1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

85 535 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án .... Sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội cũng như của đất nước, trước

Trang 1

- -

HÀ VĂN SƠN

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG,

HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN- TỈNH PHÚ THỌ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên

Khoá học : 2010 – 2014

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

BÀN HUYỆN THANH SƠN- TỈNH PHÚ THỌ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên

Khoá học : 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Văn Thơ

Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

thực tiễn Thực tập tốt nghiệp là một khâu không thể thiếu đối với mỗi sinh viên chúng em nhằm tổng hợp, củng cố lại những kiến thức đã được học vận dụng vào thực tiễn, tính sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của mình

Qua thời gian bốn năm học tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Được sự quan tâm của Nhà trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo, đến nay tập thể lớp chúng em nói chung và bản thân em nói riêng đã hoàn thành chương trình học Trước hết cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, và tập thể các thầy cô giáo, các lãnh đạo và các cán bộ UBND huyện Thanh Sơn đã hết sức nhiệt tình tạo mọi điều kiện giảng dạy một cách tốt nhất để em có được những kiến thức quý báu, tạo những bước đầu tiên trong công tác của em sau này

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Lê Văn Thơ Thầy

đã quan tâm, trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập, viết khóa luận tốt nghiệp để em có những điều kiện hoàn thành đề tài một cách tốt nhất

Do thời gian, kinh nghiệm và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, ngày 30 tháng 04 năm 2014

Sinh viên

Hà Văn Sơn

Trang 4

1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

Trang 5

Bảng 4.2: Diện tích các loại đất phải thu hồi 33 Bảng 4.3: Diện tích các loại đất phải thu hồi 35 Bảng 4.4: Kết quả bồi thường về cây cối hoa màu 36 Bảng 4.5: Kết quả bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc 40 Bảng 4.6: Kết quả hỗ trợ của dự án 43 Bảng 4.7: Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng 45 Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến nhận xét của người dân về công tác bồi

thường GPMB của dự án 46 Bảng 4.9: Tổng hợp ý kiến nhận xét của người dân về công tác hỗ

trợ của dự án 48 Bảng 4.10: Tổng hợp ý kiến người dân về công tác tái định cư 48 Bảng 4.11: Tổng hợp ý kiến nhận xét của cán bộ chuyên môn về

lĩnh vực quản lý đất đai 51

Trang 6

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Yêu cầu của đề tài 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Khái niệm về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 4

2.1.1 Bồi thường 4

2.1.2 Hỗ trợ 4

2.1.3 Tái định cư 5

2.2 Cơ sở khoa học 5

2.2.1 Cơ sở lý luận về công tác bồi thường GPMB 5

2.2.2 Các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bồi thường GPMB 7

2.2.3 Một số yếu tố tác động đến công tác bồi thường, GPMB 8

2.2.4 Bồi thường, hỗ trợ về đất 9

2.2.4.1 Điều kiện để được bồi thường về đất 9

2.2.4.2 Giá đất để tính bồi thường 10

2.2.4.3 Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 10

2.3 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 11

2.3.1 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thế giới 11

2.3.1.1 Ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 11

2.3.1.2 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc 12

2.3.1.3 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Thái Lan 13

2.3.2 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 14

2.3.2.1 Thực trạng công tác bồi thường GPMB ở nước ta 14

2.3.2.2 Nguyên nhân gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB ở nước ta……… 15

2.3.3 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở tỉnh Phú Thọ 16

Trang 7

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi 18

Bước 6: Thông báo về việc thu hồi đất 19

2.4.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 19

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

3.3 Nội dung nghiên cứu 21

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, KT- XH của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 21

3.3.2 Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án 21

3.4 Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu 22

3.4.2 Phương pháp điều tra thực tế 22

3.4.3 Phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích số liệu và xử lý số liệu 22

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGIÊN CỨU 23

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thanh Sơn 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

4.1.1.1 Vị trí địa lý 23

4.1.1.2 Đặc điểm khí hậu 23

4.1.1.3 Địa hình, địa mạo 24

4.1.1.4 Thủy văn 25

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 25

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 28

4.1.2.1 Dân số và lao động 28

4.1.2.2 Mức sống dân cư 28

4.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 28

Đơn vị tính: Tỷ đồng 29

Trang 8

nước thu hồi đất để thực hiện dự án 32

4.2.1 Sơ lược dự án “Tưới cây vùng đồi huyện Thanh Thủy phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông thôn vùng chậm lũ Tam Thanh” 32

4.2.2 Đánh giá kết quả bồi thường về đất và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực giải phóng mặt bằng của dự án 33

4.2.2.1 Bồi thường về đất 33

4.2.2.2 Đánh giá kết quả bồi thường về tài sản trên đất 35

a) Kết quả bồi thường về cây cối hoa màu 35

b) Kết quả bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc 39

4.2.3 Chính sách hỗ trợ 42

4.2.4 Công tác tái định cư 43

4.2.5 Tổng hợp kinh phí bồi thường và giải phóng mặt bằng 44

4.2.5 Tổng hợp kinh phí bồi thường và giải phóng mặt bằng 45

4.3 Tổng hợp kết quả điều tra qua ý kiến nhận xét của người dân và cán bộ chuyên môn quản lý Nhà nước về đất đai trong công tác bồi thường GPMB của dự án 45

