Một số vấn đề về hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường THPT 14 1.3.2 Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn 15 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DƯƠNG NGỌC DUNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA,
TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DƯƠNG NGỌC DUNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA,
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Sỹ Tùng
Nghệ An, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Giáo dục, các nhà khoa học, các giảng viên giảng dạy các học phần cho chuyên ngành Quản lý giáo dục, những người
đã dành cho chúng tôi nhiều chỉ dẫn khoa học quý báu
Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT thành phố Biên Hoà, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Sỹ Tùng, người trực tiếp hướng dẫn đề tài và luôn tận tình chỉ dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn, kết quả nghiên cứu của luận văn được triển khai thực
sự có hiệu quả trong thực tế.
Trang 4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
1.2.3 Chất lượng, Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
1.2.4 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ
chuyên môn
1213
1.3 Một số vấn đề về hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường
THPT
14
1.3.2 Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn 15
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố
Trang 5Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai 262.1.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
26
2.1.2 Đặc điểm về giáo dục - đào tạo của thành phố Biên Hoà 28
2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học 31
2.2 Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường THPT
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên
môn trong các trường THPT ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai 573.2.1 Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm
3.2.2 Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM và GV 613.2.3 Tăng cường công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt 66
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.5 Thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ TTCM các trường THPT thành phố Biên Hòa 34
Bảng 2.6 Thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ GV các trường THPT thành phố Biên Hòa năm học 2013-2014 36
Bảng 2.7 Kết quả thăm dò thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn các trường THPT thành phố Biên Hòa năm học 2013 - 2014 38
Bảng 2.8 Kết quả thăm dò thực trạng công tác xây dựng kế hoạch của TCM các trường THPT thành phố Biên Hoà năm học 2013-2014 41
Bảng 2.9 Kết quả thăm dò thực trạng công tác xây dựng kế hoạch cá nhân của GV các trường THPT thành phố Biên Hòa năm học 2013-2014 42
Bảng 2.10 Kết quả thăm dò thực trạng biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 43
Bảng 2.11 Kết quả thăm dò thực trạng biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo TCM viết phân phối chương trình 44
Bảng 2.12 Kết quả thăm dò thực trạng biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM và GV 46Bảng 2.13 Kết quả thăm dò thực trạng biện pháp quản lý của Hiệu trưởngtrong việc thực hiện nề nếp dạy học của GV 47
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động vàomọi mặt của đời sống tinh thần của xã hội Toàn cầu hóa cũng tạo ra những điềukiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao vàtiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến giữa các nước trên thế giới Điều đó đãkhiến tất cả các quốc gia đều phải nhìn nhận lại vai trò của giáo dục trong niênđại mới, niên đại của nền kinh tế tri thức Trong đó, phát triển giáo dục và đàotạo là đòn bẩy phát triển đất nước Đây cũng chính là quan điểm chỉ đạo củaĐảng và Nhà nước ta, nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư pháttriển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội” Giáo dục hôm nay đã trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạtầng xã hội, là tiền đề cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa, quốc phòng và an ninh, trong đó phát triển con người được xem như làmục tiêu và cũng là động lực cho mọi sự phát triển
Xác định về mục tiêu đào tạo lực lượng lao động thế hệ mới nói chung vàthanh niên nói riêng, trong Điều 15 và Điều 16 của Luật Giáo Dục cũng đã ghirõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” và
“Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành cáchoạt động giáo dục” [14, tr.5] Vì vậy, việc xây dựng, phát triển và nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL và GV là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục Trong đó,giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằngdân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia
Trang 10Để có thể thích ứng với xu thế của toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học
và công nghệ và nền kinh tế tri thức, các trường THPT phải không ngừng đổimới theo một chiến lược nhất quán, tập trung xây dựng và phát triển năng lực cốtlõi và những năng lực phân biệt của đội ngũ giáo viên
Tổ chuyên môn là một đơn vị cơ sở tự bồi dưỡng trong nhà trường TCMmạnh, hoạt động chuyên môn của nhà trường mới được đảm bảo TCM mạnh thìnhà trường mới vững mạnh Vì thế, quản lý nhà trường phải coi trọng công tácquản lý TCM, lấy TCM là hạt nhân của hoạt động chuyên môn trong nhà trườngphổ thông Các hoạt động của TCM tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thànhnhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục Những thành viên của tổphải nắm vững các chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu được các nội dungchính sách, chiến lược của ngành, có hiểu biết chính trị-xã hội, hiểu rõ các kếhoạch của nhà trường, đặc biệt người TTCM phải thực sự có năng lực, hiểu vàvận dụng linh hoạt được các yêu cầu đặt ra của ngành, cập nhật được các thôngtin mới, hướng dẫn, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả.Người tổ trưởng phải có năng lực quản lý, năng lực giao tiếp nhằm thiết lập mốiquan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để củng cố
và phát huy thế mạnh của tổ
Thành phố Biên Hòa hiện nay có hơn 10 trường THPT công lập đang hoạtđộng Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động của TCM trong trường THPT tại Thànhphố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đồng bộ về cơcấu chuyên môn, việc sinh hoạt của tổ chưa thật sự có hiệu quả
Để nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong các trường THPT thànhphố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện nay, nhấtthiết phải nhìn nhận lại những yếu kém, bất cập trong các hoạt động của TCM
