cải cách GD lần

thứ I, xác định: “Tính chất của nền GD của ta là nền GD của dân, do dân và vì dân, được xây dựng trên nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng”.

Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 19 tháng 01 năm 1979 của Bộ Chính trị khoá

IV về cải cách GD khẳng định: “Phối hợp những cố gắng đầu tư của Nhà nước với

sự đóng góp của nhân dân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao động của thầy trò trong việc xây dựng trường sở, phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường…” [65].

Ngày 19 tháng 3 năm 1982, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số124/CP về việc thành lập Hội đồng GD ở các cấp chính quyền địa phương

Ngày 09 tháng 12 năm 1982, Bộ trưởng GD ra Quyết định số 1765/QĐ vềban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng GD của các cấp chính quyềnđịa phương

Trang 19

Báo cáo chính trị trình Đại hội VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) xác định:

"Ngoài ngân sách của nhà nước, cần quy định rõ sự đóng góp của các ngành và các địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội và các gia đình cho sự nghiệp GD" [27].

Tháng 01 năm 1989, Bộ GD tổ chức Hội nghị mô hình phát triển GD gắn vớikinh tế - xã hội ở các tỉnh phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7 năm 1989, Bộ GD và Công đoàn GD Việt Nam mở Cuộc vận độngdân chủ hoá quản lý nhà trường theo hướng tự quản xã hội chủ nghĩa tại Nha Trang

Ngày 10 tháng 10 năm 1990, Bộ GD và Công đoàn GD Việt Nam ban hànhThông tư liên tịch số 35/TT/LĐ về việc tham mưu mở Đại hội GD cấp cơ sở

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 01 năm 1991) của Đảng

nêu: "Bằng vốn ngân sách và các nguồn khác, tăng kinh phí cho GD & ĐT"… "Khai thác mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia phát triển GD & ĐT" [28].

Tháng 01 năm 1992, Bộ GD và Công đoàn GD Việt Nam tổ chức Hội thảoĐại hội GD cấp cơ sở tại Hà Nội; tháng 3 năm 1992 tổ chức tại thành phố Hồ ChíMinh (dành cho khu vực phía Nam)

Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 14 tháng 01 năm 1993 của Hội nghị Trung

ương 4 khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD & ĐT khẳng định: "Huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước" [29].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 7 năm

1996) nêu rõ: “Các vấn đề về chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần XHH Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia và giải quyết những vấn đề xã hội” [30].

Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (tháng 12 năm 1996) tiếp tục

khẳng định: “GD - ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Phê phán thói lười học Mọi người chăm lo cho GD Các cấp uỷ và tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách

Trang 20

nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp GD - ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD - ĐT Kết hợp GD nhà trường, GD gia đình và GD xã hội, tạo nên môi trường GD lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể”

[31]

Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 khoá IX khẳng định: "Đẩy mạnh XHHGD, coi GD là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển GD" [33]

Văn kiện Đại hội X của Đảng (tháng 4 năm 2006) khẳng định: "Thực hiện XHHGD, huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp GD Phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD với các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp … để mở mang GD, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội" [35].

Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục xác định mục tiêu XHHGD trong thời

gian tới là: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời" [37].

"… Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, XHH, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý GD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt" "… Xây dựng môi trường GD lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội" "… Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các TTHTCĐ, TTGDTX Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong GD" [37]

Quan điểm của Đảng được thể hiện bằng pháp luật của Nhà nước, cơ sở pháp

lý thực hiện XHHGD chính là Luật Giáo dục Điều 12 của Luật Giáo dục (năm

2005) quy định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD; thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và các hình thức GD; khuyến khích,

Trang 21

huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp GD Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp GD, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh và an toàn” [52].

Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta vềXHHGD nhằm khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển

GD & ĐT, mang tính chất lâu dài, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển GD, làmcho GD đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nóichung và của từng địa phương nói riêng

1.3.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội hoá giáo dục

Vị trí, vai trò của GD được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là "quốc sách hàng đầu", được thể hiện xuyên suốt và nhất quán trong tất cả các tư tưởng, quan

điểm, phát biểu của Người kể từ những ngày đầu đất nước ta mới giành được độclập cho đến lúc Người đi xa

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Hồ Chủ tịch vẫn luôn dành sự quan tâm sâu sắccho sự nghiệp GD Một ngày sau khi đọc Bản Tuyên ngôn độc lập (ngày03/9/1945), Người đã chủ trì phiên họp của Chính phủ và nêu ra Những nhiệm vụcấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cần giải quyết, trong đó, có

nhiệm vụ thứ hai là "Mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ" - chống giặc dốt Người coi GD là "quốc sách", là vấn đề trọng tâm phải thường xuyên chăm lo.

