Điển hình có các công trìnhnghiên cứu của Phạm Hồng Ban 2000 [1], Nguyễn Anh Dũng 2002 [14],Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự 2004 [39]… Để tiếp tục góp phần vào việc nghiên cứu tính đa dạng
Trang 1-LÂM THỊ NGỌC NGA
ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) TẠI HAI XÃ MÔN SƠN
VÀ CHÂU KHÊ THUỘC HUYỆN CON CUÔNG , TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGHỆ AN - 2014
Trang 2-LÂM THỊ NGỌC NGA
ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) TẠI HAI XÃ MÔN SƠN
VÀ CHÂU KHÊ THUỘC HUYỆN CON CUÔNG , TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60.42.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ANH DŨNG
NGHỆ AN - 2014
Trang 3Để hoàn thành luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, giúp
đỡ chu đáo của TS Nguyễn Anh Dũng, xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của TS ĐỗNgọc Đài, Kỹ sư Lê Vũ Thảo (Nguyên cán bộ Phân viện điều tra rừng BắcTrung Bộ)
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đạihọc, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học cùng quý thầy, cô giáo Bộ môn Thực vậttrường Đại học Vinh; Trạm kiểm lâm, Đồn Biên phòng cũng như chính quyền
và nhân dân hai xã Môn Sơn và Châu Khê huyện Con Cuông Tỉnh Nghệ An
đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người thân trong gia đình, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Lâm Thị Ngọc Nga
Trang 41 Dạng sống
Ph Phanerophytes: Cây có chồi trên đất
Mg Mega-phanerophytes: Cây có chồi trên đất lớn
Me Meso-phanerophytes: Cây có chồi trên đất vừa
Mi Micro-phanerophytes: Cây có chồi nhỏ trên đất
Na Nano-phanerophytes: Cây có chồi lùn trên đất
Lp Liano-phanerphytes: Cây leo có chồi trên đất
Ep Epiphytes-phanerophytes: Cây sống bám có chồi trên đất
Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes: Cây sống ký sinh, bán ký sinh
Hp Herbo-phanerophytes: Cây có chồi trên, thân thảo
Ch Chamaephytes: Cây có chồi sát đất
Hm Hemicriptophytes: Cây có chồi nửa ẩn, chồi ngang mặt đất
Cr Criptophytes: Cây có chồi ẩn chồi nằm dưới mặt đất
Th Theophytes: Cây một năm
2 Phân bố
1 Yếu tố toàn thế giới
2 Yếu tố liên nhiệt đới
2.1 Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Úc – châu Mỹ
2.2 Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Phi – châu Mỹ
2.3 Yếu tố nhiệt đới châu Á –Châu Úc – châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương
3 Yếu tố cổ nhiệt đới
3.1 Yếu tố nhiệt đới châu Á – châuÚc
3.2 Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Phi
4 Yếu tố châu Á nhiệt đới
4.1 Yếu tố lục địa Đông Nam Á – Malaixia
4.2 Lục địa Đông Nam Á
4.3 Yếu tố lục địa Đông Nam Á – Hymalaya
4.4 Đông Dương – Nam Trung Quốc
Trang 55 Yếu tố ôn đới
5.1 Ôn đới châu Á – BắcMỹ
5.2 Ôn đới cổ thế giới
5.3 Ôn đới ĐịaTrung Hải
5.4 Đông Á
6 Đặc hữu Việt Nam
6.1 Gần đặc hữu Việt Nam
7 Yếu tố cây trồng và nhập nội
3 Công dụng
M Cây làm thuốc
F Cây làm thức ăn, lương thực, nuôi gia súc
E Cây lấy tinh dầu
Oil Cây lấy dầu béo
CS Cộng sự
Trang 61.5.1 Trên thế giới 191.5.2 Ở Việt Nam 20Bảng 3.6 Các loài bổ sung cho danh lục họ Lauraceae ở VQG Pù Mát 45
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1.5.1 Trên thế giới 191.5.2 Ở Việt Nam 20Bảng 3.6 Các loài bổ sung cho danh lục họ Lauraceae ở VQG Pù Mát 45
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1.5.1 Trên thế giới 191.5.2 Ở Việt Nam 20Bảng 3.6 Các loài bổ sung cho danh lục họ Lauraceae ở VQG Pù Mát 45
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Họ Long não là một họ tương đối lớn gồm khoảng 55 chi và trên 2.500loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vùngĐông Nam Á và Braxin [54]
Hầu hết các cây thuộc họ Long não đều chứa tinh dầu, trong đó phải kểđến một số cây có hàm lượng tinh dầu cao như: Quế, Long não, Màng tang ngoài ra một số cây còn dùng làm thuốc, làm cảnh, cây ăn quả [31]
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến họ Longnão như Lê Khả Kế (1969 - 1976) [22]; Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến(1978) [13]; Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984) [4], Phạm Hoàng Hộ(1999 - 2000) đã vẽ hình và mô tả các loài thuộc họ Long não với 243 loàithuộc 18 chi [18]
Nghiên cứu đầy đủ nhất về họ Long não là công trình của Nguyễn KimĐào (2003) Tác giả đã nghiên cứu về đa dạng và phân bố của các loài trong
họ Lauraceae ở các khu vực khác nhau trên cả nước Kết quả được tổng hợp
và giới thiệu trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" với 265 loài thuộc
21 chi [16]
Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm ở 18o46’ vĩ độ Bắc và 104o24’ độ kinhĐông thuộc tỉnh Nghệ An Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên địa giới hànhchính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, và Tương Dương, đường ranh giớiphía Nam của Vườn Quốc Gia chạy dọc theo đường biên giới Việt Lào VườnQuốc Gia Pù Mát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưatrung bình hàng năm ở đây là 1.800mm và nhiệt độ trung bình 23,5oC Vớidiện tích vùng lõi rộng 94.804 ha và vùng đệm rộng 86.000 ha
Vườn quốc gia Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quýhiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta Vườnquốc gia này có thảm thực vật phong phú với 2.494 loài thực vật, thuộc 931chi, 202 họ, trong đó có 37 loài trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài trong sách
Trang 8đỏ quốc tế Cho đến nay đã có 1.144 loài thực vật có mạch được ghi nhận làphân bố ở Pù Mát.
Ở đây đã có nhiều công trình nghiên cứu thực vật theo hướng đa dạngthực vật của các taxon bậc cao như lớp, ngành Điển hình có các công trìnhnghiên cứu của Phạm Hồng Ban (2000) [1], Nguyễn Anh Dũng (2002) [14],Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [39]…
Để tiếp tục góp phần vào việc nghiên cứu tính đa dạng và giá trị trị về hệ
thực vật ở vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát, chúng tôi chọn đề tài: “Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ Long não (Lauraceae) tại hai xã Môn Sơn và Châu Khê thuộc huyện Con Cuông , tỉnh Nghệ An ”.
2 Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần loài thực vật, đánh giá tính đa dạng và phân tíchthành phần hóa học tinh dầu một số loài có giá trị của họ Long não(Lauraceae) ở hai xã Môn Sơn, Châu Khê thuộc huyện Con Cuông, tỉnhNghệ An
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới
Việc nghiên cứu thực vật trên thế giới diễn ra từ rất sớm, những côngtrình mô tả đầu tiên về thực vật xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn(3.000 năm TCN) [41] và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) tiếp sau đó là
ở Hy Lạp cổ và La Mã cổ cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật
Théophraste (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương
pháp phân loại thực vật [theo 13] Trong hai tác phẩm “Lịch sử thực vật” và
“Cơ sở thực vật” dựa trên nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài và sinh cảnh
sống của thực vật, ông đã mô tả được khoảng 500 loài cây trồng và cây hoangdại Nguyên tắc phân loại hình thái và sinh thái được coi là cơ sở trong cáchphân loại của ông Tiếp đến là nhà bác học La Mã Plinus (79 - 24 TCN) viết
bộ “Lịch sử tự nhiên” đã mô tả gần 1.000 loài cây làm thuốc và cây ăn quả.
