Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. (Trang 28)

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Công tác bồi thường GPMB giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Để

thống nhất công tác bồi thường GPMB trên địa bàn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND ngày 27/04/2011 về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Khi thực hiện các dự án, thu hồi nhiều diện tích đất, UBND tỉnh đều thành lập Ban chỉ đạo; các dự án vừa và nhỏ, UBND các huyện, thị xã đều thành lập Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và Tổ công tác để giúp cho nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường GPMB.

Để tạo điều kiên giúp người dân có đất bị thu hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống. UBND tỉnh đã chỉ đạo áp dụng chính sách bồi thường đúng quy định, giá bồi thường ở mức cao trong khung giá quy định của Chính phủ.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Dự án chi tiết được chọn là dự án Tưới cây vùng đồi huyện Thanh Thủy phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông thôn vùng chậm lũ Tam Thanh.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Phòng TNMT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Thời gian: Từ ngày 25/01/2014 đến ngày 30/04/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, KT- XH của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Điều kiện tự nhiên - Kinh tế- xã hội

3.3.2. Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án

- Tìm hiểu, đánh giá việc xác định đối tượng, điều kiện bồi thường, từ đó đưa ra các vấn đề hợp lý, chưa hợp lý đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục.

- Tìm hiều công tác tái định cư, lao động, việc làm của người dân thuộc khu vực có dự án trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Đánh giá công tác tổ chức, trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua các dự án trên địa bàn huyện.

3.3.3.Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân và cán bộ chuyên môn về lĩnh vưc quản lý đất đai

3.3.4.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác bồi thường GPMB của dự án

3.3.5.Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác bồi thường GPMB trong thời gian tới cho huyện Thanh Sơn

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu

- Thu thập số liệu, các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở các dự án.

- Thu thập các thông tin về đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu, các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT- XH, về tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Sơn.

3.4.2. Phương pháp điều tra thực tế

- Tìm hiểu thực trạng của các dự án trong phạm vi đề tài.

- Điều tra xem xét tình hình thực hiện công tác bồi thường thiệt hại ở các dự án.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trưc tiếp và điều tra thu thập các thông tin từ người dân và cán bộ quản lý về đất đai:

+ Tổng số hộ điều tra: 50 hộ dân.

+ Tổng số cán bộ chuyên môn quản lý về đất đai: 15 cán bộ.

Tiêu chí chọn hộ: Lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ dân trong tổng số 140 hộ dân bị ảnh hưởng của dự án bằng bộ câu hỏi của phiếu điều tra.

3.4.3. Phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích số liệu và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Tổng hợp các số liệu thu thập được theo các mục cụ thể về: tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết về từng loại đất và mức ảnh hưởng của dự án.

- Phương pháp xử lý số liệu: Ứng dụng phần mềm Excel, Word để tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thanh Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Theo nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau:

-Phía Bắc giáp hai huyện Tam Nông và Yên Lập tỉnh Phú Thọ. -Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.

-Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.

-Phía Đông giáp huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình. Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh sơn có 7 tuyến đường tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với tuyến Quốc lộ và 7 tuyến tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương giữa các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thủy, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hòa Bình, Yên Bái và Hà Nội. Với vị trí địa lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, là cưa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi, tạo ra những tiềm năng cho sự phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực, v.v...

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa chình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn.

Do địa hình chi phối, khí hậu của huyện Thanh Sơn có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, cuối Đông ẩm ướt và mưa phùn, nhiệt độ thấp và nhiệt độ trung bình năm

từ 20-210C. Số giờ nắng bình quân các năm là 1453 giờ, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850- 1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình qua các năm là 86,8%, tốc độ gió trung bình 1,8m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam.

Một số hiện tượng bất thường về thời tiết vẫn xảy ra trên địa bàn huyện như có sương muối, rét đậm rét hại về mùa Đông, ngược lại về Hè nhiệt độ lại quá cáo, không khí khô nóng, hạn hán và thậm chí còn có gió Tây Nam thổi mạnh; mưa bão thương xuyên xảy ra quanh năm tuy sức gió không lớn nhưng hay xảy ra hiện tượng lốc xoáy kèm theo mưa rất to và mưa đá,… gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi có độ cao trung bình từ 500- 700m. Đây là vùng thượng lưu của sông Bứa, địa hình nghiêng dần về vùng trũng phía Đông (xã Địch Quả, Sơn Hùng) rồi đổ ra Sông Hồng ở địa phận huyện Tam Nông.

Theo địa hình, có thể chia huyện Thanh Sơn thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng miền núi: Bao gồm các xã Thượng Cửu, Đông Cửu, Khà Cửu với những ngọn núi cao từ 500-700m và có độ dốc ≥ 250.

- Tiểu vùng đồi núi cao xem lẫn đồi núi thấp: Tập trung ở các xã phía Bắc và Trung của huyện như: xã Văn Miếu, Võ Miếu và Thục Luyện với độ dốc trung bình từ 5-250. Tiểu vùng này có những thung lũng hẹp, ít dốc xen lẫn, cũng có những ngọn đồi cao phù hợp với cây công nghiệp và lúa nương.

- Tiểu vùng đồng bằng: Xen lẫn đồi thấp tập chung chủ yếu ở những xã phía Đông và Đông Nam giáp với Thanh Thủy và Hòa Bình. Tiểu vùng này có độ dốc dưới 50.

Như vậy về cơ bản huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông - lâm đa dạng, tuy nhiên cũng chính địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc gây cho huyện nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội.