Trong Thư gửi anh, chị em giáo viên bình dân học vụ (tháng 5/1946), Người viết:

“… Chương trình của Chính phủ là làm thế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có

ăn, có mặc, có học hành Vậy, khẩu hiệu của chúng ta là: Tăng gia sản xuất, chống nạn mù chữ”

Ngày 10 tháng 8 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh

146/SL, trong đó, khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Người xác định mù chữ và sự dốt nát là một thứ giặc, một quốc nạn: “Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm” Người kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt theo phương châm: Người biết dạy cho người chưa biết… Ai cũng phải học” Người

Trang 22

xác định 03 nguyên tắc căn bản của nền GD nước nhà là: “Đại chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá” Nhận thấy rõ tầm quan trọng của GD, Chủ tịch Hồ Chí Minh

luôn chú trọng một nền GD mới - một nền GD mà mục tiêu, nội dung và phươngpháp phải hướng đến việc phát triển con người toàn diện, cũng như động viên mọilực lượng, tầng lớp tham gia tích cực vào sự nghiệp GD Trong lịch sử cách mạngViệt Nam, hiếm có vị lãnh tụ nào quan tâm đến sự nghiệp GD một cách toàn diện

và sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh Người nêu rõ: "Mọi người Việt Nam đều phải được GD, phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà".

như trong Bài “Chống nạn thất học” (đăng trên Báo Cứu quốc, số 58, ngày

04/10/1945), Người chỉ dẫn: “Các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm

mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình”

Trong bài viết đăng trên báo Nhân dân (Số 183, ngày 09 - 11/5/1954), Người

dặn dò: “… Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” và “… có đồng chí nói: Nông thôn bận việc nhiều, khó học tập Chính vì công việc nhiều mà càng cần phải học tập để làm cho đảng viên

và cốt cán tư tưởng thông, lập trường vững, làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng Học càng khá thì giải quyết các vấn đề càng dễ dàng, công việc trôi chảy…” Nói chuyện với lớp Nghiên cứu Chính trị khoá I, trường Đại học Nhân dân (ngày 21 /7/1956), Người khẳng định: “… Học là một việc phải tiếp tục suốt đời, suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế”

Trang 23

Trên báo Nhân dân số ra ngày 16 tháng 10 năm 1968, bàn về mục tiêu của

GD, Người cho rằng GD là để “đào tạo những con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và Nhân dân ta” Người cũng chỉ rõ rằng, GD phải được thực hiện theo nguyên lý “Lý luận gắn chặt với thực hành, học tập ở nhà trường gắn liền với xã hội với gia đình…”

Người đánh giá rất cao hiệu quả của việc phát huy mối liên hệ mật thiết giữanhà trường - gia đình - xã hội trong GD, chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Trong Bàinói chuyện của Người tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành GD (từ 03 - 08/6/1957, tại

Hà Nội): “GD trong nhà trường dù có tốt mấy nhưng thiếu GD trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không thu được hoàn toàn” Sự nghiệp GD - theo tư

tưởng Hồ Chí Minh - là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của nhân dân

Do vậy, chỉ có kết hợp chặt chẽ các yếu tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp để

đưa sự nghiệp trồng người đi đến thắng lợi Trong “Thư gửi cán bộ, thầy giáo, cô giáo, học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới”, Người khẳng định: “GD là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó GD nhằm đào tạo con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta Do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp GD của ta lên những bước phát triển mới ” [47]

Tính đến cuối năm 1945, sau hơn ba tháng phát động phong trào xoá mùchữ, theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh Bắc bộ gửi về Bộ Quốc gia Giáo dục,các địa phương đã mở được trên 22.000 lớp học với gần 30.000 giáo viên và đã dạybiết chữ cho hơn 500.000 học viên Chỉ sau một năm triển khai Bình dân học vụ(8/9/1945 - 8/9/1946), cả nước ta đã có gần 75.000 lớp học, 95.000 giáo viên, cótrên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ Đáng nói là phần lớn kinh phí đều do các địaphương và tư nhân chi trả Trung bộ, Nam bộ cũng có những bước tiến khả quan.Không chỉ xoá nạn mù chữ, Bộ Quốc gia Giáo dục đã xây dựng được 14 trườngtrung học, trường kỹ nghệ cao cấp và sơ cấp với tổng số gần 6.000 học sinh trung

Trang 24

học So với dân số nước ta lúc bấy giờ là 22 triệu người, rõ ràng đây thật sự là một

kỳ tích của nền GD non trẻ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về GD và XHHGD đã soi sáng, định hướng hoạtđộng GD nước ta suốt hơn 65 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, đào tạo

được "những con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và Nhân dân"

-những lớp người yêu nước, có ý chí độc lập, tự chủ, có phẩm chất chính trị, đạo đứctrong sáng, vững vàng trong mọi hoàn cảnh, có tinh thần vượt khó vươn lên làm chủtri thức khoa học - công nghệ - kỹ thuật, phục vụ xứng đáng sự nghiệp xây dựng,bảo vệ và phát triển đất nước Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay,XHHGD nước ta vẫn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về triết lý GD

1.3.2 Mục tiêu của công tác xã hội hoá giáo dục

Mục tiêu của XHHGD được khẳng định tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương

2 khoá VIII: "XHHGD là huy động xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước" Mục tiêu

XHHGD được thể hiện qua những vấn đề cơ bản sau:

- Phải làm cho xã hội nhận thức đúng đắn vai trò của GD & ĐT trong quátrình xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trong quá trình phát triển KT-XHcủa mỗi địa phương và toàn cộng đồng Qua đó, hình thành hệ tư tưởng xã hội về

GD & ĐT theo quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là "GD

là quốc sách hàng đầu….; đầu tư cho GD là một trong những hướng chính của đầu

tư phát triển, tạo điều kiện cho GD đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế

- xã hội" [29], "GD - ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân" [31].