Sau đó Dioseoride (20 - 60 sau CN) một thầy thuốc của Tiểu Á đã viết cuốn
sách “Dược liệu học”, trong đó ông nêu được hơn 500 loài cây và đã xếp
chúng vào các họ khác nhau [theo 13]
Trong suốt thời kỳ Trung cổ, phân loại học thực vật cũng như các ngànhkhoa học khác không phát triển được do sự thống trị của giáo hội
Sau một thời gian dài, đến thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sựphát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo phát triển mạnh phân loại
học thực vật, đánh dấu bởi 3 sự kiện quan trọng đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI; việc thành lập các vườn bách thảo (TKXV - XVI)
và biên soạn cuốn “Bách khoa toàn thư về thực vật” Các sự kiện đó là những
cơ sở cho các nhà nghiên cứu thực vật
Nhà tự nhiên học người Anh, Jonh Ray (1628 - 1705) đã mô tả 18.000
loài thực vật trong cuốn “Lịch sử thực vật” Ông đã chia thực vật thành 2
nhóm lớn: nhóm bất toàn (gồm nấm, rêu, dương xỉ, các loài thực vật thủy
Trang 10sinh) và nhóm hiển hoa (có hoa, gồm các thực vật 1 lá mầm và 2 lá mầm).Cũng trong thời gian đó, Journefort (1656 - 1708) dùng tính chất của trànghoa làm cơ sở phân loại, ông chia thực vật có hoa thành nhóm không cánh vànhóm có cánh hoa
Tiếp sau đó Linnee (1707 - 1778) là người được mệnh danh là “Ông tổ”của phân loại học, nhà tự nhiên học Thụy Điển Công trình nghiên cứu của
ông đã đạt đến đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật Trong tác phẩm “Hệ thống tự nhiên” của mình ông đã mô tả khoảng 10.000 loài cây và sắp xếp
vào một hệ thống nhất định Ông đã đề xướng cách đặt tên sinh vật rất chặtchẽ và thuận tiện, mỗi tên cây được gọi bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại
mà ngày nay chúng ta còn sử dụng Ông cũng là người xây dựng nên hệ thốngphân loại gồm 7 đơn vị: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài [theo 41]
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX phân loại thực vật được dựa trên cơ
sở các mối quan hệ tự nhiên của thực vật, dựa vào toàn bộ (hay số lớn) tínhchất chung của chúng Có rất nhiều hệ thống phân loại ra đời: hệ thống phânloại của Bernard Jussieu (1699 - 1777) và Decandol (1778 - 1836) đã mô tảđược 161 họ và đưa phân loại trở thành một môn khoa học Robert Brown(1773 - 1858) là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ về tùng và bách tuế từ đódẫn đến chia thực vật thành 2 nhóm đó là hạt trần và hạt kín [theo 41]
Cho đến thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự pháttriển mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia Phân loại học ngày càng đi sâu nghiêncứu bản chất của sinh vật Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị các cuốnthực vật chí lần lượt ra đời: Thực vật chí Anh (1869), Thực vật chí Ấn Độ 7tập (1872 - 1897), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Malayxia(1922 - 1925)
Đến năm 1993, Watters và Hamilton đã thống kê được trong các tácphẩm nghiên cứu thì trong suốt 2 thế kỷ qua đã có 1,4 triệu loài thực vật đãđược mô tả và đặt tên Cho đến nay vùng nhiệt đới đã xác định được khoảng
Trang 1190.000 loài, trong đó vùng ôn đới Bắc Mĩ và Âu - Á có 50.000 loài được xácđịnh [theo 35]
1.2 Tình hình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam
Quá trình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam diễn ra chậm hơn các nướckhác, nhưng những giá trị để lại đã đánh giá được sự cố gắng, nổ lực của cácnhà khoa học thông qua các công trình nghiên cứu của họ
Thời gian đầu chỉ có các nhà nho, thầy lang sưu tập các cây có giá trị làm
thuốc chữa bệnh như Tuệ Tĩnh (1623 - 1713) trong 11 quyển “Nam dược thần hiệu” đã mô tả được 759 loài cây thuốc, Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI) trong
“Vân Đài loại ngữ” 100 cuốn đã phân ra cây cho hoa, quả, ngũ cốc…Lê Hữu Trác (1721 - 1792) dựa vào bộ “Nam dược thần hiệu” đã bổ sung thêm 329 vị thuốc mới trong sách “Hải Thượng Y tôn tâm linh” gồm 66 quyển Ngoài ra trong tập “Lĩnh nam bản thảo” ông đã tổng hợp được 2.850 bài thuốc chữa
bệnh [theo 13]
Đến đời nhà Lê, tác giả Nguyễn Trữ trong tác phẩm “Việt Nam thực vật học” cũng đã mô tả được nhiều loài cây trồng Lý Thời Chân (1595) xuất bản
“Bản thảo cương mục” đề cập đến trên 1.000 vị thuốc thảo mộc.
Thời Pháp thuộc, ngoài những tác phẩm cổ điển của Loureiro (1790)
“Thực vật ở Nam Bộ” ông đã mô tả gần 700 loài cây [42]; của Pierre 1907), trong “Thực vật rừng Nam Bộ” đã mô tả khoảng 800 loài cây gỗ Từ
(1879-những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng cho
việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H.Lecomte chủ biên (1907-1951) gồm 7 tập Trong công trình
này, tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các loài thựcvật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương
Trên cơ sở các công trình đã có, Pocs Tamas (1965) đã thống kê ở miềnBắc có 5.190 loài [theo 44] và năm 1969, Phan Kế Lộc thống kê và bổ sungnâng số loài của miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ xếp theo hệthống của Engler, trong đó cơ 5.069 loài thực vật hạt kín và 540 loài thuộc
Trang 12các ngành còn lại [27] Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ
1969-1976, Lê Khả Kế (chủ biên) đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập đã mô tả rất nhiều loài thực vật có mặt ở Việt Nam [22] Thái Văn Trừng (1963 - 1978) trên cơ sở bộ “Thực vật chí Đông Dương”
đã thống kê được hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao cómạch thuộc 1.850 chi và 298 họ [44]
Để phục vụ cho công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, Viện
Điều tra Quy hoạch rừng đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1972
- 1986) giới thiệu khá chi tiết cùng với hình vẽ minh họa các loài thực vật[45] Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố 1900 cây có ích tại ViệtNam [30], Võ Văn chi (1997) công bố từ điển cây thuốc Việt Nam vàđược xuất bản năm 2012 [12]
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1991- 1993) xuất bản tại Canada với 3 tập, 6 quyển và tái bản năm 2000 đã
mô tả được khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam [18] Đâyđược coi là bộ sách đầy đủ nhất về thành phần loài thực vật bậc cao ở ViệtNam góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam, tuy nhiên theo tácgiả thì một số loài thực vật ở hệ thực vật Việt Nam có thể lên tới 12.000 loài Việc đánh giá đa dạng thực vật cho các VQG, các khu bảo tồn thiênnhiên làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách bảo tồn được quan tâmnghiên cứu Trong đó đặc biệt là những công trình của Nguyễn Tiến Bân
(1984) cùng tập thể các giả khác cho ra đời tập “Danh lục thực vật Tây Nguyên” công bố 3.754 loài thực vật bậc cao có mạch, bằng một nửa số loài của hệ thực vật Việt Nam [4] Năm1985, Phạm Hoàng Hộ trong cuốn “Danh lục thực vật Phú Quốc” công bố 793 loài thực vật bậc cao có mạch trong một
diện tích là 592 km2 [17]; Phùng Ngọc Lan (1996) và nnk với công trình:
“Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương” đã công bố 1.944 loài thực vật bậc
cao [24] Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997) đã công bố 3.858 loài thuộc
1.394 chi, 254 họ trong cuốn “Thực vật Sông Đà” [28]; “Đa dạng thực vật có
Trang 13mạch vùng núi cao Sa Pa Phansipan” (1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật
bậc cao thuộc 771 chi và 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan
Si Pan [42]; “Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát” với 1.251 loài thuộc
604 chi và 159 họ [39]; “Đa dạng hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang” với 680 loài, 236 chi và 117 họ [37] “Đa dạng sinh học khu hệ Nấm
và thực vật ở Vườn Quốc gia Bạch Mã” với 332 loài Nấm thuộc 123 chi và
1548 loài thực vật,703 chi thuộc 165 họ [40], Trần Minh Hợi (chủ biên) công
bố cuốn “ Đa dạng tài nguyên Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ” [19] Đây
là những tài liệu nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn các VQG và Khu BTTN
ở Việt Nam
Dựa trên những công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đãcông bố Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê toàn bộ hệ thực vật Việt Nambao gồm 11.373 loài thực vật bậc cao trong đó có 10.580 thực vật bậc cao có
mạch [35] Lê Trần Chấn (1999) với trong công trình “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” đã công bố 10.440 loài thực vật [8].
