- Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu
Muốn đăng ký nhãn hiệu(ĐKNH) trước hết bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp đến, bạn phải thiết kế cho minh một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện:
Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
- Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền ĐKNH cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKNH tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sán xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền ĐKNH chúng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
- Đăng ký nhãn hiệu bằng cách nào?
Quyền đăng ký nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn ĐKNH thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, người yêu cầu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu Trí tuệ). Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận), Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện), Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Căn cứ phát sinh quyền: Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu Trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6 Luật SHTT). Giới hạn quyền: Chủ nhãn hiệu chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT. Việc thực hiện quyền của chủ nhãn hiệu không được xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 7 Luật SHTT).
Như vậy, muốn được bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp phái tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu. Khi quyền được xác lập, chủ sở hữu có quyền khai thác tài sản của mình, có quyền cho phép hoặc ngăn cản người khác sử dụng (khai thác) tài sản đó và khi quyền bị xâm phạm thì pháp luật sẽ bảo vệ như bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
Văn bằng bảo hộ nhăn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu , có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Việt Nam bảo họ nhãn hiệu theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” và “nhãn hiệu nổi tiếng theo công ước paris
*Áp dụng Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Việt Nam
Đối với các đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam nhãn hiệu đăng ký theo Thỏa ước Madrid được xem xét theo từng giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước thời điểm Nghị định 63/CP có hiệu lực (ngày 24.10.1996), nhãn hiệu đăng ký quốc tế được chấp nhận bảo hộ ở Việt Nam mà không được công bố dưới bất kỳ hình thức nào từ phía cơ quan quản lý nhà nước về SHCN. Hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam là sau một năm kể từ ngày Văn phòng quốc tế công bố trên công báo nhãn hiệu
quốc tế và không bị Cục SHTT Việt Nam từ chối bảo hộ.
Giai đoạn 2: Từ thời điểm Nghị định 63/CP được ban hành cho đến khi Nghị định 06/CP có hiệu lực (ngày 16/2/2001). Nhãn hiệu đăng ký theo Thỏa ước Madrid được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam thì được công bố trên công báo SHCN theo quy định của Điều 31.2b Nghị định 63/CP. Thời điểm hiệu lực áp dụng giống như giai đoạn trên.
Giai đoạn hiện nay: Từ thời điểm Nghị định 06/CP có hiệu lực, nhãn hiệu đăng ký quốc tế được công bố trên công báo SHCN và sẽ được Cục SHTT cấp quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế cho các nhãn hiệu được bảo hộ. Hiệu lực của nhãn hiệu quốc tế tính từ ngày đăng ký quốc tế được công bố trên công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO.
- Quy trình xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu
Để được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, nhãn hiệu đăng ký quốc tế phải qua trình tự xử lý như sau:
Theo quy định tại Điểm 25 Thông tư 3055, sau khi nhận được Thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam, Cục SHTT sẽ tiến hành một số thao tác kỹ thuật và xét nghiệm nội dung đơn (xem xét về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu) như đối với đơn nhãn hiệu nộp trực tiếp theo thể thức quốc gia. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãn hiệu đăng ký quốc tế được công bố trên công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO (sau khi đã hợp lệ về hình thức), Cục SHTT phải có kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký quốc tế có chỉ định Việt Nam. Đối với những nhãn hiệu có khả năng bị từ chối một phần hoặc toàn phần, Cục SHTT sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn thông qua Văn phòng quốc tế, có nêu rõ lý do từ chối. Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãn hiệu đăng ký quốc tế công bố trên Công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO mà Văn phòng quốc tế không nhận được thông báo từ chối liên quan đến đăng ký
quốc tế nhãn hiệu nào đó, điều đó có nghĩa là nhãn hiệu đó được bảo hộ ở Việt Nam. Những nhãn hiệu đăng ký quốc tế được công nhận bảo hộ ở Việt Nam sẽ được công bố trên công báo SHCN Việt Nam. Phạm vi bảo hộ của các nhãn hiệu nếu có thay đổi sẽ được Cục SHTT xác nhận theo nội dung đăng ký nhãn hiệu đó và được Văn phòng quốc tế ghi nhận vào đăng bạ quốc tế nhãn hiệu.
Nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Nghị định thư được xem xét như đối với nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước Madrid nhưng có một số lưu ý về thời hạn từ chối; thời hạn chuyển thông báo từ chối đến Văn phòng quốc tế và thời hạn trả lời các thiếu sót liên quan đến thông báo từ chối của cơ quan quốc gia; thời hạn từ chối trong trường hợp có phản đối và một số lưu ý khác trong quá trình ra thông báo từ chối đăng ký quốc tế.
Theo thống kê của Cục SHTT, số lượng đăng ký quốc tế nhãn hiệu yêu cầu chỉ định mới, mở rộng lãnh thổ và gia hạn hiệu lực bảo hộ hiện nay là 56.055.