4.3.1 Tổng hợp kết quả điều tra qua ý kiến người dân 45

4.3.1.1 Bồi thường 46

4.3.1.2 Công tác hỗ trợ 48

4.3.1.3 Công tác tái định cư và ảnh hưởng của dự án đến người dân 48

4.3.2 Đánh giá qua ý kiến cán bộ chuyên môn về lĩnh vực quản lý đất đai 50

4.4 Một số thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 54

4.4.1 Thuận lợi 54

4.4.2 Khó khăn 55

4.3.3 Một số giải pháp có tính khả thi và rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 55

4.3.3.1 Giải pháp chung 56

4.3.3.1 Giải pháp cụ thể 56

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài sản Quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc việt quan trọng đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt và

là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển Ở nước ta, Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý: Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn theo quy định của pháp luật Vì vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả là nhiệm vụ của toàn xã hội

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta đề xướng, trong các năm gần đây kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, xã hội,… ngày càng được cải thiện Sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội cũng như của đất nước, trước hết đặt ra phải xây dựng hệ thống hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống thủy lợi, hệ thống lưới điện quốc gia… là điều kiện rất cơ bản để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Để xây dựng các công trình kết cấu

hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế, Nhà nước phải thu hồi đất của người sử dụng đất và phải bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi

Trong thời gian qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Tuy nhiên đất đai và công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội, tới mỗi người dân và cộng đồng dân cư Giải quyết không tốt, không thỏa đáng quyền của người bị thu hồi đất sẽ gây ra những khiếu kiện, việc thực hiện chính sách bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư của các dự án không thống nhất, không đồng bộ, thiếu công bằng; vấn đề đời sống, lao động và việc làm của người dân sau khi không còn hoặc thiếu đất sản xuất… sẽ gây nhiều nguy cơ mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước

Trang 11

Do gặp nhiều khó khăn như vậy, nên việc đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thấy được những thuận lợi và hạn chế, nhằm đưa ra những phương án khả thi để giải quyết các vấn đề khó khăn một cách có hiệu quả đang là một nhu cầu cấp thiết của xã hội Nhằm kịp thời có những giải pháp tích cực trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và hướng

dẫn của thầy giáo TS Lê Văn Thơ, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ”

1.2 Mục đích của đề tài

- Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất để

thực hiện dự án “Tưới cây vùng đồi huyện Thanh Thủy phục vụ chuyển dịch cơ

cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông thôn vùng chậm lũ Tam Thanh”

- Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng

- Phân tích, đánh giá để tìm ra những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn, trong quá trình thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các

dự án đầu tư trên địa bàn, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng hiệu quả

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Nắm vững chính sách pháp luật đất đai; chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các vản bản có liên quan

- Nắm chắc khung giá bồi thường của Chính phủ, địa phương và các quyết định có liên quan

- Các số liệu, tài liệu điều tra, khảo sát phải đầy đủ, đảm bảo tính trung thực, chính xác và khách quan

- Tổ chức trao đổi, tọa đàm về tình hình thực hiện công tác bồi thường,

hỗ trợ giải phóng mặt bằng với một số cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện

Trang 12

- Đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã học, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, nắm chắc các chính sách pháp luật về đất đai; những chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

và các văn bản có liên quan

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ quá trình nghiên cứu đề tài, giúp tìm ra những thuận lợi và khó khăn của công tác bồi thường GPMB để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất là một dạng chính sách công có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực giáp ranh như: đất đai, tài chính,… Giống như các chính sách công khác, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất Một số người cho rằng, quyền sử dụng đất là hang hóa nên Nhà nước cần đối xử với người bị thu hồi đất như là bên bán quyền sử dụng đất Quan điểm này cực đoan, không phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và chế độ quản lý theo mục đích sử dụng đất của Nhà nước Một số khác lại cho rằng, đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo luật và chỉ bồi thường theo quy định của pháp luật Quan điểm này quá cứng nhắc, không phù hợp với chủ trương để thị trường điều tiết việc sử dụng đất có hiệu quả của nước ta

Quan điểm trong khóa luận này cho rằng, về mặt lý luận, có thể coi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một dạng chính sách đặc biệt của Nhà nước thể hiện cách ứng xử vừa đại diện cho chủ sở hữu, vừa phản ánh thái độ của cơ quan được xã hội trao quyền quản lý đất đai, vừa bao hàm nội dung điều hòa lợi ích theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên liên quan phục vụ mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội và công bằng, trong đó cơ quan Nhà nước sử dụng nhiều công cụ tổ chức, tài chính,… để đạt được các mục tiêu

2.1.1 Bồi thường

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền

sử dụng đất hoặc thu lại đất được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai 2003

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền

sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất [10]

2.1.2 Hỗ trợ

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu

Trang 14

hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [10]

2.1.3 Tái định cư

Tái định cư là người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định

mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: Bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng giao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới [6]

2.2 Cơ sở khoa học

2.2.1 Cơ sở lý luận về công tác bồi thường GPMB

Công tác GPMB góp phần cải thiện môi trường đầu tư, khai thác các nguồn lực từ đất đai cho đầu tư phát triển, các sơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nước ta thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hầu khắp các vùng miền trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn đã đóng góp vào sự thành công bước đầu của công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân Đạt được kết quả nêu trên công tác bồi thường, GPMB đóng vai trò không nhỏ để các dự án phát huy hiệu quả

Giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội

Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và có trình độ dân trí nhất định Đối với mỗi khu vực nội thành, khu vực ven đô, ngoại thành… mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó Do đó, giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt

Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất lại

là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đồi nghề nghiệp khó khăn, do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên

Trang 15

truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đồi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này

Theo Điều 4 của Luật Đất đai 2003 có ghi rõ:

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trả lại quyền sử dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất

Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thong qua đào tạo nghề mới, bố trí công ăn việc làm mới, cấp kinh phí

để di chuyển đến địa điểm mới

Tái định cư là việc di chuyển đến nơi khác để sinh sống làm ăn

Tái định cư bắt buộc phải di chuyển, không thể tách rời khỏi khi Nhà nước thu hồi đất hoặc trưng dụng, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân

Quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng luôn tồn tại các chủ thể: Nhà nước, nhà đầu tư, người bị thu hồi và khách thể và biểu thị mối quan hệ giữa tiền hỗ trợ, bồi thường với các tài sản bị thu hồi

Quá trình bồi thường phải căn cứ vào giá đất trong công tác bồi thường

Theo Điều 42 của Luật đất đai quy định:

1 Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất

có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Điều 50 của Luật này thì người bị thu hồi đất được bồi thường, trừ các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 38 và các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 43 của Luật này

2 Người bị thu hồi đất loại nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng đất, nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi

Trang 16

3 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự

án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người

bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

4 Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị, bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với diện tích chênh lệch

5 Trường hợp thu hồi của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí việc làm mới

Trường hợp được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của Pháp luật thì phải trừ đi giá trị tài chính chưa thực hiện trong giá được bồi thường, hỗ trợ

6 Chính phủ quy định việc bồi thường tái định cư cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất

Bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng mang tính chất đột phá trong quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển và triển khai thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng Quá trình thực hiện công tác bồi thương giải phóng mặt bằng phải đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân bị thu hồi, lợi ích của chủ đầu tư dự án và lợi ích của Nhà nước, được thực hiện theo tiêu chí giữ vững ổn định và phát triển bền vững đất nước

2.2.2 Các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bồi thường GPMB

Luật đất đai 2003;

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ

về hướng dẫn thi hành luật đất đai;

Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ

Trang 17

về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghị định 197/2004/NĐ-CP;

Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ

Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thi hành nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ;

Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

2.2.3 Một số yếu tố tác động đến công tác bồi thường, GPMB

Trong quá trình thực hiện bồi thường, GPMB có rất nhiều yếu tố tác động, nó có thể thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh chóng, nhưng cũng có thể làm chậm tiến độ thực hiện, điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

- Yếu tố quản lý Nhà nước về đất đai; những cơ chế, chính sách của Nhà nước trong vấn đề bồi thường GPMB

- Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất

- Nhiệm vụ ban hành và quản lý thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất tác động đến công tác bồi thường GPMB

Trang 18

- Tác động của công tác giao đất, cho thuê đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai và quản lý

2.2.4 Bồi thường, hỗ trợ về đất

2.2.4.1 Điều kiện để được bồi thường về đất

Điều kiện để được bồi thường về đất được thực hiện theo Nghị định, người đang sử dụng đất được bồi thường về đất thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP

và Điều 44, 45 và 46 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP Một số điểm tại Khoản

3 Điều 8 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất và giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 8 bao gồm: Giấy tờ thừa kế theo quy định của pháp luật; giấy tờ tặng, cho nhà đất có công chứng hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) tại thời điểm tặng, cho; Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức giao nhà; giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 8, trường hợp này phải đảm bảo các điều kiện sau:

Nhà nước thanh lý, hóa giá, nhà bán phải thuộc sở hữu Nhà nước Nhà thuộc sở hữu Nhà nước gồm: Nhà ở tiếp quản từ chế độ cũ, nhà vô chủ, nhà vắng chủ đã được xác lập sở hữu Nhà nước; nhà tạo lập do ngân sách Nhà nước đầu tư; nhà ở được tạo lập bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; nhà ở được tạo lập bằng tiền theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; các nhà ở khác thuộc sở hữu Nhà nước

Nhà được cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lựơng vũ

Trang 19

trang nhân dân, tổ chức đoàn thể của Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở, bán nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu Nhà nước trước ngày 05 tháng 07 năm 1994 hoặc giấy tờ bán nhà ở do tổ chức chuyên quản nhà ở bán theo quy định tại Nghị định số 61/1994/NĐ-CP ngày 5 tháng

7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người đang

sử dụng đất quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 8

Các loại giấy từ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) nơi có đất ở công nhận

Về giá để tính bồi thường là giá theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định do UBND tỉnh công bố hàng năm theo quy định của Chính phủ

2.2.4.2 Giá đất để tính bồi thường

Giá đất để tính bồi thường quy định tại Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là giá đất theo mục đích đang sử dụng các loại đất bị thu hồi, được UBND tỉnh quy định và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm

Trường hợp giá đất do UBND cấp tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi khung giá các loại đất [8]

2.2.4.3 Bồi thường đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Bồi thường đối với đất nông ghiệp của hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị dịnh số 69/2009/NĐ-CP như sau:

Đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

Đối với đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà các tổ chức, hộ gia đình cá nhân khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước theo hợp đồng khoán thì khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 20

không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường về cây trồng trên đất Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/09/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ

về hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

2.3 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thế giới, trong nước

và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.3.1 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thế giới

2.3.1.1 Ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

Mục tiêu chính sách bồi thường tái định cư của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á là việc bồi thường tái định cư sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người

bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập

và mức độ sản xuất như trước khi có dự án, phải đảm bảo cho các hộ di chuyển được bồi thường và hỗ trợ sao cho tương lai, kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi tương tự như trong trường hợp không có dự án

