- Tài nguyên đất:
Tính đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Sơn là 62.177,06 ha. Trong đó có 53.506,31 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,05% tổng diện tích đất tự nhiên), có 4.533,21 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 7,29%) và 4.137,54 ha đất chưa sử dụng (chiếm 6,66%). Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích đất là Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá và rất thích hợp với các loại cây lâu năm và cây công nghiệp.
(Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai- Phòng TNMT huyện Thanh Sơn)
Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc Quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ, các đô thị trung tâm huyện lỵ, các thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trung tâm xã.
- Tài nguyên nước:
Về tài nguyên nước, hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà, các chi lưu của nó cùng với hàng trăm con suối lớn nhỏ là nguồn tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên do địa hình dốc và bị chia cắt nên tài nguyên nước vẫn chỉ là tự nhiên, rất khó khăn trong việc bố trí các công trình khai thác nước để phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt.
Lượng mưa thường tập trung vào mùa hè, địa hình dốc nên thường có hiện tượng mưa lũ lớn gây sói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng, phá hủy các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện.
- Tài nguyên rừng:
diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh, độ he phủ rừng hiện tại 55,07%. Huyện Thanh Sơn là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn với nhiều nguồn tài nguyên rừng phong phú.
- Tài nguyên khoáng sản:
Huyện Thanh Sơn có một số khoáng sản như: pizit, quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than, limonits... Ngoài ra còn có nhiều mỏ đá tạo điều kiện tốt cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cho đến nay nguồn tài nguyên này chưa được điều tra, thăm dò và đánh giá chính xác trữ lượng và khả năng khai thác.
- Tài nguyên nhân văn:
Theo thống kê năm 2013, dân số toàn huyện là 117.760 người, chiếm 9,19% dân số toàn tỉnh, trong đó có 69.165 lao động, chiếm 57,2% dân số huyện. Người dân có truyền thống hiền hòa, cần cù trong lao động, huyện có đông đồng bào là dân tộc thiểu số sinh sống, đến nay các dân tộc vẫn giữ nguyên được những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền dân tộc
Trong những năm gần đây, lãnh đạo các cấp các ngành của tỉnh và huyện luôn chú trọng công tác giáo dục - đào tạo: Đặt ra các mục tiêu, kế hoạch xây dựng mới hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học và trường đào tạo nghề nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao hơn (Báo cáo Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn năm 2013).
- Cảnh quan môi trường:
Thanh Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường trong lành. Dọc Thị trấn là dòng sông Bứa với cảnh quan hấp dẫn. Trên địa bàn huyện có vườn rừng, có thảm thực vật phong phú với những thác nước nhỏ, những dòng suối trong vắt, liên hồ Tam Thắng, hệ thống hồ ao tại khu mỏ Pirit sau khi đóng cửa… Đó chính là cảnh quan lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái- du lịch đồi rừng. Có thể nói huyện Thanh Sơn là nơi có cảnh quan đẹp, có nhiều tiềm năng trong phát triển đô thị, du lịch sinh thái và mở các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại và du lịch,…
Tuy nhiên, Thanh Sơn có những vùng bị nhiễm phóng xạ, có những khu vực khai thác và sơ chế khoáng sản, chế biến nông sản (tinh bột sắn), do đó môi trường sinh thái cũng bắt đầu báo động, đòi hỏi khi Quy hoạch phải quan tâm đến vấn đề môi trường sinh thái.
Thanh Sơn không có những danh thắng nổi tiếng, nhưng có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp. Toàn huyện có 5 khu di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích cấp Quốc gia (đình Thạch Khoán) và 4 di tích cấp tỉnh (2 đình ở xã Tất Thắng, 1 đình ở xã Lương Nha và 1 đình ở xã Tân Lập). Các di tích này hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài các di tích trên, địa bàn huyện còn có 2 bia lịch sử ở trung tâm huyện và ở xã Giáp Lai.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Những lợi thế chủ yếu:
Là một huyện miền núi có diện tích rộng, cơ cấu đất đai đa dạng về địa hình, chất đất, có điều kiện môi trường trong lành. Diện tích đất cho phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện là rất lớn; phát triển công nghiệp, bố trí cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng...
Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ hội lớn cho phát triển công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng,...
Khí hậu thời tiết, cùng với cơ cấu đất đai đa dạng cho phép phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản toàn diện, phát triển các loài đặc sản của vùng.
Lực lượng lao động của huyện đông đảo, cần cù sẽ là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới.
- Những hạn chế:
Với vị trí địa lý của Thanh Sơn bên cạnh những thuận lợi thì có những khó khăn nhất định cho sự phát triển kinh tế của huyện:
+ Địa hình chia cắt gây khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thương với vùng sâu, vùng xa.
+ Địa hình phức tạp, đồi núi dốc gây khó khăn trong quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập chung, quy mô lớn.
+ Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai thường xuyên xảy ra như lũ quét, ngập úng, hạn hán, sương muối, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của người dân.