Hiện nay, các nhà khoa học đang đi theo hướng là nghiên cứu các họthực vật dưới dạng thực vật chí các công trình như: họ Na - Annonaceae củaNguyễn Tiến Bân (2000) [3], họ Đơn nem - Myrsinaceae của Trần Thị KimLiên (2002) [26], họ Cói - Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khôi (2002) [23], họTrúc đào - Apocynaceae của Trần Đình Lý (2005) [29] Đây là những tài liệuquan trọng nhất để làm cơ sở đánh giá thành phần loài của hệ thực vật ViệtNam một cách đầy đủ
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên để phục vụ cho công tácbảo tồn nguồn gen thực vật từ năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã
cho xuất bản cuốn “Sách đỏ Việt Nam” phần thực vật đã mô tả 356 loài
thực vật quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng, được tái bản và bổsung năm 2007 tổng số lên 464 loài thực vật, tăng 108 loài đang bị đe dọangoài thiên nhiên [6]
Trang 14Ở Nghệ An đã có các công trình nghiên cứu ở vùng đệm VQG Pù Mátnhư: Đặng Quang Châu (1999) và cs [9], Nguyễn Thị Quý (1999) [33], PhạmHồng Ban (2000) [1], Nguyễn Nghĩa Thìn (2001) [36], Nguyễn Nghĩa Thìn,Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) [43], Nguyễn Anh Dũng (2002)[14], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [39], Lê Thị Hương,
Đỗ Ngọc Đài (2012) [21] Trong đó điển hình nhất là công trình nghiên cứucủa Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) tác giả đã tổng kết được
hệ thực vật Pù Mát có 2.494 loài thuộc 931 chi, 202 họ của 5 ngành trong
“Đa dạng thực vật vườn Quốc gia Pù Mát”
Như vậy các công trình nghiên cứu ở vùng đệm VQG Pù Mát ở Nghệ
An khá nhiều nhưng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về từng họ thìđang còn chưa phổ biến Vì vậy, nghiên cứu thành phần loài của từng họriêng biệt tại vùng đệm VQG Pù Mát là hướng đi mà chúng tôi lựa chọn
1.3 Tình hình nghiên cứu họ Long não – Lauraceae
Họ Long não (Lauraceae) đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quantâm bởi tính đa dạng, phong phú của nó Người đầu tiên nghiên cứu về taxonnày là Jussieu (1789-1824) Tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu và
công bố về các loài họ Long não (Lauraceae) trong các bộ sách Thực vật chí
Ấn Độ với 16 chi và 250 loài, Trung Quốc có 18 chi và 500 loài, Malaixia 12chi và 200 loài, Đông Dương có 12 chi và 50 loài, Họ Long não trên thế giới
có khoảng 55 chi và trên 2.500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cậnnhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Braxin [54]
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến họ Longnão như Lê Khả Kế (1969 - 1976) [22]; Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến(1978) [13]; Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984) [4], Phạm Hoàng Hộ(1999 - 2000) đã vẽ hình và mô tả các loài thuộc họ Long não với 243 loàithuộc 18 chi [18]
Nghiên cứu đầy đủ nhất về họ Long não là công trình của NguyễnKim Đào (2003) Tác giả đã nghiên cứu về đa dạng và phân bố của các loài
Trang 15trong họ Lauraceae ở các khu vực khác nhau trên cả nước Kết quả đượctổng hợp và giới thiệu trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" với 265loài thuộc 21 chi.
Theo các tài liệu tập “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000
và "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" của Trần Hợp, 2002, họ Long não cónhững đặc điểm như sau:
- Dạng sống: Các chi thuộc họ này thường gặp là những cây gỗ lớn (C parthenoxylon), gỗ trung bình hay gỗ nhỏ (Lindera aggregata), có khi cây bụi (L viridis), ít khi là dây leo ký sinh (chi Cassytha) Cây thường sống lâu năm.
- Dạng thân: Thân gỗ, hiếm khi thân bò (chỉ có 2 loài Cassytha capillaris, C filiformis), thường có thân tròn, rất hiếm khi gặp thân vuông hay
có cạnh Cây có thể phân cành nhiều hay ít Nhánh và cành non thường tròn,
không có lông, một số có lông (L glutinosa), hay có cạnh (Endiandra firma).
Lông bao phủ thường là màu nâu xám, sôcôla, hoặc lông mịn lúc non Cànhnon màu xanh, thường có chồi ngủ đông Trong thân có tế bào tiết dầu thơm,
vì thế vỏ thường có mùi thơm
- Lá: Thường gặp là lá đơn nguyên, mọc cách, ít khi mọc đối, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có nhiều hình dạng như hình bầu dục tròn dài (C magnificum), bầu dục dài (Persea mollis) hay thon hẹp (Beilschmiedia poilanei, L elongata); gốc lá chót buồm hay hình tròn hoặc nhọn; chóp lá có
thể nhọn hay tù hay dạng kéo dài; lá thường chụm ở chót nhánh, mép lá
nguyên; gân lá hình lông chim (L.umbellata) hay có 3 gân chính từ gốc giống như gân hình cung (C sericans) hay hệ gân đơn giản; lá nhẵn hay chỉ có lông
ở một mặt hoặc có lông ở cả 2 mặt, thường có màu nâu; không có lá kèm; lá
có tế bào tiết dầu thơm
- Cụm hoa: Hoa nhỏ mọc thành cụm, hình chùy hay hình xiêm tán giả ở đầu cành hay ở nách lá (C camphora, L.glutinosa) Hoa thường hướng lên ngọn.
- Hoa: Thường gặp là hoa đều, mẫu 3, lưỡng tính, có khi đơn tính Bao
hoa 6 mảnh, xếp 2 vòng Nhị 9 xếp 3 vòng, đôi khi có thêm 1 vòng nhị lép ở
Trang 16gốc chỉ nhị, nhị thường mang 2 túi mật Bao phấn 2-4 ô, mở bằng lỗ nắp đậy.
Bộ nhụy thường có một lá noãn (đôi khi 3 dính lại) tạo thành bầu 1 ô
- Quả: Thuộc loại quả hạch hay quả mọng, thường có đài dính liền phát
triển thành dạng đấu dưới quả, hay đế hoa lớn bao quanh lấy quả trông nhưbầu dưới; quả thường không lông, xoan hoặc tròn
Nhiều loài trong họ Long não được khai thác và sử dụng vào các mụcđích khác nhau như:
- Nhóm cây làm thuốc: Quế thanh (Cinnamomum cassia), Quế rừng (C iners), Bộp lá xoan ngược (Actinodaphne obovata), Bời lời chanh (Litsea cubeba),…
- Nhóm cây cho gỗ: Quế bời lời (C polydelphum), Bời lời trung bộ (L griffithi var annamensis), Quế thanh (C cassia), Re hương (C balansae)
- Nhóm cây cho tinh dầu: khá phong phú với một số đại diện như: Re cuống dài (C longepetiolatum), Quế thanh (C cassia), Long não (C camphora), Bời lời nhớt (L glutinosa), Bời lời đắng (L umbellata), Re trắng mũi mác (Phoebe lanceolata), Re hương (C balansae)…
1.4 Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật
1.4.1 Trên thế giới
Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố thực vật khác nhau và các yếu tốđịa lý đó thể hiện ở 2 nhóm chính đó là yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư Trongcác loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện sự khác biệt giữa các hệ thực vật vớinhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư lại chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vậtvới nhau Nói cách khác yếu tố di cư là yếu tố đã du nhập vào lãnh thổ củakhu hệ thực vật bằng những con đường khác nhau
Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quantrọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào đểhiểu bản chất cấu thành nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và pháthuy giống cây trồng
Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt
địa lý phải kể đến hai công trình “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông
Trang 17Dương” (1926) và “Giới thiệu hệ thực vật Đông Dương” của Gagnepain
(1944) trong đó tác giả đã sắp xếp các loài của hệ thực vật Đông Dương baogồm các yếu tố:
- Yếu tố đặc hữu bản địa:11.9%
- Yếu tố Trung Quốc: 33.8%
- Yếu tố Xích Kim - Hymalaya: 18.5%
- Yếu tố Malaysia và các nhiệt đới: 15.0%
- Yếu tố phân bố rộng và nhập nội: 20.8%
Mỗi hệ thực vật có sự khác biệt về số lượng, tỉ lệ % các yếu tố địa lý.Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố đặc hữu được đánh giá là quan trọng nhất vì
nó thể hiện tính độc đáo, riêng biệt bản chất của mỗi hệ thực vật
