PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.2. Những hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến và đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ thấp, nhưng tác hại của nó làm tổn thương hệ nhung mao ruột non, giảm hấp thu thức ăn, làm cho lợn còi cọc, tăng chỉ số thức ăn cho 1kg tăng trọng. Nguy hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra sự nhậm lẫn trong chuẩn đoán và điều trị. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát, tùy theo đặc
điểm, tính chất, diễn biến; tùy theo độ tuổi gia súc; tùy theo yếu tố được gọi là nguyên nhân chính mà hội chứng ỉa chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy của gia súc sau cai sữa; chứng khó tiêu; chứng rối loạn tiêu hóa…
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ xung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.
Theo Nguyễn Thế Lương (1963) [7], Trịnh Văn Thịnh (1985) [17], lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức. Những lợn khỏi bệnh thường chịu hậu quả còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao.
Do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm ở nước ta, đặc biệt do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, độ ẩm không khí cao.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo cho thấy bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả ở lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn đến cai sữa.
* Cơ chế sinh bệnh của hội chứng tiêu chảy
Vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào theo đường ăn uống. Khi có đủ điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ nhân lên với số lượng lớn và sản sinh các yếu tố kháng khuẩn, yếu tố này bị tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là vi khuẩn có lợi và trở thành vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột, cường độ và tác động gây bệnh.
Để gây bệnh trước hết vi khuẩn bám vào các tế bào nhưng mao ruột non bằng nhiều kháng sinh bám dính,, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào trong các lớp tế bào biểu mô, tại đây chúng phát triển phá hủy lớp tế bào này gây viêm ruột. Vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột (Enterotoxin) phá hủy tổ chức thành ruột và tăng tính thấm thành mạch, làm thay đổi cân bằng trao đổi muối, nước, chất điện giải. Nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột
vào mà thẩm xuất từ cơ thể tập chung vào lòng ruột. Vi khuẩn phát triển làm thay đổi pH trong dạ dày, ruột dẫn đến bị tiêu chảy.
* Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy kết quả cho thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố nguyên nhân thứ phát. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là nhiễm trùng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia xúc xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
- Do vi sinh vật
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn.
Trong trường hợp đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yêu tố gây bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả lợn bị tiêu chảy.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1964) [17], Vũ Văn Ngữ (1979) [24], Trương Quang (2005) [19], cho rằng do một tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng cả khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên
quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ỉa chảy.
Bình thường vi khuẩn E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Trong máu, nhờ cấu trúc kháng nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ không đặc hiệu, khả năng thực bào ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiêó tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật bị rơi vào trạng thái bệnh lý.
Radostits O.M. và cs (1994) [28] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trong quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [8], các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cho lợn ngoài Salmonella còn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như E.coli, Streptococcus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas, trong đó chủ yếu là do E.coli độc, Salmonella và Streptococcus.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3] cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gram phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên, trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.
Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân (1996) [16] khi nghiên cứu E.coli và Salmonella cho biết tỷ lệ nhiễm E.coli độc ở lợn bình thường là 14,66%, ở lợn tiêu chảy tỷ lệ này là 33,84%.
Do vậy những nhóm này thường được phân lập từ phân của lợn tiêu chảy. E.coli có sẵn trong đường ruột của động vật, nhưng không phải lúc nào cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm.sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát.
Phùng Quốc Chướng (1995) [15] kết luận Salmonella có vai trò quan trọng gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn sau cai sữa tại các tỉnh Tây Nguyên.
- Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Rotavirus, TGE, Enterovirrus, Parvovirus, Adenivirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
Trước tiên là virus TGE (Transmissible gastro enteritis ) được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn con 2 đến 3 ngày tuổi hay mắc nhất và thường có tỷ lị chết cao. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng.
Theo Bergenland H.U. (1992) [25] trong số những mầm beejnhh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus
- Do kí sinh trùng
Ký sinh trùng sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây họi chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn (Fasciolopsis busky), giun đũa lợn ( Ascaris suum)…
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, giun đũa ký sinh trong ruột non của lợn là loài Ascaris suum. Vòng đời giun đũa lợn phát triển và gây bệnh không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng gây nhiểm và phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa. Số lượng giun có thể từ vài con tới hang nghìn con trong một cơ thể lợn.
