Căn cứ vào Quyết định số 2727/10/QĐ-UBND ngày 28/10/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về viêc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dư án; căn cứ vào quyết định số 3071/QĐ-UBND huyện Thanh Sơn về việc thu hồi đất và giao đất tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án Để thực hiện dự án, Ban bồi thường GPMB thu hồi 210.671 m2 đất, bao gồm các loại đất: Đất ở 46.400m2, đất rừng sản xuất 135.850m2, đất trồng cây lâu năm khác là 10.556m2. Cụ thể thu hồi đất cho dự án thể hiện tại bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2: Diện tích các loại đất phải thu hồi
STT Loại đất Mã đất Diện tích (m2) Tỷ lệ thu hồi (%) 1 Đất ở ONT 46.400 22,02 2 Đất vườn LNK 10.556 5,02 3 Đất trồng lúa LUA 16.605 7,88 4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.260 0,60 5 Đất rừng sản xuất RST 135.850 64,48 Tổng 210.671 100
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Thanh Sơn) a)Kết quả bồi thường đất ở
Đất đai ngày càng có giá trị kinh tế cao, vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy nếu mức giá bồi thường không thỏa đáng sẽ gây khó khăn cho việc thu hồi đất GPMB. Để dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra, căn cứ vào quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về
việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2012 đã áp dụng vào khu vực dự án. Hội đồng bồi thường GPMB đã họp bàn, thỏa thuận thống nhất với những hộ bị thu hồi đất về giá đất trong khu vực dự án.
Đất ở tại khu vực GPMB thuộc khu vực 3 với diện tích thu hồi là 46.400m2, giá đất là 200.000 đồng/m2 với tổng giá trị bồi thường là 9.280.000.000 đồng, đây là số tiền không nhỏ đối với các hộ gia đình trong khu vực thuộc diên bồi thường trên. Nhưng hầu hết người dân trong diện bồi thường đều chưa hài lòng với mức giá trên. Họ cho rằng mức giá bồi thường là rất thấp so với giá thực tế trên thị trường. Hơn nữa, tại thời điểm đền bù thì hầu hết giá các mặt hàng đều tăng giá, đặc biệt là giá vật liệu xây dựng, nên họ cho rằng với số tiền đền bù như vậy họ sẽ không đủ tiền để mua đất, xây nhà để sinh sống.
b) Kết quả bồi thường về đất nông nghiệp
Đối với đất nông nghiệp bị ảnh hưởng của dự án trong khu vực GPMB chủ yếu là đất lúa và đất rừng sản xuất. Căn cứ vào quyết định số 22/2011 /QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định các giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2012 đã áp dụng vào xã Thắng Sơn. Căn cứ vào biên bản kê khai kiểm đếm của Tổ công tác giúp việc Hội đồng. Thì toàn bộ diện tích đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch thực hiện dự án đều là đất nông nghiệp vị trí 3 (thuộc vùng trung du miền núi của tỉnh)
-Đất trồng hàng năm: 23.000 đồng/m2; -Đất trồng cây lâu năm: 19.700 đồng/m2; -Đất nuôi trồng thủy sản: 20.700 đồng/m2; -Đất rừng sản xuất: 7.100 đồng/m2;
-Đất lúa: 27.100 đồng/m2;
Bảng 4.3: Diện tích các loại đất nông nghiệp phải thu hồi
STT Loại đất Diện tích (m2)
Bồi thường đất nông nghiệp Đơn giá (đồng/m2) Thành tiền (đồng)
1 LUA 16.605 27.100 449.995.500
2 CLN 10.556 19.700 207.953.200
3 RSX 135.850 - -
4 NTS 1.260 20.700 26.082.000
Tổng 164.271 684.030.700
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Thanh Sơn)
Qua bảng 4.3 ta thấy:
Tổng diện tích thu hồi đất rừng sản xuất là lớn nhất với 135.850 m2, nhưng do đây là đất UBND xã Thắng Sơn quản lý tại khu vực Đồng Đằm xã Thắng Sơn, nên dự án không phải bồi thường về đất mà chỉ phải bồi thường về cây cối trên đất. Vì vậy người dân đều đồng tình với mức giá của tỉnh và nhận tiền bồi thường.
Diện tích đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm với tổng diện tích thu hồi là 19.700m2, đây là loại đất có giá trị kinh tế khá thấp. Tuy nhiên theo các hộ dân bị thu hồi đất thì giá bồi thường như vậy so với đất lúa còn rất thấp, vì chúng đều là loại đất sản xuất lương thực.
Đối với đất trồng lúa, theo như trên bảng ta thấy số diện tích đã thu hồi là 16.605 m2. Loại đất này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân, vì hầu hết người dân bị thu hồi đất đều là những hộ sản xuất thuần nông. Đây là loại đất Nhà nước khuyến khích sử dụng và hạn chế chuyển mục đích sử dụng nên giá bồi thường như vậy quá thấp so với hiệu quả kinh tế lâu dài và tính quan trọng của nó. Do đó, chính quyền địa phương cần hướng dẫn họ chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý.