ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ MINH ĐỨC Tên đề tài: "ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN THỊT TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ TH
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ MINH ĐỨC
Tên đề tài:
"ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN LỢN THỊT TẠI
HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ"
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tại trường và sau gần 4 tháng thực tập tốt nghiệp tại trạm thú y huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đến nay em đã hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo Th.s Nguyễn Hữu Hòa đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em để hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ tại trạm thú
y huyện Thanh Sơn Phú Thọ đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại trạm
Một lần nữa em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp cùng gia đình lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều may mắn
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Đỗ Minh Đức
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm "Học đi đôi với hành", "Lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất", thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các trường Đại học và trường Đại học Nông Lâm nói riêng
Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học đồng thời giúp sinh viên làm quen với môi trường sản xuất từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương hướng tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được
sự phân công của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở, em tiến hành thực hiện chuyên đề: "Áp dụng một số biện pháp phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ"
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu lên trong bản chuyên
đề này của em không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót Em kính mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để chuyên đề tốt nghiệp đại học của em được hoàn chỉnh hơn
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Đỗ Minh Đức
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 18
Bảng 2.1: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy chung trên đàn lợn 44
Bảng 2.2: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tuổi 45
Bảng 2.3: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng 46
Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo loại 47
Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi 47
Bảng 2.6: Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh 48
Bảng 2.7: Kết quả điều trị của một số phác đồ 50
Bảng 2.8: Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh……… 44
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LMLM : Lở mồm long móng KPCS : Khẩu phần cơ sở TTTA : Tiêu tốn thức ăn ABK : Canh trùng Yourt
Nxb : Nhà xuất bản
Trang 6MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 7
1.1 Điều tra cơ bản 7
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 7
1.1.2 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội 8
1.1.3 Tình hình sản xuất 10
1.1.4 Đánh giá chung 12
1.1.5 Phương hướng sản xuất 12
1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất 13
1.2.2 Phương pháp tiến hành 13
1.2.3 Kết quả phục vụ sản xuất 14
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 21
2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 21
2.1.2 Mục tiêu của đề tài 21
2.1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 22
2.2 Tổng quan tài liệu 22
2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 22
2.2.1.1 Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn 22
2.2.1.2 Những hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy 24
2.2.1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 34
2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 35
2.3.3 Nội dung nghiên cứu 35
2.3.3.1 Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt 35
Trang 72.3.3.2 Áp dụng một số biện pháp phòng và điều trị hội chứng
tiêu chảy ở lợn 35
2.3.3.3 Điều trị: tiến hành điều trị lợn mắc bệnh bằng 3 phác đồ 35
2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu 35
2.3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi 35
2.3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.5 Phương pháp tính các chỉ tiêu 43
2.3.6 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 44
2.3.6.1 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy chung ở lợn thịt nuôi tại huyện
