quốc gia.
Bảng 2.2. Thống kê giáo dục 02 mặt của học sinh THPT thành phố Biên Hoà trong 03 năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013.
Năm học
Học lực (%) (Hạnh kiểm %) NghiệpTốt
Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém Tốt Khá T.Bình Yếu
2010 2011 14.43 46.22 34.45 4.76 0.14 86.22 11.47 2.04 0.27 97,27 2011 2012 14.73 50.76 30.86 3.57 0.06 85.88 12.30 1.45 0.37 100 2012 2013 14.94 52.05 29.9 3.04 0.07 85.15 13.18 1.44 0.23 99,98
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai)
Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm 03 năm gần đây của học sinh THPT thành phố Biên Hoà (Bảng 2.2), chúng tôi nhận thấy: chất lượng giáo dục toàn diện của HS các trường THPT thành phố Biên Hoà đã đạt được kết quả khả quan. Tỷ lệ HS đạt học lực và hạnh kiểm khá giỏi ngày càng tăng và số lượng học sinh có học lực và hạnh kiểm yếu, kém giảm dần. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT luôn đạt từ 95% trở lên.
2.1.4 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học
Cơ sở vật chất của các trường THPT đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Trường lớp được kiên cố hoá, thiết bị dạy học được trang bị cơ bản đầy đủ, đa số các trường đều có phòng máy vi tính được nối mạng internet, phòng tương tác và
các thiết bị nghe - nhìn phục vụ hiệu quả cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường đang xuống cấp, thiếu thốn (thiếu khu hiệu bộ, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, phòng y tế ..), hầu hết khuôn viên, sân chơi, bãi tập chưa đủ chuẩn. Thiết bị giáo dục khá đầy đủ nhưng nhìn chung vẫn lạc hậu. Hiệu trưởng nhà trường còn lúng túng trong việc quản lý giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, dẫn đến giáo viên không tích cực sử dụng và rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học.
Cùng với sự quan tâm của Tỉnh và địa phương, ngành cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, tập trung nguồn vốn để hoàn thành các đề án như xây dựng trường chuyên mới, xóa phòng học tạm, xây dựng nhà vệ sinh, nước sạch cho các trường học, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp, an toàn theo quy định.
Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất 10 trường THPT thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
STT Trường Phòng học Phòng theo chức năng
Tổng
số Kiên cố Phòng tin họcPhòng bộ môn Thư viện
1 Lương Thế Vinh 32 32 3 3 1 2 Ngô Quyền 30 30 2 3 1 3 Trấn Biên 45 45 3 16 1 4 Nam Hà 22 22 2 6 1 5 Chu Văn An 12 12 1 2 1 6 Tam Hiệp 18 18 2 2 1 7 Lê Hồng Phong 27 27 2 3 1 8 Nguyễn Trãi 18 18 2 2 1 9 Nguyễn Hữu Cảnh 24 24 1 3 1 10 Tam Phước 40 40 2 5 1 Tổng cộng 268 268 20 45 10
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 các trường THPT thành phố Biên Hòa)
Ngành giáo dục Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng đã sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước dành cho ngành học phổ thông, chiếm tỷ lệ từ 60% đến 75% ngân sách toàn ngành.
2.1.5 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trình độ chuyên môn đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt. Ngoài ra, nhiều CBQL và GV còn đang theo học chương trình sau đại học và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn.
- CBQL: Kết quả thống kê ở bảng 2.4. cho thấy: có 33 CBQL ở các trường THPT trong thành phố Biên Hòa có đầy đủ phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có 9 CBQL (chiếm tỷ lệ 27,3%) có trình độ trên chuẩn. Có 100% CBQL ở các trường THPT được qua đào tạo nghiệp vụ quản lý trường học.
Hầu hết cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo năng lực tham gia công tác quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục, đào tạo trong ngành.
Có 8 CBQL đã hoàn tất khóa học chính trị cao cấp (24,3%) và 1 CBQL hoàn tất khóa học chính trị trung cấp (3,03%)
Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành giáo dục Đồng Nai đã tích cực nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các trường THPT, ở thành phố Biên Hòa đã đưa việc quản lý giáo dục vào nề nếp và nâng hiệu quả qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Bảng 2.4. Thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT thành phố Biên Hòa
STT Trường Số lượng Đảng viên Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đại học Sau đại học Đã học QLGD Cao cấp Trung cấp 1 Lương Thế Vinh 3 3 1 2 3 1 0 2 Ngô Quyền 3 2 2 0 3 1 0 3 Trấn Biên 4 3 4 1 4 0 0 4 Nam Hà 4 3 3 1 4 1 0 5 Chu Văn An 2 2 2 0 2 1 0 6 Tam Hiệp 3 3 3 0 3 2 0 7 Lê Hồng Phong 3 3 2 1 3 1 1 8 Nguyễn Trãi 3 3 3 0 3 0 0 9 Nguyễn Hữu Cảnh 4 4 3 1 4 1 0 10 Tam Phước 4 4 1 3 4 0 0 Tổng 33 30 27 9 33 8 1
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai)
- Tổ trưởng chuyên môn: Đội ngũ TTCM đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Đội ngũ TTCM ở các trường THPT của thành phố Biên Hòa hầu hết là những GV dạy giỏi, năng lực chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm tốt, có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường.