Các biện pháp thu hồi được cung cấp là bồi thường theo giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nông nghiệp là lấy đất có cùng hiệu suất và phải thật gần với đất đã bị thu hồi, bồi thường đất thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp thuận, giao đất tái định cư với thời hạn ngắn nhất

Đối với đất đai và tài sản được bồi thường theo chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường tái định cư hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện

Khôi phục thu nhập là một yếu tố quan trọng của tái định cư khi những người bị ảnh hưởng bị mất cơ sở sản xuất, công việc kinh doanh, làm việc thay thế những nguồn thu nhập khác, bất kể là họ có mất nơi ở hay không

WB và ADB quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường tái định cư của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham

Trang 21

khảo ý kiến, hợp tác và tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu chính đáng của người bị thu hồi trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường tái định cư cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường tái định cư được WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc và số người bị ảnh hưởng và mức độ tác động của dự

án Kế hoạch bồi thường tái định cư được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới Để thực hiện các biện pháp này, nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân luôn được chuẩn bị sẵn

2.3.1.2 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, có thể nói mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện

dự án đầu tư Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn

bị cần thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất

Pháp luật Trung Quốc quy định, khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sau đó có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng đất trước đó Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: Tiền bồi thường đất, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền bồi thường hoa màu trên đất Cách tính tiền bồi thường đất và tiền trợ cáp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị sản lượng của đất năm trước đây rồi nhân với hệ số Tiền bồi thường hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại

Mức bồi thường cho giải phóng mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ Việc quản lý GPMB được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất ở đại phương đảm nhiệm Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng đất sẽ trả tiền thuê cho đơn

vị giải tỏa mặt bằng

Để giải quyết cho người dân khi GPMB, phương thức chủ yếu của

Trang 22

Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: Giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ, giá đất tiêu chuẩn, trợ cấp về giá cả Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở

Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân ở nông thôn Nhà ở của người dân thành phố, Nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá cho thị trường đất đai quyết định qua tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá Với người dân nông thôn, Nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ

có cách bồi thường khác nhau: Tiền bồi thường về sử dụng đất; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là do:

Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư

Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh

Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư

Thứ ba, quyền sở hữu đất đai tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường

hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất đai mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng

để phát triển kết cấu hạ tầng Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng

Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện GPMB trước khi xây xong nhà tái định cư,

2.3.1.3 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Thái Lan

Ở Thái Lan, cũng như nhiều nước khác trong khu vực Châu Á, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều tiết Tuy nhiên, với những dự án cho Chính Phủ quản lý, việc

Trang 23

đền bù được tiến hành theo trình tự: Tổ chức nghe ý kiến người dân; Định giá đền bù Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án Nếu dự án mang tính chiến lược quốc gia thì Nhà nước đền bù với giá rất cao so với thị trường Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, Nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường

2.3.2 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

2.3.2.1 Thực trạng công tác bồi thường GPMB ở nước ta

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế Quan tâm đến lợi ích của người bị thu hồi đất, Nghị định 197/2004/NĐ-CP sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là sự ra đời của NĐ 84/2007/NĐ-CP đã thực hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật Vì thế, trong những năm qua việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thảo đáng

- Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất

- Bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành,… căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương đã các văn bản đã được ban hành áp dụng cho địa phươn mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn

- Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cả chính quyền được nâng lên Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các cán bộ, ban ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả

Trang 24

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, chúng ta cũng còn những tồn tại, vướng mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó đặc biệt là vấn đề đền bù, gây những tác động tiêu cực đối với thị trường bất động sản

2.3.2.2 Nguyên nhân gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB ở nước ta

Có thể nói công tác bồi thường GPMB thật sự là “nút thắt” trong việc triển khai các dự án đầu tư nếu chúng ta tháo gỡ được những rào cản trong công việc bồi thường GPMB thì sẽ mang lại hiệu quả cho đời sống người dân, tuy nhiên vấn đề GPMB còn rất nhiều bất cập bởi một số nguyên nhân sau:

- Chính sách giữa các địa phương trong các tỉnh, giữa các tỉnh với nhau còn chưa đồng bộ nhất là trong lĩnh vực đền bù giải tỏa, tái định cư khi người dân bị thu hồi đất Mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh so sánh quyền lợi từ phía người dân

- Công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế, tình hình lấn chiếm đất đai, giao cấp đất trái thẩm quyền còn diễn ra

- Công tác thanh tra, kiểm tra và khắc phục tồn tại sau thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai đôi lúc có nơi chưa được coi trọng

- Công tác điều tra, khảo sát, xác minh nguồn gốc sử dụng đất, nguồn gốc nhà ở của cán bộ và chính quyền cấp phường, xã có nơi thiếu chính xác, thiếu công bằng và nảy sinh tiêu cực

- Để việc xây dựng bảng giá đất sát với thực tế ở từng địa phương khác nhau, tại Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08 tháng

01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh, TP trực thuộc Trung ương Tuy nhiên, giá đất do UBND cấp tỉnh đưa ra so với giá thị trường còn chênh lệch quá lớn, giá thực

tế ở nhiều khu vực cao hơn nhiều so với giá quy định của Nhà nước Cho nên, nhiều người dân không chấp nhận mức giá đền bù đó