Trang 11của trường THPT, qua đó đề xuất một số giải pháp thiết thực hơn nữa trong công
tác QL Với những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường trung học phổ thông thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” làm nội dung nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động của TCM trong các trường THPT thành phố Biên Hòa, tỉnhĐồng Nai
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động của TCM trong các trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong các trườngTHPT thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp đảm bảo tính khoa học, thực
tế và khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động của TCM trong cáctrường THPT thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của chất lượng hoạt động TCM trong các trườngTHPT
5.2 Nghiên cứu thực trạng chất lượng hoạt động TCM trong các trường THPT thànhphố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong cáctrường THPT thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Trang 126 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
6.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.2 Phương pháp tổng hợp tài liệu và các văn bản có liên quan nhằmkhái quát hóa các vấn đề nghiên cứu thành lý luận hoạt động của TCM
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra viết
Xây dựng hệ thống các câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến dành choCBQL, TTCM và GV về các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TCM 6.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của TCM trong các trường THPT trên địa bànnghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng
6.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý các kết quả nghiên cứunhằm đảm bảo tính khoa học và khách quan về các số liệu nghiên cứu
7 Đóng góp của luận văn
Trang 137.2.1 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TCMnhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới QLGD trong các trường THPT thành phố BiênHòa, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
7.2.2 Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo choCBQL các trường THPT trong công tác quản lý nâng cao chất lượng hoạt độngcủa TCM
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động của TCM trong các trường THPTthành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trongcác trường THPT thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG THPT
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường THPT
là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Trong bức thư cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho ngành giáo dục,ngày 15-10-1968, Bác lại nhấn mạnh yêu cầu của nền GD và ÐT nước ta là phảigắng sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh,
tiên tiến: "Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật" [13,tr.8].
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát đến năm
2020 “nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáodục được nâng cao một cách toàn diện” [9,tr.16] Nâng cao chất lượng GD nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước làtrách nhiệm nặng nề của toàn Đảng, toàn dân, trong đó ngành GD góp phần hếtsức to lớn Lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng GD làđội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục
Trong các trường THPT, người đứng đầu đơn vị sẽ thấy được toàn bộ bứctranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên trong mỗi TCM, trong đó bộc lộtất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến
cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể, thấy được
Trang 15điểm mạnh, điểm yếu của từng TCM trong nhà trường Chính vì vậy, trong côngtác quản lý nhà trường, nếu quản lý có hiệu quả đội ngũ TCM, cùng với việc đề
ra được các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của TCM có cơ sởkhoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ là con đường tốt nhất để đạt đượcchất lượng giáo dục theo mục tiêu đề ra
Thời gian qua, nghiên cứu về lĩnh vực QLGD đã được sự quan tâm củanhiều tác giả như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Quốc Bảo, HàThế Ngữ, Hà Sĩ Hồ, Nguyễn Gia Quý, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đỗ Văn Chấn, TrầnKiểm … Ngoài ra trên các tạp chí, bài báo, các đề tài khoa học, một số Luận ántiến sĩ, Luận văn thạc sĩ trong nước nghiên cứu về hoạt động của TCM và nângcao chất lượng hoạt động của TCM
Trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ trước đến nay chưa cócông trình nào nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động củaTCM trong các trường THPT Chúng tôi nhận thấy, vấn đề nâng cao chất lượnghoạt động của TCM là một nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết nên đã chọn vấn
đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Tổ chuyên môn
Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT vàtrường PT nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường trung học), quy định ở Điều
16:“Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ
Trang 16trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”[5, tr 9]
Tổ chuyên môn là một tổ chức trong nhà trường, tập hợp các giáo viên cócùng chuyên môn giúp họ hành động theo mục tiêu thống nhất Đây là đơn vị cơ
sở trực tiếp nhất với các hoạt động của giáo viên Tổ chuyên môn là nơi thựchiện mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, SởGD&ĐT, địa phương và nhà trường
Hiệu trưởng tổ chức các TCM theo từng môn học hoặc nhóm môn học;mỗi TCM có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó điều khiển Điều quan trọng
là hiệu trưởng chỉ định các tổ trưởng, tổ phó có đủ phẩm chất và năng lực đểđiều khiển hoạt động của tổ theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường
TCM có nhiệm vụ: Theo qui định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung
học, TCM có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạyhọc, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV thuộc tổ quản lý
- Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩnnghề nghiệp GV trung học và các quy định khác hiện hành
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên
TCM sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu côngviệc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu
Căn cứ theo qui định này, mỗi trường có thể qui định cụ thể hơn các nhiệm
Trang 17vụ của TCM phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học.