- XHHGD là tạo nhiều nguồn lực cùng tham gia xây dựng, huy động các lựclượng của cộng đồng xã hội làm GD, tạo môi trường cho bản chất xã hội của GDphát huy tối đa vai trò của mình, làm cho GD đáp ứng có hiệu quả nhu cầu thực tếcủa xã hội, gắn với xã hội, không thoát ly ra khỏi cuộc sống Tất cả mọi việc làmcủa các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan đoàn thể, các tầng lớp nhân

Trang 25

dân có tác động thiết thực đến mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đều được xem là góp phần thực hiện XHHGD.

- XHHGD chính là chủ trương và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả cuộc

vận động dân chủ hoá GD là “Thực hiện nền GD của dân, do dân và vì dân” Mối quan hệ giữa dân chủ hoá GD và XHHGD có thể diễn đạt là “XHHGD là con đường

để thực hiện dân chủ hoá GD và nội dung dân chủ hoá GD chỉ ra con đường XHHGD” Hai phạm trù này có mối quan hệ rất biện chứng Nhờ dân chủ hoá mà mở

rộng lực lượng xã hội tham gia GD và ngược lại, XHH chính là con đường, là hìnhthức để thực hiện dân chủ hoá GD, là mục tiêu phấn đấu của GD hiện đại và của GDcách mạng nước ta Con đường, cách thức, hình thức đó là: Huy động, động viên sựtham gia của đông đảo các lực lượng xã hội làm GD, bảo đảm quyền lợi cho mọithành viên tham gia

1.3.3 Nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục

Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP của Chính phủ xác định 03 nội dung trọngtâm của cuộc vận động XHHGD là:

(a) Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức,vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tậpsuốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xãhội ta trở thành một XHHT; (b) Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường

GD tốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa GD trong nhà trường với GD ở gia đình và ngoài

xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ bannhân dân (UBND), các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp… đối với sự nghiệpGD; (c) Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đốivới GD nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống GD để phục vụ tốt việc họctập của nhân dân [19]

Nội dung của công tác XHHGD còn được thể hiện ở các mặt sau:

- Giáo dục cho mọi người:

Đây là nội dung cơ bản của XHHGD nhằm huy động toàn xã hội tham gia vàoquá trình GD và tự GD; tiến hành GD cho mọi người, thực hiện quyền cơ bản của

Trang 26

con người để mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời, tiến tới xây dựngXHHT Kết luận số 14-KL/TW ngày 26 tháng 7 năm 2002 của Hội nghị lần thứ sáuBan Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2khoá VIII, phương hướng phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến năm

2005 và đến năm 2010 nhấn mạnh: "Phát triển GD không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế -

xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới XHHT".

- Mọi người cho giáo dục:

Mục tiêu GD trong Luật GD năm 2005 xác định: "Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [52] Muốn đạt được mục tiêu này, phải thực

hiện tốt việc huy động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp GD, tạo thành sức mạnh

tổng thể Chiến lược Phát triển GD Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ: "Quy định trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động GD, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, góp phần từng bước xây dựng XHHT" [25].

XHHGD phải phát huy tối đa vai trò của các chủ thể then chốt mà nền GDnước ta đã tổng kết thành phương châm GD: GD nhà trường kết hợp với GD giađình và GD xã hội

- Đa dạng hoá các loại hình học tập, đào tạo:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII xác định: “Giữ vững vai trò nòng cốt của trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình GD & ĐT… Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, từng bước mở các trường tư thục ở một số bậc học như: Mầm non (MN), phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hoá hình thức GD” [31].

Trang 27

Điều 48, Luật Giáo dục (năm 2005) quy định nhà trường trong hệ thống GDquốc dân được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục GD hoạt độngtheo phương thức chính quy và GDTX; các hình thức học tập gồm: tập trung, tại chức

và học từ xa, tự học có hướng dẫn, trong đó, Nhà nước tạo điều kiện để trường cônglập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống GD quốc dân, GD chính quy giữ vai trò chiphối toàn bộ hệ thống GD

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

đưa ra giải pháp “Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư” [6].

- Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục:

Đảng và Nhà nước ta chủ trương: "GD phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp" Để phát triển quy mô, chất lượng, hiệu quả GD

đáp ứng nhu cầu phát triển GD ngày càng cao, không thể chi dựa dẫm vào ngân sáchNhà nước, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay Trong bất kỳ hoàn cảnhnào, cũng cần phải thực hiện XHHGD, phải huy động tối đa các nguồn lực cho GD:

"Nhà nước ưu tiên đầu tư cho GD; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,

tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho GD" "Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho GD" [52]

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

đưa ra giải pháp “Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín.

Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên

cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng” [6].

Trang 28

Trong những năm gần đây, đóng góp vào kinh phí hoạt động GD & ĐT củangười dân luôn chiếm tỷ lệ từ 25 - 30%, chỉ tính riêng Quỹ Khuyến học cả nướcnhận được hàng năm trên 700 tỷ đồng, phong trào nhân dân hiến đất, tài sản để xâydựng trường học phát triển rộng khắp cả nước Các tổ chức quốc tế thông quachương trình hợp tác song phương, đa phương, người Việt Nam ở nước ngoài việntrợ, tài trợ cho GD nước ta hàng trăm triệu USD/năm Huy động được nhiều nguồnlực của xã hội đầu tư cho GD cùng với việc tăng chi ngân sách Nhà nước hàng nămcho GD (năm 1998: 13%, 2001: 15,1%, năm 2010 trên 20%, năm 2013 trên 23%).Nhờ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư, quy mô và chất lượng GD

đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây

- Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội hoá giáo dục:

XHHGD phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước, đây là một nguyên tắc bất dibất dịch XHHGD không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụhiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện đểtoàn xã hội tham gia vào GD, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự quản lý thống nhất của Nhà nước về GD.Nhà nước quản lý các hoạt động GD thông qua hệ thống pháp luật, thông qua các

cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thểtham gia đóng góp vào phát triển GD Nêu cao trách nhiệm quản lý của chính quyền

và của ngành GD từ Trung ương đến địa phương chính là tạo ra động lực tốt nhấtcho XHHGD Chính quyền và ngành GD các cấp cần thường xuyên hợp tác chặtchẽ và khuyến khích các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân

cư, các dòng họ hiếu học có nhiều sáng kiến và việc làm cụ thể đóng góp cho sựnghiệp phát triển GD

Nhà nước phải tạo ra môi trường thích hợp cho việc hình thành một khu vực

GD mà ở nơi đó ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp GD, thực hiện sự cạnhtranh về chất lượng GD, tức là GD phải thuộc về xã hội Nhà nước phải xây dựng

và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm trách nhiệm, quyền lợi,tính công bằng, dân chủ và công khai trong hoạt động GD

Trang 29

Mọi tổ chức, cá nhân được tự do tham gia XHHGD theo quy định của phápluật Nhà nước chỉ can thiệp khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhằm tránh nhữngcách làm tuỳ tiện, lợi dụng, dẫn đến những vi phạm, đặc biệt là trong việc huy độngcác nguồn lực tài chính phục vụ cho sự nghiệp GD & ĐT.

1.3.4 Phương pháp, hình thức của công tác xã hội hoá giáo dục

1.3.4.1 Phương pháp công tác xã hội hoá giáo dục

XHHGD là thực hiện phương châm, phương thức GD mang tính xã hội rộnglớn Các hoạt động GD được tiến hành trong xã hội và toàn xã hội thực hiện Bởi vìmọi biến đổi về kiến thức, sự hội nhập về kinh tế, văn hoá, văn minh, tiến bộ đều diễn

ra trong xã hội ở những phạm vi mức độ khác nhau Xã hội sẽ "dạy" cho con ngườinhững kiến thức ấy, những tiến bộ, tri thức mới mẻ ấy một cách trực tiếp, tự nhiên vàcập nhật Để XHHGD, cần có cơ chế, chính sách, định hướng cho mọi người tựnguyện học tập trong cuộc sống hàng ngày Xã hội cùng với nhà trường và gia đìnhkết hợp chặt chẽ trong các hoạt động GD, nhất là GD đối với thế hệ trẻ

XHHGD là xây dựng XHHT, mọi người trong xã hội ở mọi lứa tuổi, mọicương vị đều tự giác học tập, có nhu cầu học tập Ở nước ta, cần có chính sách và

cơ chế, khuyến khích hoặc chế tài thích hợp để động viên mọi người tự học, họcbằng nhiều hình thức, học những tri thức mới và những tri thức với mình còn thiếuhụt ở bất cứ điều kiện nào, dưới bất kỳ hình thức nào

Để thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD, trước hết cần mở rộng cơ hộihọc tập cho mọi người thông qua việc phát triển hình thức GDTX Mở rộng và hoànthiện các hình thức huy động cộng đồng tham gia quản lý nhà trường và giải quyếtnhững vấn đề quan trọng của GD tạo điều kiện để các nhà giáo, nhà khoa học, nhàhoạt động xã hội đóng góp công sức, trí tuệ vào quá trình ban hành quyết sách vàxây dựng chính sách, xây dựng chương trình sách giáo khoa, đánh giá chất lượng

GD, giảng dạy, nghiên cứu tại các nhà trường và cơ sở GD Tiếp tục mở rộng cáctrường ngoài công lập, thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, tạođiều kiện cho loại hình các trường này phát triển Cùng với việc huy động sự đónggóp của nhân dân chủ yếu là đối với các gia đình có điều kiện và ở các khu vực

Trang 30

thuận lợi, cần bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ đối với học sinh nghèo vàcon em gia đình chính sách, gia đình nghèo hiếu học, học giỏi Nhà nước tiếp tụctăng đầu tư ngân sách cho GD & ĐT, điều chỉnh cơ cấu phân bổ theo hướng khôngdàn trải và dành ưu tiên cho đầu tư phát triển GD, đào tạo ở những vùng khó khăn.