Thanh Sơn 44
2.3.6.2 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tuổi ở lợn thịt nuôi tại huyện
Thanh Sơn……… 45
2.3.6.3 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng trong năm ở lợn thịt nuôi tại huyện Thanh Sơn 46
2.3.6.4 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo giống ở lợn thịt nuôi tại huyện
Thanh Sơn 47
2.3.6.5 Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi ở lợn thịt nuôi tại huyện Thanh Sơn 47
2.3.6.6 Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh 48
2.3.6.7 Hiệu quả điều trị của một số phác đồ 48
2.3.6.8 Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh 42
PHẦN 3: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 52
3.1 Kết luận 52
3.2 Tồn tại 52
3.3 Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
I Tiếng Việt 54
II Tiếng Anh 56
Trang 8PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1 Điều tra cơ bản
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Nông và Yên Lập
+ Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình
+ Phía Tây giáp huyện Tân Sơn
+ Phía Đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hòa Bình
Huyện Thanh Sơn có 23 xã, thị trấn
+ Diện tích: 620,63 km²
+ Địa hình: Khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, vùng núi cao tập trung ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa, vùng gò đồi tập trung ở phía Đông và những thung lũng chạy dọc theo các con sông, độ cao trung bình từ 500m đến 700m
- Điều kiện khí hậu, thủy văn
Thanh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình
từ 85 - 87%, nhiệt độ trung bình từ 22,5- 23,5°C, mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10 Mạng lưới sông suối trên địa bàn huyện khá dày như: sông Bứa, sông Dân, suối Cái xã Yên Lương, ngòi Lạt xã Lương Nha và nhiều suối nhỏ khác
- Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha trong đó có 45.724,23 ha đất nông nghiệp (chiếm 73,54%); có 4.672,39 ha là đất phi nông nghiệp (chiếm 7,51%) và 11.780,44 ha đất chưa sử dụng (chiếm 18,95%); ngoài diện tích đất dốc và phù sa tụ thích hợp với cây hàng năm, còn có tới 80% diện tích đất feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá
và rất thích hợp đối với cây lâu năm và cây lâm nghiệp
- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản như pirit, quắc zít, cao lanh, fenpast, sắt, than… ngoài ra còn có nhiều mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng cho giao thông, xây dựng và sản xuất vôi, xi măng…
Trang 9- Tài nguyên nước: Hệ thống sông Bứa, sông Dân, và các chi lưu của
nó cùng hàng trăm con suối lớn nhỏ là nguồn tài nguyên nước dồi dào phục
vụ cho sản xuất và đời sống
Thanh Sơn có vị trí khá thuận lợi nằm trên Quốc lộ 32A Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc bộ với Trung du miền núi Tây Bắc
- Giao thông, thủy lợi
+ Huyện có hệ thống giao thông khá phát triển, mạng lưới giao thông dày đặc thông suốt tới tất cả các thôn, khe, bản
+ Giao thông phát triển thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi đến từng xã
+ Mạng lưới giao thông vận tải: Thanh Sơn nằm trên trục Quốc lộ 32 A từ
Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái Ngoài ra, trên địa bàn Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh: 313,313D, 316, 316C, 317 và 317B, các tuyến đường liên xã, liên thôn
Đường Quốc lộ (16km đường cấp IV); đường tỉnh lộ (84km, có 44km đường cấp II mặt bê tông đường hoàn thiện, còn lại là đường nhựa cấp IV,V miền núi); đường huyện lộ (48km đường cấp V miền núi); đường liên xã (215
km đường cấp phối); đường thôn xóm (286 km, chủ yếu đường đất, có 28km đường bê tông)
Hệ thống công trình vượt thoát nước cơ bản đáp ứng nhu cầu tham gia giao thông của người dân
+ Thủy Lợi: đầu tư nâng cấp một số hồ đập, phai, kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
+ Về điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đến cuối năm 2003 toàn bộ các
xã nằm trong địa bàn huyện đã có điện lưới quốc gia dùng
1.1.2 Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
- Tình hình dân cư xung quanh huyện
+ Số dân: 117.665 người (năm 2009)
+ Mật độ: 189,6 người/km²
- Nguồn nhân lực: Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là: 68.575 lao động, trong đó có:
+ Số lao động đã tham gia lao động là: 59.661 lao động
+ Số lao động đã được đào tạo là: 10.268 lao động
Trang 10+ Số lao động chưa qua đào tạo là: 58.269 lao động
- Xây dựng:
Xây trụ sở làm việc cho các cơ quan Đảng, chính quyền huyện và 19/23
xã, thị trấn (còn 4 xã chưa có trụ sở kiên cố: Cự Đồng, Yên Lãng, Thắng Sơn, Đông Cửu)
Trường học: 100% THCS các xã đều có phòng học cao tầng, 90%
TH khu trung tâm có phòng học cao tầng Khu lẻ, trường Mầm non, TH còn lại nhà cấp IV
- Trạm Y tế: 100% các xã có trạm Y tế
- Tiềm năng du lịch:
+ Thanh Sơn là huyện miền núi có diện tích 62.177,06ha, cơ cấu đất đai
đa dạng, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường trong lành, nhiều khu vực có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, có vườn rừng thảm thực
Trang 11vật phong phú với những thác nước nhỏ thuận lợi cho phát triển các loại du lịch sinh thái, du lịch đồi rừng
+ Trên địa bàn huyện có 6 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích cấp Quốc gia (đình Thạch Khoán) và 5 di tích cấp tỉnh: đình Cả, đình Tế (Tất Thắng); đình Lương Nha (xã Lương Nha); đình Lưa (xã Tân Lập); đình Võ Trong (xã Yên Lương) Ngoài ra còn một số di tích chưa được khôi phục lại như: đình Giáp Lai, đình Yên Lãng
- Có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể độc đáo và sâu sắc: Lễ hội truyền thống tiêu biểu ở các di tích lịch sử văn hóa, loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc: đâm đuống, đánh trống đồng, diễn tấu cồng chiêng, múa Mỡi, múa Trống đu các trò chơi dân gian: Đu trà, Ném còn, bắn nỏ của dân tộc Mường, Tết nhảy, lễ Tập tĩnh của dân tộc Dao
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm, đầu tư, nhiệm vụ xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia ở các cấp học, bậc học được đẩy mạnh Đến nay, toàn huyện có 33 trường đạt Chuẩn Quốc gia, trong đó Trường Tiểu học Kim Đồng, Thị trấn Thanh Sơn đạt Chuẩn Quốc gia mức độ II Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên tiếp tục được triển khai Trường THPT Thanh Sơn được đầu tư xây dựng tại địa điểm mới
Trạm y tế tuy vẫn còn nhiều hạn chế về trang thiết bị nhưng cũng đủ để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của bà con
Trong những năm tới huyện sẽ bổ xung thêm nhiều trang thiết bị cho các trường học, trạm y tế các xã… giao thông thủy lợi sẽ được cải tạo và nâng cấp để đảm bảo cho việc tưới tiêu và đi lại…
1.1.3 Tình hình sản xuất
- Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện Thanh Sơn đã được quan tâm phát triển nhất là chăn nuôi đại gia súc đã hình thành các trại chăn nuôi tập trung như trại bò, trại lợn, trại gà Đến năm 2005 đã thu hút đầu
tư xây dựng 3 trại bò tập trung, 2 trại nuôi lợn nái và lợn thịt siêu nạc, 1 trại gia cầm
Trang 12Đến nay đàn trâu bò có 2531 con, đàn bò có 4354 con, gia cầm các loại 510.000 con, có 220 tấn Nâng tỷ trọng giá tự chăn nuôi chiếm 2,6% trong tổng số giá trị sản xuất nông nghiệp
Chăn nuôi lợn, tình hình chăn nuôi lợn của huyện vài năm gần đây đã
có những tiến bộ, tổng đàn lợn tính đến tháng 10 năm 2005 là 35538 con Cơ cấu đàn lợn hiện nay chủ yếu là lợn thịt chiếm 97,75%, lợn nái chiếm 2,25% Nhìn vào cơ cấu này cho thấy có sự mất cân đối khá lớn Điều này giải thích tại sao lợn giống nuôi thịt của huyện phần lớn phải mua từ các tỉnh khác Qua tìm hiểu tình hình nuôi lợn nái trên địa bàn tôi thấy rằng: Phần lớn số lợn nái hiện có là nái nội, pha tạp giữa giống móng cái và giống địa phương, chất lượng không đảm bảo Sở dĩ, người dân không muốn nuôi lợn nái bởi vì: tập quán và kinh nghiệm chăn nuôi của các hộ còn hạn chế, người dân hầu như chưa có kiến thức nuôi lợn nái, loại lợn đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi cao hơn so với nuôi lợn thịt Chính vì vậy khi nuôi thường thất bại dẫn đến số hộ nuôi lợn nái ngày càng ít
Đánh giá về đàn lợn thịt hiện nay có cho thấy: mặc dù số hộ nuôi lợn lai khá lớn 60-65% song đàn lợn thịt không đảm bảo chất lượng vì các lý do sau: Một là đực giống không đảm bảo, một số đực giống được coi là lợn ngoại nhưng thực chất chỉ là lợn F1, F2 thậm chí F3, đực giống khai thác quá mức Hai là một số hộ mua và phối tinh nhân tạo song chất lượng đàn nái quá kém không thể cho ra đàn con có chất lượng tốt Mặt khác lợn con giống nuôi thịt
ở địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu nên phải mua từ các nơi khác không kiểm tra được nguồn gốc, không kiểm định được chất lượng và khó kiểm soát dịch bệnh, vì vậy dịch bệnh vẫn xảy ra ở một số nơi trong huyện
Trong những năm gần đây, nhờ các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp diện tích đất trống, đồi núi trọc được phủ xanh, lượng lâm sản khai thác ngày càng nhiều