1.4.2 Ở Việt Nam
Trên cơ sở những loài thực vật được ghi trong bộ "Thực vật chí đại cương Đông Dương", T Pocs (1965), đã phân tích về địa lý thực vật miền
Bắc Việt Nam [56] và đưa ra bảng thống kê các yếu tố sau:
- Yếu tố bản địa đặc hữu: 39.90%
Trang 18vào khu phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng loài đặchữu bản địa lên 50% (tương tự 45.7% theo Gagnepain và 52.79% theo PocsTamas), còn yếu tố di cư chiếm 39% (trong đó từ Malaysia là 15%, từHimalaya, Vân Nam, Quý Châu là 10% và từ Ấn Độ- Myanma là 14%) [44].Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [35] căn cứ vào các khung phân loại củaPocs Tamas (1965), Ngô Chinh Giật (1993), tác giả đã xây dựng thang phânloại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việcsắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau:
1 Yếu tố thế giới 5 Yếu tố Liên nhiệt đới
2 Yếu tố Cổ nhiệt đới 6 Yếu tố nhiệt đới Châu Á
3 Yếu tố Ôn đới 7 Yếu tố đặc hữu Việt Nam
4 Yếu tố các loài cây trồng
Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đãlần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật các VQG và khuBTTN trong cả nước Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực vật của hệthực vật chính ở VQG Bạch Mã (2003) [40] được chỉ ra như sau:
- Yếu tố toàn cầu: 0.61%
- Yếu tố nhiệt đới: 62.93%
- Yếu tố ôn đới: 3.76%
- Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 25.12%
- Yếu tố cây trồng: 1.64%
Đối với VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [39] đã chỉ
ra các yếu tố địa lý thực vật chính như sau:
- Yếu tố toàn cầu: 2.40%
- Yếu tố nhiệt đới: 65.05%
- Yếu tố ôn đới: 5.35%
- Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 14.19%
- Yếu tố cây trồng: 5.56%
Trang 19Năm 2006, khi nghiên cứu hệ thực vật Na Hang [37], Nguyễn NghĩaThìn đã đưa ra các yếu tố địa lý như sau:
- Yếu tố toàn cầu: 2.58%
- Yếu tố nhiệt đới: 80.21%
- Yếu tố ôn đới: 5.25%
- Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 8.87%
- Yếu tố cây trồng: 0.34%
1.5 Các nghiên cứu về phổ dạng sống
Phân tích dạng sống là một trong những nội dung quan trọng của việcnghiên cứu bất kỳ một hệ thực vật nào Bởi vì, dạng sống là một đặc tính biểuhiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường, nó liên quan chặtchẽ với khí hậu và điều kiện tự nhiên của từng vùng, cũng như mức độ tácđộng của các nhân tố sinh thái Tuy nhiên việc nghiên cứu phổ dạng sống củathực vật cũng chỉ mới được nghiên cứu gần đây
1.5.1 Trên thế giới
Mặc dù cho đến nay đã có rất nhiều cách phân loại dạng sống khác nhau,nhưng khi xây dựng phổ dạng sống của một hệ thực vật nào đó người ta vẫnthường sử dụng cách phân loại của Raunkiaer (1934) vì nó khoa học, đơngiản dễ sử dụng [57] Cơ sở để phân chia dạng sống của Raunkiaer là sự khácnhau về tính thích nghi của thực vật trong thời gian bất lợi của năm Từ tổhợp các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu làm biểu thị đểphân loại, đó là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm.Theo ông có 5 dạng sống cơ bản:
(1) Cây chồi trên đất (Phanerophytes)-Ph
(2) Cây chồi sát đất (Chamaephytes)-Ch
(3) Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes)-Hm
(4) Cây chồi ẩn (Crytophytes)-Cr
(5) Cây một năm (Therophytes)-Th
Trang 20Ngoài ra khi phân tích dạng sống của các cây chồi trên đất (Ph) đượcchia thành 9 nhóm phụ để dễ sử dụng hơn trong các rừng nhiệt đới ẩm, đó là: (1) Cây gỗ lớn cao trên 25m (Mg)
(2) Cây lớn có chồi trên đất cao 8-25m (Me)
(3) Cây nhỏ có chồi trên đất 2-8m (Mi)
(4) Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
(5) Cây bì sinh (Ep)
(6) Cây chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp)
(7) Cây chồi trên đất mọng nước (Suc)
(8) Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
(9) Cây chồi trên đất thân thảo (Hp)
Để thuận tiện trong việc so sánh phổ dạng sống giữa các hệ thực vật vớinhau, Raunkiaer [57] (1934) đưa ra một phổ dạng sống chuẩn dựa trên việctính toán cho hơn 1.000 cây ở các vùng khác nhau trên thế giới:
SN = 46 Ph + 9Ch + 26 He + 8 Cr + 15 Th
1.5.2 Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về phổ dạng sống ở Việt Nam chưa nhiều, tuy nhiêncũng có một số công trình lớn đã đề cập đến vấn đề này Điển hình là côngtrình nghiên cứu của Pocs Tamas (1965) khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc -Việt Nam, ông đã phân tích, lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này và thuđược kết quả như sau [56]:
Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) 4,85%
Cây lớn có chồi trên đất cao 8-30m (Me) 3,80%
Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8,02%
Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9,08%
Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6,45%
Cây chồi sát đất (Ch)
Cây chồi nửa ẩn (Hm) 40,68%
Cây chồi ẩn (Cr)
Trang 21Cây chồi một năm (Ch) 7,11%
đã công bố dạng sống như sau:
SB= 75,71% Ph + 5,78% Ch + 4,83% Hm + 10,23% Cr + 3,45% ThCòn ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004)[39] đã lập được phổ dạng sống:
SB = 78,88% Ph + 4,14% Ch + 5,76% Hm + 5,97% Cr + 5,25% ThNăm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở Khu BTTN NaHang [37]:
SB = 70,14% Ph + 4,33% Ch + 3,50% Hm + 11,98% Cr + 10,05% ThĐối với khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài (2010) [15] đưa ra phổdạng sống như sau:
SB = 84,77% Ph + 4,94% Ch + 2,41% Hm + 3,05% Cr + 4,83% Th
Từ những dẫn liệu trên cho thấy: Vùng nhiệt đới ẩm đặc trưng bởi sự ưuthế của nhóm dạng sống cây chồi trên (Ph), điều này cũng phù hợp với nhữngkết quả nghiên cứu và nhận xét của các tác giả như Raunkiaer (1934), NguyễnNghĩa Thìn (1996), Lê Trần Chấn (1999)…
Riêng phổ dạng sống của họ Long não ở VQG Bạch Mã, theo NguyễnNghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [40], đã lập phổ dạng sống:
SB = 73,33% MM + 22,22% Mi + 2,22% Ep + 2,22%Na
Còn ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn(2004) [39] đã lập được phổ dạng sống cho họ Long não như sau:
SB = 60,50% MM + 34,57% Mi + 1,23% Na + 3,70% Na
Trang 221.6 Nghiên cứu về tinh dầu họ Long Não trên thế giới và ở Việt Nam
Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp và khácnhau về tính chất lý học và hóa học, nhưng có một số đặc tính chung như cómùi thơm, có khả năng bay hơi, dễ tan trong dung môi hữu cơ
Tinh dầu có thể có ở các bộ phận khác nhau như lá, hoa, quả, vỏ vàthân, rễ Trong đời sống thực vật, tinh dầu có vai trò bảo vệ cây khỏi các tácdụng của sâu bệnh, che phủ các vết thương ở cây gỗ, ngăn chặn các bệnh donấm và biến đổi sức căng bề mặt của nước trong cây thúc đẩy sự vận chuyểnnước và tăng cường hiệu quả của các phản ứng enzim Trong đời sống conngười, ngay từ xa xưa, tinh dầu đã được khai thác và sử dụng vào các mụcđích khác nhau Đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học, tinh dầu ngàycàng được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, trong hóa mỹphẩm, trong công nghiệp và y dược học
Các nghiên cứu về tinh dầu trên thế giới và ở Việt Nam chủ yếu tập
trung vào các chi lớn như chi Cinnamomum (chi Long não), chi Litsea (chi
Màng tang)
Long não (Cinamomum) là một chi lớn trong họ Long não (Lauraceae),
gồm tới 250 loài, phân bố từ vùng đại lục châu Á đến khắp vùng Đông Nam Á,Australia và khu vực Tây Thái Bình Dương
Ở nước ta, số loài thuộc chi Long não rất phong phú và đa dạng Năm
1991, Phạm Hoàng Hộ đã mô tả tóm tắt 40 loài và gần đây Nguyễn Kim Đào(2003) đã thống kê được 45 loài (chiếm 16,8% tổng số loài của chi
Cinnamomum trên thế giới và bằng 46,6% số loài ở khu vực Malesian).