Bảng 2.5. Thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ TTCM các trường THPT thành phố Biên Hòa
STT Trường Số lượng TTCM Đảng viên Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đại học Sau đại học Đã học QLGD Cao cấp Trung cấp 1 Lương Thế Vinh 10 0 6 4 1 0 0 2 Ngô Quyền 8 3 7 1 1 0 0 3 Trấn Biên 11 5 11 0 1 0 0 4 Nam Hà 7 1 7 0 0 0 0 5 Chu Văn An 4 2 3 1 1 0 0 6 Tam Hiệp 4 1 4 0 1 0 0 7 Lê Hồng Phong 8 6 8 0 1 0 0 8 Nguyễn Trãi 6 4 6 0 1 0 0 9 Nguyễn Hữu Cảnh 7 6 6 1 1 0 0 10 Tam Phước 8 8 4 4 0 0 0 Tổng 73 36 62 11 8 0 0
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai)
Qua bảng thống kê (bảng 2.5) cho ta thấy, đội ngũ TTCM đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn là 62 người (tỷ lệ 84,9%) và trên chuẩn là 11 người (15,1%), đảng viên có 36 người (tỷ lệ 49,3%). Tuy nhiên, số người có trình độ lý luận chính trị cao cấp, trung cấp thì không có và số người tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD còn quá thấp chỉ có 8 người (tỷ lệ 10,9%). Do vậy, trong công tác chỉ đạo quản lý hoạt động TCM của các tổ trưởng thường gặp khó khăn, họ quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm. Các trường chưa thật sự quan tâm nhiều tới
việc bồi dưỡng nhận thức chính trị, năng lực quản lý và trình độ trên chuẩn cho đội ngũ TTCM.
- Đội ngũ giáo viên : Các trường THPT thành phố Biên Hòa đang từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ GV theo các tiêu chí: số lượng, cơ cấu, chất lượng và văn hóa tổ chức về tính đồng thuận cùng tinh thần tập thể biết học hỏi, trong đó, đặc biệt quan tâm đến chất lượng giáo viên trên các lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm ... Hiện tại, số lượng GV các ngành học tương đối đủ, chất lượng GV đang dần được nâng cao.
Bảng 2.6. Thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ GV các trường THPT thành phố Biên Hòa năm học 2013-2014
STT Trường Số lượng Đảng viên Trình độ chuyên môn
Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa chuẩn Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng 1 Lương Thế Vinh 94 35 48 51,1 46 48,9 0 2 Ngô Quyền 67 25 54 80,5 13 19,5 0 3 Trấn Biên 103 30 83 80,5 20 19,4 0 4 Nam Hà 71 14 65 91,5 6 8,5 0 5 Chu Văn An 39 11 36 92,3 3 7,7 0 6 Tam Hiệp 69 22 65 94,2 4 5,8 0 7 Lê Hồng Phong 84 38 76 90,5 8 9,5 0 8 Nguyễn Trãi 69 28 65 94,2 4 5,8 0 9 Nguyễn Hữu Cảnh 62 32 56 90,3 6 9,7 0 10 Tam Phước 69 24 60 86,9 9 13,0 0 Tổng 727 239 608 83,6 119 16,3 0
(Nguồn từ các trường THPT trong địa bàn thành phố)
Số liệu từ bảng 2.6 cho thấy: tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, không có giáo viên chưa đạt chuẩn. Số lượng GV trên chuẩn có 119 người (16,3%). Theo quy định tại Thông tư liên bộ số 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV, biên chế giáo viên đối với các trường THPT được bố trí không quá 2,25 GV/ mỗi lớp. Nhìn chung, việc sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên THPT trong thành phố Biên Hòa tương đối hợp lý, phát huy được năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm của đội ngũ GV.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
2.2.1 Khái quát về điều tra thực trạng
Tại thời điểm năm 2014, thành phố Biên Hòa có 10 trường THPT công lập trong đó có 01 trường chuyên của Tỉnh. Để làm căn cứ cho việc phân tích, xác định chính xác và khoa học hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường THPT của thành phố đáp ứng yêu cầu đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trung học; chúng tôi xem xét số liệu điều tra có tính định lượng của các năm học ở các trường THPT trong thành phố Biên Hòa.
Nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động tổ chuyên môn các trường THPT trong thành phố Biên Hòa, chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò để thu thập số liệu về thực trạng của đội ngũ CBQL, TTCM, GV, HS và các nội dung liên quan đến tổ chuyên môn của các trường trong địa bàn thành phố (đính kèm ở phần phụ lục)
2.2.2 Thực trạng
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức
Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hướng tới mục tiêu giáo dục, chiến lược phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.