Trang 13Huyện đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các cơ quan tổ chức, các hộ gia đình để trồng mới, cải tạo, tái sinh và bảo vệ rừng Phần lớn diện tích rừng
có chủ được chăm sóc bảo vệ tốt
+ Do kinh hỗ trợ của nhà nước còn hạn hẹp nên người dân vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập chung dẫn đến sau khi kết thúc môn học kiến thức thực
tế của sinh viên không cao
Những khó khăn trên đã ảnh hưởng tới tốc độ phát triển sản xuất của toàn huyện
1.1.5 Phương hướng sản xuất
- Ngành chăn nuôi
Với mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi có quy
mô vừa và lớn theo hướng trang trại, công nghiệp, chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm Nâng cao hiệu quả kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm Đảm bảo duy trì tăng trưởng bền vững của ngành chăn nuôi, trong đó ưu tiên phát triển chính là: Lợn, bò, gà Cụ thể: Đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 50,3 - 54% Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 5 - 6%/ năm Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn; đến năm 2020 tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 62%, mở rộng chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn sạch quy mô Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 3 - 4 %/ năm Mở
Trang 14rộng và tăng qui mô các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm sạch, có thương hiệu
- Ngành trồng trọt
- Xây dựng ngành trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, bền vững; ưu tiên phát triển những cây trồng có lợi thế, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động, nguồn vốn; góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân
- Xây dựng chỉ tiêu quy hoạch ngành trồng trọt đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đối với nhóm cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây rau màu trên phạm vi toàn huyện
1.2 Nội dung phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn“ căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản, tôi nhận thấy trong quá trình thực tập tốt nghiệp không chỉ cần hoàn thành tốt bản khoá luận tốt nghiệp mà còn phải tích cực, năng động tham gia vào công tác phòng trị một số bệnh cho đàn lợn
ở huyện để nâng cao tay nghề kỹ thuật và hiểu biết của mình
Nội dung công tác phục vụ sản suất:
- Công tác chăn nuôi: tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn trong huyện
- Công tác thú y:
+ Tiêm vắc xin cho đàn lợn của huyện theo định kỳ
+ Chẩn đoán và điều trị các bệnh mà đàn lợn mắc phải như: bệnh viêm
tử cung, bệnh ghẻ, cầu trùng lợn con, giun đũa lợn
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn + Tham gia vào các công tác khác
1.2.2 Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt các nội dung trên, trong thời gian tiến hành đề tài tôi
đã đề ra các biện pháp thực hiện như sau:
Trang 15- Lên kế hoạch phù hợp với nội dung thực tập và tình hình sản xuất của huyện
- Đi sâu đi sát vào thực tiễn sản xuất tại cơ sở, tìm hiểu cách thức quản
lý chăn nuôi, tình hình bệnh tật của huyện và những biện pháp mà huyện đã thực hiện, từ đó rút ra những kết luận và đóng góp ý kiến đề xuất với huyện
- Luôn bám sát cán bộ kỹ thuật, cán bộ thú y của huyện để học hỏi về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh
- Thường xuyên xin ý kiến chuyên môn của thầy giáo hướng dẫn
- Nhiệt tình, khiêm tốn học hỏi, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn để nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức chuyên môn
- Xác định cho mình động lực làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi từ cán bộ thú y, không ngại khó khăn vất vả
1.2.3 Kết quả phục vụ sản xuất
- Công tác vệ sinh chăn nuôi
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng nó quyết định rất lớn đến thành quả trong chăn nuôi Nó bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố không khí, đất, nước, chuồng trại… hiểu được tầm quan trọng của vấn
đề này nên trong suốt quá trình thực tập tôi đã cùng người nông dân của huyện thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, quan tâm đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, tham gia quét dọn chuồng trại, vệ sinh cống rãnh thoát nước để tránh mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi
- Công tác thú y
