Xu hướng gia tăng nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu sau khi Việt Nam gia

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

nhập WTO

Việc VN gia nhập WTO về cơ bản đồng nghĩa với việc các DN VN bước vào một sân chơi rất rộng với vô số luật lệ vừa đa dạng vừa phức tạp. Cái khó không những ở chỗ phần lớn các DN VN chưa nắm và hiểu hết những luật lệ này là gì, ở những lĩnh vực nào mà còn ở chỗ dù VN đã cố gắng đến mức tối đa trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại để có thể gia nhập WTO, nhưng cũng phải thừa nhận rằng pháp luật của chúng ta còn thiếu nhiều định chế và một số định chế chưa tương thích với pháp luật quốc tế.

Gia nhập WTO, chúng ta sẽ phải đối mặt với không ít thách thức về SHTT. Chắc chắn các quan hệ thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi các cơ quan chức năng và doanh nghiệp phải tranh bị những kiến thức về pháp luật quốc tế. Lâu nay chúng ta vẫn quen chỉ sử dụng luật “nước mình”. Việc áp dụng chính xác luật, việc dẫn chiếu pháp luật, sử dụng thành thảo quy phạm xung đột pháp luật... là rất quan trọng đối với cả nhà nước và doanh nghiệp.

Có thể nhận thấy những lợi ích sẽ mang lại cho các doanh nghiệp từ việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu trong quá trình xúc tiến thương mại và đầu tư như sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, tạo ra sự phát triển bình đẳng, lành mạnh trên thị trường. Việc bảo hộ nhãn hiệu không thoả đáng luôn bị coi là thiếu lành mạnh và là rào cản đối với việc mở cửa thị

trường, khi các đối thủ cạnh tranh không cần đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, có thể bắt chước, sao chép và bán các sản phẩm với giá rẻ hơn nhiều và vì thế chiếm thị phần và đẩy các sản phẩm hợp pháp và chính hiệu ra khỏi thị trường. Kết quả là các nhà đầu tư chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục duy trì hoạt động cải tiến và sáng tạo, bao gồm cả việc tạo ra các sản phẩm mới dưới nhãn hiệu của mình.

Thứ hai, bảo hộ nhãn hiệu sẽ khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế cho thấy những khiếm khuyết trong hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế đầu nước ngoài. Các nhà kinh doanh nước ngoài sẽ không mạo hiểm đầu tư vốn liếng vào một môi trường kinh doanh mà không biết chắc chắn được rằng các sản phẩm của họ sẽ không bị chiếm đoạt một cách trái phép. Các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn nếu được tạo điều kiện thuận lợi và có cơ sở pháp lý vững chắc, an toàn khi đầu tư vào Việt Nam dưới một tên thương mại được bảo hộ hay đưa vào Việt Nam hàng hoá, dịch vụ dưới một nhãn hiệu hàng hoá, một chỉ dẫn địa lý được công nhận.

Thứ ba, xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Như vậy, bảo hộ nhãn hiệu sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất hiện với tư cách là những người tham gia bình đẳng trong hệ thống thương mại toàn cầu. Nếu một sản phẩm xuất khẩu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nước nhập khẩu thì dễ bị bắt chước, sao chép, nhất là khi đã gây dựng được uy tín nhất định đối với khách hàng. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới cơ sở sản xuất mà còn có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế do tác động dây chuyền.

lợi người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tránh bị nhầm lẫn, bị lừa dối trong quá trình lựa chọn hàng hoá, dịch vụ. Bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng là một trong những mục đích hướng tới của văn minh thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay.

Đồng thời chúng ta cũng phải từng bước thực thi luật sở hữu trí tuệ trong đó có vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo cam kết gia nhập WTO. Do đó mà nhu cầu của các doanh nghiệp về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ngày càng gia tăng.

Bảng 3.1. Biểu đồ về số nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)