1.3.4.2 Hình thức công tác xã hội hoá giáo dục

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: Mở trường ngoài công lập ở mọi cấphọc, bậc học Trường công lập hiện nay có dạng công lập truyền thống và công lập

tự hạch toán kinh tế Tuỳ bậc học và điều kiện kinh tế của địa phương mà học phítrường công lập là thấp hay cao Ngoài trường công lập, còn có trường tư thục (domột cá nhân đứng ra mở trường, đầu tư cho trường hoạt động) hay dân lập (do mộtnhóm công dân hay do tổ chức trong hoặc ngoài nước hoặc cùng kết hợp với nhauđứng ra mở trường và đầu tư cho trường hoạt động)

- Các cơ sở đào tạo theo hình thức không chính quy như: TTGDTX, TTHTCĐ,trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề, các câu lạc bộ và nhà văn hoá - thể dục - thểthao… Tất cả hợp thành một mạng lưới các cơ sở GD đào tạo chuyên và không chuyênrất đa dạng về hình thức và nội dung học tập để người học ở các lứa tuổi có thể lựachọn cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình

- Du học tự túc do gia đình tài trợ hoặc vừa làm vừa học ở nước ngoài để tựtrang trải học phí và các sinh hoạt khác

- Lập các học bổng, giải thưởng khuyến học do cá nhân, tổ chức trong vàngoài nước tài trợ cho những người học có thành tích nổi trội, người học có hoàncảnh đặc biệt khó khăn

- Tổ chức, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia góp ý vào cácquyết sách liên quan đến GD như: Chiến lược phát triển GD đào tạo, chương trình,sách giáo khoa, cải tiến chế độ thi cử…; khuyến khích người có trình độ tham giaviết sách giáo khoa, tài liệu tập huấn, tham gia giảng dạy theo các hình thức chínhquy và không chính quy…

- Liên kết với các trường nước ngoài trong công tác đào tạo, mời chuyên gia

GD nước ngoài đến giảng dạy hay tham gia quản lý cơ sở giáo dục, tham gia thiết

Trang 31

kế chương trình, sách giáo khoa Mời người ngoài ngành GD đến tham gia giảngdạy

- Củng cố tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học cáccấp, Hội Cha mẹ học sinh đi vào nền nếp, hiệu quả

- Nhà nước khuyến khích bằng chính sách tài chính đối với các cá nhân và tổchức có hoạt động trong lĩnh vực GD như giao đất làm trường, không thu tiền sửdụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế suất, ưu đãi tín dụng Thựchiện có hiệu quả việc cho người đi học được vay tiền trong thời gian đi học Thườngxuyên khen thưởng, động viên các cơ sở GD ngoài công lập, người có công với GDdưới nhiều hình thức khác nhau

- Nhà nước điều tiết ngân sách và điểm chuẩn thi tuyển theo hướng ưu tiêncho các vùng khó khăn, vùng GD kém phát triển, người nghèo hiếu học, học giỏi;nâng cao tính bình đẳng trong cơ hội tiếp cận GD và dạy nghề ở các cấp học, bậchọc

1.4 Quản lý công tác xã hội hoá giáo dục

1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác xã hội hoá giáo dục

Mục tiêu quản lý công tác XHHGD gồm có hai nội dung lớn: Thứ nhất là,

đẩy mạnh công tác XHHGD theo hướng phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trongnhân dân, xây dựng các cơ chế, chính sách huy động toàn xã hội chăm lo cho sự

nghiệp GD Thứ hai là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để toàn xã hội, đặc biệt là các

đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả GD ở mức độ ngàycàng cao

1.4.2 Nội dung quản lý công tác xã hội hoá giáo dục

1.4.2.1 Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh việc hoàn thiệnchính sách; tăng nguồn lực đầu tư, đồng thời đổi mới mục tiêu, phương thức, cơ cấu

và nguồn vốn đầu tư; tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc giaphát triển GD; hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; ưu đãicác đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễn,giảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng

Trang 32

1.4.2.2 Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệpmang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công íchkhông bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi tắt là cơ chế cung ứng dịchvụ): có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý; thực hiện đúng mục tiêu vànhiệm vụ; hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu, chi ; thường xuyên nâng cao hiệuquả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm; bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp cận bìnhđẳng của người thụ hưởng.

Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi các đốitượng chính sách và trợ giúp người nghèo Mức phí quy định theo nguyên tắc đủtrang trải các chi phí cần thiết, có tích luỹ để đầu tư phát triển và xoá bỏ mọi khoảnthu khác Người thụ hưởng có quyền lựa chọn cơ sở cung ứng dịch vụ phù hợp vớitừng lĩnh vực

1.4.2.3 Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình: dân lập và

tư thục Quyền sở hữu của các cơ sở ngoài công lập được xác định theo Bộ luật Dân

sự, tiến tới không duy trì loại hình bán công

Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuậnhoặc theo cơ chế lợi nhuận Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng đểbảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chínhsách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu đượcdùng để đầu tư phát triển Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia chocác cá nhân và phải chịu thuế Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợinhuận

Tiến hành chuyển một số cơ sở thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoàicông lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn cho Nhà nước

Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp vớiquy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của từng lĩnh vực Các nhà đầu tư đượcbảo đảm lợi ích hợp pháp về vật chất và tinh thần

Trang 33

1.4.2.4 Nhà nước tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiệnluật pháp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hộinghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dịch vụ

Nhà nước tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bìnhđẳng theo luật pháp để thúc đẩy các cơ sở công lập và ngoài công lập phát triển cả

về quy mô và chất lượng, xây dựng các cơ sở đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vàtrên thế giới

1.4.3 Phương pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục

1.4.3.1 Nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho GD - ĐT, bảo đảmkinh phí cho phổ cập GD; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, cácchương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nhân lực cho các ngành, nghề mũi nhọn,trọng điểm, khó huy động nguồn lực từ xã hội; ưu tiên đầu tư cho những vùng khókhăn, vùng đồng bào dân tộc ít người

Nhà nước có cơ chế, chính sách đào tạo đủ về số lượng và bảo đảm chấtlượng giáo viên, cán bộ quản lý GD và các nhân viên khác, đặc biệt là ở các vùngsâu, vùng xa, vùng khó khăn; tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách khuyếnkhích, thu hút học sinh, sinh viên giỏi làm giáo viên, giảng viên, gắn đào tạo với sửdụng

1.4.3.2 Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xãhội và cá nhân để phát triển GD & ĐT Tăng cường quan hệ của nhà trường với giađình và xã hội; huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổimới nội dung, chương trình, thực hiện GD toàn diện Ban hành cơ chế, chính sách

cụ thể khuyến khích và quy định trách nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chứckinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinhphí cho người học, thu hút nhân lực đã được đào tạo và giám sát các hoạt động GD

1.4.3.3 Đổi mới cơ bản chế độ học phí: Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nướctheo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng

dạy, học tập và có tích luỹ để đầu tư phát triển nhà trường; bước đầu đủ bù đắp chi

phí thường xuyên Xoá bỏ mọi khoản thu khác ngoài học phí

Trang 34

Nhà nước có chính sách trợ cấp học phí hoặc học bổng cho học sinh GD phổcập, cho người học là đối tượng chính sách, những người ở vùng khó khăn, nhữngngười nghèo và những người học xuất sắc, không phân biệt học ở trường công lậphay ngoài công lập

1.4.3.4 Khuyến khích thành lập các cơ sở GD, đào tạo và dạy nghề ngoàicông lập; chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập Hạn chế mởthêm các cơ sở công lập ở những vùng kinh tế phát triển Không duy trì các cơ sởbán công, các lớp bán công trong trường công

Khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chấtlượng cao của nước ngoài; khuyến khích mở các cơ sở GD, đào tạo có chất lượngcao, có uy tín bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài; khuyến khích các nhà khoa học,

GD có trình độ cao ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham giagiảng dạy tại Việt Nam

1.4.3.5 Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở GD từ xa,TTGDTX, TTHTCĐ đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọinơi, mọi trình độ và mọi lứa tuổi

1.4.3.6 Chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo và dạy nghề công lập và mộtphần các cơ sở GD không đảm nhận nhiệm vụ GD phổ cập sang hoạt động theo cơchế cung ứng dịch vụ Chuyển tất cả các cơ sở bán công sang loại hình dân lập hoặc

tư thục

* Kết luận Chương 1

XHHGD là điều kiện quan trọng để thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, trên

cơ sở đó, đạt tới chất lượng và hiệu quả GD ở trình độ cao hơn, phù hợp xu hướngphát triển của xã hội hiện nay Quá trình nghiên cứu XHHGD đã làm rõ chủ trương,quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta: Sự nghiệp GD không phải là của riêngcấp nào, ngành nào mà là sự nghiệp chung của hệ thống chính trị và toàn xã hội.Mọi người đều có nhiệm vụ chăm lo phát triển GD; Đảng, Nhà nước tạo điều kiện

và cơ hội để mọi người có thể được học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thểcủa riêng mình, học tập suốt đời, tiến tới xây dựng cả nước thành một XHHT Công

Trang 35

tác XHHGD mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại.Tăng cường quản lý công tác XHHGD là góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT,

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọngvào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 36

Với vị trí trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tếtrọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưuphát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước Sức hút của các thành phố vàtrung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điềukiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật.