Phú Thọ là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển với nhiều trang trại, trại, trung tâm chăn nuôi của nhà nước, tư nhân Bên cạnh đó, việc chăn nuôi trong các hộ gia đình có quy mô nhỏ vẫn còn Do đó, tình hình dịch bệnh trong tỉnh cung khá phức tạp Riêng đối với huyện Thanh Sơn, do làm tương đối tốt công tác phòng và trị bệnh nên tình hình dịch bệnh tại đây chỉ tập trung vào một số bệnh đường hô hấp, tiêu hoá
* Phòng bệnh
Trang 16Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho thấy tầm quan trọng của công tác phòng bệnh, trong đó công tác tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng bệnh
- Công tác tiêm phòng
Trong thời gian thực tập, tôi đã trực tiếp tham gia tiêm phòng được một
số loại vắc xin như:
+ Vắc xin dịch tả với số lượng 410 con
+ Vắc xin tụ dấu lợn với số lượng 108 con
+ Vắc xin phó thương hàn với số lượng 102 con
+ Vắc xin LMLM với số lượng 97 con
- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để việc điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán kịp thời và chính xác giúp đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp sẽ làm giảm được:
Tỷ lệ tử vong, thời gian sử dụng thuốc và thiệt hại về kinh tế Khi mới mắc bệnh lợn ít biểu hiện triệu chứng điển hình Khi quan sát thấy những triệu chứng như: ủ rũ, mệt mỏi, giảm ăn uống, ít hoạt động, thân nhiệt cao thì chúng tôi tiến hành tập trung theo dõi và chẩn đoán bệnh Trong thời gian thực tập tôi
đã chẩn đoán và điều trị được một số bệnh xảy ra trên đàn lợn của huyện:
Phương pháp điều trị
Trang 17- Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc tím 0,1%, mỗi lần 1,5 - 2l Bên cạnh đó tiêm thuốc Clamoxyl L.A với liều 1ml/10kg thể trọng hoặc dùng thuốc cloxaman đưa vào tử cung một ống duy nhất
- Điều trị bình quân trong 3- 4 ngày là khỏi, trong quá trình điều trị chúng tôi đã điều trị 11 con, khỏi 10 con và tỷ lệ khỏi đạt 90,9%
Trang 18* Bệnh cầu trùng lợn con
Nguyên nhân
Do Isosporasuis gây ra tiêu chảy trên heo con theo mẹ đặc biệt giai đoạn
7 - 14 ngày tuổi Là bệnh phổ biến tỷ lệ nhiễm cao Mặc dù tỷ lệ chết thấp nhưng bệnh mở đường cho các bệnh đường ruột khác bùng phát
Cho uống Baycox 5% (1ml/2,5kg TT)
Uống lactobac C để chống mất nước
Số con điều trị là 25 con, số con khỏi là 25 con đạt tỷ lệ là 100%
Lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi Ghẻ thường bắt đầu từ tai, đầu, mắt sau
đó lan xuống hai bên sườn, đùi trên da xuất hiện mụn ghẻ màu đỏ sau đó bị tróc ra thành các vẩy có màu nâu hay xám Con vật gầy dần, rụng lông, bệnh nặng có thể gây chết ở lợn con
Truyền bệnh
Bệnh lây lan chủ yếu ở lợn bệnh sang lợn khoẻ Ngoài ra chuồng trại có lưu trữ cái ghẻ
Điều trị
- Dùng Hanmactin - 25: Tiêm dưới da với liều 1,5ml/10kgTT
Số con điều trị là 30 con, số con khỏi là 30 con đạt tỷ lệ 100%
* Bệnh giun đũa lợn
Ở vùng miền núi huyện Thanh Sơn thì bệnh này rất phổ biến, chủ yếu ở lợn 2-3 tháng tuổi.lợn con mắc bệnh này thường có triệu chứng chậm lớn và
Trang 19viêm ruột, phân nhão, lông xù, biếng ăn, và chúng tôi đã tiến hành điều trị theo phương pháp sau:
Tiêm Hanmectin 0,7ml/10kg TT hoặc Levasmizol, uống Tayzu Sau khi chữa 39 con thấy tất cả các con đều khỏi bệnh
- Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn, chúng tôi còn tham gia vào một số công việc khác như:
- Chăm sóc, theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn lợn
- Tham gia mổ hecni và điều trị áp xe cho lợn
- Tẩy nội ngoại ký sinh trùng cho lợn
- Thiến lợn đực
- Tham gia dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ, trồng cây xanh tạo bóng mát…
- Kết quả công tác sản xuất được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung Số lượng (con) Kết quả
Trang 201.3 Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Trạm thú y huyện Thanh Sơn Chi cục thú y tỉnh Phú Thọ, được sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên, Ban lãnh đạo trạm cùng với các cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, đã tạo điều kiện tốt cho tôi được vận dụng những kiến thức đó học ở nhà trường vào thực tiễn sản xuất cũng như nghiên cứu khoa học Từ đó giúp tôi củng cố thêm và nâng cao kiến thức cho mình, hiểu biết hơn về chuyên ngành của mình Hơn nữa tôi cũng rèn luyện cho mình tác phong làm việc của một cán
bộ kỹ thuật, biết cách quản lý chăn nuôi, cũng như tổ chức làm việc trên địa bàn chăn nuôi
Qua thời gian thực tập, được tiếp xúc với thực tiễn sản xuất, tôi đã thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, biết cách vận dụng quy trình chăn nuôi, quy trình sử dụng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn, chẩn đoán một số bệnh thường xảy ra trên đàn lợn và các phương pháp điều trị đúng Có được những kiến thức đó sẽ tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình làm việc và công tác sau này
