Đa dạng về dạng sống

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và châu khê thuộc huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)

6 Cinnamomum mairei H Lev Quế bạc

3.3. Đa dạng về dạng sống

Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá, quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, ở đây chúng tôi phân tích dạng sống để góp phần vào việc lập phổ dạng sống cho hệ thực vật trong vùng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của vùng và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.

Áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) cho họ Long não ở 2 xã Môn Sơn và Châu Khê, trong số 43 loài chúng tôi xác định được dạng sống thì nhóm dạng sống chồi trên chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ lệ 100%, không có các nhóm dạng sống khác. Trong nhóm cây chồi trên chúng tôi thấy các nhóm phụ phân bố không đều nhau (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Tỷ lệ của các dạng sống nhóm cây chồi trên (Ph)

Dạng sống MM Mi Na Tổng Môn Sơn Số loài 20 13 1 34 Tỷ lệ % 58.82 38.23 2.95 100 Châu Khê Số loài 21 15 1 37 Tỷ lệ % 56.76 40.54 2.70 100

Từ kết quả thu được ở bảng 3.10 chúng tôi lập phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên ở địa điểm nghiên cứu như sau:

Ở xã Môn Sơn: Ph =58,82% MM + 38,23% Mi + 2,95% Na Ở xã Châu Khê: Ph = 56,76% MM + 40,54% Mi + 2,70%Na

Bảng 3.10 cho thấy, trong số 43 loài xác định được dạng sống có 3 kiểu dạng sống thuộc nhóm cây chồi trên (Ph). Trong đó nhóm dạng sống cây gỗ cao có chồi trên đất từ 8 - 25m (Me) và trên 25m (Mg) chiếm ưu thế với tỷ lệ cao nhất là 58,82% với 20 loài ở xã Môn Sơn và 56,76% với 21 loài ở xã Châu Khê chủ yếu thuộc các chi Cinnamomum, Phoebe, Neolitsea, Litsea. Nhóm cây gỗ nhỏ có chồi trên đất từ 2 -8m (Mi) với 13 loài chiếm 38,23% ở xã Môn Sơn và 15 loài chiếm 40,54% ở xã Châu Khê. Tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây chồi trên nhỏ (Na) với 1 loài chiếm 2,95% ở xã Môn Sơn và 2,70% ở xã Châu Khê. Không thấy xuất hiện của các nhóm dạng sống khác. Điều này được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.4 dưới đây:

Biểu đồ 3.4. Phổ dạng sống họ Long não tại xã Môn Sơn và xã Châu Khê Khi so sánh phổ dạng sống của họ Long não ở hai xã Môn Sơn và Châu Khê với VQG Pù Mát và VQG Bạch Mã chúng tôi thu được kết quả thể hiện bảng 3.11 và biểu đồ 3.5.

VQG Pù Mát [39] và VQG Bạch Mã [40] Nhóm dạng sống

MM(%) Mi(%) Na(%) Ep(%)

Môn Sơn 58.82 38.23 2.95 0.00

Châu Khê 56.76 40.54 2.70 0.00

Pù Mát 60.50 34.57 3.70 1.23

Bạch Mã 49.33 22.22 2.22 2.22

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phổ dạng sống họ Long não ở địa điểm nghiên cứu với Pù Mát [39] và Bạch Mã [40]

Qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.5 cho thấy ở cả địa điểm nghiên cứu của chúng tôi và 2 VQG đều chỉ có các cây thuộc nhóm cây chồi trên, trong đó nhóm dạng sống cây gỗ lớn có chồi trên đất 8 - 25m (Me) và trên 25m (Mg) chiếm ưu thế. Tiếp đến là nhóm cây gỗ nhỏ có chồi trên đất 2-8m (Mi), thấp nhất là nhóm cây chồi trên nhỏ (Na). Đặc biệt, ở địa điểm nghiên cứu chúng tôi không tìm thấy nhóm cây bì sinh (Ep) như từng thấy xuất hiện ở 2 VQG.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và châu khê thuộc huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)