Hầu hết các loài thuộc chi Long não (Cinamomum) đều có chứa tinh dầu
hoặc hương thơm, song hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu ở mỗiloài thường khác nhau Một số loài thì thành phần chủ yếu của tinh dầu làcinnamaldehyd, ở những loài khác thì các thành phần ưu thế lại là eugenol,comphor hoặc safrol
Trang 23Tinh dầu cất từ vỏ và từ lá của loài Quế đơn (C cassia) đều chứa tinh
dầu với thành phần tương tự nhau, nhưng hàm lượng tinh dầu trong vỏ caohơn nhiều so với ở lá (1,0 - 4,0% trong vỏ; 0,3 - 0,8% trong lá và chồi non).Tinh dầu từ vỏ có màu nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặng hơnnước với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd (70-95%), ngoài ra cònnhiều hợp chất khác [31] Theo Vernin và cộng sự (1990) thì thành phần hóa
học của tinh dầu cất từ vỏ Quế đơn (C cassia) ở Trung Quốc khá phức tạp, có
tới gần 100 hợp chất và hiện đã xác định được 93 hợp chất, trong đó nhiềunhất là (E)-cinnamic aldehyd (65,5%), các chất khác có hàm lượng đáng kểlần lượt là coumarin (8,7%), cinnamyl acetat (3,6%), methoxycinnamaldehyd(2,7%), benzaldehyd (0,9%), 2-methoxybenzaldehyd (0,7%), benzyl benzoat,cinnamyl alcohol (0,2%), 2-phenyllethyl acetat (0,2%), eugenul acetat (0,2%),(Z)-cinnamic aldehyd (0,1%), 2-phenylethyl benzoat (0,1%) và 3-phenylpropanal (0,1%) Các hợp chất còn lại chỉ ở dạng vết [31]
Nhưng tinh dầu vỏ Quế đơn (C cassia) được sản xuất từ Australia thì
thành phần hóa học lại chỉ gồm khoảng 40 hợp chất, trong đó chủ yếu làcinnamic aldehyd (87,0%), tiếp đến là benzaldehyd (4,7%), 2-phenylethanol(2,5%), 3- phenylpropanal (2,0%), 1,8-cineol (0,7%), 4-ethylguaiacol (0,5%),ethyl cinnamat (0,4%), cuminaldehyd (0,4%), chavicol (0,3%) và counarin(0,3%); các thành phần còn lại chỉ có hàm lượng không đáng kể hoặc vết(Senanayake, 1997) [31]
Tinh dầu từ lá Quế đơn thường có màu nâu đậm và thành phần hóa họcchủ yếu cũng là (E)-cinnamaldehyd (70-90%), ngoài ra còn có coumarin,cinnamyl acetat, 2-methoxycinnamaldehyd, benzaldehyd,
Cũng với tinh dầu lá Quế đơn, nhưng sinh trưởng tại Australia, theoSenanayake (1997), ngoài thành phần chính là cinnamic aldehyd (77,2%) còn
có tới trên 30 hợp chất khác, trong đó đáng chú ý là coumarin (15,3%),cinnamyl aldehyd (3,6%), benzaldehyd (1,2%), 4-ethylguaiacol (0,8%), ethylcinnamic (0,4%) Các thành phần còn lại thường không đáng kể
Trang 24Như vậy hàm lượng của (E)-cinnamic aldehyd cũng như các thành phầnkhác trong tinh dầu vỏ và tinh dầu lá Quế đơn cũng luôn biến đổi dưới tácđộng của các yếu tố di truyền, điều kiện môi trường và thời vụ thu hái.
Ở nước ta, khi phân tích các mẫu tinh dầu Quế đơn (C cassia) khác nhau
đã cho thấy, chúng dao động trong những giới hạn nhất định Tỷ trọng củatinh dầu ở 200C từ 1,045 - 1,072, chỉ số chiết quang 1,602 - 1,604, hàm lượng(E)-cinnamaldehyd từ 80 - 95%, ngoài ra còn có các hợp chất khác nhưcinnamyl acetat, cinnamyl alcohol, coumarin, benzyl benzoat,
Ở Quế thanh (C loureirii), tinh dầu chứa trong vỏ với hàm lượng khá
cao và thay đổi trong khoảng từ 1,0% đến 7,0% Tinh dầu chưng cất từ vỏQuế thanh thường có màu vàng nâu và thành phần chính của tinh dầu cũng là(E)-cinnamaldehyd (80-92,5%); ngoài ra khoảng trên 10 hợp chất khác đãđược xác định, trong đó có các chất 3-phenypropanal, (Z)-cinnamic aldehyd,coumarin, benzaldehyd, eugenol, β-caryophyllen, camphor, linalool [54].Tinh dầu từ lá Quế thanh có màu nâu nhạt và thành phần hóa học có sai khác
rõ với tinh dầu từ vỏ.Ở nước ta, những nghiên cứu hóa học về loài này còn rất
ít, mặc dù đây là loài gần như đặc hữu
Trong vỏ của loài Quế rành (C burmanni) chứa 1,0-4,0% tinh dầu,
thường không màu hoặc có màu vàng nâu nhạt với thành phần chính cũng làcinnamaldehyd (60-85%), các hợp chất khác có hàm lượng đáng kể gồm: 1,8-cineol, α-terpineol, camphor, terpinen-4-ol, borneol, α-pinen, β-caryophyllen,para-cymen, camphen…; không có eugenol Tinh dầu từ lá Quế rành cũnggồm chủ yếu là cinnamaldehyd, nhưng tinh dầu từ vỏ rễ lại có thành phầnchính là camphor [51]
Hàm lượng tinh dầu trong vỏ Quế rành (Cinnamomum burmanni) tương
đối cao (1-4%) Tinh dầu không màu hoặc vàng nâu nhạt, thành phần chủ yếucủa tinh dầu ngoài cinnamaldehyd còn có 1,8-cineol; α-terpineol và camphor,không có eugenol [51] Theo phân tích của Ji Xia-duo và cộng sự (1991) thìthành phần hóa học trong tinh dầu vỏ quế rành sinh trưởng tại Inđônêxia gồm
Trang 25các hợp chất chủ yếu sau: 1,8-cineol (51,4%), α-terpineol (12,5%), camphor(9,0%), terpinen-4-ol (8,5%), borneol (1,8%), α-pinen (1,6%), β-caryophyllen(1,6%), para-cymen (1,0%), β-eudesmol (0,5%), camphen (0,5%), elemon(0,4%), myristicin (0,4%), β-pinen (0,4%), α-humulen (0,3%) và bornyl acetat(0,1%); ngoài ra còn một số hợp chất khác chưa xác định được [51].
