Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và châu khê thuộc huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 27)

1.7.1.1.Vị trí địa lý

Con Cuông là huyện miền núi vùng cao phía tây nam của tỉnh Nghệ An, nằm trong khoang thứ hai giải đất miền Trung, sâu vào thềm cao nguyên Trấn Ninh. Trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh 130 km.Tọa độ địa lý từ 18046’30” đến 19019’42” vĩ độ bắc, từ 104037’57’’ đến 105003’08’’ kinh độ đông.

1.7.1.2. Phạm vi ranh giới, diện tích

Phía đông nam huyện Con Cuông giáp huyện Anh Sơn; phía tây bắc giáp huyện Tương Dương; phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp; phía tây nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới 55,3 km ( gồm 3 mốc Quốc giới M4, M5, M6), do 2 đồn biên phòng Môn Sơn và Châu Khê quản lý.

Diện tích tự nhiên 173.381 ha, diện tích sông suối và núi đá 8.446 ha, đất nông nghiệp 4.035 ha, đất lâm nghiệp 104.663 ha, trong đó có 61.752 ha rừng đặc dụng (55.928 ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Pù Mát và 5824 ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống).

1.7.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu

Khí hậu ở Con Cuông có đặc điểm chung là: Nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Trung Bộ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1517 mm; nhiệt độ bình quân 23,30 C; độ ẩm 86%, số giờ nắng bình quân 1576 giờ/năm. Lượng mưa lớn, tập trung vào các tháng 8,9,10. Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, kèm theo mưa phùn lạnh giá và thường có sương muối. Gió Lào xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng và hạn hán.

- Sông suối, thủy văn:

Sông suối ở Con Cuông có ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo địa hình, cảnh quan. Dòng sông Lam bắt nguồn từ hợp lưu của sông Nậm Nơn và Nậm Mộ tại Cửa Rào (Tương Dương) chảy qua địa phận Con Cuông 30 Km. Ngoài ra còn có các sông suối nhỏ như: sông Giăng (Nậm Khăng), khe Mọi, khe Choăng, khe Thơi. Phần lớn các khe suối này đổ vào sông Lam thuộc địa giới Con Cuông.

Địa hình của Con Cuông bị chia cắt bởi dòng sông Lam thành hai vùng với đặc điểm khác nhau rõ rệt. Vùng tả ngạn, chủ yếu đồi núi đất, độ cao bình quân 500m so với mực nước biển với độ dốc khoảng 200 – 300. Cao nhất là

đỉnh Pù Su 899m. Vùng hữu ngạn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao, suối sâu, độ cao bình quân 1000m, độ dốc khoảng 300 – 350. Phía đông bắc vùng dọc đường quốc lộ số 7 cao bình quân 500m, phía tây nam dãy Trường Sơn cao 1.400m, đỉnh Phù Luông cao 1.880m.

1.7.1.4. Tài nguyên rừng

Tài nguyên của huyện Con Cuông có nhiều khoáng sản quý như: Chì, vàng sa khoáng, than và đá xây dựng với trữ lượng lớn.

Về thực vật: đến nay đã phát hiện 986 loài cây, trong đó có 44 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Các loài gỗ từ nhóm I đến nhóm III chiếm 17%, nhóm IV đến nhóm V chiếm 40%, còn lại là gỗ từ nhóm VI đến nhóm VII. Có nhiều loại gỗ quý như pơ mu, sa mu, trầm, lát hoa, kiền kiền, sến...

Về động vật: đã phát hiện 64 loài có vú, 137 loài chim, 25 loài lưỡng cư, 45 loài cá. Trong đó, nhiều loài thú quý như: khỉ, vọc, vượn đen má trắng, gấu hổ, voi, bò tót. Đặc biệt có Sao la – loài động vật quý hiếm ở vùng nhiệt đới.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và châu khê thuộc huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w