Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. (Trang 25)

Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc với các điều kiện về tự nhiên kinh tế xã hội còn kém phát triển, trong những năm gầy đây Ủy ban nhân dân tỉnh đang tích cực triển khai công tác CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì vấn đề thu hút đầu tư đưa các dự án vào địa phương nhằm phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ… thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các cấp Đảng ủy, Chính quyền các địa phương. Hiện nay, để vấn đề triển khai dự án được tiến hành nhanh chóng hiệu quả thì một vấn đề cần được chú trọng đến đó là giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh mới chỉ được quan tâm đến trong mấy năm gần đây, việc khuyến khích chính sách đầu tư vào địa bàn tỉnh, xây dựng các dự án đã đưa ra được một vấn đề đỏi hỏi phải được tiến hành nhanh chóng và chính xác đó là giải phóng mặt bằng, do đây là một khâu mới nên việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra khá khó khăn. Trong những năm gần đây do các cấp chính quyền đã đưa ra nhiều chính sách liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng như tổ chức hướng dẫn, đào tạo các cán bộ chuyên ngành giải phóng mặt bằng và lập ra ban bồi thường giải phóng mặt bằng các cấp hoạt động riêng biệt, độc lập đó giúp đưa công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh được thực hiện một cách rõ ràng, nhanh chóng và thông thoáng hơn.

Để thống nhất công tác bồi thường GPMB trên địa bàn, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2011 về quy định, đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thưc hiện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Tất cả các dự án thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong những năm gần đây đều được thực hiện theo đúng quy trình: Các dự án phải được các cấp chính quyền quán triệt thống nhất và thông báo công khai

cho toàn thể nhân dân biết thông qua các hội nghị của xã, phường để mọi cán bộ đảng viên được hiểu về lợi ích của các dự án, những đóng góp của dự án vào phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó thu hút sự ủng hộ của nhân dân trong việc thực hiện các dự án, khi dự án chính thức được triển khai trên địa bàn thì cấp Ủy Đảng đã xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án.

2.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Trình tự và thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB

Theo quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND tỉnh Phú thọ có sơ đồ sau:

Bước 1: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Khi có quyết định phê duyệt dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án gửi văn bản đến UBND huyện nơi thu hồi đất để thành lập Hội đồng bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư, đồng thời gửi Ban chỉ đạo GPMB tỉnh theo dõi. Trong thời gian quy định từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ quy định, Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và lập tờ trình thành lập Hộ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư , thành lập tổ công tác trình UBND huyện phê duyệt. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện gồm các thành phần sau:

1. Chủ tịch ( Phó Chủ tịch) UBND huyện - Chủ tịch hội đồng; 2. Trưởng Phòng TNMT - Phó chủ tịch hội đồng;

3. Đại diện chủ đầu tư - Ủy viên thường trực; 4. Đại diện Phòng Tài chính Kế hoạch - Ủy viên; 5. Đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi - Ủy viên;

6. Đại diện hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người - Ủy viên; 7. Một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cho

phù hợp với thực tế ở địa phương;

Bước 2: Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất

Xác định vị trí, ranh giới khu vực phải GPMB, thể hiện trên bản đồ. Xác định các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường GPMB của dự án.

Công bố chủ trương thu hồi đất cho người bị thu hồi đất biết trên bằng văn bản, thông tin đại chúng.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi

Kê khai, điều tra, xác nhận: Ban GPMB cùng với tổ công tác thực hiện kiểm đếm với người bi thu hồi đất để tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp lý về đất đai, hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai nguồn gốc đất, diện tích đất, tài sản trên đất,… xác nhận và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai. Kiểm đếm, đo đạc: Tổ kiểm đếm tiến hành kiểm đếm diện tích đất đai, tài sản trên đất của từng hộ gia đình, cá nhân và lập biên bản để thống nhất khối lượng với từng hộ có đất bị thu hồi, đồng thời nhận các giấy tờ về quyền sử dụng đất (bản sao), tài sản và chứng từ liên quan của người bị thu hồi đất.

Bước 4: Lập phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức lấy ý kiến

Nội dung gồm:

-Các căn cứ áp dụng tính toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;

-Danh sách: Gồm tên, địa chỉ người bị thu hồi đất;

-Diện tích loại đất, nguồn gốc của đất bị thu hồi, số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;

-Số tiền bồi thường hỗ trợ; -Phương án bố trí tái định cư;

-Phương án di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư…;

-Dự kiến thời gian, địa điểm di dời mồ mả;

Tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Thực hiện theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP

Bước 5: Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Bước 6: Thông báo về việc thu hồi đất

Bước 7: Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủ dự án

Hội đồng GPMB thông báo cho người bị thu hồi đất và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã phương án bồi thường và tái định cư đã duyệt, quy định thời gian nhận tiền bồi thường và giao đất tái định cư.

Chủ dự án phối hợp với Hội đồng GPMB và UBND xã tổ chức chi trả bồi thường cho người bị thu hồi đất theo phương án bồi thường được phê duyệt

Hội đồng GPMB bàn giao mặt bằng cho chủ dự án.

Bước 8: Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)