- Khía cạnh không nhỏ có thể nói là tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại các cấp cơ sở vẫn còn một số tiêu cực, năng lực thực hiện bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư của các ban, ngành địa phương và ở các đơn vị tư vấn còn hạn chế Tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, cán bộ thực thi việc kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù còn chưa cao

Trang 25

- Công tác tái định cư và công tác đào tạo chuyển nghề, tạo công ăn việc làm mới cho người dân bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức Các vướng mắc về vốn, về cơ chế đầu tư xây dựng các khu tái định cư chưa được giải quyết kịp thời

2.3.3 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc với các điều kiện về tự nhiên kinh tế xã hội còn kém phát triển, trong những năm gầy đây Ủy ban nhân dân tỉnh đang tích cực triển khai công tác CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì vấn đề thu hút đầu tư đưa các dự án vào địa phương nhằm phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ… thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Đảng ủy, Chính quyền các địa phương Hiện nay, để vấn đề triển khai dự

án được tiến hành nhanh chóng hiệu quả thì một vấn đề cần được chú trọng đến đó là giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh mới chỉ được quan tâm đến trong mấy năm gần đây, việc khuyến khích chính sách đầu tư vào địa bàn tỉnh, xây dựng các dự án đã đưa ra được một vấn đề đỏi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng và chính xác đó là giải phóng mặt bằng, do đây là một khâu mới nên việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra khá khó khăn Trong những năm gần đây do các cấp chính quyền đã đưa ra nhiều chính sách liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng như

tổ chức hướng dẫn, đào tạo các cán bộ chuyên ngành giải phóng mặt bằng và lập ra ban bồi thường giải phóng mặt bằng các cấp hoạt động riêng biệt, độc lập đó giúp đưa công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách rõ ràng, nhanh chóng và thông thoáng hơn

Để thống nhất công tác bồi thường GPMB trên địa bàn, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2011 về quy định, đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thưc hiện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Tất cả các dự án thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong những năm gần đây đều được thực hiện theo đúng quy trình: Các dự án phải được các cấp chính quyền quán triệt thống nhất và thông báo công khai

Trang 26

cho toàn thể nhân dân biết thông qua các hội nghị của xã, phường để mọi cán

bộ đảng viên được hiểu về lợi ích của các dự án, những đóng góp của dự án vào phát triển kinh tế xã hội Trên cơ sở đó thu hút sự ủng hộ của nhân dân trong việc thực hiện các dự án, khi dự án chính thức được triển khai trên địa bàn thì cấp Ủy Đảng đã xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án

2.4 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.4.1 Trình tự và thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB

Theo quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND tỉnh Phú thọ có sơ đồ sau:

Bước 1: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Khi có quyết định phê duyệt dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án gửi văn bản đến UBND huyện nơi thu hồi đất để thành lập Hội đồng bồi thường,

Trang 27

hỗ trợ, tái định cư, đồng thời gửi Ban chỉ đạo GPMB tỉnh theo dõi Trong thời gian quy định từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ quy định, Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và lập tờ trình thành lập Hộ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư , thành lập tổ công tác trình UBND huyện phê duyệt Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện gồm các thành phần sau:

1 Chủ tịch ( Phó Chủ tịch) UBND huyện - Chủ tịch hội đồng;

2 Trưởng Phòng TNMT - Phó chủ tịch hội đồng;

3 Đại diện chủ đầu tư - Ủy viên thường trực;

4 Đại diện Phòng Tài chính Kế hoạch - Ủy viên;

5 Đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi - Ủy viên;

6 Đại diện hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người - Ủy viên;

7 Một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương;

Bước 2: Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất

Xác định vị trí, ranh giới khu vực phải GPMB, thể hiện trên bản đồ Xác định các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường GPMB của dự án

Công bố chủ trương thu hồi đất cho người bị thu hồi đất biết trên bằng văn bản, thông tin đại chúng

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi

Kê khai, điều tra, xác nhận: Ban GPMB cùng với tổ công tác thực hiện kiểm đếm với người bi thu hồi đất để tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp lý

về đất đai, hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai nguồn gốc đất, diện tích đất, tài sản trên đất,… xác nhận và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai Kiểm đếm, đo đạc: Tổ kiểm đếm tiến hành kiểm đếm diện tích đất đai, tài sản trên đất của từng hộ gia đình, cá nhân và lập biên bản để thống nhất khối lượng với từng hộ có đất bị thu hồi, đồng thời nhận các giấy tờ về quyền

sử dụng đất (bản sao), tài sản và chứng từ liên quan của người bị thu hồi đất

Trang 28

Bước 4: Lập phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức lấy ý kiến

Nội dung gồm:

- Các căn cứ áp dụng tính toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

- Danh sách: Gồm tên, địa chỉ người bị thu hồi đất;

- Diện tích loại đất, nguồn gốc của đất bị thu hồi, số lượng, khối lượng,

tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;

- Số tiền bồi thường hỗ trợ;

- Phương án bố trí tái định cư;

- Phương án di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư…;

- Dự kiến thời gian, địa điểm di dời mồ mả;

Tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Thực hiện theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP

Bước 5: Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Bước 6: Thông báo về việc thu hồi đất

Bước 7: Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủ dự án

Hội đồng GPMB thông báo cho người bị thu hồi đất và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã phương án bồi thường và tái định cư đã duyệt, quy định thời gian nhận tiền bồi thường và giao đất tái định cư