Chính vì vậy, vai trò của tổ trưởng chuyên môn là vô cùng quan trọng.TTCM là những GV có chuyên môn vững, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt,biết tập hợp các thành viên trong tổ, biết giúp HT triển khai kế hoạch hoạt độngcủa nhà trường TTCM là người chỉ đạo trực tiếp các thành viên trong tổ thựchiện kế hoạch của tổ và của cá nhân, biết điều hành hoạt động của tổ một cáchhợp lý, đề xuất, tham mưu với HT trong phân công chuyên môn, phân cônggiảng dạy phù hợp với năng lực chuyên môn của GV bộ môn trong tổ TTCMphải là người tiên phong trong các công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
tự học, tự bồi dưỡng; biết đem lại bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tổ; hiểuđược tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của các thành viên; sống trung thực, mẫumực, công bằng; là trung tâm đoàn kết của tổ, tạo nên động lực tích cực để cácthành viên trong tổ nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung
Nhiệm vụ của TTCM: Theo Điều 16 của Điều lệ trường trung học, Người
TTCM thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Quản lý giảng dạy của GV
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả nămhọc nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo
kế hoạch GD, PPCT môn học của Bộ GD & ĐT và KH năm học của nhà trường
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng,
đủ theo các tiết trong PPCT
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng
của tổ viên (kế hoạch cá nhân, các chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi
Trang 18dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy họcđúng, đủ theo các tiết trong PPCT; soạn giáo án theo PPCT, chuẩn kiến thức, kĩnăng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; tổ chức nghiên cứu khoahọc, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH,đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếukém ).
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyển dụng(đổi mới PPDH; đổi mới KTĐG; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng
đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcgóp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra, đánh giá )
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định vềhoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác); lưu trữ hồ sơcủa tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV (thực hiện hồ sơchuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và PPCT, chuẩn kiến thức kĩnăng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ củaGV )
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáoviên Việc này đòi hỏi TTCM phải nắm thật rõ về tổ viên của mình, về ưu điểm,hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công)
Quản lý học tập của học sinh
- Nắm được kết quả học tập của HS thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nângcao chất lượng dạy học, giáo dục
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa cho họcsinh để thực hiện mục tiêu giáo dục
Trang 19Quản lý cơ sở vật chất và các hoạt động khác (theo sự phân công của HT)
Nhiệm vụ của TTCM rất đa dạng, phong phú nhiều công việc, không ítnhững khó khăn Các loại công việc là sự kết hợp chuyên môn với công tác quản
lý Tổ trưởng vừa có trách nhiệm với các thành viên trong tổ, vừa có trách nhiệmtrước lãnh đạo nhà trường
1.2.2 Hoạt động của TCM
Hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến chất lượng giáodục của nhà trường Hoạt động của TCM là tạo điều kiện cho giáo viên hoànthành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học – giáo dục Thông qua TCM,hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hoạt động của giáo viên, phát huy cao độ sựthống nhất giữa hiệu trưởng với các thành viên trong tập thể sư phạm
TCM phải xây dựng kế hoạch của năm học, bao gồm kế hoạch năm học làtoàn bộ công tác của tổ và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạyhọc bộ môn ở các khối lớp), kế hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóacác nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm học của nhàtrường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp Kế hoạch TCM phải thể hiện sự định mức,
sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệthống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trìnhhoạt động cụ thể
TCM là đơn vị thực hiện mọi quá trình chỉ đạo đổi mới phương pháp đểnâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Chính vì vậy, Hiệu trưởngquản lý hoạt động của tổ chuyên môn tốt thì sẽ nâng cao chất lượng dạy và họctrong nhà trường Hay nói cách khác, quá trình quản lý hoạt động dạy học củahiệu trưởng luôn luôn gắn chặt với việc chỉ đạo hoạt động của TCM
Quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng là:
Trang 20- Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học và các hoạt động giáo dụcthông qua dạy học do tổ chuyên môn phụ trách
- Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh
- Quản lý bồi dưỡng giáo viên và tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo yêu cầu củaquá trình dạy học và các hoạt động giáo dục ngoài môn học
- Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học của giáo viên
Biện pháp quản lý là theo dõi sát sao mọi công việc, kiểm tra kịp thời,thanh tra để uốn nắn… Tổ chức tốt việc tự giám sát, tự kiểm tra của các bộ phận,các tổ chức chuyên môn là biện pháp quản lý tốt và có hiệu quả nhất
Như vậy, quản lý hoạt động TCM trong trường THPT là một loại lao động để điều khiển lao động Đó là quá trình tác động có định hướng của Hiệu trưởng đến các tổ chuyên môn và các yếu tố khác nhằm giúp tổ chuyên môn đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
1.2.3 Chất lượng, Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
Có nhiều giải thích và định nghĩa chất lượng, nhìn chung, theo các nhànghiên cứu về chất lượng nói chung và chất lượng GD nói riêng, chất lượng làmột khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt, khó định nghĩa Một trong những địnhnghĩa được nhiều người tán thành nhiều nhất là chất lượng sản phẩm làm ra phùhợp với mục tiêu
“Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người một sự vật, sựviệc Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của sự vật vàphân biệt nó với những sự vật khác”
“Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, với mục đích”
Trang 21“Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sựvật, sự việc”, theo Hoàng Phê, tự điển Tiếng Việt trang 139
Luật giáo dục (khoản I điều 58) ghi rõ nhà trường có nhiệm vụ: “Tổ chức giảng dạy học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục” Điều đó có nghĩa là quản lý nhà trường chủ yếu là quản lý hoạt động
dạy học và các hoạt động giáo dục khác, thông qua quản lý hoạt động của tổchuyên môn Để làm tốt nhiệm vụ quản lý này người Hiệu trưởng phải là người
am hiểu việc giảng dạy, phải nắm vững được chương trình các môn học, nắmvững phương pháp đặc trưng của từng bộ môn, thường xuyên nắm bắt sự đổimới chương trình, sách giáo khoa, nội dung phương pháp giảng dạy, đặc biệt làthường xuyên cập nhật kiến thức và thành tựu khoa học về đổi mới phương phápdạy học, về khoa học giáo dục để chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện
và học tập theo những điển hình tiên tiến, phù hợp với điều kiện nhà trường.Người Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiệntốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình nâng cao chất lượng hoạt động của tổchuyên môn, từ đó thúc đẩy quá trình dạy và học trong nhà trường
1.2.4 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
1.2.4.1 Giải pháp
Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt: “Giải pháp là cách giải quyết mộtvấn đề cụ thể” [22,tr.38]
Theo từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng của Nguyễn Văn Đạm:
“Giải pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định”Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện một công việc
Trang 22nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu,càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra.
1.2.4.2 Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn
Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn là cáchvận dụng sáng tạo chức năng quản lý của Hiệu trưởng nhằm tác động đến các tổchuyên môn và các yếu tố khác có liên quan để nâng cao chất lượng hoạt động tổchuyên môn trong nhà trường Thực tế cho thấy, đối tượng quản lý càng đa dạng,phức tạp đòi hỏi các biện pháp quản lý phải phong phú, đa dạng, linh hoạt
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG THPT
1.3.1 Đặc điểm hoạt động của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viên vàphát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiệncác mục tiêu dạy học Do đó, Hiệu trưởng phải chỉ đạo hoạt động của tổ chứcnày thật sâu sát, có chất lượng và hiệu quả Thông qua hoạt động của tổ chuyênmôn mà quản lý về chất lượng, nền nếp dạy học, chất lượng tay nghề giáo viên.Bằng việc hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thông qua TCM, giáo viên thực hiện tốtcác khâu trong dạy học: lập kế hoạch giảng dạy cá nhân, soạn bài, giảng bài, đổimới phương pháp dạy học
Để quản lý hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả và chất lượng, Hiệutrưởng cần phải có sự phân cấp rõ ràng và cụ thể công tác quản lý TCM Tổtrưởng tổ chuyên môn là người trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện các hoạtđộng chuyên môn của tổ cho nên TTCM là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý
tổ viên Đồng thời để hoạt động chuyên môn trong tổ được tổ chức thực hiện mộtcách đồng bộ, nhịp nhàng, thống nhất và có hiệu quả, đạt được mục tiêu của tổ
Trang 23và đáp ứng mục tiêu của nhà trường, mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn ngoàiviệc chịu sự quản lý của tổ trưởng còn phải có trách nhiệm tự quản lý
1.3.2 Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
1.3.2.1 TCM phải xây dựng các loại kế hoạch từ đầu năm học, kế hoạch phải bảo đảm tính ổn định và đồng bộ
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém…
Kế hoạch dạy học; kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch hướng nghiệp, kế hoạchlàm chuyên đề của tổ, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, kế hoạch Hội giảng
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém …
Chương trình công tác hàng tháng, Chủ đề hoạt động tháng, thực hành thí nghiệm, đồ dùng dạy học …
Lịch sinh hoạt tổ, nhómchuyên môn
Kế hoạch cá nhân: kế hoạch dạy học, kế
Kế hoạch cá nhân: kế hoạch dạy học, kế
Kế hoạch tự học,
tự bồi dưỡng, viếtsáng kiến kinh
Sổ báo giảng
Trang 24Giáo viên
hoạch chủ nhiệm, kế hoạch làm chuyên đề,
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém…
hoạch chủ nhiệm, kế hoạch làm chuyên đề,
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém …
nghiệm, hoàn tất điểm số hàng tháng …
Vai trò của công tác kế hoạch đối với tổ chuyên môn: Kế hoạch là sảnphẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả của quá trình tư duy Kế hoạch làcông cụ quan trọng của người quản lý, của người TTCM, cao hơn nữa là củangười Hiệu trưởng Đây là quá trình xác định mục tiêu hoạt động của tổ chuyênmôn và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu Nó có vai tròđịnh hướng cho toàn bộ các hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lựccho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trìnhthực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, của tổ cũng như của từng cá nhân
1.3.2.2 Quản lý kế hoạch của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn
Người Hiệu trưởng muốn quản lý tốt các tổ chuyên môn thì phải nắm vàhiểu rõ các mục tiêu kế hoạch của các tổ đề ra Mục tiêu là các đích mà mọi hoạtđộng của hệ thống cần hướng tới Các mục tiêu tạo thành một hệ thống phân cấp,
từ mục tiêu chung của hệ thống đến mục tiêu của bộ phận, mục tiêu của cá nhân
và tạo thành hệ thống mạng lưới khi các mục tiêu được phản ánh trong chươngtrình phối hợp chặt chẽ với nhau Nghiên cứu việc xây dựng chương trình hànhđộng, phân tích thực trạng của hệ thống, xác định phương án hành động, sự phù
Trang 25hợp của các chương trình hành động với những nguồn lực của hệ thống Cáccách thức tổ chức hoạt động, các biện pháp và sự phối hợp hoạt động của tổ.
Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra và đánh giá, bởi vì quản lý mà không
có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và dễ trở nên quan liêu
1.3.2.3 Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
Giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động dạy học, vì hoạt độngbao giờ cũng diễn ra ở cấp độ cá nhân, gắn liền với chủ thể hoạt động Hoạt độngdạy học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó được qui địnhbởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên Vì vậy, nó cũng qui định tínhđặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy họcnói riêng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở trường phổ thông,đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học với nhữngnhiệm vụ cụ thể:
- Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và kíchthích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên
- Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tậpthể với sự quản lý thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường,
- Đảm bảo chất lượng dạy học một cách bền vững
- Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với
sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
1.3.2.4 Quản lý việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác nghiên cứu khoa học cho GV
Trang 26Để quản lý tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của
GV ngay từ đầu năm học Ban lãnh đạo cùng với các TTCM phải bàn bạc thốngnhất để xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên Tổ chức bồidưỡng giáo viên đúng năng lực làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đápứng được yêu cầu của người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trongnhà trường Cùng với tổ trưởng, Hiệu trưởng cân nhắc xem trong tổ chuyên môn
ai có khả năng đi đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độđộng viên khuyến khích giáo viên tham gia các lớp học tập trên Chuẩn như đàotạo Thạc sĩ và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn theo chươngtrình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ, Sở
1.3.2.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn
Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn giúp cho Hiệu trưởng thấy đượctoàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên Nội dung kiểm tra là:
- Công tác quản lý của TTCM: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnhđạo chuyên môn
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên
đề, bồi dưỡng chuyên môn, viết sáng kiến kinh nghiệm
- Kiểm tra chất lượng dạy học của TCM: thực hiện chương trình, chuẩn bị bài,chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện,
đồ dùng dạy học, việc kiểm tra đánh gía học sinh
- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, họp tổ,nhóm
- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Kiểm tra chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: phụ đạo, ngoại khóa, thựchành, bồi dưỡng học sinh giỏi
Trang 27Kiểm tra là chức năng cơ bản, có vai trò quan trọng trong quá trình quản
lý trường học nói chung, quản lý hoạt động TCM nói riêng Chúng ta có thểkhẳng định rằng, không có kiểm tra thì không có quản lý Như vậy, kiểm tra,đánh giá hoạt động tổ chuyên môn của HT là biện pháp quan trọng không thểthiếu được trong quá trình quản lý Mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động TCMcủa HT:
- Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn nhằm nắm bắt được tinh thần thái độ thựchiện quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ của người GV và có tác dụng uốnnắn, giáo dục những GV có tư tưởng sai lệch trong hoạt động chuyên môn
- Kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn nhằm mục đích đưa nề nếp hoạtđộng chuyên môn trong nhà trường thành kỷ cương trách nhiệm, góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học.
- Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn còn giúp cho Hiệu trưởng các nhà
trường kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường chođúng hướng, phù hợp với thực tiễn nhà trường và đảm bảo cho hoạt động chuyênmôn đạt được mục tiêu đã định
- Để tránh tình trạng phát động phong trào, nhưng không tổ chức kiểm tra, đánhgiá rút kinh nghiệm mà để cả một thời gian dài mới nhìn lại, trong quá trình quản
lý hoạt động tổ chuyên môn, Hiệu trưởng phải coi công việc kiểm tra, đánh giá làcông việc thường xuyên, đều đặn và kiểm tra ở mọi góc độ theo kế hoạch đãđịnh trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thông qua các hình thức nắm bắt thông tintrong tập thể giáo viên và học sinh
Trong kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn, Hiệu trưởng phải thực sựkhách quan, công tâm vì mục đích phát triển chung của cả nhà trường Tránhtình trạng thiên vị, trù dập, áp đặt và chủ nghĩa cá nhân trong công tác kiểm tra
Trang 28đánh giá nói chung, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn nói riêng Có như vậyhoạt động của các tổ chuyên môn trong các nhà trường mới trở thành hoạt độngnòng cốt, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhàtrường Qua đó, Hiệu trưởng đánh giá được kết quả công việc với cơ cấu nhân sự
1 Việc xây dựng kế hoạch của cả tổ từ đầu năm học
2 Thực hiện chương trình giảng dạy của tổ, nhóm
CM
3 Việc chuẩn bị bài của các giáo viên trong tổ, nhóm
CM
4 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của các
giáo viên trong tổ
5 Tổ chức làm đồ dùng dạy học và tổ chức nghiên
cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng, phương tiện
dạy học hiện có của trường cũng như đồ dùng dạy
8 Nề nếp sinh hoạt chuyên môn
9 Chất lượng sinh hoạt chuyên môn (nội dung, hình
thức)
10 Chất lượng sáng kiến kinh nghiệm của các giáo
Trang 29viên và của tổ chuyên môn
11 Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ
12 Công tác chỉ đạo phong trào học tập của học sinh:
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém
13 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
theo đặc thù bộ môn
14 Hồ sơ sổ sách và chế độ báo cáo của tổ chuyên
môn
15 Công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn: vai
trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên
môn
16 Sự phối hợp, hợp tác giúp đỡ nhau về chuyên môn
giữa các thành viên trong tổ Sự phối hợp, hợp tác
với các tổ, các bộ phận khác của trường
17 Bầu không khí tâm lý, đoàn kết, kỷ cương trong tổ
chuyên môn
18 Kết quả giáo viên trong tổ đạt danh hiệu giáo viên
giỏi các cấp trong điều kiện thực tế của tổ
19 Kết quả học sinh giỏi bộ môn theo tình hình thực
tế
20 Hạ thấp tỉ lệ học sinh yếu kém môn học do tổ phụ
trách
21 Thực hiện cuộc vận động về CM do ngành giáo
dục phát động (ví dụ: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp
Tỉnh…) của các giáo viên trong tổ chuyên môn
(Nguồn: Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II TP Hồ Chí Minh)
Trang 30Có 21 tiêu chí làm cơ sở cho đánh giá hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn.Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 mức độ từ thấp đến cao: 1, 2, 3, 4, 5 Cụ thểlà:
Mức độ 1: Không thực hiện hoặc kết quả thực hiện ở mức độ kém, có viphạm ở mức độ nặng, có tính chất cố ý, gây hậu quả xấu nghiêm trọng
Mức độ 2: Có thực hiện nhưng thực hiện qua loa, mang tính hình thức, kếtquả ở mức độ yếu hoặc có vi phạm ở mức độ vừa phải, có thể gây hậu quả xấunhưng không nghiêm trọng
Mức độ 3: Thực hiện ở mức độ trung bình Đảm bảo thực hiện tương đốiđầy đủ các yêu cầu của công việc theo qui định Có thể có vi phạm, gây tác hạikhông tốt nhưng ở mức độ nhẹ
Mức độ 4: Thực hiện ở mức độ khá Thực hiện đầy đủ, tích cực các yêu cầucủa công việc theo qui định Có thể có sơ xuất nhỏ, lần đầu và không gây tác hạinào
Mức độ 5: Thực hiện ở mức độ tốt Thực hiện đầy đủ, tích cực, tự giác cácyêu cầu hoặc vượt mức các yêu cầu của công việc theo qui định
Trên cơ sở tự đánh giá của tổ chuyên môn, đánh giá ban kiểm tra để xếploại tổ chuyên môn ở các mức sau:
Tốt: Có ít nhất ¾ số tiêu chí đạt ở mức độ 5, các tiêu chí còn lại ở mức độ
4
Khá: Có ít nhất ¾ số tiêu chí đạt ở mức độ 5 và 4, các tiêu chí còn lại đạt ở
mức độ 3
Trang 31Trung bình: Có ít nhất ¾ số tiêu chí đạt ở mức độ 3,4 và 5, các tiêu chí còn
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường THPT.
