1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đa dạng lưỡng cư ở xã Châu Cường thuộc khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An

147 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HẰNG ĐA DẠNG LƯỠNG CƯ Ở XÃ CHÂU CƯỜNG THUỘC KHU BTTN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Nghệ An, 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HẰNG ĐA DẠNG LƯỠNG CƯ Ở XÃ CHÂU CƯỜNG THUỘC KHU BTTN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60.42.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn: TS. Ông Vĩnh An Nghệ An, 2014 1 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học, các thầy cô giáo, các cán bộ kỹ thuật viên tổ bộ môn Động vật – Sinh lý, khoa Sinh học trường Đại học Vinh, UBND xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, ban quản lí KBTTN Pù Huống, người dân xã Châu Cường và những người thân trong gia đình. Nhân dịp này tác giả bày tỏ lòng cám ơn với những sự giúp đỡ đó. Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Ông Vĩnh An đã hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn, NCS. Đậu Quang Vinh (Viện Sinh Thái và tài Nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) đã giúp đỡ trong các chuyến thực địa cũng như trong quá trình định loại mẫu vật, CN. Hồ Quốc Dân, CN. Nguyễn Văn Nam (Cán bộ KBTTN Pù Huống), ông LôVăn Thoại, anh Lô Văn Thiện, anh Lô Văn Thuận, Lô Văn Thủy, Dương Văn Thanh (Bản Khì, bản Tèo xã Châu Cường). Tác giả cũng trân trọng cảm PGS.TS.Hoàng Xuân Quang, TS. Hoàng Ngọc Thảo đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện luận văn. Xin Trân trọng cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Nguyễn Thị Hằng 2 MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN 0 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 7 2. Mục tiêu 7 3. Nội dung: 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 1.1.Một số nghiên cứu về sự đa dạng của các loài ếch nhái ở Việt Nam 8 1.2 Một số nghiên cứu về ếch nhái ở KBTTN Pù Huống. 14 1.3 Điều kiện tự nhiên KBTTN Pù Huống 15 1.3.1 Vị trí địa lý. 15 1.3.2 Địa hình, địa thế 16 1.3.3 Khí hậu, thủy văn 16 1.3.4 Địa chất,thổ nhưỡng 18 1.4. Điều kiện kinh tế, văn hoá và xã hội 19 1.4.1. Dân số, dân tộc, lao động. 19 1.4.2. Tình hình sản xuất và đời sống 20 1.5. Đa dạng sinh học 21 1.5.1. Hệ thực vật. 21 1.5.2. Hệ động vật. 24 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 26 2.1.1 Thời gian nghiên cứu: 26 2.1.2 Địa điểm: 26 3 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Khảo sát thực địa: Khảo sát theo tuyến, theo sinh cảnh (Hình 1): 26 2.2.2. Phương pháp điều tra thu mẫu trong thực địa 29 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin về loài 29 2.2.4. Phương pháp xử lí mẫu: 29 2.2.5. Phân tích mẫu vật 30 2.2.6. Định loại và phân tích số liệu 31 2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu 32 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 3.1. Thành phần loài ếch nhái ở xã Châu Cường 33 3.2 Đặc điểm hình thái phân loại các lưỡng cư tại xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp. 34 1. Duttraphrynus melanostictus (Schneider, 1799) 34 2. Leptobrachium cf. chapaense (Bourret, 1937) 35 3. Leptolalax eos Ohler, Wollenberg, Grosjean, Hendrix, Vences, Ziegler & Dubois, 2011 37 4. Xenophrys major (Boulenger, 1908) 38 5. Kaloula puchra Gray, 1831 40 6. Microhyla fissipes Boulenger, 1884 41 7. Microhyla heymonsi Vogt, 1911 42 8. Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) 43 9.Fejervarya limnocharis (Gravenhosrt, 1829) 45 10. Limnonectes kuhlli (Tschudi, 1838) 46 11. Limnonectes cf.hascheanus (Stoliczka, 1870) 47 12. Quasipaa veruscospinosa (Bourret, 1937) 49 13. Occidozyga lima ( Gravenhorst, 1829 ) 50 14. Amolops cremnobaatus Inger & Kottelat, 1998 51 15. Babina chapaensis (Bourret, 1937) 52 4 16. Hylarana maosonensis Bourret, 1937 54 17. Hylarana macrodactyla Günther, 1858 55 18. Hylarana nigrovittata (Blyth, 1855) 56 19. Odorana andecsonii (Boulenger, 1882) 58 20. Odorrana bacboensis (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov & Ho, 2003) 59 21.Odorrana orba (Stuart and Bain, 2005) 61 22. Kurixalus bissaculus (Taylor, 1942) 62 23. Polypedates cf.mutus (Smith, 1940) 63 24.Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 65 25.Rhacophorus dennysi Blandfor, 1881 66 26.Rhacophorus orlovi Ziegler và Köhler, 2001 68 27.Rhacophorus rhodopus Liu and Hu, 1960 69 28. Theloderma asperum (Boulenger, 1886) 71 29. Theloderma corticolor Taylor, 1964 72 30.Thelodecma gordoni Taylor, 1964 73 3.3. Tầm quan trọng, giá trị bảo tồn lưỡng cư ở xã Châu Cường 74 3.3.1. Giá trị sử dụng của các loài lưỡng cư ở KVNC 74 3.3.2. Các loài quý, hiếm, có giá trị bảo tồn 75 Tình trạng bảo tồn các loài lưỡng cư ở xã Châu Cường 75 3.4. Áp lực đe dọa lên LCBS 76 3.4.1. Dân số, mức sống, dân trí 76 3.4.2. Sinh kế: 76 3.4.3. Một số biện pháp về quản lí, bảo tồn 79 KẾT LUẬN VẦ KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Trang Bảng: Bảng 1.1 : Đặc điểm khí hậu thủy văn một số trạm ở Tây Nghệ An 17 Bảng 1.2. Thành phần loài thực vật ở KBTTN Pù Huống 22 Bảng 1.3. Thành phần loài các nhóm động vật ở KBTTN Pù Huống 25 Bảng 2.1 . Các chỉ tiêu hình thái lưỡng cư 30 Bảng 3.1 Thành phần loài ếch nhái ở xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp 33 Hình: Hình 1. Bản đồ vùng nghiên cứu chính và các tuyên khảo sát 28 Hình 2 . Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi (theo Banikov A. G. et al., 1977) 31 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự CN : Cử nhân ĐDSH : Đa dạng sinh học KBTTN : Bảo tồn thiên nhiên. KVNC : Khu vực nghiên cứu pp : Trang (Tiếng Anh) LC : Lưỡng cư. VQG : Vườn quốc gia. tr : Trang 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lưỡng cư (LC) là một trong nhóm động vật có giá trị kinh tế cao. Chúng không chỉ dùng làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, làm cảnh, mà còn là một mắt xích trong hệ sinh thái. Trong tự nhiên, các loài LC là thiên địch của rất nhiều loài sâu bọ phá hoại mùa màng, tiêu diệt một số lớn vật chủ trung gian như ruồi, muỗi, ấu trùng thân mềm và giun. Tại Nghệ An đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành ở các các vùng khác nhau như KBTTN Pù Huống, KBTTN Pù Hoạt và VQG Pù Mát. Ở KBTTN Pù Huống đã có một số nghiên cứu về lưỡng cư bò sát của Hoàng Xuân Quang và cs. (2005, 2008). Tuy nhiên, chưa phản ánh được tính đa dạng của vùng. Trong phạm vi của KBTTN Pù Huống, xã Châu Cường chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng cảnh quan ở đây khá đa dạng và là vùng giao thoa giữa KBTTN Pù Huống với vùng đệm, chắc chắn có sự đa dạng cao về LC. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác tài nguyên và tác động của người dân địa phương ở khu vực này đang diễn ra phức tạp, khó kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến ĐDSH, trong đó có LC. Chính vì vậy, nhằm đánh giá tính đa dạng các loài LC cũng như những biến động của chúng tại KVNC, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đa dạng lưỡng cư ở xã Châu Cường thuộc KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu Xác định thành phần loài lưỡng cư ở xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp thuộc KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An. Và đánh giá các tác động lên khu