Qua thăm dò ý kiến của 17 CBQL, 30 TTCM và hơn 200 GV của các trường THPT trong thành phố, chúng tôi nhận thấy các trường đều nhận thức rất rõ về tầm quan trọng, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của TCM trong bộ máy tổ chức, quản lý của nhà trường THPT, thực hiện tương đối đầy đủ, khá tốt các nội dung hoạt động của TCM, được thể hiện cụ thể ở bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7. Kết quả thăm dò thực trạng hoạt động của TCM các trường THPT thành phố Biên Hòa năm học 2013-2014
STT Nội dung hoạt động của tổ chuyên môn Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
1 Lên kế hoạch của tổ chuyên môn từ đầu năm
học 81 19 0 0
2 Tổ chức giảng dạy bộ môn theo đúng phân phối
chương trình của Bộ Giáo dục. 87.8 12.2 0 0
3 Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học. 31.1 32.4 33.8 2.7
4 Sử dụng công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học,
các tiết thực hành trong giảng dạy 16.2 70.3 13.5 0
5 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên. 24.3 55.4 20.3 0
6 Thực hiện các chuyên đề của tổ, viết sáng kiến
kinh nghiệm của giáo viên trong tổ 33.8 36.5 18.5 11.3
7 Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng
dạy của giáo viên (dự giờ, thăm lớp, giáo án ..) 68.9 28.4 2.7 0 8 Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động học tập 43.7 23 25.7 7.7
của học sinh. 9
Tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ôn tập cho học sinh cuối cấp
73 27 0 0
10
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào chuyên môn (tìm hiểu về lịch sử địa phương, về nguồn, thực hiện chuyên đề…)
31 66.2 2.8. 0
Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn từ đầu năm học đều thực hiện khá, tốt (tỷ lệ 100%). Các tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch theo quy trình: nghiên cứu kế hoạch năm học của nhà trường, điều ra cơ bản đối tượng giáo dục, hoặc đối tượng phục vụ thuộc quyền hạn phụ trách, tổng hợp xử lý thông tin, viết dự thảo, thông qua dự thảo cho các tổ viên cùng trao đổi, đi đến thống nhất chung. Hoạt động tổ chức giảng dạy bộ môn theo phân phối chương trình khung của Bộ Giáo dục và công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, ôn tập cho học sinh cuối cấp được đánh giá là thực hiện khá tốt (đạt 100%). Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy của giáo viên (dự giờ, thăm lớp, giáo án ..) chiếm tỷ lệ là 97.3%.
Công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên có 20,3% ý kiến đánh giá trung bình. Giáo viên chưa chủ động trong công tác nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường và tổ chuyên môn chưa có nhiều hoạt động bồi dưỡng đa dạng, phong phú, chỉ chủ yếu tập trung bồi dưỡng ngắn hạn, chứ chưa có kế hoạch bồi dưỡng cho các GV nòng cốt dài hạn theo chiến lược lâu dài. Nội dung sinh hoạt TCM chưa có chiều sâu,
ít bàn về chuyên môn mà chỉ bàn về hành chính, sự vụ, sự việc; tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mức độ thực hiện trung bình và yếu là 36.5%, việc thực hiện các chuyên đề của tổ, viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong tổ chưa được chú trọng, mức độ thực hiện trung bình và yếu chiếm tỷ lệ 29.8%, tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạt động học tập của học sinh mức độ thực hiện còn thấp 66.7%, kế hoạch hoạt động của tổ chưa có các biện pháp thực hiện cụ thể, vì vậy hoạt động TCM chưa mang lại hiệu quả cao.
Hơn nữa, hoạt động TCM là hoạt động đa dạng, có tính chất đặc thù riêng nên Hiệu trưởng đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau để quản lý hoạt động TCM của trường mình, kết hợp kinh nghiệm, khoa học quản lý và cả nghệ thuật quản lý để thực hiện phù hợp với từng đơn vị, nhưng đôi khi Hiệu trưởng quản lý hoạt động TCM quá sâu, chưa thể hiện sự phân cấp rõ ràng, cho nên người TTCM chỉ là những người thừa hành các yêu cầu mà không phát huy được tính chủ động sáng tạo, dẫn dắt TCM để đạt được kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần có những giải pháp cụ thể, thống nhất để người TTCM thực sự trở thành đầu tàu của cả tổ và phát huy hết khả năng tiềm ẩn của họ trong quản lý hoạt động TCM của mình.
2.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT thành phố Biên Hòa
2.2.3.1. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân của giáo viên.
Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường. Ngay từ đầu
năm học, Hiệu trưởng đã chỉ đạo các TCM xây dựng kế hoạch tổ theo quy trình và cách trình bày như kế hoạch năm học của nhà trường, Hiệu trưởng cung cấp