Cùng ở Quế rành tại Inđônêxia, tinh dầu cất từ lá lại có thành phần khác vớitinh dầu vỏ Các thành phần đáng kể trong lá gồm: 1,8-cineol (28,5%); borneol(16,5%); α-terpineol (6,4%); para-cymen (6,1%); spathulenol (5,8%); terpinen-4-ol (4,1%); bornyl acetat (3,1%); β-caryophyllen (2,9%); α-pinen (1,9%);cinnamyl acetat (1,5%); myristicin (1,2%); elemol (0,6%); α-humulen (0,4%);linalool (0,4%); camphen (0,2%); β-eudesmol (0,1%) và các thành phần khácchưa xác định được chiếm 8,6% (Ji Xiao-due và cộng sự, 1991) [51]
Tinh dầu vỏ Quế rành thương phẩm trên thị trường thế giới (TheoLawrence và đồng nghiệp, 1993) gồm các thành phần chủ yếu sau: (E)-cinnamaldehyd (62,7-85,8%); α-terpineol (1,3-1,4%); (E)-cinnamal acetat (0,1-0,2%); β-caryophyd (1,0-2,6%); Terpinen-4-ol (1,3-2,3%); phenylpropanal (vết-1,4%); α-copaen (1,0-2,3%); benzaldehyd (0,5-1,2%); linalool (vết-1,6%);coumarin (vết-0,4%) và một số hợp chất khác mà hàm lượng chỉ ở dạng vếthoặc không đáng kể [52]
Hàm lượng tinh dầu trong vỏ Quế rành phân bố tại miền Nam TrungQuốc thường thấp (0,4-0,6%) và thành phần chủ yếu của tinh dầu ngoàicinnamic aldehyd còn có eugenol và safrol [53]
Những dẫn liệu trên đã cho thấy thành phần hóa học của tinh dầu Quếrành khá đa dạng Nó không chỉ phụ thuộc vào thời điểm thu hái, vào tính ditruyền của từng giống mà còn có quan hệ với khu vực phân bố
Hàm lượng tinh dầu ở Quế xây lan (C verum) thường thấp (0,5-2,0%
trong vỏ và 0,7-1,2% trong lá) Tinh dầu từ vỏ cũng chứa chủ yếu là cinnamaldehyd (46,5-89%), các thành phần khác đáng chú ý là limonene, β-caryophyllen, eugenol, linalool, α-pinen, para-cymen… Khác với tinh dầu từ
Trang 26(E)-vỏ, tinh dầu từ lá Quế xây lan lại có thành phần chính là eugenol (60-88%),ngoài ra còn có tới 45 hợp chất khác, trong đó các chất có hàm lượng đáng kể
là linalool, cinnamyl acetat, β-caryophyllen, (E)-cinnamic aldehyd, α-pinen,humulen; 1,8-cineol, para-cymen, và safrol… [49] Hàm lượng và thành phầnhóa học của tinh dầu vỏ và lá quế xây lan thường biến động tùy thuộc vào cácyếu tố di truyền, điều kiện sinh thái, kỹ thuật chưng cất
Trong vỏ rễ Quế xây lan cũng chứa tinh dầu (1-2,8%), thường là chấtlỏng sánh, không màu hay màu nâu vàng nhạt với thành phần chính làcamphor (60%) Song loại tinh dầu này ít được quan tâm vì không có giá trịthương phẩm
Ngoài tinh dầu, trong vỏ của các loài quế còn chứa các hợp chất nhựa dầu,tanin, protein, pentosan, keo nhựa, cellulose, oxalat calcium và các chất khoáng
Long não (C camphora) cũng chứa một lượng đáng kể tinh dầu ở trong
tất cả các bộ phận của cây (1-3% trong gỗ; 0,5-2,5% trong lá và 0,4-15%trong hoa, quả Nhưng trong tinh dầu thì camphor lại là thành phần chủ yếu(trung bình 48-50%) Dựa vào các hợp chất hóa học chủ yếu trong tinh dầu,người ta đã xác định được nhiều nòi hóa học (chemotype) khác nhau trongloài Long não [47]
Chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc, hiện đã phân biệt được 8 nòi hóa học(chemotype): Camphor typ, Borneol typ, α-phellandren typ, Iso-nerolidol typ,Linalool typ, Cineol typ, Sesquiterpen typ và Safrol typ [10], [50]
Ở các loài Vù hương (C porrectum), Re hoa nhỏ (C micranthum) thì
thành phần chủ yếu trong tinh dầu là safrol (70-90%) [48]
Chi Màng tang (Litsea) là một chi lớn của họ Long não (Lauraceae), bao
gồm khoảng 400 loài, phân bố ở khắp các khu vực thuộc vùng nhiệt đới vàcận nhiệt đới trên thế giới, ngoại trừ châu Phi Riêng ở vùng Đông nam Á, chiMàng tang có khoảng 150 loài
Ở nước ta, theo Phạm Hoàng Hộ (1991) thì chi Màng tang có tới 45 loài.Đến năm 2003, Nguyễn Kim Đào đã thống kê được 55 loài Tuy nhiên chỉ
Trang 27một số loài trong chi này là có tinh dầu Các nghiên cứu chính cũng tập trung
vào cây Màng tang (Litsea cubeba)
Ở Việt Nam, trong những công trình nghiên cứu về chi Litsea, Nguyễn
Thị Tâm và cộng sự (2003), đã phân tích thành phần hoá học của tinh dầu quả
và lá cây Màng tang (L cubeba) ở huyện Ba Vì, Hà Tây và tìm thấy thành
phần chính của tinh dầu quả là neral và geranial, trong khi đó thành phầnchính của tinh dầu lá là linalool, 1,8-cineol, sabinen, α-terpineol [55]
Trần Đình Thắng và cộng sự (2005) đã nghiên cứu một số loài trong chi
Litsea ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh 52 hợp chất từ tinh dầu lá Bời lời hương (L euosma) đã được phân tách bằng phương pháp GC và GC/MS, thành phần
chính của tinh dầu là α-pinen (11,81%), sabinen (24,86%) và β-pinen
(13,99%) Chưng cất lôi cuốn hơi nước lá tươi Bời lời clemen (L clemensii)
cho tinh dầu với thành phần chính là limonen (12,52%) và β-caryophyllen
(32,68%) Đối với loài Bời lời hoa đơn (L monopetala), tinh dầu lá loài này
rất giàu β-caryophyllen (40,42%) và limonen (12,43%) Tinh dầu lá Bời lời
đắng (L umbellata) có thành phần chính α-copaen (11,72%), β-caryophyllen(26,12%) và germacren D (16,15%) [34]
Cây Bời lời mọc vòng (L verticillata) được thu hái ở Vườn Quốc gia Cúc
Phương đã được Nguyễn Văn Hùng và cộng sự nghiên cứu (2003) Các tác giả
đã phân lập từ cây này 44 hợp chất, với 26 chất mới từ các bộ phận phía trênmặt đất của cây, trong đó một số hợp chất có khả năng kháng HIV [20]
1.7 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại địa điểm nghiên cứu
1.7.1 Điều kiện tự nhiên
1.7.1.1.Vị trí địa lý
Con Cuông là huyện miền núi vùng cao phía tây nam của tỉnh Nghệ
An, nằm trong khoang thứ hai giải đất miền Trung, sâu vào thềm caonguyên Trấn Ninh Trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh 130 km.Tọa
độ địa lý từ 18046’30” đến 19019’42” vĩ độ bắc, từ 104037’57’’ đến
105003’08’’ kinh độ đông
Trang 281.7.1.2 Phạm vi ranh giới, diện tích
Phía đông nam huyện Con Cuông giáp huyện Anh Sơn; phía tây bắc giáphuyện Tương Dương; phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp; phía tây nam giápnước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới 55,3 km( gồm 3 mốc Quốc giới M4, M5, M6), do 2 đồn biên phòng Môn Sơn và ChâuKhê quản lý
Diện tích tự nhiên 173.381 ha, diện tích sông suối và núi đá 8.446 ha, đấtnông nghiệp 4.035 ha, đất lâm nghiệp 104.663 ha, trong đó có 61.752 ha rừngđặc dụng (55.928 ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Pù Mát và
5824 ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống)
1.7.1.3 Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Khí hậu ở Con Cuông có đặc điểm chung là: Nhiệt đới gió mùa, chịu ảnhhưởng của khí hậu Bắc Trung Bộ Lượng mưa trung bình hàng năm 1517mm; nhiệt độ bình quân 23,30 C; độ ẩm 86%, số giờ nắng bình quân 1576giờ/năm Lượng mưa lớn, tập trung vào các tháng 8,9,10 Gió mùa đông bắcxuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, kèm theo mưa phùnlạnh giá và thường có sương muối Gió Lào xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8gây khô nóng và hạn hán
- Sông suối, thủy văn:
Sông suối ở Con Cuông có ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo địa hình,cảnh quan Dòng sông Lam bắt nguồn từ hợp lưu của sông Nậm Nơn và Nậm
Mộ tại Cửa Rào (Tương Dương) chảy qua địa phận Con Cuông 30 Km Ngoài
ra còn có các sông suối nhỏ như: sông Giăng (Nậm Khăng), khe Mọi, kheChoăng, khe Thơi Phần lớn các khe suối này đổ vào sông Lam thuộc địa giớiCon Cuông
Địa hình của Con Cuông bị chia cắt bởi dòng sông Lam thành hai vùngvới đặc điểm khác nhau rõ rệt Vùng tả ngạn, chủ yếu đồi núi đất, độ cao bìnhquân 500m so với mực nước biển với độ dốc khoảng 200 – 300 Cao nhất là
Trang 29đỉnh Pù Su 899m Vùng hữu ngạn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, bị chia cắtmạnh bởi nhiều núi cao, suối sâu, độ cao bình quân 1000m, độ dốc khoảng
300 – 350 Phía đông bắc vùng dọc đường quốc lộ số 7 cao bình quân 500m,phía tây nam dãy Trường Sơn cao 1.400m, đỉnh Phù Luông cao 1.880m
Về động vật: đã phát hiện 64 loài có vú, 137 loài chim, 25 loài lưỡng
cư, 45 loài cá Trong đó, nhiều loài thú quý như: khỉ, vọc, vượn đen mátrắng, gấu hổ, voi, bò tót Đặc biệt có Sao la – loài động vật quý hiếm ởvùng nhiệt đới
Hình 1.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Con Cuông
Trang 301.7.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.7.2.1 Dân số và thành phần dân tộc
Toàn bộ huyện Con Cuông có 13 xã và thị trấn với hơn 68.000 nhânkhẩu gồm bốn dân tộc chính là Thái, Đan Lai (Thổ), Kinh, Hoa cùng sinhsống Mặc dù, tập quán sinh hoạt của các dân tộc rất khác nhau nhưng họchung sống rất đoàn kết Do vị trí địa lý, điều kiện sống của họ còn gặp nhiềukhó khăn nên đa số đang được hưởng trợ cấp từ chương trình 135 cho cácvùng sâu, vùng xa Chiếm đa số dân cư sinh sống trong các vùng lõi củaVườn Quốc Gia Pù Mát là người Thái với tập tục văn hóa, tín ngưỡng lâuđời ; có những lễ hội gắn liền với mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp
Chiếm số ít trong thành phần dân tộc là người Kinh và người Đan Lai.Người Kinh chủ yếu tập trung ở thị trấn Con Cuông hoặc những người từ nơikhác di cư đến Người Đan Lai chủ yếu tập trung ở ba bản Cò Phạt, Bản Cồn
và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn Quốc Gia
Pù Mát, họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc
Do được Nhà nước quan tâm nên hiện nay nhiều đối tượng được tiếpcận với điều kiện học tập tốt hơn giúp nâng cao trình độ, thay đổi nhận thứccủa người dân, dần xóa bỏ những tập tục sản xuất kém hiệu quả, ảnh hưởngđến sự bảo tồn, phát triển rừng và đa dạng sinh học
1.7.2.2 Nông nghiệp :
Đa số người dân xung quanh vùng đệm làm nghề trồng lúa, các loạihoa màu khác như : đỗ, ngô, lạc khoai, sắn Nhờ được sự quan tâm của Nhànước và nhiều ngành, hiện tại người dân địa phương nơi đây đã dần tiếp thuđược những kĩ thuật canh tác mới, sản xuất theo mùa vụ, xóa bỏ những tậptục canh tác cũ, kém hiệu quả Ngoài ra người dân còn tham gia chăn nuôi cácloại gia súc, gia cầm như : trâu, bò lợn, gà làm gia tăng kinh tế hộ gia đình
Xã Môn Sơn là một xã vùng sâu biên giới gồm 12 thôn bản với hơn8.200 nhân khẩu, thuộc ba dân tộc Thái, Đan Lai và Kinh Với chỉ thị 30 của
Bộ chính trị năm 1998 về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ra đời, xã Môn Sơn
Trang 31nhờ thực hiện tốt cuộc vân động và tuyên truyền nên đã giúp bà con thay đổitập tục canh tác cũ, áp dụng đầu tư kĩ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi Hiệnnay, mỗi năm người dân thuộc xã đã tiến hành sản xuất 3 vụ/năm, năng suấtlúa hàng năm đạt 54 – 57,8 tạ/ha/vụ Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã đạt trên13%năm.