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hìnhhẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình:đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sachiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự

Trang 37

nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên Với địa hình này đã tạođiều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng

2.1.1.3 Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô nhất cả nước, nhiều gió,nhiều nắng, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26,50C – 27,50C; lượng mưatrung bình là 800 - 1600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900 mm/năm)

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1 Tài nguyên đất

Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau:đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phongđến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn tỉnh), đất phù savới diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển vàvùng thung lũng sông La Ngà, đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22% diện tíchđất toàn tỉnh)… Những loại đất này sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp

2.1.2.2 Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1999, diện tích đất rừng của tỉnh

là 368.319 ha; diện tích rừng tự nhiên là 344.385 ha với tổng trữ lượng gỗ trên 19triệu m3 và trên 95 triệu cây tre, nứa Kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểurừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế; kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại Điềuđáng lưu ý là hiện nay đang diễn ra tình trạng giảm diện tích rừng giàu, rừng trungbình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre, nứa và rừng trồng nguyên liệu

2.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản

Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng,wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác Nguồn khoáng sản rất lớncủa Bình Thuận là thuỷ tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m3 cấp P2, hàm lượngSiO2 Khoáng vật liệu xây dựng có các kết vôi 3,9 triệu m3 cấp P2 phân bố ở VĩnhHảo và Phước Thế, đá vôi san hô (Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi;

đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu trữ lượng 45 triệu m3, núi nhọn (Hàm Tân) trữlượng cấp P là 30 triệu m3

Trang 38

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn và chấtlượng tốt, có khả năng khai thác thương mại sản xuất nước giải khát, sản xuất tảo;phục vụ dịch vụ tắm chữa bệnh và nghỉ dưỡng.

2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội (sử dụng số liệu từ cục thống kê tỉnh)

Bình Thuận có dân số trung bình năm 2013 là trên 1,2 triệu người, gồm 35thành phần dân tộc, trong đó có 34 dân tộc thiểu số, định cư sinh sống ở 15 xã thuần

và 32 thôn xen ghép thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh, với dân số trên 86nghìn người (chiếm tỉ lệ 7% dân số toàn tỉnh)

2.1.3.2 Tổng vốn thu hút đầu tư

Tính đến ngày 01/03/2013, tổng số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tưcòn hiệu lực của tỉnh Bình Thuận là 1.096 dự án với tổng diện tích 46.505 ha, tổngvốn đầu tư đăng ký là 86.780 tỷ đồng, trong đó có 94 dự án có vốn đầu tư nướcngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.747 triệu USD

Đến nay đã có 647 dự án đã hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động kinhdoanh, 145 dự án đang triển khai xây dựng, số dự án còn lại đang làm các thủ tụcpháp lý về đất đai, đánh giá tác động môi trường, giấy phép xây dựng

Tổng giá trị thực hiện các dự án viện trợ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2011đạt 46,7 triệu USD, năm 2012 đạt khoảng 11,9 triệu USD

2.1.3.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Song song với hoạt động thu hút đầu tư, trong những năm qua Bình Thuậncũng đã tập trung đẩy mạnh xuất khẩu Các sản phẩm chế biến xuất khẩu của tỉnh như: hải sản, nhân điều, thanh long, hàng may mặc tăng trưởng ổn định và có xu

Trang 39

hướng phát triển khả quan Thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng, sảnphẩm hàng hóa xuất khẩu của tỉnh hiện đã xuất khẩu trực tiếp đến 45 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càngnhiều, thương hiệu của một số doanh nghiệp có uy tín đã được khẳng định.

2.1.3.4 Du lịch

Bên cạnh những thế mạnh đặc trưng là biển xanh, nhiều nắng, cát biển trắnghay những đồi cát đỏ trải dài trên các vùng đồi ven biển hấp dẫn du khách trong vàngoài nước, Bình Thuận còn được mệnh danh là “thủ đô resort” của Việt Nam Đãxếp hạng 145 cơ sở lưu trú với 5.775 phòng được xếp hạng từ 1 - 5 sao

2.1.3.5 Các khu công nghiệp - cụm công nghiệp

Đến nay, tỉnh Bình Thuận có 8 khu công nghiệp (KCN) đã được Chính phủđưa vào quy hoạch Ngoài ra, UBND tỉnh đã thành lập 21 cụm công nghiệp (CCN)

Từ những thế mạnh và định hướng phát triển kinh tế của Bình Thuận, các KCN CCN trên địa bàn tỉnh tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành nghề chính là:công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuấthàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng tiêu thụ nội điạ và xuất khẩu

2.1.3.6 Các ngành kinh tế mũi nhọn: Công nghiệp, Nông - lâm - ngư nghiệp,

Du lịch, Phát triển các ngành dịch vụ.