Chủ dự án phối hợp với Hội đồng GPMB và UBND xã tổ chức chi trả bồi thường cho người bị thu hồi đất theo phương án bồi thường được phê duyệt

Hội đồng GPMB bàn giao mặt bằng cho chủ dự án

Bước 8: Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất

2.4.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Công tác bồi thường GPMB giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Để

Trang 29

thống nhất công tác bồi thường GPMB trên địa bàn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND ngày 27/04/2011 về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khi thực hiện các dự án, thu hồi nhiều diện tích đất, UBND tỉnh đều thành lập Ban chỉ đạo; các dự án vừa và nhỏ, UBND các huyện, thị xã đều thành lập Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và Tổ công tác để giúp cho nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường GPMB

Để tạo điều kiên giúp người dân có đất bị thu hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống UBND tỉnh đã chỉ đạo áp dụng chính sách bồi thường đúng quy định, giá bồi thường ở mức cao trong khung giá quy định của Chính phủ

Trang 30

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Dự án chi tiết được chọn là dự án Tưới cây vùng đồi huyện Thanh Thủy

phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông thôn vùng chậm lũ Tam Thanh

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Phòng TNMT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Thời gian: Từ ngày 25/01/2014 đến ngày 30/04/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, KT- XH của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Điều kiện tự nhiên

Trang 31

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu

- Thu thập số liệu, các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở các dự án

- Thu thập các thông tin về đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu, các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT- XH, về tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Sơn

3.4.2 Phương pháp điều tra thực tế

- Tìm hiểu thực trạng của các dự án trong phạm vi đề tài

- Điều tra xem xét tình hình thực hiện công tác bồi thường thiệt hại ở các dự án

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trưc tiếp và điều tra thu thập các thông tin từ người dân và cán bộ quản lý về đất đai:

+ Tổng số hộ điều tra: 50 hộ dân

+ Tổng số cán bộ chuyên môn quản lý về đất đai: 15 cán bộ

Tiêu chí chọn hộ: Lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ dân trong tổng số 140 hộ dân bị ảnh hưởng của dự án bằng bộ câu hỏi của phiếu điều tra

3.4.3 Phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích số liệu và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Tổng hợp các số liệu thu thập được theo các

mục cụ thể về: tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết về từng loại đất và mức ảnh hưởng của dự án

- Phương pháp xử lý số liệu: Ứng dụng phần mềm Excel, Word để tổng

hợp và xử lý số liệu thu thập được

Trang 32

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thanh Sơn

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Theo nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp hai huyện Tam Nông và Yên Lập tỉnh Phú Thọ

- Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình

- Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

- Phía Đông giáp huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái Trên địa bàn huyện Thanh sơn có 7 tuyến đường tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B Với tuyến Quốc lộ và 7 tuyến tỉnh, huyện Thanh Sơn ở

vị trí khá thuận tiện về giao thông Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi Từ đây có thể mở rộng giao thương giữa các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thủy, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hòa Bình, Yên Bái và Hà Nội Với vị trí địa lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng,

là cưa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi, tạo ra những tiềm năng cho sự phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực, v.v

4.1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa chình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn

Do địa hình chi phối, khí hậu của huyện Thanh Sơn có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, cuối Đông ẩm ướt và mưa phùn, nhiệt độ thấp và nhiệt độ trung bình năm

Trang 33

từ 20-210C Số giờ nắng bình quân các năm là 1453 giờ, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850- 1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình qua các năm là 86,8%, tốc độ gió trung bình 1,8m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam

Một số hiện tượng bất thường về thời tiết vẫn xảy ra trên địa bàn huyện như có sương muối, rét đậm rét hại về mùa Đông, ngược lại về Hè nhiệt độ lại quá cáo, không khí khô nóng, hạn hán và thậm chí còn có gió Tây Nam thổi mạnh; mưa bão thương xuyên xảy ra quanh năm tuy sức gió không lớn nhưng hay xảy ra hiện tượng lốc xoáy kèm theo mưa rất to và mưa đá,… gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp

4.1.1.3 Địa hình, địa mạo

Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi có độ cao trung bình từ 500- 700m Đây là vùng thượng lưu của sông Bứa, địa hình nghiêng dần về vùng trũng phía Đông (xã Địch Quả, Sơn Hùng) rồi đổ ra Sông Hồng ở địa phận huyện Tam Nông

Theo địa hình, có thể chia huyện Thanh Sơn thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng miền núi: Bao gồm các xã Thượng Cửu, Đông Cửu, Khà Cửu với những ngọn núi cao từ 500-700m và có độ dốc ≥ 250

- Tiểu vùng đồi núi cao xem lẫn đồi núi thấp: Tập trung ở các xã phía Bắc và Trung của huyện như: xã Văn Miếu, Võ Miếu và Thục Luyện với độ dốc trung bình từ 5-250 Tiểu vùng này có những thung lũng hẹp, ít dốc xen lẫn, cũng có những ngọn đồi cao phù hợp với cây công nghiệp và lúa nương

- Tiểu vùng đồng bằng: Xen lẫn đồi thấp tập chung chủ yếu ở những xã phía Đông và Đông Nam giáp với Thanh Thủy và Hòa Bình Tiểu vùng này

có độ dốc dưới 50

Như vậy về cơ bản huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình Địa hình đó cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông

- lâm đa dạng, tuy nhiên cũng chính địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc gây cho huyện nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội

Trang 34

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

Tính đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Sơn là 62.177,06 ha Trong đó có 53.506,31 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,05% tổng diện tích đất tự nhiên), có 4.533,21 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 7,29%) và 4.137,54 ha đất chưa sử dụng (chiếm 6,66%) Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn còn

có tới 80% diện tích đất là Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá và rất thích hợp với các loại cây lâu năm và cây công nghiệp

(Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai- Phòng TNMT huyện Thanh Sơn)

Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc Quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ, các đô thị trung tâm huyện lỵ, các thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trung tâm xã

- Tài nguyên nước:

Về tài nguyên nước, hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà, các chi lưu của nó cùng với hàng trăm con suối lớn nhỏ là nguồn tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện Tuy nhiên do địa hình dốc và bị chia cắt nên tài nguyên nước vẫn chỉ là tự nhiên, rất khó khăn trong việc bố trí các công trình khai thác nước để phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt

Lượng mưa thường tập trung vào mùa hè, địa hình dốc nên thường có hiện tượng mưa lũ lớn gây sói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng, phá hủy các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện

- Tài nguyên rừng:

Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 45.377,11ha, chiếm 34,05%

Trang 35

diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh, độ he phủ rừng hiện tại 55,07% Huyện Thanh Sơn là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn với nhiều nguồn tài nguyên rừng phong phú

- Tài nguyên khoáng sản:

Huyện Thanh Sơn có một số khoáng sản như: pizit, quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than, limonits Ngoài ra còn có nhiều mỏ đá tạo điều kiện tốt cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng Tuy nhiên, cho đến nay nguồn tài nguyên này chưa được điều tra, thăm dò và đánh giá chính xác trữ lượng và khả năng khai thác

- Tài nguyên nhân văn:

Theo thống kê năm 2013, dân số toàn huyện là 117.760 người, chiếm 9,19% dân số toàn tỉnh, trong đó có 69.165 lao động, chiếm 57,2% dân số huyện Người dân có truyền thống hiền hòa, cần cù trong lao động, huyện có đông đồng bào là dân tộc thiểu số sinh sống, đến nay các dân tộc vẫn giữ nguyên được những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền dân tộc

Trong những năm gần đây, lãnh đạo các cấp các ngành của tỉnh và huyện luôn chú trọng công tác giáo dục - đào tạo: Đặt ra các mục tiêu, kế hoạch xây dựng mới hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học và trường đào tạo nghề nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn lao

động có chất lượng ngày càng cao hơn (Báo cáo Chi cục thống kê huyện

Thanh Sơn năm 2013)

- Cảnh quan môi trường:

Thanh Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường trong lành Dọc Thị trấn là dòng sông Bứa với cảnh quan hấp dẫn Trên địa bàn huyện có vườn rừng, có thảm thực vật phong phú với những thác nước nhỏ, những dòng suối trong vắt, liên hồ Tam Thắng, hệ thống hồ ao tại khu mỏ Pirit sau khi đóng cửa… Đó chính là cảnh quan lý tưởng cho phát triển các loại hình

du lịch sinh thái- du lịch đồi rừng Có thể nói huyện Thanh Sơn là nơi có cảnh quan đẹp, có nhiều tiềm năng trong phát triển đô thị, du lịch sinh thái và mở các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại

và du lịch,…

Trang 36

Tuy nhiên, Thanh Sơn có những vùng bị nhiễm phóng xạ, có những khu vực khai thác và sơ chế khoáng sản, chế biến nông sản (tinh bột sắn), do

đó môi trường sinh thái cũng bắt đầu báo động, đòi hỏi khi Quy hoạch phải quan tâm đến vấn đề môi trường sinh thái

Thanh Sơn không có những danh thắng nổi tiếng, nhưng có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp Toàn huyện có 5 khu di tích lịch sử văn hóa, trong đó có

1 di tích cấp Quốc gia (đình Thạch Khoán) và 4 di tích cấp tỉnh (2 đình ở xã Tất Thắng, 1 đình ở xã Lương Nha và 1 đình ở xã Tân Lập) Các di tích này hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng Ngoài các di tích trên, địa bàn huyện còn có 2 bia lịch sử ở trung tâm huyện và ở xã Giáp Lai

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Những lợi thế chủ yếu:

Là một huyện miền núi có diện tích rộng, cơ cấu đất đai đa dạng về địa hình, chất đất, có điều kiện môi trường trong lành Diện tích đất cho phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện là rất lớn; phát triển công nghiệp, bố trí cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ, xây dựng hệ thống cơ sở

+ Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai thường xuyên xảy ra như

lũ quét, ngập úng, hạn hán, sương muối, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của người dân

Trang 37

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1 Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê, dân số huyện Thanh Sơn tính năm 2013 là 129.365 người, chiếm 9,18% dân số toàn tỉnh, được phân bố ở 23 xã, thị trấn Mật độ dân số trung bình 193 người/km2

Dân số tập trung không đều, đông nhất là thị trấn Thanh Sơn với 16.555 người; đơn vị có số dân thấp nhất là xã Tinh Nhuệ với 2.945 người

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,4% Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc cùng sinh sống

Toàn huyện có 7.165 lao động, trong đó lao động trong độ tuổi chiếm 85%; lao động ngoài độ tuổi lao động chiếm 15% Phân theo ngành, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 84,61%, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 10,30%, lao động trong thương mại dịch vụ chiếm 5,09%