hệ LC ở đây nhằm phục vụ công tác bảo tồn. 3. Nội dung: - Thành phần loài lưỡng cư ở xã Châu Cường, thuộc KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An. - Mô tả đặc điểm hình thái các loài LC tại khu vực nay. - Đánh giá tác động hoạt động sinh kế của con người đối với LC tại KVNC - Đề xuất một số biện pháp bảo vệ đa dạng LC tại KVNC. 8 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số nghiên cứu về sự đa dạng của các loài lưỡng cư ở Việt Nam Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam có quá trình phát triển khá lâu. Thế kỷ XVII, Danh y Tuệ Tĩnh trong cuốn “Nam Dược Thần hiệu” đã ghi nhận một số vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái [53]. Nghiên cứu về lưỡng cư - bò sát ở Việt Nam được chia làm hai thời kỳ Thời kỳ đầu (từ 1954 kể về trước) chủ yếu được nghiên cứu bởi các nhà khoa học nước ngoài: Morice ( 1875), Tirant G (1885), Bourret (1920, 1937,1939, 1942), Cuvier (1829), Smith (1921, 1922, 1924), Boulenger (1903, 1927), Angel (1927, 1928, 1933) đã mô tả 84 loài LC ở Việt Nam. Trong tác phẩm: Les Batraciens de I’Indochine , 1942 Bourret đã mô tả tương đối đầy đủ nhất 171 loài và phân loài ếch nhái cho khu vực Đông Dương [43]. Như vậy, những nghiên cứu chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành đặt nền móng cho khoa học động vật nói chung và bộ môn Herpetology phát triển. Thời kỳ thứ hai (Từ 1954 trở lại đây) các nhà động vật học Việt Nam với sự cộng tác với các nhà khoa học nước ngoài đã nghiên cứu sâu và rộng hơn về lĩnh vực này: Năm 1956, Đào Văn Tiến nghiên cứu khu hệ Động vật có xương sống ở Vĩnh Linh, thống kê có 12 loài ếch nhái, bò sát, bổ sung cho vùng nghiên cứu 3 loài và mô tả một loài mới [97]. Sau đó là hàng loạt những đợt khảo sát do cán bộ Viện sinh vật học, Khoa sinh vật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I tiến hành trên nhiều địa phương của miền Bắc nước ta. Tuy nhiên kết quả khảo sát chỉ mới dừng lại ở những báo cáo khoa học mà chưa được công bố trên các tạp chí hay sách chuyên khảo. Tổng kết thời kỳ này Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê ở Miền Bắc ghi nhận 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ (1981) [16]. Năm 1977 đã có nhiều khảo sát do Viện Sinh vật học thuộc Viện khoa học Việt [...]... đó có 22 loài lưỡng cư, đã ghi nhận có mẫu ở các điểm và tuyến điều tra trên tổng số 95 loài LCBS ở KBTTN Pù Huống [33] Lê Vũ Khôi và cs (2011) điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã thống kê được 25 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ [14] 1.3 Điều kiện tự nhiên KBTTN Pù Huống 1.3.1 Vị trí địa lý Khu BTTN Pù Huống nằm trên địa giới hành chính của 12 xã thuộc 5 huyện, bao gồm: xã Quang Phong, Cắm... loài mới thuộc giống Rana: Rana bacboensis và R megatympanum ( Nghệ An) , R banaorum và R morafkai (Gia Lai), R daorum và R hmongorum (Lào Cai) Các loài này sau này được chuyển sang giống Odorrana [58] Ohler (2003) mô tả loài mới Ophryophryne gerti và O hansi ở Langbian, tỉnh Lâm Đồng [73] Orlov et al (2003) mô tả loài Rana trankieni ở tỉnh Sơn La Năm 2007, loài này được chuyển sang giống Odorrana [74]... Tử, tỉnh Bắc Giang [94] Năm 2011 Điều tra về thành phần loài lưỡng cư tiếp tục được mở rộng: Lê Nguyên Ngật và cs đã thống kê 59 loài ếch nhái thuộc 9 họ, 3 bộ thuộc khu hệ Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình) [26]; Lê Vũ Khôi và cs điều tra tại KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An đã thống kê được 25 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 1 bộ [14]; Nguyễn Kim Tiến ghi nhận 32 loài ếch nhái thuộc. .. loài Lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ ở xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc [20] và 19 loài thuộc 6 họ, 2 bộ ếch nhái ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ghi nhận [19]; Nguyễn Thiên Tạo ghi nhận 29 loài ếch nhái thuộc 7 họ, 3 bộ ở khu vực rừng núi Pi Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng [48]; Nguyễn Văn Sáng và cs đã ghi nhận 29 loài ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ tại VQG Xuân Sơn, tỉnh. .. Quang Phong và Cắm Muộn thuộc huyện Quế Phong; - Phía Nam giáp xã Bình Chuẩn của huyện Con Cuông: các xã Nga My, Xiêng My của huyện Tương Dương và xã Nam Sơn của huyện Quỳ Hợp; - Phía Đông giáp các xã Châu Phong, Châu Thành, Châu Cư ng và Châu Thái của huyện Quỳ Hợp; 16 - Phía Tây giáp các xã Yên Thắng, Yên Tĩnh và Yên Hòa của huyện Tương Dương 1.3.2 Địa hình, địa thế Khu BTTN Pù Huống nằm trải dài ở. .. Phong); xã Nam Sơn, xã Châu Cư ng và xã Châu Thái ( huyện Quỳ Hợp); xã Châu Hoàn, xã Diễn Lãm ( huyện Quỳ Châu) ; xã Bình Chuẩn ( huyện Con Cuông); và các xã Nga My, Yên Hòa, Yên Tĩnh và xã Xiêng My ( huyện Tương Dương ) cách thành phố Vinh 130km về phía Tây Tây Bắc, có tọa độ địa lý như sau: Từ 19015’5” đến 19028’31”vĩ độ Bắc; Từ 104044’27” đến 10501’9” kinh độ Đông Ranh giới hành chính - Phía Bắc giáp xã. .. mẫu vật, chúng tôi ghi nhận có 30 loài ếch nhái thuộc 17 giống, 6 họ ở xã Châu Cư ng Mô tả của từng loài được trình bày dưới đây theo hệ thống phân loại của Nguyen et al (2009) và tham khảo Frost (2012) Bảng 3.1 Thành phần loài ếch nhái ở xã Châu Cư ng, huyện Quỳ Hợp TT Tên khoa học Tên phổ thông AMPHIBIA 1 LỚP LƯỠNG CƯ ANURA I Bufonidae Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) Bộ Không đuôi Họ Cóc... KBTTN Pù Huống Năm 1994 - 1995, FIPI đã tiến hành nghiên cứu khảo sát đa dạng sinh học KBTTN Pù Huống đã thống kê được 17 loài lưỡng cư thuộc 3 bộ, 18 họ [2] 15 Năm 2003 - 2004, Bộ môn Động vật - Trung tâm môi trường và phát triển nông thôn (Trường Đại học Vinh) triển khai đợt nghiên cứu đánh giá nhanh đa dạng sinh học KBTTN Pù Huống, thu thập dẫn liệu về ĐDSH các nhóm động vật trong đó có LCBS nhằm... Trong đó đã nêu ra đặc điểm phân bố theo sinh cảnh 19 loài lưỡng cư và đề xuất một số biện pháp bảo tồn [38] Năm 2005, Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung (2005) điều tra sơ bộ các loài LCBS ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An, đã thống kê được 87 loài LCBS trong đó có 25 loài lưỡng cư [36] Năm 2008, Hoàng Xuân Quang và cs đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái phân loại,... nghiên cứu đa dạng các loài LC ở Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang bao gồm 23 loài thuộc 6 họ, 2 bộ [24]; Lê Thị Thùy Dương và cs Khi điều tra hiện trạng rừng phòng hộ thuộc tỉnh Đồng Nai năm 2008 đã ghi nhận được 23 loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ [12]; Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba đã điều tra và ghi nhận 46 loài ếch nhái thuộc 23 giống, 12 họ, 1 bộ tại KBTTN Đăk Rông, tỉnh Quảng Trị [6]; Ngô Thái Lan và cs . cứu Đa dạng lưỡng cư ở xã Châu Cư ng thuộc KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An . 2. Mục tiêu Xác định thành phần loài lưỡng cư ở xã Châu Cư ng, huyện Quỳ Hợp thuộc KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An. . NGUYỄN THỊ HẰNG ĐA DẠNG LƯỠNG CƯ Ở XÃ CHÂU CƯỜNG THUỘC KHU BTTN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Nghệ An, 2014 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HẰNG ĐA DẠNG LƯỠNG CƯ Ở XÃ CHÂU CƯỜNG THUỘC KHU BTTN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60.42.01.03 LUẬN

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w