- Các nguyên nhân khác - Do thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại tác động đến tình trạng sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ.
Ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn định, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống lạnh, ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi về chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản ứng điều hòa nội mô. Trong những trường hợp như thế sức đề kháng của cơ thể giảm đi là điều kiện để cho các vi khuẩn đường ruột tăng số lượng độc tính và gây bệnh.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978)[10], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [1] thì trong những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao lợn con bị bệnh phân trắng tăng lên rõ rệt, có khi lên đến 90- 100%.
Theo các tác giả Niconxki V.V. (1986) [11], Sử An Ninh (1993) [21], Hồ Văn Nam và cs (1997) [4] khi gia súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh.
- Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không
đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Trong các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm nhất hiện nay. Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuôi ở cỏc tỉnh phớa bắc biến động từ 10 đến 2800 àg/1kg thức ăn. Cú đến 10% cỏc loại thức ăn hiện dùng là không an toàn cho gia súc, gia cầm (Trần Thế Thông, Lã Văn Kính(1996). Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc với biểu hiện nhiễm độc đường tiêu hóa và gây tiêu chảy dữ dội.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protit và axitamin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lương óglobulin huyết thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh
Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hoà thức ăn đạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng độc lực và gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó đảm bảo cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hoá.
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều đều là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn.
- Do stress
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận chuyển đi xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy.(Trích theo Đoàn Thị Kim Dung, 2005 [3] ).
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [12] hệ thống tiêu hoá (dạ dày, ruột) của lợn mẫn cảm đặc biệt với stress. Hiện tượng stress thường gây nên biểu hiện chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, có khi tiêu chảy, đau bụng.
Theo Sử An Ninh và cs (1981) [21] bệnh phân trắng lợn con có liên quan đến trạng thái stress. Hầu hết lợn con bị bệnh phân trắng có hàm lượng Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp.
* Triệu chứng hội chứng tiêu chảy
Không có sự gia tăng thân nhiệt, phân có thể sột sệt, loãng vàng, trắng, mùi tanh khắm... Tùy theo mức độ tiêu chảy mà lợn bệnh gầy ít hay nhiều do mất nước, mất chất điện ly, lợn tiêu chảy vài ngày có thể khỏi không cần điều trị, đôi khi chết sau 3 - 5 ngày nếu không được điều trị, lợn tiêu chảy nhiều lần trở nên gầy, lông dài và thô, mắt trũng, da đóng nhiều vảy trắng sau này sinh trưởng rất kém. Ngoài ra còn một số triệu chứng: Hạ huyết ở lợn con dưới 7 ngày tuổi, lợn bỏ bú, sốt cao, da bong... Lợn chết dễ dàng, có thể viêm phúc mạc làm bụng căng to, thành bụng xanh và nổi rõ mạch máu.
* Bệnh tích của hội chứng tiêu chảy
- Lợn thường chết mất máu, xác gầy.
- Màng treo ruột chứa đầy máu thẫm màu, sữa đông đặc thành khối trắng lổn nhổn trong dạ dày, có mùi chất chua, ruột căng phồng chứa đầy hơi, chất chứa bên trong ruột màu vàng.
* Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy - Chẩn đoán lâm sàng
+ Triệu chứng: lợn bị tiêu chảy kéo dài từ 3~5 ngày, phân lỏng màu xám nâu, nhưng có không có máu, con vật hơi gầy, lông dài và thô, mắt trũng, da đóng nhiều vảy trắng. Lợn thường bị tiêu chảy trong 3~5 ngày, hoặc ngay khi thay đổi khẩu phần thức ăn.
+ Bệnh tích: không có bệnh tích điển hình.
- Chẩn đoán phòng thí nghiệm: xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh từ chất chứa đoạn trên của ruột non và từ phân heo bệnh. Vi khuẩn gây bệnh mọc thuần trên môi trường nuôi cấy.
* Phòng hội chứng tiêu chảy
- Tổ chức tiêm phòng vaccine định kỳ.