Cũng qua thời gian trên, tôi nhận thấy từ lý thuyết đến thực tế còn một khoảng cách khá dài, nếu chỉ học không thôi thì chưa đủ mà học còn cần phải biết, biết được nhưng phải làm được, như thế mới có thể đảm đương được vai trò của một người cán bộ kỹ thuật Đồng thời, từ trong thực tiễn có rất nhiều điều mình chưa biết, cần phải học hỏi thêm từ những người đi trước, từ bạn bè đồng nghiệp; thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức mới, để không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn của mình
- Kiến nghị
Trong quá trình đi sâu vào thực tiễn sản xuất tại huyện, tôi nhận thấy có một số mặt tồn tại như:
- Một số nơi trên địa bàn chưa đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật về vệ sinh thú
y, chưa có chuồng để cách ly lợn ốm; vật liệu phục vụ chăn nuôi còn thiếu, chưa cung cấp kịp thời theo yêu cầu của công việc
- Việc sử dụng kháng sinh phải được theo dõi chặt chẽ, phải thường xuyên đổi thuốc để tránh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc
Trang 21Xuất phát từ thực tiễn sản xuất của huyện, bằng những hiểu biết của mình tôi có một số đề nghị sau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăn nuôi của huyện:
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao hiệu quả chăn nuôi
- Cán bộ thú y cần hướng dẫn chu đáo và theo dõi chi tiết việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí
- Cần đảm bảo vấn đề vệ sinh phòng bệnh, cần có hố sát trùng ở mỗi xã cách xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh phòng dịch
Trang 22PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: "Áp dụng một số biện pháp phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ"
2.1 Đặt vấn đề
2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi của nước ta đang ngày càng phát triển, nó không chỉ cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần vào ổn định đời sống người dân Chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng gắn liền với đời sống của người nông dân Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì chăn nuôi lợn cũng chuyển từ loại hình chăn nuôi nông hộ dần sang tập trung trang trại Giúp cho ngành chăn nuôi lợn đạt được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng Mặt khác, nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn như có nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến thức ăn, sự đầu
tư của nhà nước…
Tuy nhiên trong chăn nuôi muốn thu được lợi nhuận cao ngoài vấn đề
về con giống, công tác dinh dưỡng thì công tác thú y đang là vấn đề cấp bách, quyết định thành công trong chăn nuôi
Trong những bệnh xảy ra trên lợn thịt thì các bệnh đường tiêu hóa gây
ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là hội chứng tiêu chảy Để góp phần giảm bớt thiệt hại do bệnh ở hệ tiêu hóa nói chung gây ra
và hội chứng tiêu chảy nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Áp dụng một số biện pháp phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ"
2.1.2 Mục tiêu của đề tài
- Nắm được tình hình dịch bệnh nói chung và hội chứng tiêu chảy nói riêng trên đàn lợn thịt của huyện
- Đánh giá công tác phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy từ đó đưa ra phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn có hiệu quả
Trang 23- Xác định tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn theo: lứa tuổi, mùa vụ ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng nuôi
- Đánh giá được tình trạng lợn bị hội chứng tiêu chảy, khả năng khỏi bệnh của lợn sau khi dùng một số loại thuốc
- Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu về phương pháp phòng hội chứng tiêu chảy là cơ
sở khoa học để xác định các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn, hạn chế ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh, chuồng trại đối với từng lứa tuổi, phù hợp với điều kiện của các cơ sở chăn nuôi, nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh
- Áp dụng một số phương pháp điều trị là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp và có hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn, làm giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ còi cọc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi
2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1 Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn
- Bệnh dịch tả lợn (SWINE FEVER)
Dịch tả lợn một bệnh truyền nhiễm của lợn ở mọi lứa tuổi, do vi rut gây
ra, lợn rừng cũng mắc bệnh và chúng thường là con vật mang bệnh, reo rắc mầm bệnh rất nguy hiểm ngoài môi trường
Bệnh dịch tả lợn thường ghép với bệnh tụ huyết trùng và bệnh phó thương hàn, bệnh viêm phổi,… làm cho mức độ bệnh trầm trọng hơn, khó chẩn đoán, tốc độ chết nhanh, tỷ lệ chết cao tới trên 90%
Bệnh dịch tả lợn lây lan rất nhanh và mạnh, tỷ lệ chết cao Mầm bệnh
từ lợn ốm, chết lây lan qua tiết xúc trực tiếp, hay gián tiếp qua dụng cụ, thức
ăn, nước uống, và người chăm sóc nuôi dưỡng lợn hàng ngày Hoặc lợn ốm
Trang 24chết ngoài tự nhiên, thịt lợn có bệnh được mua bán ngoài chợ cũng là điều kiện phát tán, lây lan bệnh đi khắp nơi
- Bệnh phó thương hàn lợn (swine salmonellois)
Bệnh phó thương hàn lợn, nguyên nhân chính là do vi khuẩn Gram âm Salmonella Cholerae suis chủng Kunzedort gây ra ở thể cấp tính và vi khuẩn Salmonella typhisuis chủng Voldagsen gây ra ở thể mãn tính Bệnh tác động chủ yếu đến toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm dạ dày, ruột, có mụn loét ở ruột già làm lợn đi ỉa chảy nặng, mất nhiều nước
Bệnh lây lan trực tiếp từ lợn ốm tiếp xúc với lợn khỏe trong cùng một đàn, một trang trại, hoặc lây lan qua vật môi giới tiếp xúc với lợn ốm, chất thải từ lợn ốm mang trùng, hay từ quần áo, dụng cụ chăn nuôi, công nhân nuôi dưỡng chăm sóc lợn ốm lây sang lợn khỏe, v.v
- Bệnh tụ huyết trùng lợn (SWINE PASTEURELLOSIS)
Bệnh tụ huyết trùng lợn do vi khuẩn Pasteurella Suiseptica gram âm gây ra…
Vi khuẩn tụ huyết trùng lợn luôn luôn có mặt trong cơ thể lợn khoẻ mạnh và thường khu trú ở đường hô hấp trên của lợn Khi gặp điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và khi sức để kháng của con vật suy yếu, thì vi khuẩn sẽ trỗi dậy gây bệnh cho lợn Trong môi trường ẩm thấp thiếu ánh sáng vi khuẩn tồn tại lâu
Bệnh truyền qua không khí, ở trong cùng một đàn lợn lây truyền qua tiếp trực tiếp qua đường hô hấp Bệnh thường phát ra vào mùa ẩm thấp, mùa mưa
Lợn ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng tỷ lệ lợn mắc bệnh nhiều nhất
là tử 3-6 tháng
Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ, phương tiện phục vụ chăn nuôi, hoặc qua thức ăn nước uống nhiễm bệnh.v.v…
- Bệnh rối loạn sinh sản ở lợn (Parvo disease)
Bệnh rối loạn sinh sản ở lợn do vi rút parvo thuộc họ Parvoviridea gây
ra Lợn đực giống có vai trò rất quan trọng trong reo rắc, lây truyền mầm bệnh Parvo virus
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường sinh dục, nhau thai và đường miệng
- Bệnh lở mồm long móng (Food and Mouth Disease FMD)
Trang 25Bệnh lở mồm long móng (F.M.D) là bệnh truyền nhiễm rất quan trọng Bệnh
do virut gây ra có tính chất lây lan cực kỳ nhanh đối với động vật móng guốc
và đôi khi lây sang người
Đối với Lợn: Thời kỳ ủ bệnh thường là : 2-8 ngày, triệu chứng đầu tiên
là sốt cao (tới 410C) con vật mệt mỏi, bỏ ăn, ủ rũ, giảm sản lượng sữa lợn nái nuôi con
Khoảng 1 ngày sau các mụn nước xuất hiện ở kẽ móng chân, quanh gờ móng và dưới gót chân, ở miệng như lợi, môi, chân răng và lưỡi
Mới đầu mụn nước nhỏ khoảng : 1-2 cm, sau nó sẽ to ra nhanh chóng
và nổi rõ trên bề mặt có mầu trắng; Những mụn này có thể kết hợp lại với nhau thành từng đám Khoảng sau 1 ngày, mụn nước vỡ ra chảy dịch màu vàng rơm để lại vết loét thô làm bò khó chịu, đau đớn Lợn nái nuôi con, mụn nước còn phát triển mạnh ở núm vú
Tổn thương phần miệng gây chảy nhiều dãi, dính và có dạng bọt vàng, trắng (bọt xà phòng) làm lợn đau đớn, ngại ăn uống, khó nhai nuốt thức ăn
Nếu tổn thương ở chân làm cho lợn khó đi, đứng, vận động, nhiều trường hợp lợn bị bệnh nặng gây cho móng biến dạng, tổn thương móng, tuột móng ra khỏi chân
Lợn bị bệnh nặng không thể đi, đứng vận động được nằm lâu gây thối loét, chướng bụng Nếu bị nhiễm trùng kế phát lợn bi suy sụp, nhanh chết
Nơi phát bệnh trở thành dịch địa phương, lợn nội bị bệnh nhẹ hơn lợn ngoại, nếu lợn có sức đề kháng tốt sẽ nhanh chóng phục hồi, lợn ngoại, lợn lai bệnh có thể bị nặng hơn và thời gian phục hồi cũng chậm hơn
2.2.1.2 Những hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến và đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ thấp, nhưng tác hại của nó làm tổn thương hệ nhung mao ruột non, giảm hấp thu thức ăn, làm cho lợn còi cọc, tăng chỉ số thức ăn cho 1kg tăng trọng Nguy hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra sự nhậm lẫn trong chuẩn đoán và điều trị Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát, tùy theo đặc