Bên cạnh các mũi nhọn công nghiệp, du lịch, nông - lâm - ngư nghiệp, BìnhThuận còn chú trọng phát triển các ngành dịch vụ nhằm tạo tiền đề quan trọng đểphát triển các ngành kinh tế khác Trong đó, tập trung phát triển các ngành dịch vụ

chủ yếu: Dịch vụ vận tải; Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu:

2.1.3.7 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đặt ra mục

tiêu tổng quát là “Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ liên thông với cả nước và quốc tế Quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao”

2.1.4 Về truyền thống lịch sử, văn hoá

Trang 40

2.1.4.1 Về truyền thống lịch sử

Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đấtcủa Chiêm Thành Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai.Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là PhanRang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành Năm 1692, chúa NguyễnPhúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là ThuậnThành trấn

Năm 1697, Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa Sau cảithành Bình Thuận Dinh Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua MinhMạng đổi lại Bình Thuận phủ Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7)sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6)lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy vàNinh Thuận thành tỉnh Thuận Hải Đến tháng 4 năm 1992, tỉnh Thuận Hải đượcchia thành 2 tỉnh mới lấy tên là Ninh Thuận và Bình Thuận theo Quyết định chiatách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991

Trong lịch sử chống ngoại xâm, người dân Bình Thuận luôn đi đầu đứng lênchống áp bức Dưới ánh sáng của Đảng soi đường, Đảng bộ và nhân dân BìnhThuận đã kiên cường đấu tranh bám trụ, giữ quê hương, góp phần cùng cả miềnNam giành thắng lợi hoàn toàn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhấtđất nước

2.1.4.2 Về truyền thống văn hoá

Vào đầu công nguyên cũng đã có nhiều dân tộc, nhiều vương quốc vớinhững nền văn hoá phát triển đã để lại đến ngày nay Trong số đó có Vương quốcChămpa là một trong những vương quốc hùng mạnh ở nhiều thế kỷ ở thời cổ đại vàtrung đại, có một nền văn hoá phát triển rực rỡ ngang hàng với các nước trong khuvực Họ đã để lại một khối lượng di sản lớn với nhiều giá trị về kiến trúc, nghệthuật, văn hoá dân gian, một hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng Đặc biệt về kiếntrúc với nhiều nhóm đền tháp, đền thờ

Ngày đăng: 20/07/2015, 07:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ GDĐT (2008), Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng trường học thân thiện– Học sinh tích cực
Tác giả: Bộ GDĐT
Năm: 2008
5. Bộ GDĐT (2010), “Chuyên đề văn hóa nhà trường” Hội thảo tập huấn giảng viên nguồn chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết giữa 2 chính phủ Việt Nam - Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề văn hóa nhà trường
Tác giả: Bộ GDĐT
Năm: 2010
7. Nguyễn Văn Đức. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và vấn đề xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên hiện nay”. Bản tin khoa học Cao đẳng Thương mại số 2 (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và vấn đềxây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên hiện nay
10. Phạm Quang Huân (2007). “Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường”. Báo cáo khoa học đăng trên kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường do Viện nghiên cứu sư phạm, trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóanhà trường
Tác giả: Phạm Quang Huân
Năm: 2007
12. Phạm Thị Ly “Văn hóa tổ chức của nhà trường” Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đại học quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tổ chức của nhà trường
17. Trần Thị Thanh Thủy (2010), “Xây dựng văn hóa nhà trường Trung cấp chuyên nghiệp”. Tài liệu tập huấn của Bộ GDĐT - Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng văn hóa nhà trường Trung cấpchuyên nghiệp
Tác giả: Trần Thị Thanh Thủy
Năm: 2010
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Khác
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống kê, HN Khác
3. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, QLGD: Thành tựu và xu hướng Khác
6. Chính phủ (2007), Quyết định 129/2007/QĐ-Ttg ngày 2 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế VH công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Khác
8. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Khác
9. Phạm Minh Hạc, Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của mọi nhà trường Khác
11. Đỗ Huy (chủ biên) (1996), Văn hóa mới Việt Nam, sự thống nhất và đa dạng, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội Khác
13. Lê Thị Ngoãn (2009), Luận văn thạc sĩ : Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường CĐ Công nghiệp Nam Định, trường Đại học Thái Nguyên Khác
14. Phạm Hồng Quang (số 130, 1/2006), Hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho SV Khác
15. V.M RôĐin, Văn hóa học (Người dịch: Nguyễn Hồng Minh; người hiệu đính:Phạm Tô Minh) (2000) , Nhà xuất bản chính trị quốc gia , Hà Nội Khác
16. Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
18. Trường Đại học sư phạm Hà Nội (9/2007), Viện nghiên cứu Sư phạm; Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa học đường – Giải pháp nâng cao chất lượng GD trong nhà trường Khác
20. Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (Ngọc Anh dịch) (2003), Văn hóa cho giao tiếp ứng xử (Biết co biết duỗi), Nhà xuất bản văn hóa - Thông tin, Hà Nội Khác
21. Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội (9/2007), Viện nghiên cứu sư phạm; Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa học đường - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường; Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w