Ngoài nghề chính của bà con là sản xuất nông nghiệp thì bà con còntham gia dệt thổ cẩm Đây là mặt hàng đang ngày càng có chỗ đứng trên thịtrường Thổ cẩm của người Thái đặc biệt nổi tiếng với kiểu dáng, màu sắc vàchất lượng rất tốt Hiện làng nghề dệt thổ cẩm ở hai xã môn Sơn và Lục Dạđang phát triển đóng góp vào kinh tế hộ gia đình của người dân nơi đây
Trang 32Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ các loài thực vật thuộc họ Long Não (Lauraceae) ở hai xã MônSơn và Châu Khê của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài thực vật họ Long não (Lauraceae) ở khu vựcnghiên cứu
- Lập danh lục thực vật và sắp xếp các taxon theo cách sắp xếp củaBrummitt, 1992
- Đánh giá đa dạng của họ Long não (Lauraceae) tại khu vực nghiên cứu
về yếu tố địa lý, dạng sống, giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của các loài
- Phân tích thành phần hoá học tinh dầu của một số đại diện ở các chi của
họ Long não (Lauraceae)
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật
- Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến
Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu lànhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danhlục chính xác và đầy đủ Chúng tôi lập tuyến điều tra rộng 2m chạy qua tất cảcác sinh cảnh nhằm thu kỹ hết các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu(Thái Văn Trừng, 1998) [44]
- Thu và xử lý mẫu vật thực hiện theo hướng dẫn trong các tài liệu củaNguyễn Nghĩa Thìn [38] và Klein R.M., Klein D.T [32]
Trang 33Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây thu mẫu ít nhất thu 2 - 3 mẫu, kích cỡphải đạt 29cm x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết Đốivới cây thân thảo thì cố gắng thu cả rễ thân lá.
Sau khi thu mẫu thì đánh số hiệu vào mẫu Đối với mẫu cùng cây thìđánh cùng một số hiệu Đặc biệt khi thu mẫu phải ghi ngay những đặc điểm
dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục) vì những đặcđiểm này dễ mất khi mẫu khô: nhựa mũ, màu sắc, hoa, quả, lá… Khi thu mẫu
và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào bao nilông bó vào bao tải buộclại sau đó mới đem về nhà xử lý
- Xử lý và trình bày mẫu
Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp
được hướng dẫn trong tài liệu “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 [38]
Mẫu được xử lý ngay sau khi đem về nhà, loại bỏ phần dập nát, sâu, nếu
có nhiều cành lá thì chỉ giữ lại những cành lá, hoa, quả đặc trưng nhất Nên cắtmỏng quả để ép giữ lại phần quả có cuống Sau đó đặt lên tờ báo có kích thướclớn gấp đôi mẫu Khi xếp mẫu lên giấy báo thì nguyên tắc chung là:
+ Khi ép cần chú ý: Phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát cả hai mặt.+ Không để các bộ phận đè lên nhau
+ Các mẫu có đầy đủ hoa, quả (quả nhỏ) thì cần giữ đầy đủ hoa quả
+ Đừng xếp tất cả các mẫu ở giữa vỉ vì khi ép mẫu như vậy bó mẫu sẽ quádày ở giữa
+ Sau khi đã ép mẫu giấy báo ta gập ½ tờ báo còn lại lên trên mẫu, cho mẫuvào cặp ép và lót đến 2-3 tờ báo ở phía ngoài Dùng dây buộc chặt đem phơinắng và sấy khô
+ Sau 8-12h phơi hoặc sấy hoặc thay báo mới thì buộc chặt
Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý tại phòngBảo tàng thực vật của Khoa Sinh học, Trường đại học Vinh Sau khi ép mẫu
Trang 34khô và xử lý theo đúng tiêu chuẩn, kết hợp với các thông tin thu thập tại thựcđịa, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học của các loài.
Mẫu được xử lý ngay sau khi thu, loại bỏ những phần dập nát, sâu bệnh,nếu có nhiều cành, lá thì chỉ giữ lại những mẫu có cành, hoa, lá, quả đặc trưngnhất Đối với những cây nhiều hoa, quả thì cắt đôi hoa, quả Sau đó đặt mẫulên tờ báo có kích thước lớn gấp đôi mẫu để ép bằng cặp mắt cáo
2.4.2 Xác định và kiểm tra tên khoa học
Đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, tiếnhành xác định và kiểm tra tên khoa học, thực hiện theo trình tự gồm các bướcnhư sau:
Xác định tên khoa học: Tên khoa học được giám định theo 2 bước,
giám định nhanh tại hiện trường và xác định tên khoa học tại phòng mẫu thựcvật, Khoa Sinh học, Đại học Vinh:
- Xác định nhanh họ và chi ngoài thiên nhiên theo tài liệu: “Cẩm nangnghiên cứu đa dạng sinh vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [35] và “Cẩmnang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” của NguyễnTiến Bân (1999) [2]
- Xác định tên khoa học: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh, chủyếu dựa vào khóa định loại và bản mô tả trong “Cây cỏ Việt nam” của PhạmHoàng Hộ, 1999-2000 [19] và " Cây gỗ rừng Việt Nam" [45]
Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành tra cứu vàchỉnh lý tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhằm lẫn và sai sót
Điều chỉnh tên khoa học theo tài liệu: “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” (Võ Văn Chi, 2007) [11].