1.3.4.1 Yếu tố khách quan
Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến nghĩa
vụ, quyền lợi của mọi công dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội; đồng thời có tácđộng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của quốc gia Hiện nay, chúng ta rất cầnđội ngũ nhân lực có chất lượng cao, sáng tạo và tự chủ trong công việc Sự trì trệcủa giáo dục phổ thông trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổimới về nội dung, chương trình và phương pháp, từ đó thúc đẩy việc đổi mới,nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Xuất phát từ những vấn đề trên, đã thúcđẩy tổ chuyên môn trong nhà trường THPT phải không ngừng đổi mới nâng caochất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục THPT
Theo Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI năm
2011 trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: “Pháttriển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao là một đột phá chiến lược Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi
Trang 32mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản
lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [ ,tr.18]
1.3.4.2 Yếu tố chủ quan
a Nhận thức của Ban Lãnh đạo và TTCM
HT trong các trường THPT nói riêng, các nhà QLGD nói chung đều nhậnthức được rằng phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động vàquản lý hoạt động TCM để qua đó tác động một cách có hiệu quả vào quá trìnhnâng cao chất lượng GD trong nhà trường
b Năng lực của Hiệu trưởng và TTCM
Nói đến năng lực tức là nói đến cái “tài” của người quản lý Họ phải nắm
rõ về chuyên môn nghiệp vụ; các văn bản chỉ đạo của cấp trên, có nghệ thuật
QL Từ đó, vận dụng một cách hiệu quả trí tuệ và năng lực của mình vào việcquản lý nhà trường
c Các điều kiện khác
Để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường thì còncần những điều kiện khác như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho côngtác dạy và học phải được tăng cường và liên tục bổ sung, nhất là các thiết bị thựchành và các phần mềm khoa học để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy
Kết luận chương 1
Trang 33TCM là hạt nhân của hoạt động chuyên môn trong nhà trường phổ thông.Các hoạt động của TCM tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ củamình trong quá trình dạy học và giáo dục
Trong chương I, chúng tôi đã phân tích và hệ thống hoá những nội dung
cơ bản và các khái niệm về quản lý, quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, tổchuyên môn, hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường, đặc biệt là nhữngnội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THPT
Để đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyênmôn trong các trường THPT, nhất thiết phải phân tích và đánh giá được thựctrạng hoạt động của TCM trong các trường THPT hiện nay
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH
là khu đô thị loại II, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - XH của Tỉnh Thànhphố Biên Hoà có vị trí ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp huyện VĩnhCửu, phía Tây Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Trảng Bom.Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) và Quận 9 (thành phố
Hồ Chí Minh); Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố BiênHoà có một hệ thống giao thông thuận lợi, diện tích thành phố Biên Hoà 15.466hecta, tổng diện tích tự nhiên là 264.08 km2, với 23 phường và 7 xã, dân số800.000 người (thống kê năm 2011)
Hiện nay, thành phố Biên Hoà tồn tại nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiếntrúc cho thấy một truyền thống văn hoá lâu đời Nhiều di tích lịch sử gắn bó vớiquá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc trên đất Biên Hoà Đặc biệt, Văn miếuTrấn Biên được xây dựng năm 1715 sớm nhất ở Nam bộ, ngày nay Văn miếu
Trang 35được phỏng dựng, tôn tạo trở thành một thiết chế văn hoá giáo dục thời hiện đạicủa Biên Hoà, một thắng cảnh của Đồng Nai
Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU về mục tiêu, nhiệm vụ của thành phốnăm 2013 đã đạt được một số những kết quả khả quan trên các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục Các chỉ tiêu chủ yếu của thành phố trongnăm 2014:
- Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội từ 17.000 – 17.500 tỷ đồng
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,01%
- Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở Riêng phổcập bậc trung học phấn đấu giữ vững số phường, xã đạt chuẩn của Bộ giáo dục –đào tạo (16 phường, xã) Tăng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 02 trường: 01trường tiểu học và 01 trường THCS Lũy kế có 17 trường đạt chuẩn quốc gia:mầm non 4, tiểu học 7 và THCS 6
- Giữ vững 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn cũ,trong đó 65% đạt chuẩn mới 100% trạm y tế có bác sỹ điều chuyển phục vụ ổnđịnh
- Giải quyết việc làm 23.500 lao động Tỷ lệ lao động đang làm việc quađào tạo nghề 64% Tỷ lệ thất nghiệp đô thị 2,12% Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn0.3%
- Diện tích cây xanh đô thị 6,6m2/người
- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh 98%; tỷ lệ hộ dùng điện 99,8%
- Kiềm chế không để gia tăng số vụ phạm pháp hình sự; giảm số vụ tai nạngiao thông
Trang 36- Phấn đấu giải quyết đơn, thư tố cáo đảng viên và tổ chức đảng, giải quyếtkhiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền đạt 95% trở lên; giảm tỷ lệ đảng viên viphạm bị xử lý kỷ luật từ 0,01% - 0,02% vào cuối năm.
2.1.2 Đặc điểm về giáo dục - đào tạo của thành phố Biên Hoà
Do vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm giáo dục của cả nước nên
vì vậy mà thành phố Biên Hòa khá ít trường đại học và thêm nữa là trung tâmhành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nên cáctrường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Đồng Nai hầu như đềunằm ở Biên Hòa Thành phố Biên Hòa có rất nhiều trường THPT, THCS, TH nổibật, chất lượng cao và phân bố rất nhiều ở khu vực trong thành phố đáp ứng chonhu cầu dân số quá tải của thành phố Biên Hòa Thành phố ngày càng phát triển
đã sinh ra nhiều trường dân lập theo chuẩn với chất lượng đào tạo tương đươngcác trường công lập và theo chuẩn quốc tế để đáp ứng cho nhu cầu học tập chohọc sinh trên địa bàn thành phố
Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triểnkinh tế, chính trị của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung, vì vậy trongNghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa X) về mục tiêu, nhiệm
vụ năm 2014 đã nêu rõ:“Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chấtlượng giáo dục đào tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, hướng nghiệp, kỹ năngsống, văn hóa, truyền thống lịch sử, đào tạo nhân lực chất lượng cao Duy trì,nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đã đạt được Nâng cao hiệu quả hoạt độngcác Trung tâm học tập cộng đồng, hội khuyến học, xã hội và gia đình trong giáo
dục toàn diện cho học sinh”
2.1.3 Qui mô trường lớp
Trang 37Thành phố Biên Hoà có 10 trường THPT công lập, quy mô học sinh, cán
bộ và GV thể hiện ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1 Quy mô CB, GV, HS, số lớp của 10 trường THPT
thành phố Biên Hoà năm học 2013 - 2014
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai)
Tổng số trường THPT của thành phố Biên Hòa là 17 trường, trong đó có
01 trường chuyên Lương Thế Vinh, 09 trường công lập (có 3 trường đạt chuẩnquốc gia) và 07 trường ngoài công lập
Năm học 2013 – 2014, 10 trường THPT công lập của thành phố Biên Hòa
có tổng số lớp là 309 với 12,722 học sinh, không tăng không giảm số lớp so vớinăm học 2012 -2013 Với sự quan tâm đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, đếnnay, mạng lưới trường lớp trên địa bàn thành phố ngày càng tăng cả về quy môlẫn chất lượng, phát triển theo cơ cấu hợp lý, với 17 trường THPT đã tạo điềukiện cho học sinh có được chỗ học tập đàng hoàng, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu họctập cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 38Hiện nay, ngành giáo dục tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo quyhoạch mạng lưới trường lớp THPT, chú trọng phát triển các trường THPTchuyên, giải quyết quỹ đất cho trường học theo quy định đối với trường chuẩnquốc gia.
