Sinh kế:

Một phần của tài liệu Đa dạng lưỡng cư ở xã Châu Cường thuộc khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Trang 78)

29. Theloderma corticolor Taylor, 1964

3.4.2.Sinh kế:

Do diện tích đất nông nghiệp ít, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng nên có các loại hình sinh sống:

- Đốt rừng làm nương rẫy

Hoạt động phát nương làm rẫy ở Châu Cường rất phổ biến do diện tích canh tác lúa nước rất ít. Chủ yếu là phát nương làm rẫy. Diện tích lúa nước là 212,24ha; trồng cây ngắn ngày (193,6 ha); lâu năm (349,08ha).

Hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh học nói chung và động vật rừng nói riêng. Để có đất canh tác toàn bộ cây rừng bị chặt hoàn toàn, hệ sinh thái đất cũng bị ảnh hưởng do bị đốt lửa. Sau vài ba vụ trồng trọt đất không những bị bỏ hoang do bạc màu và bị rửa trôi ở tầng đất mặt mà sinh cảnh sống của các loài cũng bị biến mất.

Diện tích đất canh tác làm nương chỉ sử dụng được 3 – 4 vụ tương đương 2 – 3 năm là đất bị bạc màu không canh tác được nữa, người dân lại phá rừng làm nương rẫy mới. Nếu không có biện pháp quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ thì diện tích rừng bị phá ngày một tăng lên. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái sinh và phát triển của thực vật rừng cũng như mơi cư trú của động vật hoang dã.

Hoạt động phát nương làm rẫy không chỉ ảnh hưởng đến việc mất sinh cảnh sống mà còn tác động đến lưỡng cư, bò sát trong khu bảo tồn. Để canh tác trên nương rẫy người dân địa phương bắt buộc phải sống lâu dài trong rừng bằng cách làm các lán và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cư trú lâu dài trong nương rẫy thì việc bổ sung thực phẩm tự nhiên từ rừng là việc tối cần thiết. Do đó hoạt động săn bắt lưỡng cư, bò sát làm thực phẩm là phổ biến của hoạt động phát nương làm rẫy. Bên cạnh đó, hoạt đông chăn nuôi gia súc (trâu, bò dê), gia cầm (gà, vịt, ngan), chó, mèo góp phần làm nhiễu động môi trường sống tự nhiên của động vật hoang dã, trong đó có LC (Phụ lục 6)

- Khai thác gỗ:

Khai thác gỗ trong KVNC sử dụng tại chỗ (Làm nhà, xây dựng…) vẫn diễn ra thường xuyên

Khai thác gỗ trái phép với mục đích thương mại cũng diễn ra liên tục. Khai thác trực tiếp là người dân địa phương, họ tập trung thành từng nhóm từ 3–5 người sử dụng cưa xăng để đốn và sơ chế gỗ trong rừng rồi dùng trâu kéo về bản.

Nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà của người dân sống quanh vùng là rất lớn. Mỗi hộ gia đình làm nhà với diện tích 8 x 12 m phải sử dụng hết 30 m3 gỗ. Do cuộc sống khó khăn không có tiền trả tiền công cho người dựng nhà cho nên người dân tại đây phải bán gỗ lấy tiền, trung bình cứ 3 m3 gỗ khai thác được người dân bán 2 m3 còn giữ lại 1 khối để làm nhà. Như vậy muốn dựng được một ngôi nhà thì phải tiêu tốn mất 80 m3 gỗ.

Hoạt động khai thác gỗ tàn phá cảnh quan, mất môi trường sống của các loài trong động vật trong đó có Lưỡng cư. Bên cạnh đó, nhu cầu bổ sung thực phẩm khi sống trong rừng lâu ngày nên dẫn đến việc Săn bát LC làm thực phẩm thường xuyên diễn ra. Hoạt động này dẫn đến việc tận thu LC làm suy giảm số lượng rất n hanh, có nhiều loài dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng tại KVNC. Các điểm nóng khai thác gỗ trong KVNC gặp ở bản Khì, bản Tèo. (Phụ lục 6)

-Khai thác lâm sản phi gỗ (song, mây, măng, dương xỉ, chuối rừng, chay, củi). Hoạt động này thường xuyên xảy ra: Do công việc có tính chất nhẹ hơn so với khai thác gỗ, nên hoạt động này chủ yếu tập trung vào nhóm tuổi nhỏ (Trẻ em trên 13 tuổi và người già). Khai thác các sản phẩm này phục vụ đời sống hàng ngày (Măng, rau rừng...) và sử dụng vào mục đích thương mại (Song, mây, tre, nứa, than...) cũng làm cạn kiệt tài nguyên rừng, hủy hoại môi trường sống hoặc làm môi trường sống của LC co hẹp lại: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm số lượng cá thể cũng như suy giảm loài LC trong KVNC. (Phụ Lục 6)

- Khai thác đá, quặng:

Trên địa bàn Châu Cường có 05 Doanh Nghiệp khai thác đá: Nhật Việt, Thành An, Hải Hà, Phủ Quỳ ,Khoáng sản 4. Hoạt động này làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất đi sinh cảnh sống của các loài động vật. Đặc biệt là tình trạng khai thác quặng, đá đã làm ô nhiễm nặng nguồn nước các dòng sông, mất dần cảnh quan. Bên cạnh đó, hoạt động nổ mìn thường xuyên, vận chuyển đá bằng các xe cơ giới hạng nặng gây

chấn động đối với khu vực nghiên cứu đặc biệt là với động vật nói chung và lưỡng cư nói riêng.(Phụ Lục 6)

Một phần của tài liệu Đa dạng lưỡng cư ở xã Châu Cường thuộc khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An (Trang 78)