Trang 26điểm, tính chất, diễn biến; tùy theo độ tuổi gia súc; tùy theo yếu tố được gọi là nguyên nhân chính mà hội chứng ỉa chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy của gia súc sau cai sữa; chứng khó tiêu; chứng rối loạn tiêu hóa…
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ xung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết
Theo Nguyễn Thế Lương (1963) [7], Trịnh Văn Thịnh (1985) [17], lợn
bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức Những lợn khỏi bệnh thường chịu hậu quả còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao Đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao
Do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm ở nước ta, đặc biệt do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, độ ẩm không khí cao
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo cho thấy bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả ở lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn đến cai sữa
* Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy
Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào theo đường ăn uống Khi có đủ điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ nhân lên với số lượng lớn và sản sinh các yếu
tố kháng khuẩn, yếu tố này bị tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là vi khuẩn có lợi và trở thành vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột, cường độ và tác động gây bệnh
Để gây bệnh trước hết vi khuẩn bám vào các tế bào nhưng mao ruột non bằng nhiều kháng sinh bám dính,, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào trong các lớp tế bào biểu mô, tại đây chúng phát triển phá hủy lớp tế bào này gây viêm ruột Vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột (Enterotoxin) phá hủy tổ chức thành ruột và tăng tính thấm thành mạch, làm thay đổi cân bằng trao đổi muối, nước, chất điện giải Nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột
Trang 27vào mà thẩm xuất từ cơ thể tập chung vào lòng ruột Vi khuẩn phát triển làm thay đổi pH trong dạ dày, ruột dẫn đến bị tiêu chảy
* Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy kết quả cho thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố nguyên nhân thứ phát Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của
nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng
là nhiễm trùng Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia xúc xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
- Do vi sinh vật
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả
đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn
Trong trường hợp đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột Dưới tác động của các yêu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả lợn bị tiêu chảy
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại
Trang 28quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ỉa chảy
Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng Trong máu, nhờ cấu trúc kháng nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ không đặc hiệu, khả năng thực bào ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiêó tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật bị rơi vào trạng thái bệnh lý
Radostits O.M và cs (1994) [28] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trong quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [8], các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cho lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như E.coli, Streptococcus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong đó chủ yếu là do E.coli độc, Salmonella và Streptococcus
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gram phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên, trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996) [16] khi nghiên cứu E.coli và Salmonella cho biết tỷ lệ nhiễm E.coli độc ở lợn bình thường là 14,66%, ở lợn tiêu chảy tỷ lệ này là 33,84%
Do vậy những nhóm này thường được phân lập từ phân của lợn tiêu chảy E.coli có sẵn trong đường ruột của động vật, nhưng không phải lúc nào cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút
do chăm.sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát
Phùng Quốc Chướng (1995) [15] kết luận Salmonella có vai trò quan trọng gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn sau cai sữa tại các tỉnh Tây Nguyên