Bảng 2.2 Thống kê giáo dục 02 mặt của học sinh THPT thành phố Biên Hoà trong 03 năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013.
2012 14.73 50.76 30.86 3.57 0.06 85.88 12.30 1.45 0.37 1002012
2013 14.94 52.05 29.9 3.04 0.07 85.15 13.18 1.44 0.23 99,98
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai)
Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm 03 năm gần đây của học sinhTHPT thành phố Biên Hoà (Bảng 2.2), chúng tôi nhận thấy: chất lượng giáo dụctoàn diện của HS các trường THPT thành phố Biên Hoà đã đạt được kết quả khảquan Tỷ lệ HS đạt học lực và hạnh kiểm khá giỏi ngày càng tăng và số lượnghọc sinh có học lực và hạnh kiểm yếu, kém giảm dần Tỷ lệ học sinh đậu tốtnghiệp THPT luôn đạt từ 95% trở lên
2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học
Cơ sở vật chất của các trường THPT đã từng bước được cải thiện rõ rệt.Trường lớp được kiên cố hoá, thiết bị dạy học được trang bị cơ bản đầy đủ, đa sốcác trường đều có phòng máy vi tính được nối mạng internet, phòng tương tác và
Trang 39các thiết bị nghe - nhìn phục vụ hiệu quả cho công tác dạy và học Tuy nhiên,vẫn còn một số trường đang xuống cấp, thiếu thốn (thiếu khu hiệu bộ, phòng thínghiệm thực hành, phòng học bộ môn, phòng y tế ), hầu hết khuôn viên, sânchơi, bãi tập chưa đủ chuẩn Thiết bị giáo dục khá đầy đủ nhưng nhìn chung vẫnlạc hậu Hiệu trưởng nhà trường còn lúng túng trong việc quản lý giáo viên sửdụng đồ dùng dạy học, dẫn đến giáo viên không tích cực sử dụng và rèn luyện
kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học
Cùng với sự quan tâm của Tỉnh và địa phương, ngành cũng sẽ tiếp tục đẩymạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội đểxây dựng, tập trung nguồn vốn để hoàn thành các đề án như xây dựng trườngchuyên mới, xóa phòng học tạm, xây dựng nhà vệ sinh, nước sạch cho cáctrường học, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp, an toàn theo quyđịnh
Bảng 2.3 Thống kê cơ sở vật chất 10 trường THPT thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Trang 40(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 các trường THPT thành phố Biên Hòa)
Ngành giáo dục Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng đã
sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước dành cho ngành học phổthông, chiếm tỷ lệ từ 60% đến 75% ngân sách toàn ngành
2.1.5 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầunhiệm vụ, trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất chínhtrị và đạo đức tốt Ngoài ra, nhiều CBQL và GV còn đang theo học chương trìnhsau đại học và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn
- CBQL: Kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy: có 33 CBQL ở các
trường THPT trong thành phố Biên Hòa có đầy đủ phẩm chất chính trị và trình
độ chuyên môn nghiệp vụ Có 9 CBQL (chiếm tỷ lệ 27,3%) có trình độ trênchuẩn Có 100% CBQL ở các trường THPT được qua đào tạo nghiệp vụ quản lýtrường học
Hầu hết cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo năng lực thamgia công tác quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục, đào tạo trong ngành
Có 8 CBQL đã hoàn tất khóa học chính trị cao cấp (24,3%) và 1 CBQLhoàn tất khóa học chính trị trung cấp (3,03%)
Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành giáo dụcĐồng Nai đã tích cực nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các trường THPT, ởthành phố Biên Hòa đã đưa việc quản lý giáo dục vào nề nếp và nâng hiệu quảqua ứng dụng công nghệ thông tin
Bảng 2.4 Thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT thành phố Biên Hòa