Khái quát chung

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 44)

Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hay còn được gọi là đăng ký nhãn hiệu ở VN có những thay đổi qua từng thời gian. Trong thời gian bao cấp, hầu như các DN không chú ý đến việc tạo nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu được đăng ký rất ít tại các cơ quan chức năng. Nhưng đến khi nước ta có chính sách mở cửa thì có một nhận thức mới về tài sản sở hữu trí tuệ và một sức cạnh tranh của một nhãn hiệu cho nên nhu cầu của các DN tạo ra và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như việc sử dụng tốt bắt đầu nảy sinh, lượng đăng ký của các DN tốt hơn. Nhưng thực sự việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của DN có bước đột phá là từ năm 2000 trở lại đây, là thời điểm mà VN có những bước tiến mạnh mẽ để tham gia WTO và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Những cố gắng của các cơ quan quản lý, tuyên truyền, cơ quan chức năng, và cơ bản là ý thức DN được nâng cao cộng thêm tác động của một số vụ DN VN bị mất nhãn hiệu ở nước ngoài nên hoạt động đăng ký hiện nay có bước đột phá rất lớn.

Bảng 1.1.Số liệu thống kê về đơn đăng ký, xác lậpsở hữu công nghiệp năm 2007

STT Loại đơn đăng ký Tiếp nhận đơn

Các văn bằng chấp nhận/bảo hộ 1. Sáng chế/GPHI 3.080 (Tăng28%) 792

(Tăng 7%) 2. Kiểu dáng công nghiệp 1.908 (Tăng 19%) 1.360

(Tăng 16%) 3. Nhãn hiệu đăng ký quốc gia 27.070 (Tăng 17%) 16.622

(Tăng 77%) 4. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế 4.920 (Tăng 21%) 4.422

(Tăng 29%) 5. Chỉ dẫn địa lý 4 7 6. Thiết kế, bố trí mạch tĩnh hợp 1 Tổng hợp 36.987 (Tăng 19%) 22.203 (Tăng 57%) so với năm 2006 (Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ)

2.1.1.Trước khi Việt Nam gia nhập WTO

Câu chuyện đã được đặt ra từ những năm 1990, với các điều khoản về sở hữu trí tuệ trong Bộ Luật Dân sự 1995 và khoảng trên 40 văn bản liên quan khác, cho đến năm 2005 khi Luật sở hữu trí tuệ ra đời. Việc tham gia vào các các điều ước quốc tế song phương và đa phương đã tạo điều kiện để chúng ta hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hầu hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã được điều chỉnh bởi pháp luật.

sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hoá - Thông tin) đăng ký xác lập quyền tác giả và các quyền liên quan; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đăng ký xác lập quyền đối với giống cây trồng mới.

Trên thực tiễn cũng hình thành ba cách thức thực thi quyền sở hữu trí tuệ chính, đó là: (i) Biện pháp hành chính, qua một số cơ quan như Thanh tra Khoa học công nghệ, Thanh tra văn hoá thông tin, Công an; Quản lý thị trường; Hải quan... (ii) Biện pháp dân sự, khi người sở hữu có quyền khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện, và (iii) Biện pháp hình sự.

Bộ Luật Hình sự 1999 đã đưa các tội danh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là căn cứ để các cơ quan tố tụng có thể điều tra, truy tố, xét xử. Luật sở hữu trí tuệ 2006 đã mạnh tay hơn khi xác định biện pháp hình sự là một biện pháp răn đe chính.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 44)