Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng trong năm ở lợn thịt nuôi tại huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Áp dụng một số biện pháp phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 53)

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.6. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.3.6.3. Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng trong năm ở lợn thịt nuôi tại huyện Thanh Sơn

Bảng 2.3: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng Tháng Số lợn theo

dõi (con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Số lợn chết (con)

Tỷ lệ chết (%)

6 36 12 33,33 1 8,33

7 28 9 32,14 1 11,11

8 33 12 36,36 1 8,33

9 26 10 38,46 2 20,00

10 33 12 36,36 3 25,00

Tính chung

156 55 35,25 8 14,54

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy: ở tháng 6 trong số 36 lợn thịt theo dõi thì có 12 con mắc bệnh, chiếm 33,33%. Tháng 7 theo dõi 28 con thì có 9 con mắc bệnh, chiếm 32,14%. Tháng 8 số con theo dõi là 33 con thì có 12 con mắc bệnh, chiếm 36,36%. Tháng 9 theo dõi 26 con thì có 10 con mắc bệnh, chiếm 38,46%. Tháng 10 theo dõi 33 con thì có 12 con mắc bệnh, chiếm 36,36%.

Tỷ lệ mắc bệnh ở tháng 9 là cao nhất và thấp nhất là ở tháng 7.

Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy chết thấp nhất vào tháng 6 và tháng 8 tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy chết cao nhất vào tháng 10.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trên là: Ở những tháng 6,7,8 thời tiết khá dễ chịu, con vật khỏe mạnh, sức đề kháng cao, ăn uống rất tốt nên tỷ lệ chết thấp hơn các tháng khác.

Tháng 10 do thời tiết ảnh hưởng, khi thời tiết trở lạnh thì sức đề kháng của con vật bị giảm đi, ăn uống ở trong mùa này cũng bị giảm dẫn đến tỷ lệ chết cao (25.00%).

2.3.6.4. Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo loại ở lợn thịt nuôi tại huyện Thanh Sơn

Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo loại Loại

Số lợn theo dõi (con)

Số lợn mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%)

Số lợn chết (con)

Tỷ lệ chết (con)

Lợn ngoại 18 9 50,00 1 11,11

Lợn lai 87 28 32,18 6 21,42

Lợn nội 51 18 35,29 1 5,55

Tính Chung 156 55 35,25 8 55

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy: số lợn ngoại theo dõi là 18 con, số con mắc bệnh là 9 con, chiếm 50%. Số lợn lai là 87 con, số con mắc là 28 con, chiếm 32,18%. Số lợn nội theo dõi là 51 con, số con mắc là 18, chiếm 35,29%.

Tỷ lệ mắc bệnh của lợn ngoại là cao nhất và thấp nhất là lợn lai. Sự thay đổi này là do giống lợn ngoại không thích nghi cao khi được đưa vào nuôi ở vùng huyện, cho nên tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất. Tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là ở giống lợn lai, nguyên nhân là do ưu thế lai của con vật, trước khi nuôi người ta đã nghiên cứu tình hình khí hậu, cách chăn nuôi cho nên tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.

Tỷ lệ chết cao nhất ở lợn lai là 6 con, chiếm 21,42%. Sau đó là lợn ngoại 11,11%. Thấp nhất là lợn nội với 5,55%.

2.3.6.5. Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi ở lợn thịt nuôi tại huyện Thanh Sơn

Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi Phương

thức

Số lợn theo dõi

(con)

Số lợn mắc bệnh

(con)

Tỷ lệ mắc bệnh

(%)

Số lợn chết (con)

Tỷ lệ chết (%) Công

nghiệp

65 19 29,23 2 10,52

Bán công nghiệp

91 36 39,56 6 16,66

Tính chung 156 55 35,25 8 14,54

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: số lợn theo dõi ở hình thức nuôi công nghiệp là 65 con, số lợn mắc bệnh 19 con, chiếm 29,23%. Số lợn theo dõi ở hình thức nuôi bán công nghiệp là 91 con, số lợn mắc bệnh là 36 con, chiếm 39,56%.

Ở phương thức nuôi công nghiệp, số con chết là 2 con, chiếm 10,52%.

Ở phương thức nuôi bán công nghiệp, số con chết là 6 con, chiếm 16,66%.

Nguyên nhân phương thức nuôi công nghiệp lợn bị ít mắc bệnh hơn và ít chết hơn là do ăn uống hợp lý, vệ sinh sạch sẽ, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Còn hình thức bán công nghiệp tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao hơn là do khẩu phần thức ăn, phương thức chăn nuôi vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cách quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng của người dân, còn thô sơ, không chủ động phòng chống bệnh.

2.3.6.6. Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh

Bảng 2.6: Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh Chỉ tiêu Số lượng

theo dõi

Biểu hiện của lợn

Số lợn có biểu hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

Biểu hiện lâm sàng 55

Phân loãng, tanh

khắm 38 69,09

Kém ăn, gầy 12 21,81

Lông xù 5 9,09

Bệnh tích 8

Xác gầy 5 62,50

Màng treo ruột nhiều máu sẫm màu, ruột nhiều hơi

3 37,50

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy: số lợn có biểu hiện lâm sàng là 55 con trong đó: kém ăn, gầy 12 con, chiếm 21,81%, phân loãng tanh khắm 38 con, chiếm 69,09%, lông xù 5 con, chiếm 9,09%.