- Lương thực bình quân 372kg/người/năm

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 0,5% so với năm 2012

- Sử dụng điện thoại đạt 12 máy/100 người dân

- Số hộ dùng điện lưới là 98%

- Tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 98%

- 23/23 trạm y tế xã có bác sỹ, số thôn bản có cán bộ y tế là 284 người

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Thanh Sơn)

4.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

- Sản xuất nông ngiệp

Nông, lâm nghiệp là nhóm ngành có thế mạnh, lợi thế phát triển, chiếm

tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Thanh Sơn Tuy nhiên, tỷ trọng trong nội bộ ngành chưa có sự chuyển biến đáng kể, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp

Trang 38

của huyện còn nhiều hạn chế đặc biệt là trình độ canh tác còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn bất cập, tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm

Trong cơ cấu đất đai, nông lâm nghiệp chiếm 86,05% tổng diện tích đất

tự nhiên của huyện Lao động việc làm trong các ngành nông, lâm nghiệp chiếm 44,60% Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp tăng đều qua các năm đạt tốc độ 4,53%, cụ thể:

Bảng 4.1: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 2009-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

ChØ tiªu N¨m 2009 N¨m 2010 N¨m 2011 N¨m 2012 N¨m 2013

BQ

2009-2013 (%) N«ng nghiÖp Gi¸ trÞ

Tû träng (%) Gi¸ trÞ

Tû träng (%) Gi¸ trÞ

Tû träng (%) Gi¸ trÞ

Tû träng (%) Gi¸ trÞ

Tû träng (%)

+ Cây trồng lâu năm:

Cây chè: Diện tích cả năm 2013 đạt 2.216,9 ha, trong đó diện tích trồng mới, trồng lại là 120,1 ha, năng suất bình quân đạt 115 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 19.400 tấn

Trang 39

Cây Sơn: Tổng diện tích cây sơn hiện có 267 ha, diện tích cho sản phẩm 160,4 ha, năng suất đạt 4,36 tạ/ha, sản lượng đạt 70 tấn

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Thanh Sơn)

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định theo xu hướng phát triển kinh tế

xã hội của huyện Thanh Sơn

Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch ngói, pirit, quắc zít, cao lanh, sắt, than, lomonits, chế biến nông, lâm sản

Xây dựng hệ thống trạm biến thế, đường dây tải điện cao thế và hạ thế, đưa điện lưới Quốc gia đến 100% số xã trong huyện

4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Sơn

Số liệu thống kê năm 2013, huyện Thanh Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 62.177,06ha, chiếm 17,67% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 53.506,31ha, chiếm 86,05% tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất phi nông nghiệp: 4.533,21ha, chiếm 7,29% tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất chưa sử dụng: 4.137,54 ha, chiếm 6,66% tổng diện tích đất tự nhiên

Trang 40

Cơ cấu hiện trạng 3 loại đất của huyện cho thấy diện tích đất nông nghiệp rất lớn, chiếm 86,05% tổng diện tích đất tự nhiên Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều và khả năng khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích nông – lâm nghiệp và phi nông nghiệp là rất lớn

4.1.4 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Huyện Thanh Sơn rất chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; mở các hội nghị triển khai thực hiện cho các đơn vị hành chính; tổ chức nhiều lớp tập huấn giáo dục tuyên truyền về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất, thu hồi đất, bồi thường tái định cư và giải phóng mặt bằng cho tất cả các xã thuộc huyện

- Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:

Thực hiện Chỉ thị số 364/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay

là Chính phủ) và Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho UBND huyện phối hợp với các

cơ quan chuyên môn, UBND các đơn vị giáp ranh và chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện việc ra soát lại ranh giới Thông qua kết quả đó lập được hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện, xã, thị trấn tuy nhiên những tranh chấp về địa giới hành chính còn xảy ra

- Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất:

Thực hiện Chỉ Thị 299/TTg ngày 10/11/1981, huyện đã đo đạc lập bản

đồ giải thửa tất cả các xã tỷ lệ 1/1000

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ Quy hoạch sử dụng đất các cấp được thực hiện đúng định kỳ và theo quy định của Luật Đất đai hiện hành Công tác phân hạng đất được UBND huyện Thanh Sơn phối hợp với Trung tâm công nghệ tài nguyên và môi trường khảo sát phân hạng đất được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 21/01/2009

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Việc kiểm kê đất đai theo định kỳ 5

năm một lần và thống kê hàng năm luôn được huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện đảm bảo số liệu khách quan và đúng hiện trạng sử dụng đất Hoàn thành

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Website http://luanvan.net “ Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới quận Hà Đông - TP Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư ở một số dự án khu đô thị mới quận Hà Đông - TP Hà Nội
16. Website http://thuvienluanvan.com “ Tổng hợp những khó khăn mắc phải trong công tác đền bù giải tỏa ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp những khó khăn mắc phải trong công tác đền bù giải tỏa
1. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất Khác
2. Bộ tài chính (2004), Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP Khác
3. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2007), Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thi hành nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ Khác
4. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2009), Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất Khác
5. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai Khác
6. Chính phủ (2004), Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
7. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất của người sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất Khác
8. Chính phủ (2009), Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về qyu hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
9. Nguyễn Thị Lợi (2008), bài giảng Pháp luật Đất đai - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
11. UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Quyết định số 1467/2011/QĐ- UBND ngày 27 tháng 04 năm 2011 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành quy định, đơn Khác
12. UBND huyện Thanh Sơn (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 Khác
13. UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Quyết định số 22/2011/QĐ- UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Khác
14. UBND tỉnh Phú Thọ (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ- UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ ban hành về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w