4.1.1.4. Thủy văn

Thanh Sơn có hàng trăm con suối lớn nhỏ đều tập trung đổ về Sông Bứa, các dòng suối lơn nhỏ có lưu lượng nước lớn tập trung chính vào mùa hè, địa hình dốc nên thường có hiện tượng mưa lũ lớn gây sói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng, phá hủy các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất: - Tài nguyên đất:

Tính đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Sơn là 62.177,06 ha. Trong đó có 53.506,31 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,05% tổng diện tích đất tự nhiên), có 4.533,21 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 7,29%) và 4.137,54 ha đất chưa sử dụng (chiếm 6,66%). Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích đất là Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá và rất thích hợp với các loại cây lâu năm và cây công nghiệp.

(Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai- Phòng TNMT huyện Thanh Sơn)

Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc Quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ, các đô thị trung tâm huyện lỵ, các thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trung tâm xã.

- Tài nguyên nước:

Về tài nguyên nước, hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà, các chi lưu của nó cùng với hàng trăm con suối lớn nhỏ là nguồn tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên do địa hình dốc và bị chia cắt nên tài nguyên nước vẫn chỉ là tự nhiên, rất khó khăn trong việc bố trí các công trình khai thác nước để phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt.

Lượng mưa thường tập trung vào mùa hè, địa hình dốc nên thường có hiện tượng mưa lũ lớn gây sói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng, phá hủy các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện.

- Tài nguyên rừng:

diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh, độ he phủ rừng hiện tại 55,07%. Huyện Thanh Sơn là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn với nhiều nguồn tài nguyên rừng phong phú.

- Tài nguyên khoáng sản:

Huyện Thanh Sơn có một số khoáng sản như: pizit, quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than, limonits... Ngoài ra còn có nhiều mỏ đá tạo điều kiện tốt cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cho đến nay nguồn tài nguyên này chưa được điều tra, thăm dò và đánh giá chính xác trữ lượng và khả năng khai thác.

- Tài nguyên nhân văn:

Theo thống kê năm 2013, dân số toàn huyện là 117.760 người, chiếm 9,19% dân số toàn tỉnh, trong đó có 69.165 lao động, chiếm 57,2% dân số huyện. Người dân có truyền thống hiền hòa, cần cù trong lao động, huyện có đông đồng bào là dân tộc thiểu số sinh sống, đến nay các dân tộc vẫn giữ nguyên được những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền dân tộc

Trong những năm gần đây, lãnh đạo các cấp các ngành của tỉnh và huyện luôn chú trọng công tác giáo dục - đào tạo: Đặt ra các mục tiêu, kế hoạch xây dựng mới hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học và trường đào tạo nghề nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao hơn (Báo cáo Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn năm 2013).

- Cảnh quan môi trường:

Thanh Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường trong lành. Dọc Thị trấn là dòng sông Bứa với cảnh quan hấp dẫn. Trên địa bàn huyện có vườn rừng, có thảm thực vật phong phú với những thác nước nhỏ, những dòng suối trong vắt, liên hồ Tam Thắng, hệ thống hồ ao tại khu mỏ Pirit sau khi đóng cửa… Đó chính là cảnh quan lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái- du lịch đồi rừng. Có thể nói huyện Thanh Sơn là nơi có cảnh quan đẹp, có nhiều tiềm năng trong phát triển đô thị, du lịch sinh thái và mở các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại và du lịch,…

Tuy nhiên, Thanh Sơn có những vùng bị nhiễm phóng xạ, có những khu vực khai thác và sơ chế khoáng sản, chế biến nông sản (tinh bột sắn), do đó môi trường sinh thái cũng bắt đầu báo động, đòi hỏi khi Quy hoạch phải quan tâm đến vấn đề môi trường sinh thái.

Thanh Sơn không có những danh thắng nổi tiếng, nhưng có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp. Toàn huyện có 5 khu di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích cấp Quốc gia (đình Thạch Khoán) và 4 di tích cấp tỉnh (2 đình ở xã Tất Thắng, 1 đình ở xã Lương Nha và 1 đình ở xã Tân Lập). Các di tích này hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài các di tích trên, địa bàn huyện còn có 2 bia lịch sử ở trung tâm huyện và ở xã Giáp Lai.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Những lợi thế chủ yếu:

Là một huyện miền núi có diện tích rộng, cơ cấu đất đai đa dạng về địa hình, chất đất, có điều kiện môi trường trong lành. Diện tích đất cho phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện là rất lớn; phát triển công nghiệp, bố trí cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng...

Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ hội lớn cho phát triển công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng,...

Khí hậu thời tiết, cùng với cơ cấu đất đai đa dạng cho phép phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản toàn diện, phát triển các loài đặc sản của vùng.

Lực lượng lao động của huyện đông đảo, cần cù sẽ là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới.

- Những hạn chế:

Với vị trí địa lý của Thanh Sơn bên cạnh những thuận lợi thì có những khó khăn nhất định cho sự phát triển kinh tế của huyện:

+ Địa hình chia cắt gây khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thương với vùng sâu, vùng xa.

+ Địa hình phức tạp, đồi núi dốc gây khó khăn trong quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập chung, quy mô lớn.

+ Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai thường xuyên xảy ra như lũ quét, ngập úng, hạn hán, sương muối, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của người dân.

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê, dân số huyện Thanh Sơn tính năm 2013 là

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)