2.4.3 Xây dựng bảng danh lục thực vât
Bảng danh lục thực vật được sắp xếp theo Brummitt (1992) [46] Danhlục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi các thông tinkhác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý
Trang 352.4.4 Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật
Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của cácsinh vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo… cònphụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cáchtrực tiếp Chính các yếu tố này tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từngkhu vực Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xemxét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thựcvật của vùng nghiên cứu
Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của các tác giảPocs Tamas (1965), Ngô Chinh Giật (1993) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), hệthực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố chính như sau:
1 Yếu tố toàn thế giới
2 Yếu tố liên nhiệt đới
2.1 Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ
2.2 Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ
2.3 Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Mỹ
3 Yếu tố cổ nhiệt đới
3.1 Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Úc
3.2 Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Phi
4 Yếu tố nhiệt đới châu Á (Ấn Độ - Malêzi)
4.1 Yếu tố lục địa Đông Dương - Malêzi
4.2 Lục địa châu Á nhiệt đới
4.3 Yếu tố lục địa Đông Nam Á (Đông Dương - Himalaya, trừ Malêzi
và Ấn Độ)
4.4 Đông Dương - Nam Trung Quốc
4.5 Đặc hữu Đông Dương
5 Yếu tố Ôn đới Bắc
5.1 Ôn đới Đông Á - Bắc Mỹ
5.2 Ôn đới cổ thế giới
Trang 365.3 Ôn đới Địa Trung Hải - châu Âu - châu Á
5.4 Đông Á
6 Đặc hữu Việt Nam
6.1 Cận đặc hữu Việt Nam
7 Các loài cây trồng
Xây dựng yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào từng
yếu tố địa lý thực vật, chúng ta tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng sosánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau
2.4.5 Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống
Các loài thực vật cấu thành một hệ thực vật khác nhau về tính thích nghivới điều kiện bất lợi để tồn tại qua mùa khó khăn của năm, đó là cơ sở đểphân loại dạng sống Khi đã có số liệu dạng sống của các loài, có thể lập đượcphổ dạng sống của hệ thực vật Phổ dạng sống của hệ thực vật cho phép đánhgiá về tính chất sinh thái của vùng địa lý và là cơ sở để so sánh các hệ thựcvật với nhau
Để đánh giá sự đa dạng về dạng sống của hệ thực vật chúng tôi đã dựavào thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [57] Chúng tôi xếpcác loài thực vật bậc cao có mạch vào 5 dạng sống chính và các nhóm phụnhư sau:
1 Cây chồi trên (Phanerophytes)-Ph: gồm những cây gỗ hay dây leo kể cảcây bì sinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi nằm cách mặt đất từ 25cm trở lên 1.1 Cây chồi trên to (Magaphanerophytes)-Mg: là cây gỗ cao từ 25mtrở lên
1.2 Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes)-Me: gồm những cây gỗcao từ 8-25m
1.3 Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes)-Mi: là cây gỗ nhỏ, cây bụi,cây hóa gỗ, cỏ cao từ 2-8m
1.4 Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes)-Na: gồm cây gỗ, cây bụilùn hay nửa bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25-200cm
Trang 371.5 Cây bì sinh (Epiphytes phanesrophytes)-Ep: gồm các loài cây bìsinh sống lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá.
1.6 Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasite-hemiparasitphanerophytes)-Pp 1.7 Cây mọng nước (Succulentes phanesrophytes)-Suc
1.8 Dây leo (Lianophanesrophytes)-Lp: gồm các loài dây leo thânhóa gỗ
1.9 Cây chồi trên đất thân thảo (Herbaces phanesrophytes)-Hp: nhữngcây chồi trên thân không có chất hóa gỗ
2 Cây chồi sát đất (Chamaephytes)-Ch: cây có chồi nằm sát mặt đấtdưới 25cm
3 Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes)-Hm: cây có chồi nằm ngang mặthay nửa trên nửa dưới nằm dưới đất
4 Cây chồi ẩn (Crytophytes)-Cr: gồm những cây có chồi nằm dưới mặt đất
5 Cây một năm (Therophytes)-Th: gồm những cây vào thời kỳ khó khăntoàn bộ cây chết đi chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt Đó là toàn bộ cóđời sống ngắn hơn một năm, sống ở bất kể môi trường nào
Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng
sống, chúng tôi tiến hành lập phổ dạng sống Dựa vào đó để đánh giá mức độ
đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tácđộng của các nhân tố đối với hệ thực vật
2.4.6 Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa
Dựa vào các tài liệu:
+ “1900 cây có ích ở Việt Nam” (Trần Đình Lý, 1993) [30]
+ “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971- 1986) [45]
+ “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (Võ Văn Chi, 2012) [12]
+ “Từ điển thực vật thông dụng” (Võ Văn Chi, 2 tập, 2003- 2004) [10] + “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi, 1999) [25] + “Sách đỏ Việt Nam” (phần II - Thực vật, 2007) [6]
Trang 38Cùng một số tài liệu liên quan khác để phân tích thông tin làm cơ sở choviệc đánh giá Chúng tôi đã xếp các loài các công dụng khác nhau như sau:
M: Cây lấy thuốc
T: Cây cho gỗ
F: Cây làm thức ăn, lương thực, nuôi gia súc
Oil: Cây cho dầu béo
E: Tinh dầu
2.4.7 Phương pháp xác định thành phần hoá học của tinh dầu
Tinh dầu từ lá, thân, rễ của các loài được tách bằng phương pháp cất lôicuốn hơi nước theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III [5] Mẫu tươi (2 kg)được cắt nhỏ và chưng cất trong thời gian 4 giờ ở áp suất thường Hàm lượng
% tinh dầu lá được tính theo nguyên liệu tươi
Thành phần hoá học của tinh dầu được xác định bằng phương pháp sắc
ký khí (GC) và sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) Sắc ký khí trên máyTRACE GC Ultra Gas Chromatograph gắn với detector FID (ThermoScientific) Cột tách mao quản TR - 5MS: dài 30 m, đường kính 0,25 mm, lớpphim dày 0,25 μm Chương trình nhiệt độ: 600C (2 phút) tăng 40C/phút, đến
2200C (10 phút); nhiệt độ injector 2500C; nhiệt độ detector 2600C, khí mang
He (1,4 ml/phút); thể tích bơm mẫu 1 µl của dung dịch đã pha loảng (50 mgtinh dầu hòa tan trong 1 ml metanol); tỷ lệ chia dòng 1:50
Các thông số vận hành khối phổ (MS) là điện thế ion hóa 70eV; nhiệt độnguồn ion 2300C, khoảng khối lượng m/z 35-450
Các thành phần tinh dầu được xác nhận bằng cách so sánh các dữ kiệnphổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện NIST Tất cả các phân tích tinh dầu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trungtâm, trường Đại Học Vinh
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đa dạng các Taxon
3.1.1 Đa dạng thành phần loài trong họ
Qua điều tra về thành phần loài thực vật họ Long não (Lauraceae) tại 2
xã Môn Sơn và Châu Khê thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Bước đầuchúng tôi đã thu thập được 200 mẫu, trong đó 43 loài thuộc 8 chi đã đượcđịnh danh Đặc biệt có 2 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam là Re hương
(Cinnamomum parthenoxylon (Jack) C.Nees và Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) Các chi được tìm thấy có số lượng từ 1- 14 loài Trong
đó có 6 chi với 26 loài bổ sung cho danh lục VQG Pù Mát (2004) [39].Thành phần chi và loài được thể hiện ở qua bảng 3.1
Bảng 3.1 Danh lục thực vật họ Long não (Lauraceae)
ở 2 xã Môn Sơn và Châu Khê
2 Beilschmiedia laotica Kost. Chắp lào 4.5 Mi x
3 Beilschmiedia percoriacea Allen Chắp dai 4.5 Me T x
Genus 3 Cinnamomum
4 Cinnamomum balansae Lecomte* Vù hương 6 Mg T,E x x
5 Cinnamomum burmannii (N & T
6 Cinnamomum cassia ( L.) Presl Quế thanh 4 Me M,T,E x x
7 Cinnamomum curvifolium (Lour.)
M,T,O
8 Cinnamomum durifolium Kost. Re lá cứng 6 Mi x x
9 Cinnamomum inconspiceum Kost. Quế ngờ 6 Mi x
10 Cinnamomum kunstleri Ridl. Quế kunstler 4.1 Me M,E x
11 Cinnamomum mairei H Lev. Quế bạc 4.5 Me M,E x x
12 Cinnamomum parthenoxylon Jack.* Re hương 4.2 Mg M,T,E x x
13 Cinnamomum polyadelphum (Lour.) Quế bời lời 4.2 Me M,E x x
Trang 4017 Lindera chunii Merr. Ô đước chun 4.4 Mi M x x
18 Lindera meisneri var lanticellata
19 Lindera spirei Kost. Ô đước spirei 6 Me x x
Genus 5 Litsea
20 Litsea baviensis Lecomte Bời lời ba vì 4.4 Me M,T,Oil x x
21 Litsea brevipes Kost. Bời lời
22 Litsea chartacea (Wall.ex Nees)
23 Litsea cubeba (Lour.) Pers. Màng tang 6 Mi M,T,E x x
24 Litsea euosma W.W Smith Bời lời núi đá 6.1 Me T,E,Oi
25 Litsea grandifolia Lecomte Bời lời lá to 6 Me T x
26 Litsea griffithii Gamble var
annamensis
Bời lời
27 Litsea helferi Hook.f. Bời lời helfer 4.2 Mi x x
28 Litsea lancifolia var alternifolia
29 Litsea mollifolia Chun Bời lời mềm 4.4 Mi Oil x x
30 Litsea myristicaefolia Wall.ex
32 Litsea thorelii Lecomte Bời lời thorel 6 Na x x
33 Litsea verticillata Hance Bời lời lá