Đánh giá sự phân bố loài trong ch

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và châu khê thuộc huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 43)

Qua quá trình thu thập và thống kê chúng tôi đã lập được bảng về chi và loài của họ Lauraceae nghiên cứu ở hai xã Môn Sơn và Châu Khê thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tỷ lệ các chi của họ Long não tại xã Môn Sơn và Châu Khê

STT Chi Loài Tỷ lệ %

chung

Môn Sơn Châu Khê

Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Litsea 14 32.6% 13 38.24 12 32.45 2 Cinnamomu m 13 30.3% 11 32.36 12 32.45 3 Phoebe 7 16.2% 6 17.7 7 18.90 4 Lindera 3 7% 2 5.90 2 5.40 5 Beilschmiedi a 2 4.65% 0 0.00 2 5.40 6 Neolitsea 2 4.65% 1 2.90 1 2.70 7 Actinodaphne 1 2.3% 1 2.90 0 0.00

8 Machilus 1 2.3% 0 0.00 1 2.70

Tổng 43 100 34 100 37 100

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các chi của họ Long não ở địa điểm nghiên cứu Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1, cho thấy số lượng loài của họ Long não tìm thấy tại địa điểm nghiên cứu chỉ nằm trong 8 chi là Cinnamomum, Litsea,

Phoebe, Beilschmiedia, Actinodaphne, Lindera, NeolitseaMachilus. Số lượng loài phân bố trong các chi là không đều. Trong đó, chi Litsea có số lượng nhiều nhất với 14 loài (chiếm 32.6% so với tổng số loài nghiên cứu), tiếp đến là chi Cinnamomum có số lượng là 13 loài (chiếm 30.3%), chi

Phoebe có 7 loài (chiếm 16.2%), tiếp đó là chi Neolitsea, Beilschmiedia cùng có 2 loài (chiếm 4.65%), 2 chi có số lượng ít nhất là chi Beilschmiedia và chi

Machilus chỉ có 1 loài (chiếm 2.3%). Thứ tự số lượng loài trong các chi được thể hiện rõ ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sự phân bố số lượng loài trong các chi

TT Chi Loài Tỉ lệ % chung

1 Litsea 14 32.6%

3 Phoebe 7 16.2%

4 Lindera 3 7%

5 Beilschmiedia, Neolitsea 2 4.65%

6 Actinodaphne, Machilus 1 2.3%

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy tại xã Môn Sơn với tổng số 34 loài tìm thấy tại địa điểm nghiên cứu được nằm trong 6 chi Litsea, Cinnamomum,

Phoebe, Lindera, Neolitsea, Actinodaphne. Trong đó chi Litsea có số lượng nhiều nhất là 13 loài, tiếp đến là chi Cinnamomum có 11 loài, chi Phoebe có 6 loài, chi Lindera có 2 loài, 2 chi còn lại Neolitsea, Actinodaphne chỉ có 1 loài. Đặc biệt, chúng tôi chưa tìm thấy một loài nào thuộc 2 chi Beilschmiedia,

Machilus phân bố tại đây.

Tương tự ở xã Châu Khê với tổng số 37 loài trong đó 2 chi Litsea, Cinnamomum có số lượng nhiều nhất là 12 loài chiếm 32,45%, tiếp đến là chi

Phoebe với số lượng 7 loài chiếm 18,9%, 2 chi Lindera, Beilschmiedia cùng có 2 loài chiếm 5,4%, 2 chi còn lại là Machilus, Neolitsea chỉ có 1 loài. Đặc biệt là chi Actinodaphne chưa phát hiện loài nào phân bố tại đây.

Như vậy, tại các địa điểm nghiên cứu thì chi Litsea là chi đa dạng và phong phú nhất với 14 loài tìm thấy chiếm trên 32% tổng số loài nghiên cứu cũng như trong từng xã nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và châu khê thuộc huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w