Số lợn có biểu hiện bệnh tích là 8 con, trong đó: xác gầy 5 con, chiếm 62,50%, màng treo ruột nhiều máu sẫm màu, ruột nhiều hơi là 3 con, chiếm 37,50%. Số lợn chết khi có biểu hiện bệnh tích là 8 con.

Lợn có biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy: phân loãng, mùi tanh khắm, kém ăn, gầy thì vẫn có thể điều trị được bằng thuốc, khi chết đi thì lợn có những biểu hiện bệnh tích như: xác gầy, màng treo ruột chứa nhiều máu sẫm màu, ruột căng phồng chứa đầy hơi, chất chứa bên trong ruột màu vàng.

2.3.6.7. Hiệu quả điều trị của một số phác đồ

Việc đầu tiên và hết sức cần thiết phải tập trung giải quyết vấn đề môi trường, tiêu độc để hạn chế mầm bệnh. Các liệu pháp điều trị nên được áp dụng sớm, ngay sau khi phát hiện bệnh sẽ cho hiệu quả điều trị cao. Để có hiệu quả điều trị bệnh cao, điều quan trọng nhất đó là phải xác định được vai trò của vi khuẩn gây bệnh, sự mẫn cảm của chúng với kháng sinh và hóa dược ngay từ lúc ban đầu.

Cũng cần lưu ý rằng, cho dù bất kể nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy ở lợn thịt, phải coi đã có sự nhiễm khuẩn, vì thế nên áp dụng biện pháp cách ly con vật bị bệnh với con vật khác. Khi điều trị, việc hỗ trợ chống mất nước nên được chú ý đầu tiên và đáp ứng kịp thời, đặc biệt trong những trường hợp con vật bị nhiễm độc tố của vi khuẩn. Sau đó mới tiến hành điều trị tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm đặc hiệu.

Bảng 2.7: Kết quả điều trị của một số phác đồ Thuốc dùng

điều trị

Liều lượng và cách dùng

Thời gian điều trị

(ngày)

Số lợn điều trị

(con)

Số khỏi bệnh (con)

Tỷ lệ (%) Phác đồ 1

-Nofloxacine -All-lyte

-Ciprofloxacine

-2mg/10kg TT/ lần -2g/con/ngày

-2ml/10kg TT/lần Dùng tiêm bắp

3 - 5 30 28 93,33

Phác đồ 2 -Norflo-T.S.S/

Lincoseptin - Calci-Mg-B6

- Dizavit-plus

1mg/5kgTT,1lần/ngày -5 - 10ml/con, 1-2 lần/ngày

Dùng tiêm bắp -1g/10kgTT/lần, 2lần/ngày hoặc 2g/lít nước

Dùng uống/ăn

3 - 5 25 19 76,00

Tính chung 3 - 5 55 47 85,45

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy: Phác đồ điều trị dùng, Nofloxacine, All- lyte, Ciprofloxacine thời gian điều trị là 3-5 ngày, trong số 30 con điều trị thì khỏi 28 con, đạt 93,33% hiệu quả hơn phác đồ điều trị dùng Norflo-T.S.S/

Lincoseptin, Calci-Mg-B6, Dizavit-plus điều trị 3-5 ngày, trong số 25 con điều trị thì khỏi 19 con, đạt 76%.

2.3.6.8. Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh

Bảng 2.8: Kết quả áp dụng quy trình phòng bệnh Công việc Tân Minh

(hộ dân)

Thục Huyện (hộ dân)

Hương Cần

(hộ dân) Tổng

Phun thuốc 31 33 38 102

Tiêm Phòng 30 36 37 103

Tuyên Truyền 35 38 42 115

Điều trị (con) 12 22 21 55

Phun thuốc sát trùng phòng bệnh cho một số hộ tại xã Thục Huyện được 33 hộ, 38 hộ tại xã Hương Cầu, 31 hộ thuộc xã Tân Minh.

Tham gia phạt các bụi dậm quanh khu vực chăn nuôi tại Giáp Trung, Đồng Lão thuộc xã Thục Huyện. Đồng Song, Đồng Quán thuộc xã Hương Cầu. Đồng Giao và Nhằn Thượng thuộc xã Tân Minh.

Tuyên truyền cho người dân về cách phòng hội chứng tiêu chảy, phải luôn để chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát. Vào đợt thời tiết lạnh thì chuồng trại kín đáo, tránh các đợt gió lạnh vào trong chuồng nuôi. Cho con vật ăn những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi con vật khi có biểu hiện lạ.

Khi con vật chết vì mắc bệnh không được ăn sản phẩm thịt mà hãy tiêu hủy, kết quả đã tiêu tủy 6 con lợn chết do mắc hội chứng tiêu chảy.

Hướng dẫn người dân cách chọn giống lợn đực làm giống, làm nái sinh sản và nuôi thịt…để con vật có thể tránh được một số bệnh thường gặp.

Một phần của tài liệu Áp dụng một số biện pháp phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thịt tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)