Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 71)

- Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược về bảo hộ nhãn hiệu

Tương tự như chiến lược kinh doanh, muốn bảo hộ có hiệu quả nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược về hoạt động này. Chiến lược về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá thường phải gắn chặt với chiến lược kinh doanh, đặc biệt khi doanh nghiệp có chiến lược mở rộng thị

trường xuất khẩu. Chiến lược bảo hộ hàng hoá của doanh nghiệp phải đặt ra được những nội dung sau:

+) Xác định cách thức tạo dựng (nguồn) của khối tài sản của nhãn hiệu Các quyền về bảo hộ nhãn hiệu hàng háo có thể phát sinh từ các thành quả sáng tạo của chính doanh nghiệp, cũng có thể được tạo dựng bằng cách nhận chuyển nhượng từ người khác. Khi xác định cách thức tạo dựng quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến lợi thế cạnh tranh nói chung. Không nên tập trung vào việc tạo dựng những tài sản trí tuệ cần đến sự đầu tư quá lớn, không phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

+) Xác định lãnh thổ cần bảo hộ đối với từng nhãn hiệu

Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược bảo hộ nhãn hiệu vì nó liên quan đến các hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ nhãn hiệu. Lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu được xác định phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải tiến hành bảo hộ các nhãn hiệu ở tất cả các thị trường mà mình kinh doanh. Có những thị trường mà việc đưa trực tiếp hàng hóa mang nhãn hiệu của mình vào hệ thống bán lẻ là không thể được thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần sử dụng quyền của người khác bằng cách mua li-xăng.

+) Xác định bộ máy quản lý và phát triển nhãn hiệu

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, việc quản lý và phát triển nhãn hiệu có thể được giao cho các bộ phận liên quan đến kinh doanh hoặc thành lập ra những bộ phận chuyên môn để quản lý và phát triển nhãn hiệu. Trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, do vậy phương thức phù hợp hơn cả là giao chức năng quản lý và phát triển nhãn hiệu của doanh nghiệp cho bộ phận có chức năng quản lý kinh doanh.

nhãn hiệu hàng hoá.

Nhãn hiệu hàng hoá đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp với quy mô khác nhau. Những doanh nghiệp lớn nói chung có các phòng, ban chuyên trách về phát triển và thực hiện chiến lược về bảo vệ và phát triển nhãn hiệu, gồm đội ngũ nhân viên với đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, có thể là các luật sư, các kỹ sư, nhà khoa học, nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu thị trường… Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ cần có một bộ phận hoặc một người chuyên trách về vấn đề này. Hơn nữa, do nhãn hiệu hàng hoá là một lĩnh vực đặc thù có quan hệ tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, pháp lý nên những người trực tiếp tiến hành các công việc về nhãn hiệu hàng hoá đòi hỏi phải có hiểu biết về các vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 71)