Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

78 555 2
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn báo cáo:Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 1 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cô giáo trong khoa Kinh tếKinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Như Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH một thành viên sở hữu trí tuệ VCCI đặc biệt là chú Trần Huy Phương – Giám đốc Công ty và chị Nguyễn Mai Phương - Trưởng phòng Pháp chế và nhãn hiệu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Nguyễn Thị Trà Giang Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 2 1.1. Nhãn hiệu là gì? 2 1.1.1. Lịch sử hình thành 2 1.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu 3 1.1.3. Các khía cạnh giá trị của nhãn hiệu 6 1.2. Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu 11 1.3. Thể chế quốc tế và luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu 14 1.3.1.Thể chế quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu 14 13.2. Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam 23 1.4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 26 1.4.1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam 26 1.4.2. Ðăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài 30 1.4.3.Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu 34 CHƯƠNG 2.BẢO HỘ NHÃN HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .37 2.1. Khái quát chung .37 2.1.1.Trước khi Việt Nam gia nhập WTO .39 2.1.2. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO 40 2.2. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài 43 2.3. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam .47 Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.3.1.Khái quát chung về nhãn hiệu nổi tiếng .47 2.3.2.Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam .52 2.4. Đánh giá tổng quan về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam 55 2.4.1.Kết quả 55 2.4.2. Hạn chế .57 2.4.3. Nguyên nhân .58 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ BẢO HỘ NHÃN HIỆU .63 3.1. Xu hướng gia tăng nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu sau khi Việt Nam gia nhập WTO 63 3.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp .65 3.4. Các giải pháp từ nhà nước .67 KẾT LUẬN .73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .74 Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cty Công ty DN Doanh nghiệp NH Nhãn hiệu SHTT Sở hữư trí tuệ SHCN Sở hữu công nghiệp TH Thương hiệu VN Việt Nam Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình LỜI MỞ ĐẦU Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này mở ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi động. Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nói riêng là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Điều này, ngày càng gắn chặt với quan hệ thương mại song phương, khu vực và toàn cầu. Việc gắn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với thương mại quốc tế, một mặt, sẽ tạo điều kiện để có những cơ chế bảo hộ quốc tế hữu hiệu hơn về sở hữu trí tuệ, mặt khác, cũng sẽ gây ra rất nhiều sức ép và khó khăn cho các nước có trình độ khoa học công nghệ thấp, đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực hay toàn cầu phải thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ. Vì những ký do kể trên, em xin chọn đề tài: “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 1.1. Nhãn hiệu là gì? 1.1.1. Lịch sử hình thành Thuật ngữ tiếng Anh “brand"(nhãn hiệu) bắt nguồn từ chữ "burning" (đốt cháy), một từ thông dụng theo nghĩa kinh doanh có nghĩa là đốt cháy lên da hoặc lông của các con thú nuôi, gỗ, kim loại đúc hoặc các hàng hóa khác thời xưa để in ký hiệu riêng lên đó. Đến thế kỷ XIX, theo từ điển Oxford, từ này đã mang nghĩa là dấu hiệu của nhãn hiệu thương mại. Vào giữa thế kỷ XX, từ '"branơ" phát triển rộng ra để bao gồm cả những hình ảnh về một sản phẩm được ghi lại trong tâm trí người tiêu dùng tiềm năng hoặc cụ thể hơn là quan niệm về một người hay vật nào đó. Ngày nay, "brand" được hiểu là tổng hòa tất cả các thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay một Công ty được truyền đạt tới đối tượng mục tiêu bằng tên gọi hoặc các dấu hiệu nhận biết khác, như logo hoặc hình tượng. Nhãn hiệu không phải là cái tên: một tên Công ty nào đó mà không truyền đạt tới đối tượng mục tiêu thông điệp hay thuộc tính gì thì không thể gọi là một nhãn hiệu. Các thuộc tính của nhãn hiệu tồn tại trong mắt của người sở hữu và phản ánh sự tích luỹ các thông điệp truyền thông mà đối tượng mục tiêu đã nhận được liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay Công ty và những “kinh nghiệm" mà người tiêu dùng đó đã trải qua với sản phẩm, dịch vụ hay Công ty đó. Nhãn hiệu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Những người cổ đại thời kỳ đồ đá vẫn thường trao đổi với nhau những vũ khí được thiết kế khác biệt với vẻ ngoài đem lại cảm tưởng sẽ giúp họ thành công hơn trong săn bắn. Những người đóng tàu Viking cũng có những "nhãn hiệu” tàu biển khác nhau. Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình Về sau này, khi loài người biết đúc kim loại, nhiều người đã đúc lên sản phẩm tên họ của mình như một chứng tích khẳng định chất lượng của sản phẩm. Trên thực tế, định nhãn (branding), hay việc sử dụng các biểu tượng để truyền đạt các thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ có thể được coi là một hoạt động chỉ riêng gặp ở con người. Đây cũng là nền tảng của thương mại: nếu không có thông tin về danh tiếng của một người sản xuất hay người bán, hoạt động thương mại hẳn nhiên sẽ bị ngừng trệ. Tuy nhiên, quyền lực thực sự của các nhãn hiệu lại có từ khi dấu hiệu này được truyền từ một cá nhân nào đó sang một cộng đồng kinh doanh lớn hơn. Quá trình chuyển đổi này tăng cường giá trị nhãn hiệu, mở rộng mức độ ảnh hưởng của nó và kết quả là nó tạo ra của cải vật chất cho người sở hữu. 1.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất,kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ ,hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được công nhận là có khả năng phân biệt theo Điều 785 Bộ luật dân sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã nộp cho Cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả các đơn về nhãn hiệu hàng hoá được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm; - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo Điều 6bis Công ước Pari) hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi; - Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ; g) Không trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn; - Không trùng với một hình tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của người khác trừ trường hợp được người đó cho phép. Các dấu hiệu sau đây không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá: - Dấu hiệu không có khả năng phân biệt, như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ; chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợp các dấu hiêu này đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi; Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình - Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; - Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ; - Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ; - Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lương, dấu kiểm tra, dấu bảo hành . của Việt Nam, nước ngoài cũng như của các tổ chức quốc tế; - Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép. Nhãn hiệu gồm: Nhãn hiệu gắn vào sản phẩm,bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau; Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh,dịch vụ khác nhau. - Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là: Chữ có khả năng phát âm,có nghĩa hoặc không có nghĩa,trình bày dưới dạng chữ viết,chữ in hoặc chữ được viết cách điệu; Hình vẽ,ảnh chụp; Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Như Bình Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ,ảnh chụp. VÍ DỤ: 1. Nhãn hiệu chữ: HONDA Chủ sở hữu: Công Ty HONDA MOTOR CO., LTD (JP) 2. Nhãn hiệu hình: HAI ĐẦU HỔ Chủ sở hữu: Công Ty TNHH nước giải khát Hoà Bình 3. Nhãn hiệu hình và chữ: WINCO & hình Chủ sở hữu: Công Ty luật Sở hữu Trí tuệ WINCO 4. Nhãn hiệu chữ cái dạng hình: IBM Chủ sở hữu: Công Ty INTERNATIONAL BUSINESS MACHINES CORPORATION (US) 1.1.3. Các khía cạnh giá trị của nhãn hiệu Theo H.J. Riezebos, bên cạnh các giá trị vật lý mà một sản phẩm cụ thể cung cấp cho khách hàng mục tiêu, nhãn hiệu được đính lên để đưa sản phẩm vào quá trình lưu thông sẽ góp thêm vào sản phẩm một giá trị tâm lý bao gồm ba thành tố: mức độ nhận biết về nhãn hiệu (brand awareness), chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu (brand perceived quality), và các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu (brand associations). - Mức độ nhận biết về một nhãn hiệu: là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận ra hoặc nhớ được rằng nhãn hiệu đó được dùng cho một chủng loại sản phẩm nào đó. Mức nhận biết càng cao, tính quen thuộc càng lớn, sự tin cậy đối với nhãn hiệu càng dễ được củng cố. Đó là cơ sở ban đầu của nhu cầu sử dụng các thông điệp quảng cáo: trước một loạt nhãn hiệu Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 [...]... đăng ký quốc tế được công bố trên công báo SHCN và sẽ được Cục SHTT cấp quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế cho các nhãn hiệu được bảo hộ Hiệu lực của nhãn hiệu quốc tế tính từ ngày đăng ký quốc tế được công bố trên công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO - Quy trình xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu Để được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, nhãn hiệu đăng ký quốc tế phải qua trình tự... Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bình GVHD: PGS.TS Nguyễn Như quốc tế nhãn hiệu nào đó, điều đó có nghĩa là nhãn hiệu đó được bảo hộ ở Việt Nam Những nhãn hiệu đăng ký quốc tế được công nhận bảo hộ ở Việt Nam sẽ được công bố trên công báo SHCN Việt Nam Phạm vi bảo hộ của các nhãn hiệu nếu có thay đổi sẽ được Cục SHTT xác nhận theo nội dung đăng ký nhãn hiệu đó và được Văn phòng quốc. .. lập bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bình GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Việc nộp hồ sơ đăng ký mang tính quốc tế cũng có hiệu quả tương tự như hồ sơ đăng ký nhãn hiệutrong nước như đã được người nộp hồ sơ lựa chọn Khi cơ quan bảo hộ nhãn hiệu ở một quốc gia được lựa chọn đồng ý bảo hộ thì nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ trong toàn... được Thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam, Cục SHTT sẽ tiến hành một số thao tác kỹ thuật và xét nghiệm nội dung đơn (xem xét về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu) như đối với đơn nhãn hiệu nộp trực tiếp theo thể thức quốc gia Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãn hiệu đăng ký quốc tế được công bố trên công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO (sau khi đã hợp... ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng Nguyễn Thị Trà Giang Kinh tế quốc tế 46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bình GVHD: PGS.TS Nguyễn Như hoá của mình (nước được chỉ định) Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. .. bảo họ nhãn hiệu theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” và nhãn hiệu nổi tiếng theo công ước paris *Áp dụng Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam Đối với các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam nhãn hiệu đăng ký theo Thỏa ước Madrid được xem xét theo từng giai đoạn: Giai đoạn 1: Trước thời điểm Nghị định 63/CP có hiệu lực (ngày 24.10.1996), nhãn hiệu đăng ký quốc. .. sở hữu nhãn hiệu hàng hoá Các thành viên của WTO có thể quy định các điều kiện cấp Lixăng và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy định việc cấp lixăng không tự nguyện và chủ sở hưu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng kí có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá đó có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hoá đó Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng háo... luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam Đối với những nhãn hiệu có khả năng bị từ chối một phần hoặc toàn phần, Cục SHTT sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn thông qua Văn phòng quốc tế, có nêu rõ lý do từ chối Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãn hiệu đăng ký quốc tế công bố trên Công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO mà Văn phòng quốc tế không nhận được... khác biệt hóa so với nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh Tùy theo cấu trúc phong cách kinh doanh của doanh nghiệp, các giá trị và các nét tính cách của nhãn hiệu/ lô-gô và các giá trị và các nét tính cách của nhãn hiệu có thể hội tụ (trong phong cách đa diện), trùng nhau (trong phong cách nhất thể) hay phân kỳ và tách biệt (trong phong cách đa nhãn) 1.2 Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu Trong quá trình kinh doanh,... ký nhãn hiệu quốc tế Madrid Hiệp định đầu tiên - Hiệp định Madrid 1891 - đã quy định đăng ký nhãn hiệu ở một số quốc gia thông qua việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế với WIPO tại Geneva Nghị định thư Madrid đã ra đời vì một số quốc gia gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Hiệp định Madrid Điều đó được coi là cải thiện hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Do đó, ngày càng nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu . những ký do kể trên, em xin chọn đề tài: Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt. hoặc xuất khẩu hàng hóa. 1.3. Thể chế quốc tế và luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu 1.3.1.Thể chế quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu Công ước

Ngày đăng: 11/04/2013, 23:23

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1.Số liệu thống kê về đơn đăng ký, xác lậpsở hữu công nghiệp năm 2007 - Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 1.1..

Số liệu thống kê về đơn đăng ký, xác lậpsở hữu công nghiệp năm 2007 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.1. Biểu đồ về số nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ - Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 3.1..

Biểu đồ về số nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan